Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ

  • Thread starter tranvantu818
  • Ngày gửi
KỸ THUẬT TRỒNG THANH LONG RUỘT ĐỎ (ĐÀI LOAN) 0937.890.818 hoặc email: tranvantu818@gmail.com

Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan được Chi nhánh TCty Rau quả Việt Nam tại Lạng Sơn trồng khảo nghiệm, bước đầu được đánh giá cho kết quả khá. Quả thanh long rất sai, ruột đỏ tím, ăn ngọt (độ đường 16 – 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng... Bộ NN–PTNT đã cho phép Viện Rau quả trồng thí điểm để nhân giống ra diện rộng.

* Quả thanh long Đài Loan có 3 loại: Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, thanh long vỏ đỏ ruột trắng, thanh long vỏ vàng ruột trắng, đều có tên quốc tế Hylocereas; tên khoa học H. Undatus Britton & Rose, S. Megelanthus moran. Giống cây thanh long Đài Loan có 4 loại:
[http://agriviet.com]>
+ Ruột trắng vỏ đỏ: Là giống cây của Việt Nam được đem về Đài Loan năm 1988.

+ Ruột trắng vỏ đỏ: Dòng từ Mêhicô, được đem vào Đài Loan năm 1995.

+ Ruột trắng vỏ vàng: Được đưa vào từ Mêhicô,

+ Ruột đỏ vỏ đỏ: (Đang trình bày trong bài).

* Quả thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35oC, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được. Do đó khi trồng cây tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Là cây có tính chống hạn thích hợp với các loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính 20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây thanh long hấp thụ dinh dưỡng, hàng tháng lượng mưa từ 50 – 100mm thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Làm đất và bón phân

– Với đất bằng: Dùng 600 – 1000kg phân chuồng/mẫu và vôi bột thích ứng, cũng như các chất hữu cơ khác để cải tạo đất.

– Đối với đất dốc: Độ dốc dưới 15 độ phải cuốc rộng, phía trong thấp hơn phía ngoài 10 – 15cm để giữ nước chống xói mòn.

– Đối với đất đồi: Trên 15 độ trồng từng khóm khoảng cách giữa các khóm 2 x 2m.

– Đối với đất núi đá sỏi: Mỗi hố trồng phải có đường kính 1m trở lên, độ sâu 30cm, đá xung quanh phải đập vụn, sử dụng 50% đất mượn, 30% cát mịn, 20% phân hữu cơ và ít vôi bột cho xuống hố.

Cần chú ý trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ, không phun vào cây và xung quanh bộ rễ. Khi cây được nửa năm thì rễ đã phủ toàn bộ mặt đất không sử dụng được thuốc diệt cỏ, nên cần che đậy để giảm cỏ mọc.

Cách trồng và chăm sóc

Trồng cây khoảng cách: 2,5 x 2,5m, trồng sâu 5 – 10cm, khi trồng đào hố dựng cột (cột có thể bằng xi măng hoặc gỗ), mỗi hố trồng từ 4 – 8 cây con xung quanh cột.

Để cây thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao phải che đậy cẩn thận để giữ gìn bộ rễ không để tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước, gió bão... Đồng thời cắt xén những cành cây không thể mọc mầm và ra quả ngắt bớt hoa và theo dõi tình hình hoa nở và kết quả, mỗi cành nên để 3 – 4 quả. Cần chống nóng với những cây con mới trồng. Hàng năm trước khi vào mùa đông, khi bón phân phải thêm kali chống rét cho cây, đồng thời che đậy để giữ độ ẩm v.v...

THÔNG TIN VỀ THANH LONG RUỘT ĐỎ:

Thanh long ruột đỏ còn có tên gọi là thanh long Nữ Hoàng (tên khoa học là Hylocereus) thuộc dòng H14 có xuất xứ từ Colombia.
Giống ruột đỏ có chứa Lycopene, là một chất chống ôxy hoá thiên nhiên, có thể chống ung thư, bệnh tim và làm giảm huyết áp. Đây là loại trái cây rất đẹp mắt và có lợi cho sức khoẻ.
Thanh long ruột đỏ có đặc tính hoàn toàn khác so với loại thanh long trắng thông thường ngoài thị trường hiện nay. Bên ngoài thanh long đỏ có vỏ cứng, màu đỏ đậm tươi sáng; bên trong ngoài màu đỏ thẳm như son, lạ mắt thì thành phấn dinh dưỡng gấp đôi thanh long trắng. Với các chỉ số Vitamin C 12 - 6, Protid 1,30 – 1,08, Vitamin A , Glucid, Lipit thì thanh long ruột đỏ mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao.

Thanh long ruột đỏ là một sản phẩm mới, lạ, ngon, bổ dưỡng, một sản phẩm "made in Vietnam" này. Hiện nay Hoa kỳ đã cấp code xuất khẩu cho Thanh long ruột đỏ và với kỹ thuật sản xuất tiên tiến thanh long ruột đỏ là sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt về VSATTP, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như một số yêu cầu khác… đã được các đối tác xuất khẩu Mỹ, Nhật, Châu Âu tin dùng. Đặc điểm của loại Thanh Long này là nhìn quả rất nhỏ nhưng lại nặng cân (~1kg/1quả), ruột đỏ tươi, cơm giòn, thơm, đặt biệt rất ngọt, nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy giá của loại quả này hơi cao so với Thanh long ruột trắng nhưng nó lại có vị đặc biệt thơm ngon, và trở thành món ăn cao cấp vừa ngon vừa lạ đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Theo một tài liệu khoa học (tạp chí khoa học) được công bố gần đây thì hoạt chất Lycopene có tác dụng chống ung thư , chống lão hóa......có nhiều trong các trái cây có màu đỏ như Gấc, Carot... và đặc biệt là Thanh long ruột đỏ. Ngoài ra, theo ông Phùng Nhật Phong, chủ cơ sở sản xuất chế biến phẩm thử nghiệm đồng thời là nông dân đầu tiên trồng thí điểm thanh long ruột đỏ ở Tây Ninh cho biết: "Khi ăn, trái để lại màu đỏ hồng trên môi tự nhiên rất đẹp. Trái có hàm lượng màu tự nhiên rất cao, có thể chế biến màu thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm như son, phấn dùng trang điểm, làm thuốc trị ung thư, làm rượu bổ tốt cho sức khỏe người già và phụ nữ (Viện Paster công nhận). Ngoài cách dùng thông thường ta có thể ép nước thanh long uống rất mát. Trong quá trình ép các hạt vỡ ra, cung cấp thêm chất xơ tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp nhuận trường.

THAM KHẢO THÊM:

THANH LONG( Tên tiếng anh dragon fruit )một loài cây được trồng hay lấy quả, là tên của một vài chi của họ xương rồng. Người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Nó cũng được trồng ở các nước và trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines. Việc trồng loại ruột trắng vỏ đỏ hay hồng ở Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines v.v. là lấy giống từ Bình Thuận, Việt Nam và hiện nay (năm 2005) mới chỉ trong giai đoạn bắt đầu.

Có 2 loại ruột THANH LONG:

LOẠI RUỘT ĐỎ: Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35°C, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được. Do đó khi trồng cần tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Là cây có tính chống hạn thích hợp với các loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính 20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây hấp thụ dinh dưỡng, hàng tháng lượng mưa từ 50 – 100 mm cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.

Năm 1995, thạc sĩ Trần Thị Oanh Yến (phó phòng chọn tạo giống - Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) nhận được của một người bạn Pháp hơn chục cành thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Colombia. Cô đem về trồng khảo nghiệm.

Hai năm sau, thanh long ra hoa, kết trái. Cô thấy giống này ra hoa rất mạnh nhưng trái không đẹp, lại nhỏ. Không sao, cái chính là nó có ruột đỏ. Sau đó, cô cùng các đồng sự (gồm Th.S Phạm Ngọc Liễu và Trần Kim Cương) chọn giống thanh long Bình Thuận để chuẩn bị cho tiến trình “mai mối”. Một kế hoạch lai tạo giữa thanh long ruột đỏ Colombia và thanh long ruột trắng VN bắt đầu được thực hiện...

Năm 1998 bắt đầu lai tạo, Th.S Oanh Yến chọn ra hai giống thanh long ruột đỏ và ruột trắng làm bố mẹ. Thanh long ruột trắng thường 10g-12g đêm mới thụ phấn, còn ruột đỏ thì mãi tới 3g-4g sáng, vì vậy ròng rã nhiều đêm cô phải thức với chúng. Khi đến thời điểm tung phấn, cô cho thụ phấn giữa hai giống trắng và đỏ.

Khi trái chín hoàn toàn, Th.S Oanh Yến bổ ra. Ồ, thanh long ruột đỏ, màu thịt đỏ tím hồng trông rất đẹp. Cô lại trích lấy hạt, những hạt giống thanh long ruột đỏ đầu tiên.

Hạt thanh long nhỏ như hạt mè, cô gieo trong nhà lưới, nâng niu cả năm trời trong đó như nuôi trẻ sơ sinh trong lồng kính. Rồi niềm vui đến với cô: những “chú” thanh long ra hai lá mầm đầu tiên rồi từ từ vươn lên...

Cô chọn được 96 cây trắng lai đỏ, 92 cây đỏ lai trắng trồng khảo nghiệm trên các vùng đất Tiền Giang, Long An và Bình Thuận. Lại phải tiếp tục tuyển chọn, theo dõi thêm bốn năm nữa, đến 2002 mới chọn được 12 cá thể lai vượt trội để trồng so sánh năng suất. Sau đó, Th.S Oanh Yến lại dành thêm ba năm nữa mới tuyển chọn được dòng thanh long ruột đỏ nổi trội nhất đưa ra sản xuất.

Năm 2005, sau khi phân tích độ chắc thịt, độ brix, năng suất cao, hình dạng bên ngoài đẹp, chất lượng tốt, hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam mới tuyển chọn và phóng thích, đưa ra sản xuất đại trà, đặt tên là “thanh long ruột đỏ (H14) Long Định 1”.

LOẠI RUỘT TRẮNG: Loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận (năm 2003 tỉnh này có 5.000 ha trồng thanh long và sản lượng 90.000 tấn quả, trị giá xuất khẩu 6 triệu USD). Loại thanh long này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất xám bạc màu, đất phèn… nhưng muốn có năng suất cao, đất phải có ttối thiểu từ 30-50 cm.

VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU:

Trước đây, trái thanh long khó xuất đi xa do nhanh bị thối, hỏng. Để có thể xuất khẩu sang các nước châu Âu hay Bắc Mỹ bằng container cấp đông theo đường biển nhằm giảm giá thành thì trái thanh long phải được xử lý để chống lại các hiện tượng nói trên. Công nghệ xử lý tiên tiến nhất hiện nay là bằng nước ôzôn.

Tác dụng của trái Thanh Long.

Trái thanh long có tác dụng tích cực trong việc giữ gìn vẻ đẹp làn da, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sắc đẹp của người phụ nữ.

Thanh long là một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của người phụ nữ. Mỗi 100g thanh long chỉ cung cấp 40kcalo vì trong thanh long thành phần nước chiếm đến 87,6%. Hàm lượng nước cao này giúp giữ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng hơn, giảm bớt hiện tượng da khô nứt, sừng hóa và lão hóa, giữ cho làn da có vẻ đẹp trẻ trung tươi mát.

Thành phần chất xơ chứa trong trái thanh long cũng rất cao so với các loại trái cây khác, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan (cellulose) và chất xơ hòa tan (pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể như: các chất béo, cholesterol, các độc chất... làm giảm nguy cơ bị mụn, nhọt trên da. Thành phần của thanh long hoàn toàn không chứa chất béo, cùng với mức năng lượng thấp và giàu chất xơ giúp giữ gìn cơ thể tránh khỏi hiện tượng béo phì, kẻ thù nguy hiểm nhất cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ.

Mặc dù năng lượng thấp do nước và chất xơ chiếm tỉ lệ cao trong thành phần, trái thanh long lại chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất. Các loại vi chất dinh dưỡng này có vai trò trong việc chuyển hóa các chất trong cơ thể, cân bằng hoạt động của cơ thể, làm giảm sự sản sinh và tác hại của một số chất oxy hóa, những tác nhân gây nên sự già nua của tế bào, sớm và dễ thấy nhất là tế bào da.

Đây là một loại trái cây thông dụng, có mặt ở khắp nơi, cả bốn mùa với giá cả rất mềm và phù hợp với mọi gia đình. Trái thanh long có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như: sinh tố, làm cocktail, làm rau câu trái cây… ngoài việc dùng tươi như những loại trái cây khác. Trong tiết hè nóng bức, khát nước, ăn một trái thanh long mát lạnh không những làm cho chúng ta có cảm giác mát mẻ, sảng khoái vì được giải khát, mà chúng ta còn đang làm đẹp cho làn da của mình một cách đơn giản, thú vị, kinh tế và nhất là mang tính nền tảng hơn hẳn so với việc sử dụng các loại mỹ phẩm đắt tiền.

Khi bạn cần giống thanh long ruột đỏ chất lượng và nhanh chóng hãy liên hệ: 0937.890.818 hoặc email: tranvantu818@gmail.com
 


Hi hi bạn đang quảng cáo thương hiệu ah? Bạn đang trồng giống ruột đỏ nào? H11,H14 hay đài loan?
 
Trong 3 giống thanh long ruột đỏ H11, H14 và Đài loan thì giống nào thu hoạch trái dễ bán nhất?
 


Back
Top