KỸ THUẬT TRỒNG NẤM SÒ

  • Thread starter camlong2004
  • Ngày gửi
KỸ THUẬT TRỒNG NẤM SÒ

1. Đặc tính sinh học.

Nấm Sò (còn có tên gọi khác là nấm Bào Ngư) có tên khoa học là Pleurotus ostreatus là một loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae. Nó được trồng lần đầu ở Đức để ăn trong thế chiến lần thứ nhất nhưng mãi cho đến năm 1970, nấm bào ngư mới được nuôi trồng đại trà khắp thế giới. Nấm sò thường có nhiều loại, chủng khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện khí hậu.

Nấm Sò là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nấm sò chứa 8 loại acid amin, nhiều vitamin B1, B2 và P, trong khi đó ty-khuẩn (mycelium) lại là nguồn cung cấp B1, B2, B5 (Niacin), B6 và Biotin. Protein của nấm sò có phẩm chất cao, có thể so sánh với thịt động vật.

Các nhà khoa học cũng đã phân tích thành phần có trong nấm Sò tươi: protit 4%, gluxit 3,4%, vitamin C, vitamin PP, axit folic, các axit béo không no… Khi nấm bào ngư dưới dạng sinh khối khô, hàm lượng protein chiếm tới 33 – 43%, ngoài ra còn thấy các axit amin như glutamic, valin, isoleucin… Tuy nhiên nấm cũng chứa một hàm lượng rất nhỏ chất arabitol nên khi ăn vào có thể gây khó chịu đường tiêu hóa ở một số người.

Đặc tính dược học:

Nấm Sò đã được thử nghiệm khả năng chống ung thư nơi chuột bằng cách thêm nấm vào khẩu phần nuôi chuột hàng ngày. Tỷ lệ ức chế u bướu có thể đạt đến 79,4%, và tỷ lệ ức chế hệ thống u-bướu ngực có thể đến 89,7%.

Trong nấm có một polysaccharide giúp làm hạ cholesterol trong máu và trong gan, nấm Sò còn là loại thuốc bổ máu rất tốt (100g nấm chứa đến 19 gram sắt).

clip_image002.jpg
Theo Đông Y, nấm sò hay Hào khuân (Bắc Phong khuân) có vị ngọt, tính ấm có tác dụng ‘thư cân, hoạt lạc’, ‘ truy phong, tán hàn’ được dùng trong các thuốc bồi bổ gân cốt, trị tay chân yếu mỏi, đau lưng.

Nấm sò có dạng phễu lệch, mọc thành cụm tập trung bao gồm ba phần: mũ, phiến, cuống. (hình bên).

Nấm có tai rộng hình nắp vỏ sò, dài từ 5-25 cm, tùy loài có màu sắc thay đổi từ màu trắng kem đến trắng xám, xám, nâu…


Đến giai đoạn trưởng thành nấm sò sẽ phát tán bào tử, nhờ gió, bào tử rải ra khắp mọi nơi, gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ hình thành hệ sợi nấm sơ cấp với một nhân. Hệ sợi nấm sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên một mạng rời để hình thành hệ sợi nấm thứ cấp, sau đó có sự kết hợp của hệ sợi nấm thứ cấp hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh. (hình 5).

clip_image003.jpg















Hình 5: Chu kỳ sinh trưởng, phát triển của nấm Sò.

* Nhiệt độ thích hợp.

- Đối với nhóm nấm chịu lạnh, từ 13-20°C

- Đối với nhóm nấm chịu nhiệt độ cao hơn, từ 24-28°C

(Nấm sò có thể trồng được quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch hàng năm).

* Độ ẩm cơ chất

(giá thể trồng) từ 65-70%, độ ẩm không khí ³ 80%.

* Độ pH =7(trung tính).

* Ánh sáng: Không cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi (pha sợi). Khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán (ánh sáng phòng- có thể đọc sách được).

* Độ thông gió: Cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi. Khi nấm lên thông thoáng vừa phải.

* Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn xenlulô, có thể bổ sung thêm các phụ gia giàu đạm, vitamin trong giai đoạn xử lý nguyên liệu.

2.Phương pháp xử lý nguyên liệu

a) Tiêu chuẩn nguyên liệu

Nấm Sò có thể mọc trên nhiều loại mùn cưa khác nhau như mùn cưa bồ đề, mít, sung ... và các cây gỗ mềm có mũ khác, tốt nhất là mùn cưa Cao su. Không dùng mùn của các loại cây có tinh dầu, hoặc các mùn đã bị mốc, mùn cây gỗ cứng để nuôi trồng nấm

b) Tạo ẩm, phối trộn nguyên liệu, đóng túi:

Trộn thật đều nguyên liệu với vôi bột hoặc bột nhẹ, kiểm tra độ ẩm đạt 65%, thời gian ủ đống tối thiểu 5-7 ngày, đảo đống ủ, ủ tiếp 5-7 ngày. Có thể kéo dài thời gian ủ đống một vài tháng nhưng phải đảo đống ủ 2-3 lần.

Đảo đều nguyên liệu trộn thêm phụ gia theo tỷ lệ

- Cám gạo nghiền mịn: 5 %

- Bột ngô nghiền mịn: 5%

- Bột nhẹ: 1,2 %

Sau đó tiến hành đóng túi nilon (loại túi PP chịu nhiệt) có kích thước 19x37 cm (có thể dùng loại 25x35 cm). Bịch (túi) sau khi đóng mùn cưa có dạng hình trụ đứng (như khúc gỗ) cao 20-22cm có trọng lượng trung bình từ 1,2-1,5kg là đạt yêu cầu. Sau khi đóng bịch ta phải thanh trùng ngay (tuyệt đối không để bên ngoài quá 8 giờ)

* chú ý: Sau khi tạo ẩm ta cho mùn cưa vào túi đóng đầy tới miệng rồi nén t chặt sau đó cân định lượng thử nếu khối lượng đạt 2,2 - 2,3kg là độ ẩm chuẩn.

c)Phương pháp thanh trùng:

Sau khi đóng bịch phải thanh trùng ngay. Phương pháp đơn giản nhất là hấp cách thủy ở nhiệt độ 95-100°C trong 10-12 giờ đồng hồ. Có thể dùng thùng phi hoặc xây lò hấp.

clip_image004.gif

















Nếu có nồi áp suất (autoclave) hấp ở nhiệt độ 120°C-125°C trong thời gian 180-240 phút.

Các bịch xếp ở trong nồi hấp phải xếp đứng miệng lên không được xếp quá chặt.

Sau khi thanh trùng ta vớt ra chuyển nó vào trong phòng cấy, mở nắp bịch đầu để nguội sau đó cấy giống.

3. Phương pháp cấy giống và ươm sợi

Sau khi đã hấp, chuyển bịch mùn cưa ra phòng cấy giống, để nguội rồi tiến hành cấy giống.

Giống được sử dụng là giống nấm Sò cấp 3. Giống nấm đúng tuổi, được bẻ tơi và kiểm tra nhiễm, mốc.

Phương pháp cấy như sau: Dùng que cấy khều giống từ túi giống sang bịch mùn cưa, lắc đầu lên bề mặt bịch. Tỷ lệ cấy giống là 1,2% so với trọng lượng bịch mùn cưa. Có nghĩa là cứ 1 bịch mùn cưa có trọng lượng 1,2-1,5 kg ta cấy khoảng 12-15g giống nấm.

Quá trình cấy giống phải làm trong phòng kín, sạch sẽ và thao tác trên ngọn lửa đèn cồn.

Sau khi cấy giống ta nút miệng túi bằng nút bông và chuyển vào phòng ươm sợi.

Nơi ươm sợi tốt nhất là một phòng sạch sẽ, có hệ thống cửa ra vào và có giàn nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng, có thể làm 4-5 tầng trên 1 giàn và mỗi tầng cách nhau 50cm. Nếu không có giàn thì có thể để trực tiếp dưới nền nhà, sau 7-8 ngày đảo bịch, kiểm tra, loại bỏ nhiễm. Nhiệt độ phòng ươm sợi thích hợp nhất là 25-30°C. Không cần ánh sáng. Thời gian ươm sợi kéo dài từ 20-25 ngày. Ta sẽ thấy các sợi nấm màu trắng lan dần từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài. Tới khi nào các sợi nấm màu trắng lan gần kín đáy, trong bịch mùn cưa có màu trắng như sợi bông là đạt yêu cầu.

2.2.3. Rạch bịch, treo bịch và chăm sóc, thu hái:

Khi sợi nấm mọc kín đáy ta chuyển chúng sang khu vực trồng, có thể xếp giàn hoặc treo bịch. Thông thường đối với nấm Sò người ta tiến hành treo bịch.

Tiến hành thu hồi nút bông, buộc miệng bịch bằng dây chun

Dùng dao sắc rạch 4-6 vết xung quanh bịch, chiều dài vết rạch 3-4cm, sâu 1-1,5cm, khách giữa các vết rạch so le và đều nhau

Dùng dây treo các bịch mùn cưa, mỗi dây treo được 7-8 túi có độ cao 1,5-1,6 cm. Mỗi mét vuông thường treo được 25 dây. Khi treo, úp miệng bịch quay xuống dưới (trừ bịch sát mặt đất nhất). Cách treo và bố trí các dây làm sao thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc và thu hái. Tuyệt đối không mở miệng bịch túi nilon để nước tưới vào trong gây sũng nước và thối rữa sợi nấm

Phương pháp chăm sóc và thu hái tương tự như đối với trồng nấm Sò trên Rơm. Về nguyên tắc, thời tiết khô hanh, độ ẩm không khí thấp, lúc đó phải tưới thường xuyên hơn. Ngược lại, trong điều kiện không thuận lợi, nấm ra thưa, việc tưới nước cần vừa phải.

Nước tưới yêu cầu là nước sạch, nếu là nước máy phải để bay hết mùi clo

Năng suất: 1000kg mùn cưa khô ta thu được 500-600kg nấm Sò tươi



HOẠCH TOÁN KINH TẾ:

( Áp dụng đối với Hộ dân Quy mô nhỏ)

* Đầu vào:

- Mùn cưa: 1 tấn = 1.000.000 đồng

- Cám gạo: 50kg x 7.200đ/kg = 360.000 đồng

- Cám ngô: 50kg x 7.500đ/kg = 375.000 đồng

- Bột nhẹ: 14kg x 8.000 đồng/kg = 112.000 đồng

- Giống nấm: 25kg x 20.000 đ/kg = 500.000 đồng

- Túi PP: 6kg x 60.000 đồng/kg = 360.000 đồng

- Bông nút: 2kg x 30.000 đồng/kg = 60.000 đồng

- Khấu hao nhà xưởng = 500.000 đồng

- Năng lượng: = 500.000 đồng

- Công: 25 công x 120.000 đồng/công = 3.000.000 đồng

- Điện, nước: = 150.000 đồng

Tổng cộng: 6.417.000 đồng

*Đầu ra: 500kg nấm Sò tươi x 25.000đ/kg = 12.500.000 đồng

* Lợi nhuận:12.500.000đ – 6.417.00= 6.083.000 đồng

 


Nấm sò trồng trên mùn cưa cao su mới mình thấy nó ra ít và thời gian kéo dài, chiếm giữ trại lâu...
 
em dự định làm nhà nấm cỡ 30m2, nhưng không biết nên theo mô hình nhà nấm như thế nào, mong a chỉ rõ chi tiết. có mô hình thì càng tốt ạ, cảm ơn a rát nhiều, chúc a thành công !
 


Back
Top