lá sâm.( dùng để vò cùng với nước làm thạch uống )

  • Thread starter HoThanh
  • Ngày gửi
Xin chào các ACE trên diễn đàn !
Hiện tại quê tôi có trồng 02 loại dây Lá Sâm gồm:
- Sâm vườn . ( vì nó được trồng hoặc tự mọc trong vườn )
-Sâm lông . ( vì lá của nó có những sợi lông tơ mịn )
Nhưng ngoài 02 loại sâm trên tôi còn nghe nói đến loại lá sâm rừng ( là loại lá sâm có thể phơi khô dùng để xử dụng lâu dài ).
Vậy , xin cho hỏi có phải đúng là còn có 01 lá sâm nửa gọi là sâm rừng ?
Và cách phân biệt giữa sâm rừng và 2 loại sâm kia ?
Xin cảm ơn trước !:confused:
 


Last edited by a moderator:
Xin chào các ACE trên diễn đàn !
Hiện tại quê tôi có trồng 02 loại dây Lá Sâm gồm:
- Sâm vườn . ( vì nó được trồng hoặc tự mọc trong vườn )
-Sâm lông . ( vì lá của nó có những sợi lông tơ mịn )
Nhưng ngoài 02 loại sâm trên tôi còn nghe nói đến loại lá sâm rừng ( là loại lá sâm có thể phơi khô dùng để xử dụng lâu dài ).
Vậy , xin cho hỏi có phải đúng là còn có 01 lá sâm nửa gọi là sâm rừng ?
Và cách phân biệt giữa sâm rừng và 2 loại sâm kia ?
Xin cảm ơn trước !:confused:

bạn ở đâu vậy ?
tôi đang kiếm dây Sâm đó.
bạn có hạt giống đẻ trồng dây Sâm của bạn không?

NLer
 
Dây lá sâm.

Chào bạn !
Tôi ở Sơn Phú - GiồngTrôm - Bến Tre, còn bạn ở đâu ?
Cả hai loại giống sâm trên tôi đều có biết, và hiện nay tôi đang trồng loại sâm ko có lông mà chỗ tôi gọi là sâm vườn .Và có thể vì bài báo cũng viết từ B .Tre, mà người viết dùng từ ngữ ko được chính xác ( hoặc từ ngữ địa phương ).làm tôi mất thời gian !!!
Bạn vào google tìm dây lá sâm thì biết, nếu bạn là người có biết về loại dây sâm này, trên ảnh chụp tôi thấy nó là loại dây lá sâm vườn trồng ở quê tôi .
Còn dây sâm có lông , thì chỗ tôi gọi là sâm lông & có thể đấy là loại dây sâm RỪNG hay thấy ở miền Đông !?
Tôi đã đt cho A Tân ở chỗ bài báo đăng mà ko gặp được a ấy để xác định !
Số đt của nhà a ấy là: 0752 212 776. Đâu bạn đt thử xem có gì báo cho tôi biết với nhé !
 
Nói rõ thêm cho bạn biết là Sâm này trồng hạt rất lâu phát triển, và mùa này là mùa mưa nên ko có hạt đâu.
Mình chỉ cần cắt 1 đoạn dây ở gần nơi gốc của nó ( tức dây sâm đã khá già ) đem dâm ( trồng ) khoảng 20 cm là nhanh nhất.
Nếu có gì mail cho tôi : hochid@gmail.com
Hoặc nick chat : camle19
 
Có dạo mình cũng ở Miền tây được 3 tháng mình cũng có thử ăn món sâm đó rồi, nhưng khi về gấp quá nên không kịp lấy giống, nếu có thể mình xin một ít được k.
 
Sâm có nhiều loại lắm . Các bác trao đổi chỉ làm cho người khác thêm tò mò . Liệu Bác nào có thể cho anh em xem ảnh cây sâm dây được ko. Liệu cây này có phải là cây Sâm ba kích ko mấy Bác ....?
 

Ở quê mình có loại lá sâm (người dân gọi là dây lâm sâm) dùng vò nhuyển lọc lấy nước, để thời gian chúng sẽ đông lại giống như sương xáo (ảnh dưới). dây có lông nhỏ, lá mỏng rất tiếc mình không chụp được ảnh của nó.
3226481124-m-m-m-m-l-c-y.jpg

khác với lá sâm này nhiều:
100073614_f5c1b09f17.jpg
 
Mình ở An Giang. mình thấy ở quê mình có loại lá sâm giống như bác dangtrungkien nói vậy đó, mà loại này ở quê mình nhiều lắm. Nếu bạn nào có nhu cầu thì mình có thể cung cấp giống. hãy gọi cho mình 01683 846 487
 
Last edited by a moderator:
Một trong những món ăn chơi dân gian người Việt

Sâm có nhiều loại lắm . Các bác trao đổi chỉ làm cho người khác thêm tò mò . Liệu Bác nào có thể cho anh em xem ảnh cây sâm dây được ko. Liệu cây này có phải là cây Sâm ba kích ko mấy Bác ....?

"Sâm này không phải là "sâm" trong nhân sâm , đảng sâm . "Sâm" này trong nam gọi là sương sâm ,sương sáo . Không phải là ba kích !

Không biết món này m.bắc có không ? Sương sâm ,sương sáo,sương sa, hột lựu là món ăn chơi (quà vặt) giải khát dân gian rất phổ biến của ng miền nam .

Sương sâm là 1 dạng thạch (từ thạch trong "thạch dừa") màu xanh lá cây, dai dai mềm mềm . Đc làm từ 1 loại lá_dân gian hay gọi là lá sương sâm vò ra với nước,tự nhiên nó sẽ đông thành 1 dạng thạch màu xanh lá cây . Dùng sương sâm, chế ít nước đường thắng kẹo + đá bào, dầu chuối , ăn rất ngon, mát . Thường ng ta ăn chung sương sâm + sương sáo , ngoài ra còn có thêm hột é , mủ gòn ,mủ trôm

Sương sáo cách ăn và cách chế biến cũng giống như sương sâm, nhưng có màu đen mun, dai hơn sương sáo . Cũng từ 1 loại lá sương sáo mà vò ra.

Còn sương sa thì chắc thịnh hành cả VN ,cũng từ rau câu mà đổ ra có điều sương sa ăn trong sương sáo/sâm thì ng ta đổ nguyên bản , ko đường ,ko màu gì hết, cắt thành khối bằng 2lóng tay. Kêu là sương sa là đích thị dạng ấy .

Trời trưa nóng , làm 1 chén sương sa,sương sáo, hột é, thêm chút mủ gòn. Vị ngọt của đường thắng ,mùi thơm của dầu chuối, cái mát lạnh của đá bào, dư vị mềm mềm,sực sực của sương sa sương sáo thấm đượm mát lạnh cả tim phổi. Một món ăn chẳng có gì là đặc biệt nhưng đã đi theo hành trình từ ấu thơ đến trưởng thành , đối với ng SG nói riêng và Nam bộ nói chung thì không ai ko biết sương sa sương sáo, có lẽ nó quá thân thuộc nên ko ai cần nói nhiều về nó !

Một chén và thêm một chén nữa !
 
ngoài mình mấy món này không có . Đây là lần đầu tiên em nghe thấy mấy món này .
 
Để mình nói rõ hơn cho các bạn tường tận:
Sâm hay còn gọi là Sương Sâm thì có hai loại rất dễ phân biệt:
Thứ nhất là Sâm không lông(loại này chủ yếu có nhiều ở các tỉnh miền Tây): lá trơn, bóng và nhỏ, loại này thì thích sống ở đất có pha cát và ăn không ngon bằng loại thứ hai.
Thứ hai là Sâm lông (loại này sống chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên hay còn gọi là Sâm rừng): trên lá có nhiều lông mịn li ti như là nhung vậy. Loại này có lá to, dày và có giá cao hơn loại sâm kia trên thị trường. Hiện tại loại này có giá trên dưới 30K/1kg lá mua từ nông dân. Có nguồn gốc từ rừng nên loại sâm này rất khỏe có thể trồng từ hạt hay từ thân già của cây đều được. Giá bán cây con từ các đại lý ươm giống cây trồng vào khoảng 5k/cây, nếu chăm sóc tốt sau 03tháng là đã hái lá được rồi.
Nói chung cả hai loại trên mà đem vò và ăn vào lúc thời tiết oi bức với nước đá thì tuyệt vời tất nhiên là phải thêm chút đường trắng để tạo vị ngọt.
 
Tôi không biết sâm vườn ra sao nhưng con nhớ rõ hồi nhỏ (1976-1980), gia đình tôi ở vùng kinh tế mới Tây Ninh, khi vô rừng tụi tui thường hái lá sương sâm đem về vò làm sương sâm ăn, sâm rừng thường mọc thành dây. Tui còn nhớ là có 2 loại lá sâm : Loại trơn và loại có lông. Loai trơn thì lá cứng hơn và màu cũng đậm hơn loại lông, khi vo xong phải cho một ít nước tro bếp vào thì mới đông được. Lấy một ít tro bếp cho vào 1 chén nước, vớt hết những cục than nhỏ nổi lên trên rồi để một hồi cho lắng, lấy phần nước trong cho vào nước lá sâm đã vo chừng 1-2 tiếng là đông ngay. Loại sâm lông thì không cần phải dùng nước tro, ăn ngon và thơm hơn loại trơn. Đúng là không cần phải trồng sâm bằng hột, chỉ cần dâm cành là nó sống thôi, hồi đó tôi đã từng đem về nhà trồng rồi, rất dễ sống.
 
Chúng tôi biết rằng canh tác cây sâm rừng ( có nơi còn gọi là lá tiết dê, vì khi vò, đông lại có nổi lên những bọt và màu như tiết của con dê...) là để cải thiện đời sống, xóa đi cái nghèo cho bà con nông dân. Với cương vị của tôi là mong muốn tìm hiểu thật cặn kẽ kỹ thuật về canh tác, giống của cây sâm rừng (nguyên liệu làm nươc giải khát sâm sâm) nhằm chuyển tải đến cho bà con nông dân. Vậy quí vị nào am tường xin chỉ dẫn giúp.
Xin cám ơn !
 
Last edited by a moderator:
- đây là lá sâm ( sâm sâm hay bán ngoài chợ ) .em mình vừa đi xin về ở nhà bà con

- ở vùng mình khi vò nát rồi thi cho vào 1 ít nang mực cho nó dẻo ,dòn ,thơm .........,nói chung là ngon hơn khi có nang mực
---------------
sieuthiNHANH2011041210115mtqzogvinz52951.jpeg

---------------
sieuthiNHANH2011041210115odbmzdy5og65492_1.jpeg

---------------
sieuthiNHANH2011041210115ngmymjk5yz51843.jpeg
 
Last edited by a moderator:
ở Bến Tre có loại sâm này, có thể trồng hạt hoặc dây, rất dễ trồng

42011a1302581351dscn214.jpg


42011a1302581378dscn214.jpg


cái hình thứ 2 của Tran Vi dưới tui gọi là lá mối, khi vò lá sâm cho thêm 1 chúc lá mối vào vò chung, thì nó dai hơn và có vị hơi hơi đắng rất ngon.
 


Back
Top