Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lát Mexico

  • Thread starter kiem_hoabinh
  • Ngày gửi
Chào các bác !

Em ở Hòa Bình, nhà em có khoảng 4 ha đất trồng cây lâm nghiệp. Trước giờ toàn trồng cây keo lai và bạch đàn.
Em nghe nói nước mình mới nhập về giống Lát Mexico, nghe nói là giống này phát triển rất nhanh và gỗ đẹp. Qua thông tin em tìm hiểu thì nghe nói là trồng cây Lat Mexico rất khó vì bị sâu đục thân rất mạnh, chết hàng loạt, khiến em đang băn khoăn không biết làm cách nào.
Có bác nào chuyên về lâm nghiệp xin chỉ giúp em kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Lat Mexico.
Mong các bác giúp đỡ.
Cảm ơn rất nhiều
 


Đề tài này xem ra không có ai hứng thú rồi.
Buồn ghê, mình đang tính trồng thí nghiệm mà chẳng biết có kết quả tốt không đây.
Nghe nói cây này lớn nhanh, gỗ tốt và đẹp, lại có giá trị kinh tế cao, được thế giới ưa chuộng.
Vậy mà sao chẳng thấy bác nào quan tâm hết vậy.
 
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY LÁT MEXICO
1. Trồng cây :
1.1. Chuẩn bị đất trồng :
Trong điều kiện trồng rừng tập trung và chủ động được kế hoạch, việc chuẩn bị đất trồng cần thực hiện xong trước khi trồng cây ít nhất là 3 tháng. Cần làm tốt các việc sau đây :
- Phát dọn và đốt sạch thực bì
- Cuốc hố : Quy cách hố : hố vuông 50x50 cm, sâu 30-50cm.
Cần đào hố trước khi trồng 3 tháng, phơi ít nhất 2 tháng rồi lấp hố, khi đào hố cần đặt riêng rẽ lớp đất mặt và lớp đất sâu bên miệng hố. Khi lấp hố cần đưa lớp đất mặt xuống trước và lớp đất sâu xuống sau.
- Bón lót : Trộn 200-300g vôi bột với lớp đất lót đáy hố và trộn 50-100g NPK với lớp đất lấp phần trên hố. Nếu có dk, có thể tăng cường thêm 100-200g Super phốt phát và 3-5kg phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ khác.
1.2. Mùa trồng :
- Nếu dùng cây gieo ươm từ vụ hạt năm trước, mùa trồng tốt nhất với các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ là đầu xuân (trước sau tết âm lịch). Với Nam bộ và Tây Nguyên, mùa trồng tốt nhất là đầu mùa mưa.
- Có thể dùng cây gieo ươm từ vụ hạt cùng năm với ít tháng tuổi và kích thước nhỏ, nhưng việc trồng cây phải hoàn tất ít nhất là 2 tháng trước khi mùa mưa kết thúc cho cây kịp phát triển hệ rễ và thân cây hoá gỗ đầy đủ.
- Với các vùng mùa mưa đến muộn và kết thúc muộn như các tỉnh Nam Trung bộ, nên chọn mùa trồng theo cách thứ hai.
1.3. Thời tiết trồng cây :
Trồng cây vào ngày có mưa hoặc râm mát, chỉ được phép trồng khi đất trong hố đã đủ ẩm ướt.
1.4. Trồng cây :
Đào hố nhỏ trên hố đã lấp với kích thước vừa đủ để đặt bổ rễ.
- Đặt cây thẳng đứng, đặt rễ trải đều trong hố rồi lấp nhẹ bằng đất tơi xốp. Rung lắc thân cây cho đất lọt vào khoảng giữa các sợi rễ, lấp tiếp 1 lớp đất ẩm rồi dẫm đều chung quanh gốc cây. Cuối cùng phủ lên 1 lớp đất tơi xốp và có rác để ngăn mưa xối và giảm bốc hơi. Cần tính toán sao cho sau khi trồng cây, mặt đất trong hố hơi cao mặt đất bên ngoài để không tích nước và chiều dày lớp đất phủ không quá 10cm tính từ sợi rễ trên cùng.
- Xẻ rãnh tiêu úng cho mặt hố
2. Chăm sóc và bón thúc :
Phải đảm bảo chăm sóc trong 2-3 năm đầu, đặc biệt là trong năm đầu và với trường hợp trồng cây kích thích nhỏ, ít tháng tuổi.
- Năm đầu chăm sóc 2 đến 3 lần. Nội dung chủ yếu là rẫy cỏ xới đất trên bán kính 50-60cm chung quanh gốc và phát sạch thực bì chèn ép.
- Năm thứ 2 chăm sóc 1 đến 2 lần, rẫy cỏ xới đất trên bán kính 1m quanh gốc và phát dọn thực bì chèn ép, cùng với lần chăm sóc xới đất đầu tiên, cần bón thúc cho mỗi gốc 20-30g NPK.
- Năm thứ 3 chăm sóc 1 lần, chủ yếu là phát dọn thực bì chèn ép.
- Cần tích cực trồng xen đậu lạc để kết hợp chăm sóc rừng trồng.
3. Bảo vệ rừng :
- Cần giải quyết tốt vấn đề phòng chống lửa rừng, đặc biệt là với các tỉnh phái Nam. Giải pháp chủ yếu là làm tốt các đai phòng lửa.
- Với các nơi có nguy cơ cháy rừng, cần mở rộng diện tích rẫy cỏ xới đất quanh gốc và triệt để phát dọn thực bì.
- Trong điều kiện cho phép, cần tích cực trồng xen ngô, đậu, lạc, rong giềng v.v… hạn chế phát triển có dại để ngăn chặn lửa rừng.
- Ở giai đoạn rừng trồng, sâu bệnh hại nghiêm trọng nhất là vấn đề vòi voi phá dỉnh sinh trưởng gây ảnh hưởng rất xấu đến phẩm chất gỗ. Phải giải quyết vấn đề này bằng phương thức lâm sinh hợp lý.
 
Đây là mẫu gỗ cây Phong ở nửa bắc trái đắt (Ý, Nga, Mỹ, Canada, Trung quốc):
*
CBout.jpg

*
Trong bản đồ thế giới có cây Phong, thì có cả ViệtNam, nhưng những năm tôi
làm thợ mộc thợ xẻ ở ViệtNam (1966-1975), tôi chưa từng nghe nói có gỗ Phong,
gỗ Sưa ở ViệtNam.
*
Ở ViệtNam, cây gỗ Lát cũng có vân như vậy. Năm 1973-1975, tôi lên Cao Bằng
làm thợ xẻ, xẻ những cây gỗ Lát trăm tuổi, đường kính gỗ gần 1 mét. Gỗ Lát
là gỗ đắt giá nhất ở Hà Nội lúc ấy. Lát mọc khắp núi rừng Tây Bắc và Việt
Bắc, hay ở đỉnh núi, có đá, và mọc rễ trùm lên đá như câ Sanh chậu cảnh.
Lát Lai Châu nổi tiếng vân đẹp, đắt tiền hơn Lát Bắc Kạn, còn Lát Thái
Nguyên thì rẻ hơn. Cánh thợ nói với nhau, Lát Lai Châu mọc trên đá thuần,
Lát Bắc Kạn mọc trên đá ít đất, còn Lát Thái Nguyên mọc trên đá nhiều đất.
*
Tôi lùng tìm trái cây Lát để lấy hạt làm giống, thì tiếc thay, sâu bọ trên
rừng ăn ruỗng hết trái, chỉ còn vỏ không, tròn to như trái bóng bàn,cũng như
trái cây xà cừ, chẳng biết có phải không? Thành phố tôi ở bây giờ có nhiều cây
Phong lắm nhưng trái nó khác hẳn, không phải như trái Lát ở miền bắc Việt
Nam, và các cây Phong đây không có cây nào đường kính tới nửa mét cả.
Lúc ấy, tôi cũng nghe nói nhà nước đã trồng nhiều rừng Lát được vài năm
rồi, nhưng đi xe ngang qua chân núi, tôi không có dịp đến tận nơi coi cây
Lát nó như thế nào. Tôi cũng đã được thấy cây Lát có người trồng ở Hưng
Yên, nhưng không biết có đúng cây không? Lá nó mọc đối nhau qua một cuống
chạy dài ở giữa, thoáng nhìn giống cây dâu da xoan ăn trái. Cuống lá dài
gần 2 gang, mỗi bên cuống có chừng gấn 2 chục lá thon dài chừng 10 phân.
Nếu phải đó là cây Lát, thì lá khác hẳn lá cây Xà Cừ rồi. Xà Cừ lớn nhanh
lắm, gỗ cũng tốt, cứng, nhưng không đẹp bằng Lát.
*
Bạn có thể cho coi hình vân gỗ Lát Mexico, lá, và thân cành của nó được không?
*
 
Đây là mẫu gỗ cây Phong ở nửa bắc trái đắt (Ý, Nga, Mỹ, Canada, Trung quốc):
*
CBout.jpg

*
Trong bản đồ thế giới có cây Phong, thì có cả ViệtNam, nhưng những năm tôi
làm thợ mộc thợ xẻ ở ViệtNam (1966-1975), tôi chưa từng nghe nói có gỗ Phong,
gỗ Sưa ở ViệtNam.
*
Ở ViệtNam, cây gỗ Lát cũng có vân như vậy. Năm 1973-1975, tôi lên Cao Bằng
làm thợ xẻ, xẻ những cây gỗ Lát trăm tuổi, đường kính gỗ gần 1 mét. Gỗ Lát
là gỗ đắt giá nhất ở Hà Nội lúc ấy. Lát mọc khắp núi rừng Tây Bắc và Việt
Bắc, hay ở đỉnh núi, có đá, và mọc rễ trùm lên đá như câ Sanh chậu cảnh.
Lát Lai Châu nổi tiếng vân đẹp, đắt tiền hơn Lát Bắc Kạn, còn Lát Thái
Nguyên thì rẻ hơn. Cánh thợ nói với nhau, Lát Lai Châu mọc trên đá thuần,
Lát Bắc Kạn mọc trên đá ít đất, còn Lát Thái Nguyên mọc trên đá nhiều đất.
*
Tôi lùng tìm trái cây Lát để lấy hạt làm giống, thì tiếc thay, sâu bọ trên
rừng ăn ruỗng hết trái, chỉ còn vỏ không, tròn to như trái bóng bàn,cũng như
trái cây xà cừ, chẳng biết có phải không? Thành phố tôi ở bây giờ có nhiều cây
Phong lắm nhưng trái nó khác hẳn, không phải như trái Lát ở miền bắc Việt
Nam, và các cây Phong đây không có cây nào đường kính tới nửa mét cả.
Lúc ấy, tôi cũng nghe nói nhà nước đã trồng nhiều rừng Lát được vài năm
rồi, nhưng đi xe ngang qua chân núi, tôi không có dịp đến tận nơi coi cây
Lát nó như thế nào. Tôi cũng đã được thấy cây Lát có người trồng ở Hưng
Yên, nhưng không biết có đúng cây không? Lá nó mọc đối nhau qua một cuống
chạy dài ở giữa, thoáng nhìn giống cây dâu da xoan ăn trái. Cuống lá dài
gần 2 gang, mỗi bên cuống có chừng gấn 2 chục lá thon dài chừng 10 phân.
Nếu phải đó là cây Lát, thì lá khác hẳn lá cây Xà Cừ rồi. Xà Cừ lớn nhanh
lắm, gỗ cũng tốt, cứng, nhưng không đẹp bằng Lát.
*
Bạn có thể cho coi hình vân gỗ Lát Mexico, lá, và thân cành của nó được không?
*

Theo hình trên thì đây đích thực là gỗ lát, nhưng ko phải lát hoa, mà là "Lát trun". Cái này là em hỏi bố em, chứ em thì cũng ko rành lắm. Vì bố em cũng đã từng làm thợ xẻ nhiều năm và tiếp xíc với nhiều loại Lát. Về tên cây có thể mỗi vùng gọi cách khác nhau, nhưng nếu bác bảo nó là gỗ Phong, thì em nghĩ Phong và Lát trun chính là một.
Hiện em cũng đang được ngủ trên chiếc giường bằng "Lát trun " đấy bác, nhìn vân gỗ trên vai giường giống hệt vân gỗ hình của bác.
---------------
" Phải giải quyết vấn đề này bằng phương thức lâm sinh hợp lý".[/SIZE][/FONT][/QUOTE]

Cảm ơn bác đã giúp đỡ em, bác cho em hỏi phương pháp lâm sinh hợp lý là làm cách nào ạ?
Em nghe nhiều người nói, trồng Lát Mexico bị sâu đục thân dữ dội, thậm chí gây chết cây hàng loạt. Đây là điều em lo ngại nhất, bác chỉ giúp em cách nào phòng ngừa sâu đục thân và cách trị sâu đục thân hữu hiệu nhất để bảo vệ rừng trồng ?
Bác nào có bí kíp gì xin chia sẻ cho em với.
Thanks
---------------
""""Bạn có thể cho coi hình vân gỗ Lát Mexico, lá, và thân cành của nó được không?""""
*[/QUOTE]

Bác ơi, em mới nghiên cứu trên sách báo và tài liệu thôi bác ạ, em đang tính trồng thử nghiệm mà.
Theo tài liệu em đọc được thì gỗ Lat Mexico có đặc điểm giống cây Lát Việt Nam bác ạ.
 
Last edited by a moderator:
Lát Chun và Lát Hoa là tiếng gọi của thợ mộc thợ xẻ .
*
Tôi thợ mộc thì bậc thấp, nhưng thợ xẻ thì bậc cao,
vì có kinh nghiệm xẻ gỗ cứng mấy, có chất mòn cưa, hay
đường kính lớn, hay địa thế cheo leo hiểm trở cũng xẻ
được.
*
Cây Lát có vân đẹp hơn các cây gỗ khác ở chỗ nó có Chun.
ViệtNam có nhiều gỗ Lát lắm, và gọi tên theo cái đẹp đặc
trưng của nó, như Lát Da Đồng (đánh màu Da Đồng thì đẹp
nhất), Lát Hoa, và Lát Chun. Lát Hoa cũng có Chun, nhưng
ít, và Chun doãng chứ không mau. Lát Chun thì có loại
Chun Da Hổ (vằn vện), và Chun Tàu Cau (sọc thẳng), thì
Chun Da Hổ đẹp hơn, và đắt hơn. Trong hình lưng đàn Violin
tôi đưa lên, thì đó chỉ là loại Chun Tàu Cau, rẻ tiền.
*
Ở những giống gỗ có chun cũng phải là cây 7-8 chục năm trở
lên, và tuỳ theo đất đá, mới có chun đẹp. Sau đó, phải
theo chiều gỗ mà xẻ, mới có vân đẹp (có hoa và chun). Nếu
chỉ muốn chun, mà không cần hoa, thì xẻ theo chiều xuyên
tâm gỗ. Khi muốn có hoa, không cần chun, thì xẻ theo chiều
vuông góc với chiều xuyên tâm gỗ. Thực tế thợ xẻ không xẻ
theo 2 chiều trên, mà chỉ gần đúng với chiều đó thôi (theo
hình chữ H in hoa), nên gỗ xẻ ra có mảnh thì nhiều chun,
có mảnh thì nhiều hoa.
*
Riêng về cây Phong ở Mỹ, có một dạo bị bệnh chết hàng vạt
rừng, gây ra các diện tích chết hàng trăm héc ta. Cho đến
nay, chính phủ Mỹ vẫn chưa nghiên cứu xong về bệnh này.
*
Vì vậy, tôi gợi ý bạn tìm hiểu về cây Lát ViệtNam, từ xưa
đã trồng thành rừng ở Thái Nguyên, bây giờ có lẽ đã lớn,
nhưng chưa thu hoạch được (mới 3 chục năm) vì vân gỗ chưa
đẹp, và gỗ Lát non dễ bị mọt ăn lắm.
*
 

nhưng chưa thu hoạch được (mới 3 chục năm) vì vân gỗ chưa
đẹp, và gỗ Lát non dễ bị mọt ăn lắm.

ÔI CHA MẠ ƠI,
BA CHỤC NĂM MÀ CHƯA THU HOẠCH ĐƯỢC THÌ KHỎI PHẢI ĐỢI NỮA.
 
Chào các bác !

Em ở Hòa Bình, nhà em có khoảng 4 ha đất trồng cây lâm nghiệp. Trước giờ toàn trồng cây keo lai và bạch đàn.
Em nghe nói nước mình mới nhập về giống Lát Mexico, nghe nói là giống này phát triển rất nhanh và gỗ đẹp. Qua thông tin em tìm hiểu thì nghe nói là trồng cây Lat Mexico rất khó vì bị sâu đục thân rất mạnh, chết hàng loạt, khiến em đang băn khoăn không biết làm cách nào.
Có bác nào chuyên về lâm nghiệp xin chỉ giúp em kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây Lat Mexico.
Mong các bác giúp đỡ.
Cảm ơn rất nhiều
Vâng, đúng như bạn biết... Nước ta mới nhập giống lát mehico vào đầu những năm 90, do giáo sư Hoàng Hòe nghiên cứu và nhân giống. Giống lát này được trồng thử nghiệm tại Ninh Thuận, sinh trưởng và phát triển tốt. Lớn nhanh hơn cả những cây lát bên mehico. Những năm trước trồng thì không thấy có sâu đục thân, gần đây lại bị sâu đục thân(chủ yếu phần giáp ngọn). Ở miền bắc sâu đục mạnh vào mùa hè làm cho cây đẻ nhánh, vươn chậm. Vườn lát trồng thâm canh thì rất ít cây không bị đục, ở vườn xen canh thì tỉ lệ này có giảm. Khắc phục loại sâu này rất khó. Nếu bạn chưa trồng lát mehico thì có thể chuyển sang trồng lát hoa. Lát hoa sinh trưởng chậm hơn, nhưng gỗ chắc hơn và hiện tại chưa phát hiện sâu đục thân loại lát hoa.
 


Back
Top