Kỹ Thuật trồng Keo dậu làm thức ăn chăn nuôi

caykeodau.png

Do nhu cầu sữ dụng củng như là nhiều bạn hỏi mình về vấn đề trồng keo dậu làm thức ăn cho dê nên hôm nay mình mạo muội mở một bài chia sẻ cách trồng keo dậu dựa trên kinh nghiệm và đi tham quan thực tế củng như là cách trồng ở địa phương, trên đây hoàn toàn ko có chuyện sao chép copy tài liệu của người khác. Nếu có gì thiếu sót mong anh em góp ý thêm để cho bài viết hoàn thiện hơn

1. Đặc điểm

Keo dậu tên khoa học là Leucaena leucocephala còn có tên khác là keo giậu, táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun.

Keo dậu thuộc họ đậu. Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất dẽ thoát nước. Cây có khả năng chịu hạn rất tốt.

Có thể dùng làm hàng rào, chắn gió, tạo bóng mát cho cây trồng, dùng làm nọc tiêu, thâm canh năng suất cao cho gia súc gia cầm ăn.

Tùy vào điều kiện đất đai và nhu cầu sử dụng để quyết định trồng thâm canh hay xen canh.

2. Kỹ thuật trồng

- Thời gian trồng : Tốt nhất là đầu mùa mưa

- Xử lý hạt ( ĐÁNH THỨC TRẠNG THÁI NGỦ CỦA HẠT): Khâu này rất quan trọng, vì hạt keo dậu rất cứng, nếu ko đánh thức trạng thái nhủ của nó thì hạt sẻ nãy mầm ko đều. Nên trước khi trồng ta cần xử lý như sau: Ngâm hạt ở nhiệt độ nước 80-90 Độ C trong 5 phút, sau đó vớt ra ngâm lại bằng nước lạnh 1 đêm ( khoảng 8 tiếng) vớt những hạt nỗi ( hạt ko đạt) ra sau đó để ráo rồi đem gieo vào luống rạch sẵn( nếu thâm canh, hoặc trồng hàng rào) , gieo vào bầu nếu trồng xen canh hoặc trồng làm nọc tiêu.

- lượng hạt khô cần cho mỗi ha khoảng 20 kg

A. THÂM CANH: Phù hợp với diện tích đất nhỏ, có nước tưới và bón phân hàng năm để đạt năng suất cao nhất.

- Chuẩn bị đất:

Cày bừa đất, rạch hàng xâu 20cm, hàng cách hàng 80cm.

- Phân bón :

Sau khi rạch hàng thì bón 1 lớp phân lân hoặc phân chuồng hoai mục và lấp đất chừa lại khoảng 10cm.

- Cách trồng và chăm sóc :

Gieo hạt theo hàng rạch được bón lót sẵn(hàng cách hàng 80cm ban đầu), hạt cách hạt khoảng 5cm vì cần trừ hao, lấp đất sâu khoảng 5 cm.

Sau khi gieo hạt cần tưới giữ ẩm hàng ngày nếu trời ko mưa.

B. TRỒNG XEN CANH ( Thích hợp làm nọc tiêu, xen canh tạo tán cho những cây trồng ưa bóng râm, làm nọc tiêu, hàng rào…) hoặc điều kiện ít nước tưới và ko bón phân hàng năm.

Chuẩn bị bịch ươm loại (0.5kg), đất được sàn nhỏ, trộn với 1 ít phân chuồng cho vào bịch, gieo mỗi bịch 2 hạt. Sau đó tưới ẩm hàng ngày. Sau 1 tuần kiểm tra xem hạt nãy mầm đều ko? Nếu ko đều ta cần gieo dặm lại.

Khi cây được 45-50 cm thì đem ra trồng vào đất được làm sẵn.

- Chuẩn bị đất:

Sau khi cây ươm trong bịch đạt kích thước phù hợp thì ta chuẩn bị đất như sau, đào hố sâu/rộng/ngang 20cmX20cmX20cm.

Hàng cách hàng tối thiểu 2m, cây cách cây tối thiểu 1m.

- Phân bón :

Bón 1 lớp phân lân hoặc phân chuồng hoai mục như trồng thâm canh nhưng chỉ cần cho 1 lượng đất ít xuống hố đảo đều cùng phân đả bón lót ban đầu.

- Cách trồng và chăm sóc :

Dùng dao cắt đít bọc ươm ( Ko nên xé hẵn, đây là yếu tố quan trọng để tạo bộ rễ sau này và cây khỏi bị chết sau khi trồng) thả xuống hố được đào và bón phân sẵn và lấp đất nén chặt, và sau đó cắm 1 cây tre khoảng 1m, buộc thân cây keo dậu vào, giúp cây lên thẳng, chống xô ngã khi gặp gió hoặc mưa lớn….

- Tưới nước thường xuyên trong giai đoạn đầu nếu ko mưa, khi cây lớn thì có thể ko cần tưới.



3. Thu hoạch và sử dụng

- Đối với keo dậu trồng thâm canh.

Sau khi trồng cây cao khoảng 1.5m thì ta thu hoạch lứa đầu.

Cắt ngang từ mặt đất lên khoảng 80cm, sau khi thu hoạch cần tưới thường xuyên vài ngày đầu cho keo dậu đâm chồi mới, nếu chăm sóc kỹ thì sau 45 ngày thu hoạch lứa tiếp theo, thu hoạch lứa tiếp theo cần chừa lại 5cm cành mới cho keo dậu tái sinh chồi mới. Một năm cần bón phân chuồng hoai mục 1 lần vào đầu mùa mưa.

- Đối với keo dậu trồng thâm canh.



Sau khi trồng, khi cây đạt 3-4m thì ta có thể thu hoạch, ko nên thu hoạch sớm quá làm cây còi cọc chậm lớn. Nếu có tưới nước hoặc mùa mưa thì 45 ngày có thể thu hoạch lại, nếu mùa khô thì trên 60 ngày thì mới thu hoạch lại được.

Nếu làm nọc tiêu thì khi đường kính cây từ 7cm trở lên mới có thể trồng tiêu vào được.



Chúc các anh chị em thành công!

Nguồn: HOÀNG KAKA Post 14/04/2014
Hội Chăn Nuôi Dê Việt Nam - Vinagoat
https://www.facebook.com/groups/hoichannuoidevietnam/
 


Trồng keo giậu làm thức ăn chăn nuôi là một hạ sách.
Cùng một diện tích đất thì rồng cỏ là thượng sách.

Có 2 lý do để giải thích:
1- Năng suất hấp thu ánh sáng mặt trời của cỏ cao hơn
hẳn keo giậu.
2- Tỷ số lá cho chăn nuôi ở cỏ là 100%, ở keo giậu
chỉ 60% thôi, vì 40% kia là cành và cuộng không ăn được
 
Đạm tiêu hóa 33
Đạm thô 66
Mỡ thô 12
Xơ thô 50
Vãi nái chưa, trồng quanh bờ rào, lâu lâu hái cho mấy con nhiều sữa mà còi còi nó ăn :3
 
Cây này chỗ tôi gọi là cây Sản.
Có 2 giống Sản, bà con hay gọi là Sản Tây và Sản Ta.
Hình minh họa là giống Sản Ta chậm lớn, năng suất lá không cao. Tuy nhiên thân cây để trồng tiêu thì tốt hơn giống Sản Tây.
Sản Tây quả dài và to hơn hẳn. Rất nhanh lớn.
Tôi nghĩ nếu trồng để làm thức ăn cho dê thì có thể kết hợp Sản Tây và cỏ. Rễ Sản ăn sâu hơn rễ cỏ -> tận dụng được phân ở tầng sâu hơn mà rễ cỏ không tới.
Tôi đã nghĩ đến việc trồng cỏ bìm bìm cho leo lên cây sản để tăng được sinh khối nữa. Mỗi lần thu hoạch Sản thì cỏ bìm bìm leo đầy trên ngọn Sản, thu luôn 1 lần :)... Nghĩ rồi nhưng chưa làm. Có ai thử nghiệm xem nhé !
 
Last edited:
Chào cả nhà!
Các bác có thể cho e biết là hạt cây này người có ăn đc kg?
Cám ơn trước ah!
 
Bác n
Cây này chỗ tôi gọi là cây Sản.
Có 2 giống Sản, bà con hay gọi là Sản Tây và Sản Ta.
Hình minh họa là giống Sản Ta chậm lớn, năng suất lá không cao. Tuy nhiên thân cây để trồng tiêu thì tốt hơn giống Sản Tây.
Sản Tây quả dài và to hơn hẳn. Rất nhanh lớn.
Tôi nghĩ nếu trồng để làm thức ăn cho dê thì có thể kết hợp Sản Tây và cỏ. Rễ Sản ăn sâu hơn rễ cỏ -> tận dụng được phân ở tầng sâu hơn mà rễ cỏ không tới.
Tôi đã nghĩ đến việc trồng cỏ bìm bìm cho leo lên cây sản để tăng được sinh khối nữa. Mỗi lần thu hoạch Sản thì cỏ bìm bìm leo đầy trên ngọn Sản, thu luôn 1 lần :)... Nghĩ rồi nhưng chưa làm. Có ai thử nghiệm xem nhé !
bác này tham quá, nhưng mà hay, trồng kết hợp cỏ rất hay ý chứ
 

Keo dậu dễ trồng, hàm lượng đạm trong lá cao đến 7% (trọng lượng tươi) và có thể tận dụng trồng ở hàng rào. Nghe có vẻ rất ổn nhưng nó chứa nhiều mimosine (lên đến 12% trọng lượng khô), một amino acid độc hại đối với nhiều loại vật nuôi.
 
Trồng keo giậu làm thức ăn chăn nuôi là một hạ sách.
Cùng một diện tích đất thì rồng cỏ là thượng sách.

Có 2 lý do để giải thích:
1- Năng suất hấp thu ánh sáng mặt trời của cỏ cao hơn
hẳn keo giậu.
2- Tỷ số lá cho chăn nuôi ở cỏ là 100%, ở keo giậu
chỉ 60% thôi, vì 40% kia là cành và cuộng không ăn được
40% kia có phải đốt bỏ đi đâu!?
Trồng chắn gió với làm cọc tiêu , hàng rào.... Trồng cây họ đậu là cải tạo lại đất nữa...
Với cả trâu bò chỉ dùng tối đa 25% thức ăn xanh thôi, vượt quá sẽ ngộ độc, thế nên đã là thức ăn bổ sung thì năng suất không cao vẩn được ưa chuộng
 
Cây này thì tôi rành lắm.

Người làng tôi không trồng nó làm thức ăn
chăn nuôi, mà chỉ để làm giậu thôi. Tôi
thì thích ăn hạt nó. Có 2 cách ăn hạt, là
ăn non và ăn già. Ăn non khi hạt còn rất
mềm. Ăn già là khi hạt hơi chuyển màu từ
xanh sang nâu, mới màu vàng sẫm. Ăn non,
thì bóc đầu trái, tẽ ra làm hai ngả, mỗi
tay cầm một mảnh vỏ, miệng há ra vào giữa,
rồi xé mạnh 2 mảnh vỏ. Hai mảnh vỏ ép sát
vào 2 má, hạt nó khi bị xé vỏ, nảy ra, bay
vào miệng đang há ra. Xé xong vỏ, thì nhai
hạt. Hạt khá ngon, có vị hơi ngọt, mặc dàu
có mùi rất hôi, nhiều người không ăn được.
Ăn già thì phải bóc vỏ, lấy hạt cho lên chảo
rang. Càng rang thì hạt càng khô cứng lại.
Vì thế, chỉ rang đến vừa chín thì thôi. Ai
răng yếu thì không thể nhá được. Dù ăn non
hay ăn già, cũng không thể ăn nhiều vì say.
Nghe nói giun bị say nên ỉa ra hết. Trong
số trẻ con ăn hạt keo giậu, chỉ có tôi là
ăn hai chục trái. Những đứa khác chỉ ăn dăm
trái là phải thôi, vì mùi hạt rất hôi, như
mùi lá xanh của nó.

Tôi không biết nó có chất độc, nhưng biết
rằng nó năng suất rất thấp. Cành nó to bằng
ngón tay, mà số lá chỉ được vài lạng. Sau
khi chặt, một vài tháng chồi mới mọc to bằng
ngón tay như xưa. Mấy bạn chỉ nghe báo mấy
cậu kỹ sư dốt đặc cán mai viết ra, chứ không
băng tôi, một thằng bé nhà quê, còn rành hơn
họ nhiều. Họ có biết ăn hạt keo giậu như tôi
không?
 
Cây này thì tôi rành lắm.

Người làng tôi không trồng nó làm thức ăn
chăn nuôi, mà chỉ để làm giậu thôi. Tôi
thì thích ăn hạt nó. Có 2 cách ăn hạt, là
ăn non và ăn già. Ăn non khi hạt còn rất
mềm. Ăn già là khi hạt hơi chuyển màu từ
xanh sang nâu, mới màu vàng sẫm. Ăn non,
thì bóc đầu trái, tẽ ra làm hai ngả, mỗi
tay cầm một mảnh vỏ, miệng há ra vào giữa,
rồi xé mạnh 2 mảnh vỏ. Hai mảnh vỏ ép sát
vào 2 má, hạt nó khi bị xé vỏ, nảy ra, bay
vào miệng đang há ra. Xé xong vỏ, thì nhai
hạt. Hạt khá ngon, có vị hơi ngọt, mặc dàu
có mùi rất hôi, nhiều người không ăn được.
Ăn già thì phải bóc vỏ, lấy hạt cho lên chảo
rang. Càng rang thì hạt càng khô cứng lại.
Vì thế, chỉ rang đến vừa chín thì thôi. Ai
răng yếu thì không thể nhá được. Dù ăn non
hay ăn già, cũng không thể ăn nhiều vì say.
Nghe nói giun bị say nên ỉa ra hết. Trong
số trẻ con ăn hạt keo giậu, chỉ có tôi là
ăn hai chục trái. Những đứa khác chỉ ăn dăm
trái là phải thôi, vì mùi hạt rất hôi, như
mùi lá xanh của nó.

Tôi không biết nó có chất độc, nhưng biết
rằng nó năng suất rất thấp. Cành nó to bằng
ngón tay, mà số lá chỉ được vài lạng. Sau
khi chặt, một vài tháng chồi mới mọc to bằng
ngón tay như xưa. Mấy bạn chỉ nghe báo mấy
cậu kỹ sư dốt đặc cán mai viết ra, chứ không
băng tôi, một thằng bé nhà quê, còn rành hơn
họ nhiều. Họ có biết ăn hạt keo giậu như tôi
không?


ăn hạt xong cầm 2 đầu quả kéo ra chùn lại cho nó nổ như pháo nữa mới đúng chất con nhà nòi bác @anhmytran nhỉ ?

Có điều này tôi quan sát thấy bà con chỗ tôi hay lấy lá Sản về cho dê ăn lắm. Chẳng biết có bao nhiêu dê nhưng ngày nào cũng đầy 1 xe lôi toàn cành lá Sản. Có khi thì lấy lá Xoan (Sầu Đâu)... Mấy người nuôi Trâu Bò thì lại chuyên lấy Cỏ Voi và Cỏ Sả...
 
Last edited:
Dinh dưỡng của cây keo dậu
(http://www.feedipedia.org/node/282)

Nguy cơ tiềm tàng
Cây keo dậu Leucaena leucocephala có một lượng lớn mimosine (lên đến 12% trọng lượng khô tức %DM ở cành non), một amino acid độc hại với những động vật không-nhai lại (như ngựa, lừa, heo và gia cầm). Ở động vật nhai lại, mimosine bị phân hủy trong dạ cỏ (rumen) thành DHP (3,4 và 2,3 dihydroxy-piridone), một goitrogen vốn được khử độc bởi vi khuẩn trong dạ cỏ. Tuy nhiên, mimosine khiến cây keo dậu độc hại với trâu bò (cattle) nếu cho ăn số lượng lớn (hơn 30% trong khẩu phần) trong một thời gian dài. Nó dẫn đến giảm thức ăn tiêu thụ, giảm trọng và sinh sản. Triệu chứng nhiễm độc bao gồm rụng lông (alopecia), nhiểu nước miếng và tuyến yên phì đại (Norton, 1998).

Việc bổ sung sulphate kẽm [ZnSO4] và muối sắt làm giảm độc tính của keo dậu. Lượng mimosine có thể giảm bớt nhờ ngâm nước và để khô. Một cách nữa để khử độc mimosine là cấy vi khuẩn dạ cỏ (Synergistes jonesii) từ những con trâu bò, cừu và dê đã thích nghi vào những con chưa thích nghi (Norton, 1998).

Động vật nhai lại
Cây keo dậu từng được ghi nhận là một loại thức ăn giàu đạm [7% trọng lượng tươi] trong hàng thế kỷ. Giá trinh dinh dưỡng của nó có thể so sánh với cỏ linh lăng về hàm lượng b-carotene (Ecoport, 2009). Lượng tannin đậm đặc (2.6% DM) ở cành và lá làm giảm hấp thu trọng lượng khô (DM) nhưng làm tăng lượng đạm trôi (FAO, 2009; Cook et al., 2005). [ở động vật nhai lại, lượng đạm hấp thu được chia làm hai loại: đạm phân hủy (DIP) được hấp thụ trực tiếp tại dạ cỏ, và đạm bất phân hủy (UIP) hay đạm trôi (by-pass protein) được chuyển sang ruột non và hấp thụ tại đó]

Cây keo dậu có tuổi thọ nhiều thập kỷ trong điều kiện bị khai thác (cắt hay cắn lá) mạnh. Nó cung cấp thức ăn chất lượng cao vào mùa khô và rất ngon miệng đối với trâu bò, cừu và dê (Jones, 1979). Hơn nữa, nó sinh trưởng tốt ở nhiều vùng đồng cỏ nhiệt đới và cận nhiệt đới (Cook et al., 2005).

Trâu bò
Khi đồng keo dậu được sử dụng làm thực phẩm bổ sung vào mùa khô hay mùa đông, nó cải thiện đáng kể độ tăng trọng so với đồng cỏ, nhất là với loại cỏ dinh dưỡng thấp (Jones, 1979). Khi khẩu phần có một lượng lớn keo dậu, sau khi xử lý tác hại của mimosine, vật nuôi đáp ứng tốt hơn so với đồng cỏ thuần túy hay đồng cỏ/đậu (gấp đôi với cỏ/đậu siratro trong cùng điều kiện thổ nhưỡng). Tầm tăng trọng từ 0.36kg/đầu/ngày (trong chu kỳ 315 ngày) đến 1.1kg/đầu/ngày (trong chu kỳ 90 ngày). Khi trâu bò có khả năng khử độc DHP, lượng tăng trọng thậm chí còn cao hơn (1,442 kg/đầu/năm = 0.64 kg/đầu/ngày) (Shelton et al., 1998).

Cho bò sữa ăn keo dậu tươi giúp gia tăng sản lượng sữa lên 14% và cũng gia tăng hàm lượng chất béo và đạm trong sữa. Bò sữa ăn cỏ signal Brachiaria decumbens/keo dậu giúp gia tăng sản lượng sữa so với bò chỉ ăn cỏ tươi. Bò ăn keo dậu sẽ ăn ít cám hạt (concentrate) và không cần ăn nhiều cỏ chăn nuôi. Chúng cũng tăng trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, khẩu phần ăn nhiều keo dậu sẽ ảnh hưởng đến sinh sản ở bò cái tơ hay bò cái khi dạ cỏ chưa có vi khuẩn phân hủy DHP: nhiều bê non bị đẻ khó, tỷ lệ đẻ thành công giảm (66% so với 88%), và trọng lượng bê non mới sinh thấp hơn. Bò cái tơ nên được cấy khuẩn trước khi có thai hay cho ăn ít keo dậu hơn trong thời kỳ đầu mang thai (Jones, 1998).

Cừu
Keo dậu rất ngon miệng đối với cừu. Cừu ăn cỏ tươi hay cỏ khô có đáp ứng cao hơn khi chúng được bổ sung 25-50% lá keo dậu khô (Osakwe et al., 2006; Tomkins et al., 1991). Có thể cho ăn một lượng lớn ở giai đoạn đói kém (Osakwe et al., 2006; Souza et al., 1999). Bột lá (leaf meal) hay lá keo dậu tươi cũng có thể thay thế cám hạt hay rơm rạ tẩm ammonia (ammoniated rice straw) bởi chúng gia tăng trọng lượng khô, lượng đạm tiêu thụ và ổn định đạm (N retention), do đó cải thiện tốc độ tăng trưởng (Espinoza et al., 2005; Orden et al., 2000). Cừu ăn bột lá keo dậu có tỷ lệ sống sót và tốc độ tăng trưởng cao hơn (Reynolds et al., 1987). Dẫu có chất mimosine, keo dậu khô hay tươi không ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản ở cừu (Nsahlai et al., 2005; Negussie Dana et al., 2000). Cừu cái được cho ăn keo dậu khô có trọng lượng tốt khi giao phối với tỷ lệ đậu thai cao hơn (Selaive-Villarroel et al., 2002). Việc cấy dạ cỏ bằng vi khuẩn khử DHP có hiệu quả ở cừu và các kết quả về thông số huyết học và độ tăng trưởng phù hợp (Mishra et al., 2002). Keo dậu có thể giúp giảm chi phí kiểm soát ký sinh (Medina et al., 2006).


Lá keo dậu là thực phẩm hứa hẹn dành cho dê so với những loài đậu khác như linh lăng, đậu ván Lablab purpureusGliricidia sepium. Nó giàu dinh dưỡng, dẫn đến trọng lượng khô tiêu thụ, tăng trọng và sinh sản tốt hơn (Kanani et al., 2006; Babayemi et al., 2006; Pamo et al., 2004; Akingbade et al., 2004). Khoảng 50 – 75% lá keo dậu có thể thêm vào khẩu phần ăn dựa trên cỏ (Aregheore et al., 2004; Odeyinka, 2001) và 30% khi thay thế cám hạt (Dutta et al., 2002), và không ảnh hưởng đến tăng trưởng và sản lượng sữa (Clavero et al., 2003). Lá keo dậu tươi và héo (wilt) cho trọng lượng khô tiêu thụ, tốc độ tăng trưởng và sử dụng ni-tơ tốt hơn so với lá khô (Aregheore, 2002).

Việc bổ sung i-ốt vào keo dậu có thể giảm nhẹ tác hại của mimosine ở dê (Rajendran et al., 2001; Pattanaik et al., 2007). Dê cũng có thể quen với mimosine, kết quả làm tăng trọng và tăng sản lượng sữa (Kumar et al., 1998). Việc cấy dạ cỏ bằng vi khuẩn khử DHP có thể áp dụng ở dê cái và dê đực. Dê đực được cấy khuẩn và cho ăn keo dậu có chất lượng tinh trùng tốt (Akingbade et al., 2001; Akingbade et al., 2002).

Bổ sung 45% bột lá keo dậu vào khẩu phần cỏ sẽ gia tăng lượng đạm thô tiêu thụ, tăng trọng và tăng trưởng kích thước ở giống dê Angora (Rubanza et al., 2007; Yami et al., 2000).

Heo
Có thể cho heo ăn một ít keo dậu: 5-10% bột lá được đề nghị cho heo đang lớn và đạt trọng (Isaac et al., 1995; Ly et al., 1998). Tuy nhiên, việc xử lý keo dậu bằng acetic acid (30 g/kg) hay zeolite (5%) giúp cải thiện việc ổn định đạm, cho phép nâng lượng bột lá hay lá keo dậu tươi trong khẩu phần ăn lên 20% (Echeverria et al., 2003; Ly et al., 2007).


Lượng thức ăn tiêu thụ, tăng trọng và đẻ trứng bị suy giảm khi bổ sung bột lá keo dậu vào khẩu phần ăn theo tỷ lệ 5%, 20% và 30% (Scott et al., 1982; Berry et al., 1981; Librojo et al., 1974). Những đáp ứng kém này có thể do mimosine hay khả năng tiêu hóa amino acid kém (Picard et al., 1987; Abou-Elezz et al., 2012). Tác hại của mimosine có thể được làm nhẹ bằng cách sử dụng ferric sulphate hay PEG (D'Mello et al., 1989).

Ở gà thịt, lượng bổ sung 5% bột lá keo dậu vào thức ăn được đề nghị bởi nó cải thiện việc chuyển hóa thức ăn (Natanman et al., 1996). Nếu được rang khô, lượng bổ sung có thể cao đến 15% mà không ảnh hưởng gì đến vật nuôi (Okonkwo et al., 2002).

Ở gà mái đẻ, lượng bột lá bổ sung đề nghị là 6% (Sekhar et al., 1998). Chiết xuất xanthophylls từ lá cây keo dậu có thể cải thiện màu của lòng đỏ trứng và giảm chi phí thức ăn (Zongo et al., 1997).

Thỏ
Lá keo dậu tươi hoặc khô hay bột lá giúp cải thiện lượng thức ăn tiêu thụ, hiệu quả thức ăn và đáp ứng ở thỏ. Tầm bổ sung đề nghị từ 24% đến 40% lá keo dậu tươi cho thỏ đang lớn hoặc nuôi thúc (Adejumo, 2006; Nieves et al., 2002; Rohilla et al., 2000; Rohilla et al., 1999; Muir et al., 1992; Onwuka et al., 1992). Keo dậu có thể thay thế cỏ linh lăng (Scapinello et al., 2000). Khoảng 25% bột lá keo dậu có thể bổ sung vào khẩu phần thức ăn dựa trên vỏ khoai mì và đậu Gliricidia sepium và lên đến 30-40% khi thỏ được cho ăn cỏ đậu phộng Arachis pintoi. Keo dậu ngon miệng hơn cỏ đậu phộng Arachis pintoi (Nieves et al., 2004).

Không phải tất cả thử nghiệm với keo dậu trên thỏ đều cho kết quả tích cực. Trong một thử nghiệm, khi keo dậu khô thay thế bột mì trong khẩu phần nuôi thỏ, đáp ứng suy giảm khi có nhiều hơn 10-15% keo dậu được bổ sung (Parigi-Bini et al., 1984). Việc bổ sung lá keo dậu ở 20-25% có hiệu quả tệ hại về tỷ lệ sống của thỏ cái và thỏ con (tỷ lệ chết lên đến 55%) (Muir et al., 1992; Sugur et al., 2001). Để giảm độc mimosine, FeCl3 có thể bổ sung vào keo dậu (Gupta et al., 1998).



Có thể cho cá trê phi và cá trê vàng (Clarias gariepinusClarias macrocephalus) ăn bột lá keo dậu như là nguồn cung cấp đạm (Hossain et al., 1997; Santiago et al., 1997); việc bổ sung 30% là phù hợp với cá trê phi (Hossain et al., 1997). Tuy nhiên, ở cá trê vàng, kết quả với bột lá keo dậu kém hơn với bột cá hay bột cùi dừa (Santiago et al., 1997).

Hạt
Bột hạt keo dậu là thay thế tốt cho bột đậu nành trong chăn nuôi cá trê phi hương (fingerling), với liều lượng bổ sung 20% (Sotolu, 2010).

Giáp xác
Lá keo dậu tươi vốn được ngâm để khử mimosine (Peñaflorida et al., 1992) có thể được dùng để nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Tuy nhiên, lá tươi khiến tôm đổ bệnh ở nhiều cấp độ (Vogt, 1990).
 
Last edited by a moderator:
Nói về dinh dưỡng, các lá cây giàu đạm đến đâu
cũng thua hạt đậu tương (đậu nành, yellow bean).
Vì thế, người ta không trồng keo giậu lấy lá
chăn nuôi, mà mua hạt đậu tương, xay ra cám,
để chăn nuôi. Năm vừa rồi, giá đậu tương thế giới
sụt thê thảm, vì Mỹ được mùa đậu tương, mà Mỹ vốn
là một nước cung cấp đậu tương quan trọng của thế
giới.

Nói về năng suất, keo giậu là một cây rất kém năng
suất. Có thể nói cách hình tượng cho dễ hiểu rằng,
Cỏ, rau muống, rau ngót, keo giậu xếp hạng từ cao
nhất đến thấp nhất về năng suất. Keo giậu chậm lớn
hơn rau ngót, vì thân cành của nó to hơn, nhiều gỗ
hơn. Rau ngót chậm lớn hơn rau muống vì nó cũng có
thân và cành, còn rau muống thì không. Rau muống
chậm lớn hơn cỏ thì ai cũng biết rồi.

Thực tế xưa nay, cho dù ai nói ngả nói nghiêng rằng
keo giậu là cây làm thức ăn chăn nuôi tốt nhất trái
đất, chưa có nông trại nào bỏ ra một héc ta mà trồng
keo giậu cả. Bà con ai có gan bỏ ra 1 héc ta trồng
keo giậu, ắt được đẳng cấp anh hùng lao động.
 
Trồng keo dậu thà trồng chùm ngây còn hơn. Năng suất chắc cao hơn, đạm và dinh dưỡng cũng rất cao. Người ăn cũng rất ngon
 
Cây này quê tôi gọi là cây táo. Người ăn được nhưng không ngon. Bà nội tôi thường dùng hạt để trị giun. Còn tôi dùng gốc để đẽo dụ chơi khi còn bé.
Tôi thấy làm thức ăn cho gia súc thì không hiệu quả, nhà tôi chỉ dùng làm giàn để trồn cho các loại dây leo thôi
 
Trồng keo giậu làm thức ăn chăn nuôi là một hạ sách.
Cùng một diện tích đất thì rồng cỏ là thượng sách.

Có 2 lý do để giải thích:
1- Năng suất hấp thu ánh sáng mặt trời của cỏ cao hơn
hẳn keo giậu.
2- Tỷ số lá cho chăn nuôi ở cỏ là 100%, ở keo giậu
chỉ 60% thôi, vì 40% kia là cành và cuộng không ăn được
Bác nhầm rồi, đối với con dê nó là 1 loại thức ăn yêu thích, cành non, võ của cành nó củng ăn hết, đạm thì cao, cải tạo đất tốt, dùng làm nọc tiêu vừa làm thức ăn là phương án tối ưu, làm chắn gió và hàng rào củng đều được
Đạm tiêu hóa 33
Đạm thô 66
Mỡ thô 12
Xơ thô 50
Vãi nái chưa, trồng quanh bờ rào, lâu lâu hái cho mấy con nhiều sữa mà còi còi nó ăn :3
anh nói đúng, bên cạnh đó nó có khả năng phòng trừ giun sán cho vật nuôi
Cây này thì tôi rành lắm.

Người làng tôi không trồng nó làm thức ăn
chăn nuôi, mà chỉ để làm giậu thôi. Tôi
thì thích ăn hạt nó. Có 2 cách ăn hạt, là
ăn non và ăn già. Ăn non khi hạt còn rất
mềm. Ăn già là khi hạt hơi chuyển màu từ
xanh sang nâu, mới màu vàng sẫm. Ăn non,
thì bóc đầu trái, tẽ ra làm hai ngả, mỗi
tay cầm một mảnh vỏ, miệng há ra vào giữa,
rồi xé mạnh 2 mảnh vỏ. Hai mảnh vỏ ép sát
vào 2 má, hạt nó khi bị xé vỏ, nảy ra, bay
vào miệng đang há ra. Xé xong vỏ, thì nhai
hạt. Hạt khá ngon, có vị hơi ngọt, mặc dàu
có mùi rất hôi, nhiều người không ăn được.
Ăn già thì phải bóc vỏ, lấy hạt cho lên chảo
rang. Càng rang thì hạt càng khô cứng lại.
Vì thế, chỉ rang đến vừa chín thì thôi. Ai
răng yếu thì không thể nhá được. Dù ăn non
hay ăn già, cũng không thể ăn nhiều vì say.
Nghe nói giun bị say nên ỉa ra hết. Trong
số trẻ con ăn hạt keo giậu, chỉ có tôi là
ăn hai chục trái. Những đứa khác chỉ ăn dăm
trái là phải thôi, vì mùi hạt rất hôi, như
mùi lá xanh của nó.

Tôi không biết nó có chất độc, nhưng biết
rằng nó năng suất rất thấp. Cành nó to bằng
ngón tay, mà số lá chỉ được vài lạng. Sau
khi chặt, một vài tháng chồi mới mọc to bằng
ngón tay như xưa. Mấy bạn chỉ nghe báo mấy
cậu kỹ sư dốt đặc cán mai viết ra, chứ không
băng tôi, một thằng bé nhà quê, còn rành hơn
họ nhiều. Họ có biết ăn hạt keo giậu như tôi
không?
Thế bác rành, cho em hỏi năng suất thâm canh của nó bao nhiêu tấn/ha/năm?
Nói về dinh dưỡng, các lá cây giàu đạm đến đâu
cũng thua hạt đậu tương (đậu nành, yellow bean).
Vì thế, người ta không trồng keo giậu lấy lá
chăn nuôi, mà mua hạt đậu tương, xay ra cám,
để chăn nuôi. Năm vừa rồi, giá đậu tương thế giới
sụt thê thảm, vì Mỹ được mùa đậu tương, mà Mỹ vốn
là một nước cung cấp đậu tương quan trọng của thế
giới.

Nói về năng suất, keo giậu là một cây rất kém năng
suất. Có thể nói cách hình tượng cho dễ hiểu rằng,
Cỏ, rau muống, rau ngót, keo giậu xếp hạng từ cao
nhất đến thấp nhất về năng suất. Keo giậu chậm lớn
hơn rau ngót, vì thân cành của nó to hơn, nhiều gỗ
hơn. Rau ngót chậm lớn hơn rau muống vì nó cũng có
thân và cành, còn rau muống thì không. Rau muống
chậm lớn hơn cỏ thì ai cũng biết rồi.

Thực tế xưa nay, cho dù ai nói ngả nói nghiêng rằng
keo giậu là cây làm thức ăn chăn nuôi tốt nhất trái
đất, chưa có nông trại nào bỏ ra một héc ta mà trồng
keo giậu cả. Bà con ai có gan bỏ ra 1 héc ta trồng
keo giậu, ắt được đẳng cấp anh hùng lao động.
Thế bác cho dê ăn rau ngót chưa? ở đây em chỉ chia sẻ những cái thực tế chứ nói suông nói đại như bác chẳng khác nông dân bàn phím
bác @anhmytran bác củng nên đọc kỹ ở đầu bài em có ghi là do nhiều người hỏi cách trồng nên em mới chia sẻ thôi, chứ chẳng ai ngu gì ngồi suy nghĩ và gõ ra những dòng này cả. CÒn hiểu biết của bác đến đâu đừng có ra vẽ quá, núi này cao còn núi khác cao hơn. nếu mà bác nói những cái ko nên thì bác phải có dẫn chứng cụ thể anh em mới phục
 
chủ anytran chỉ là anh hùng bàn fim thôi chứ hoangha đừng trách..mà ko biết cũng ko nên fát ngôn làm sai chủ đề bài viết chứ anytran ạ...hihi,,,mong chú bỏ wa em hơi thất lễ nhưng thấy bất bình nên nói ra ,,,kaka
 


Back
Top