Kỹ thuật trồng ớt

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
1. Thời vụ trồng ớt:
Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:
- Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1 dương lịch.
- Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.
- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.
2. Giống:
Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm...
3. Chuẩn bị đất:
Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20cm, rộng 1m. Bón lót: 100kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m<sup>2</sup>. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
4. Gieo trồng:
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53<sup>0</sup>C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.
5. Chăm sóc:
- Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
- Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
- Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
- Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:
Lần 1: 20 - 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 - 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl<sub>2</sub>) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
6. Thu hoạch:
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.
7. Một số sâu, bệnh thường gặp:
- Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire... để phòng trị.
- Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
- Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis...
- Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,....
- Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,...

<!--Tac gia-->
Theo tài liệu khuyến nông
 


Về giống thì tôi mua hột giống chỉ thiên lai F1 của Thái lan. Gieo trước khi làm đất 2 tuần. Đất gieo tôi lấy đất phù sa trộn phân trùn với tỷ lệ 1:1. Gieo trong bầu nhựa, để trong mái che bằng tôn sáng. 1000m2 thì 2 bì hột là vừa (đủ cho sau này cấy dặm).

Trong đất trộn để gieo thì cho thêm 1/2 bì thuốc diệt côn trùng và 0.5kg chế phẩm trichoderma cho nửa khối đất. Sua khi gieo hạt thì để bì ở chỗ có ánh sáng khuêch tán thôi chư đừng cho nó ra nắng mưa trực tiếp.
Đó chỉ là cách của tôi đã làm , đưa ra cho bạn tham khảo
 


Bạn nào có kiến thức/kinh nghiệm về xử lý đất bầu để gieo hạt ớt và kỹ thuật, mật độ gieo xin vui lòng hướng dẫn, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ở miền Bắc nước Mỹ nơi tôi ở, 6 tháng lạnh dưới 0 độ,
nên các cây rau đều phải gieo trồng trong nhà kính
trước khi ấm lên. Trung bình, giữa tháng Năm mới chắc
chắn không còn sương muối (dưới 0 độ), nhưng giữa tháng
Sáu mới chắc chắn không dười 10 độ C. Các cây rau Việt
Nam, trong đó có Ớt, cần nhiệt độ trên 10 độc C mới
mọc được. Ở nhiệt độ 10 độ C, chúng vẫn sống, nhưng còi
cọc, không mọc lên. Một số cây thì chết, ví dụ như Mướp.
*
Trồng trong nhà kính, thì có lò sưởi và quạt thông gió,
sao cho mọi góc nhà đều được một nhiệt độ mong muốn.
Mái kính cho nắng mặt trời chiều vào thì cây mới mọc
khoẻ mạnh. Các cây gieo trong nhà kính thì có 2 cách
gieo, tuỳ cây có khoẻ, chịu được những lần cấy đi cấy
lại hay không. Ví dụ Cây Cà thì gieo đến khi lớn cao
5 centimet thì cấy sang bầu lớn hơn trước khi mang ra
cấy ngoài ruộng. Cà Chua và Ớt thì chỉ gieo một lần
trong bầu rồi mang ra ruộng cấy thôi, chứ không sang lại
bầu.
*
Cụ thể Ớt, thi người ta gieo hạt khô, không ngâm nước
trước khi gieo. Ngâm hạt trước khi gieo thì nảy mầm tốt
hơn, nhưng hạt bị ướt, nên gieo hạt bị dính vào tay hay
vào đồ gạt hạt vào bầu, làm khó gieo.
*
Bầu làm bằng nhựa, tuỳ theo kế hoạch ươm cây lớn hay cây
nhỏ mà chọn cỡ. Ví dụ, nếu ươm đến khi cao được 1 gang
tay, thì bầu phải cỡ 15 centimet, nếu cây cao một ngón
tay, thì cỡ bầu là 10 centimet. Bầu cỡ 15 centimet thì
đặt 6 bầu vào 1 khay. Bầu 10 centimet thì 20 bầu 1 khay.
Gọi là 10 centimet, thì là miệng và cao thôi, chứ bao
giờ đáy cũng thót lại, để khi cấy thì giốc cây ra cho dễ.
*
Đất gieo hạt thi không phải là đất, mà 100% là mùn, có
trộn chất giữ ẩm. Chúng ta đã bàn nhiều về chất này rồi.
Chất này làm cho đất gieo luôn luôn ẩm nếu tưới hàng ngày.
*
Khi gieo thi bỏ 3 hạt hay 2 hạt vào giữa bầu, rồi đậy nắp
nilon trong suốt lên để giữ độ ẩm 100%. Khi các hạt đã nảy
mầm (hình như khá lâu, đến 2 tuần lễ thì phải, trong khi
hạt cà chỉ cần 3 ngày), thì vứt bỏ nắp đậy đi, vì nắp đậy
có sương bám, che bớt ánh nắng mặt trời. Tưới hàng ngày,
đến khi cả 3 hạt đều có lá mầm, thì lấy kéo bấm 2 cây đi,
chỉ để lại 1 cây thôi. Có người cắt 1 cây, rôi đợi đến
khi mọc 1 hay 2 lá, mới cắt nôt 1 cây, để lại cây to khoẻ
nhất. Nếu cắt muộn, 2 cây cạnh tranh ánh nắng, sẽ bị cao
gày và yếu. Có người chỉ gieo 1 hạt, khi họ tin hạt giống
của họ nảy mầm 100%.
*
Khi cây có 1 lá, thì bắt đầu tưới nước có phân thật loãng.
phân này rất đắt tiền. Tôi không mua phân này, nên cây
của tôi thấp bé và là không xanh thẫm như của người ta.
Vì thế, nếu ViệtNam chưa phổ biến loại phân này, ta nếu
có làm, cũng hết sức cẩn thận, kèo chết cây.
*
Tôi gieo được chục cây ớt, vừa nhỏ vừa gày, bèn ra tiệm
ươm cây mua ớt về trồng thêm, giá 2 đôla 1 cây, đã cao
được gần gang tay rồi, đựng trong bàu 5 centimet. Nhà
nghề nó mới làm được thế, chứ mình trồng cao được 1 gang
thì rễ đã mọc chòi ra khỏi đáy của bàu 10 centimet. Nếu
rễ chòi ra khỏi đáy bầu, thì trồng hơi muộn, vì rễ sẽ
bị đứt, chỉ giữ được phần trong bầu thôi. Bầu nào cũng
có 1 lỗ thủng nhỏ dưới đáy, để lỡ tưới quà nhiều thì nước
chảy đi. Số nước còn lại nhờ chất giữ ẩm mà đủ cho cây lớn.
Sau khi giốc cả bầu ra trống xuống đất, thì mùn này bị
tiêu đi, đất vườn từ từ sụt vào chỗ trống. Nếu bầu lớn
ví dụ 10 centimet, thì gốc sẽ bị lỏng, hay đổ nghiêng ngả.
Vì vậy, nên làm bầu nhỏ 3 centimet, và cây lớn hơn 1 ngón
tay thì đem ra trồng. Nhà vườn nó bán cây lớn vì kinh doanh
thôi. Bán cây nhỏ mà đòi 2 đô 1 cây thì cũng khó hợp lý.
*
Nói chuyện Mỹ thì vậy, nhưng chuyện ViệtNam, thi đâu có
mùa đông mà phải trồng trong nhà kính? Vậy chỉ cần gieo
trong bầu là được. Bây giờ nó có loại bầu bằng giấy dễ
tiêu. Cứ đặt cả bầu xuống lỗ rồi lấp đất và tưới nước.
Rễ cây mọc sẽ xuyên qua bầu (đã bị mủn ra) và mọc như
thường.
*
 
Rất cám ơn các bác đã nhiệt tình chỉ bảo. Theo bạn tiduta thì luống trồng ớt để rộng 1m, như vậy có khó cho việc thu hái không vì nếu trồng 1 hàng thì thưa quá, mà trồng 2 hàng thì sẽ phải trèo lên luống mới hái được ở giữa luống.
Tôi định trồng 1 hàng, luống rộng 50 cm có được không các bác?
 
kỉ thuật trồng ớt

Chào anh!
E mới bắt đầu làm ớt chưa biết nhiều ve cách trồng ,e cũng tham khảo o trên mạng nhưng chưa hiểu lắm . Hiện nay ớt em ương moi lên lá mầm chuẩn bị ra cặp lá thứ 1 ,không biết trong
thời gian này có gì làm ảnh hưởng đến quá trình mọc hay không . Có gì mong anh chỉ giúp ! thank anh nhiu!
 
Trồng ớt nên trồng liếp đôi (2 hàng/liếp) để tiện chăm sóc, hiệu quả cao.
Theo kinh nghiệm của tôi, muốn ớt đạt năng suất cao, ngay từ đầu vụ phải bón kha khá phân Trung lượng (Canxi + silic) và hữu cơ vi sinh để tạo tiền đề cho cây phát triển tốt, hạn chế bệnh ngay từ đầu, đặc biệt là bệnh lở cổ rễ làm chết cây con, bệnh sương mai (giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa) và bệnh thán thư làm thối trái.
Để cây ớt bung tàn mạnh, ra bông nhiều thì giai đoạn 20 - 25 ngày phun thêm phân bón lá giàu kẽm và bo. Hai thành phần này thường có nhiều trong Phân bón lá.
Riêng bệnh sượng mai và Thán thư tôi sử dụng sản phẩm OLIGO nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan bắt đầu phun ngừa như vacxin từ giai đoạn cây con. Nguyên cả vụ chỉ phun 3 - 5 lần (tùy tình hình) nên ít tốn công và chi phí phun thuốc.
Trồng ớt sợ nhất là bệnh Thán thư thúi trái, vì lây lan nhanh mà lại tái phát liên tục, phun thuốc trắng cả vườn mà cũng không dập tắt nguồn bệnh. Từ ngày dùng OLIGO thì bớt lo hơn, nếu có bệnh thì trị cũng nhanh hơn, nhẹ thuốc hơn. Cái tôi thích nhất ở OLIGO là mau làm khô vết bệnh, ngăn chặn lay lan nên dễ trị.
 
trồng ớt nên trồng trên loại đất nào các bác chỉ giùm em với?
 
ớt thích hợp trồng trên đất thoát nước tốt: thịt pha cát. Trên đất thịt ít sét thì cần lên luống cao khoảng 50cm. Không nên trồng ớt trên đất sét hoặc úng nước. Vì chỉ cần ngập nước 4h liên tục thì ớt đã có dấu hiệu rụng hoa và trái, từ 6h liên tục trở lên thì vàng, rụng lá. Cây ớt rất mẫn cảm lại khó phục hồi, vì thế trước khi trồng nên chú trọng rảnh thoát nước, hạn chế tối đa tình trạng úng nước cục bộ.
 

Trồng ớt nên trồng liếp đôi (2 hàng/liếp) để tiện chăm sóc, hiệu quả cao.
Theo kinh nghiệm của tôi, muốn ớt đạt năng suất cao, ngay từ đầu vụ phải bón kha khá phân Trung lượng (Canxi + silic) và hữu cơ vi sinh để tạo tiền đề cho cây phát triển tốt, hạn chế bệnh ngay từ đầu, đặc biệt là bệnh lở cổ rễ làm chết cây con, bệnh sương mai (giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa) và bệnh thán thư làm thối trái.
Để cây ớt bung tàn mạnh, ra bông nhiều thì giai đoạn 20 - 25 ngày phun thêm phân bón lá giàu kẽm và bo. Hai thành phần này thường có nhiều trong Phân bón lá.
Riêng bệnh sượng mai và Thán thư tôi sử dụng sản phẩm OLIGO nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan bắt đầu phun ngừa như vacxin từ giai đoạn cây con. Nguyên cả vụ chỉ phun 3 - 5 lần (tùy tình hình) nên ít tốn công và chi phí phun thuốc.
Trồng ớt sợ nhất là bệnh Thán thư thúi trái, vì lây lan nhanh mà lại tái phát liên tục, phun thuốc trắng cả vườn mà cũng không dập tắt nguồn bệnh. Từ ngày dùng OLIGO thì bớt lo hơn, nếu có bệnh thì trị cũng nhanh hơn, nhẹ thuốc hơn. Cái tôi thích nhất ở OLIGO là mau làm khô vết bệnh, ngăn chặn lay lan nên dễ trị.
OLIGO là tên thuốc hả bạn mình mua sao ko có .
 
Trong quá trình trồng ớt, các bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho mỗi giai đoạn, để tạo được năng suất cao cũng như chất lượng sản phẩm tốt, cần phải bón cân đối lượng dinh dưỡng cho cây.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống ớt khác nhau, chúng ta cũng cần phải quan tâm các giống ớt để có chế độ chăm sóc.
Nếu bạn nào cần tài liệu cụ thể có thể liên hệ trực tiếp với mình sẽ được cung cấp cụ thể.
Mình đang tính đầu tư trồng ớt. Bạn có tài liệu kỹ thuật cho mình xin với!! Thanks bạn nhiều
 
Trong quá trình trồng ớt, các bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho mỗi giai đoạn, để tạo được năng suất cao cũng như chất lượng sản phẩm tốt, cần phải bón cân đối lượng dinh dưỡng cho cây.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống ớt khác nhau, chúng ta cũng cần phải quan tâm các giống ớt để có chế độ chăm sóc.
Nếu bạn nào cần tài liệu cụ thể có thể liên hệ trực tiếp với mình sẽ được cung cấp cụ thể.
 


Back
Top