Làm chuồng nuôi chuột đồng

  • Thread starter nongnghiepvp
  • Ngày gửi
- Chào các bác bác nào có kinh nghiệm làm chồng nuôi chuột đồng thì mách e với
Cảm ơn các bác nhiều ạ
 


Con này là món đặc sản, ít người nuôi, hoang dã cũng khó bắt.
Nhưng chủ yếu thấy nguồn tiêu thụ nó cũng không nhiều. Nếu ai rủ đi ăn thịt gà, mình đi ngay, còn rủ đi ăn thịt chuột thì còn suy nghĩ lại, rồi còn phái nữ nữa họ thường dị ứng khi nghe món này có ăn cũng rất ít.
Chuột nhà thì ăn tạp, chuột cống thì ăn dơ, còn chuột đồng ăn ngũ cốc, hoa quả, cỏ lá... Nếu nuôi chuồng mà không tạo điều kiện, môi trường, thức ăn như hoang dã thì nó cũng hôi, cũng dơ như chuột nhà.
Em ở Sài Gòn cũng ít thấy có quán thịt chuột đồng. Nuôi con này bán làm thức ăn cho cá, rắn, trăn... thì có lời. Vì giờ nhiều người nuôi thú cưng toàn mấy con bự bự như cá hải tượng, trăn...
 


có anh nào bán giống chuột cống nhum không cho em xin số đt với
 
bun bun mua 15 cai bay bat dc 5 con chuot cong nhum ve dinh nuoi choi__ma no hoi long qua va rat hung hang.co cach nao cho no het hoi long ko cac ban
o an giang chuot cong nhum thi thieu gi ai muon nuoi ko
 
Cho anh nào có ý tưởng này vào trại tâm thần đi.. Có gần Trâu Quỳ không ad ơi
 
aenao ranh ve chuot cong nhum cho minh ? cai __sau ma minh dat rap ve chuot cong nhum co mui hoi long qua gi ae co cach nao tri ko__hay la chuot hoang no vay
 
Một sự thật là ở quê hương tôi tại ThÁi Bình giờ có nhiều thanh thiếu niên không biết làm ruộng, nấu cơm. Rồi đây không biết nông nghiệp nước nhà sẽ ra sao khi những người đc giao ruộng đất lại không biết canh tác và gần đây lại có nhưng thanh niên sống ở thành phố đc bố mẹ bao bọc lại nổi hứng muốn làm nông nghiệp trong khi cuộc sống chưa bước ra khỏi cái cũi của bố mẹ đóng cho. Nguy to rồi nông nghiệp VIỆT NAM ơi!!!!!!!!!!
Chú nói thế tôi không thích tý nào. Thanh niên trên thành phố không lẽ phải suốt ngày sống trong cái vỏ bọc mà mình không thích sao. Thanh niên thành phố không lẽ không được làm nông dân mà chỉ có thanh niên ở quê mới có thể làm nông dân.
 
Chú nói thế tôi không thích tý nào. Thanh niên trên thành phố không lẽ phải suốt ngày sống trong cái vỏ bọc mà mình không thích sao. Thanh niên thành phố không lẽ không được làm nông dân mà chỉ có thanh niên ở quê mới có thể làm nông dân.

Tôi nói thanh niên ở quê bây giờ còn không chú tâm làm ruộng bởi làm ruộng rhu nhập thấp....còn thanh niên ở thành phố đang có cuộc sống sinh hoạt cao hỏi có được mấy % làm được nông nghiệp.....con em sinh ra từ nông nghiệp còn bỏ nông nghiệp....mà số đó nhiều gấp nhiều lần mấy a tp thích làm nông nghiệp....hỏi ai , lấy đâu ra người buô vào chỗ thiếu hụt đó....làm công nghệ cao ư....chưa có điều kiện.....tương lai chúng ta là nước nông nghiệp sẽ phải đi nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp đó bạn
 

nhiều bạn nói rất đúng ở Canh Nậu, Thạch thất, HN chuột sống khoảng 80k/kg còn chuột vặt lông thui rồi 100k/kg chuột mổ ướp sẵn 140k/kg. Chuồng nuôi chuột an toàn và hiệu quả theo tôi được biết là chuồng bán hoang dã xây chuồng cao khoảng 1,2m láng đáy bê tông bột đá khoảng 5cm, đổ đất vào 40cm để chuột tự đào hang lẩn chốn trên tường ốp gạch men và 1 viên gạch quay ngang để chống bò ra ngoài trong trồng cây trứng cá và các loại cỏ thức ăn chủ yếu là rau, cỏ, lúa, các loại khoai, sắn chất lượng kém. Diện tích thì phụ thuộc vào quy mô. Một số ngu ý mong mọi người cho ý kiến
 
Nuôi chuột công nghiệp năng suất cao ở Úc đây:

Chùa chuột ở Ấn độ có nhiều chuột quá già yếu:

Diễn đàn tự động sửa chữa bài, không đúng thật
bài tôi đăng lên.
Bán Amytran co thể cho e xin line video nuôi chuột công nghiệp năng suất cao ơ Uc được ko. Video tren diễn đàn này xem ko được
 
Mấy anh em trao đổi và có tiến hành nuôi chuột đồng đã đi tới đâu rồi. Có kết quả gì sau hơn 3 năm đề tài này lên thớt. Chủ thớt chắc cũng đã âm thầm thực hiện rồi và đã thành công phải vậy không?
 
theo mình chuột đồng nếu nuôi thì thành chuột nhà mất rồi nó sẽ không còn sạch như chuột đồng nữa bạn nhé. tốt nhất hết chuột đồng cung cấp cho nhà hàng vẫn là chuột thiên nhiên bắt từ đồng về chứ chúng ta đem nuôi chúng thì còn gì là đặc sản đồng quê nữa
 
ở Miền Tây thấy lúa nhiều và dừa nhiều, nhưng người dân săn bắt chuột nhiều quá làm nhiều cánh đồng khan chuột nên họ phải lặn lội sang đồng của địa phương khác để bắt chuột.
An Giang là thủ phủ của Chuột, hàng triệu triệu con chuột khi nào, giờ nhưng cũng không đủ thịt chuột để cung cấp cho thị trường. Báo chí năm 2013 có nơi viết hàng ngày trung bình 3 - 4 tấn chuột từ ở biên giới Campuchia chở sang An Giang, cao điểm là 8 tấn chuột.


( có người nói trên 20 tấn mỗi ngày đó. Thật ra 20 tấn cũng chưa phải số lớn so sức mua của cả nước. Trước đây người dân biên giới phải đi diệt chuốt ngày đêm, vì ít người ăn, nên họ ít bắt. Sau này thì con vật ăn được vừa ngon vừa có giá thì người dân bắt tận cùng, nên chuột trong nước không đủ cung ứng nên phải nhập từ Campuchia thôi.)

Con số này bạn thấy nhiều quá phải không ? Nhưng thật sự là nó lớn hơn con số đã bị gò nhỏ như trên gắp nhiều lần. Riêng năm 2009
thì chỉ tính riêng cửa khẩu Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang) mỗi ngày có trên 35 tấn thịt chuột từ Campuchia nhập vào nội địa để bán.
tham khảo :
Thịt chuột từ Campuchia tràn vào VN
Chuột thương phẩm là nhu cầu tiêu dùng mà nội địa không đủ phục vụ nên ta phải nhập khẩu tiểu ngạch không chính thức. Vấn đề còn lại ở đây là chúng ta phải có nhìn tổng thể hơn, khái quát hơn. Chứ không thể tư duy cứng ngắc chỉ Tiêu Cực là chuột là vật phá hoại. Nhưng đối nền kinh tế nông nghiệp cần có một sự linh hoạt và khéo léo hơn để tăng thu nhập cho một số bộ phận nông dân có thu nhập thấp và để giúp nhiều hộ ổn định đời sống.


Dĩ nhiên là khi ta nuôi cũng phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, những vấn đề quan trọng khác cần phải lưu ý, có che chắn tránh chuột thoát ra ngoài.
 
Last edited:
Không biết ở HN có ai đang nuôi chuột không ạ. Mô hình này em thấy hay.
 
Khoảng 2 năm trở lại đây mình thấy sáng sớm có vài xe máy chở mấy cái lồng chuột từ SG về hướng miền Tây, chạy ở cái đường dẫn vào cao tốc, chỗ BV Nhi mới mở ấy. Toàn chuột cống, mang về bán thành cống nhum, giá mần rồi chắc cũng dc 60 k / kg. Từ đó trở đi bỏ k dám ăn thịt chuột, trừ có mới đây vô Tràm Chim, mấy anh em kiểm lâm cho ăn thì dám ăn thôi
 
Mới lạ mô hình nuôi chuột đồng ( năm 2011)
Nuôi chuột làm … mồi nhậu
Cả chục năm nay thì trong lúc người dân ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… đang đau đầu tìm cách tiêu diệt lũ chuột phá hại mùa màng thì ở TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, lại có những người âm thầm tìm chuột con về nuôi… lấy thịt !!!

( Lưu ý: Bạn nào muốn nuôi thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng, phải có biện pháp vệ sinh, phải giữ gìn cẩn thận để tránh đàn chuột quá đông thất thoát ra môi trường bên ngoài làm hạo mùa màn)

Xây nhà cho…chuột ở
Người khởi xướng phong trào nuôi chuột ở TP Cần Thơ là ông Mai Chí Đệ, một nông dân rặt ri ở ấp Thới Trung, xã Thới Đông, H.Cờ Đỏ. Lúc đầu, ông Đệ thả nuôi 6.000 con chuột con. Chuột lớn rất nhanh, chỉ vài tháng sau đã bắt cặp, sinh con. Trong khu nuôi chuột rộng 350m2, ông Đệ xây hàng rào cao hơn 2m, nền đổ xi măng để chuột không thể đào hang hay leo ra ngoài. Ngoài ra, ông Đệ còn xây hai “ ổ chuột” có che mái hiên chống mưa gió, bên trong ông lấy đất cục đổ lên nhiều tầng cho chuột đào hang sinh sống.
v4-728px-Care-for-a-Pet-Rat-Step-1-Version-5.jpg.webp

Hằng ngày ông Đệ ra chợ xã gom các loại rau quả, trái cây bị hư về cho chuột ăn. Ông Đệ nói chuột đồng nuôi “tại gia” mỗi kg khoảng 7 con, bán cho các nhà hàng, quán ăn với giá từ 40- 50 ngàn đồng ( thời giá của năm 2011). Tính đến thời điểm này, ông Đệ đã xuất bán khoảng 10 tấn chuột, thu vào được 45 triệu đồng. Sau khi trừ tiền đầu tư xây khu nuôi chuột, mua con giống, thức ăn…ông còn lời 10 triệu đồng. Còn phân chuột ông dùng để bón hoa màu, kết quả khá tốt.

Ông Đệ ước tính trong hai ổ còn hàng chục nghìn con chuột lớn nhỏ. Cứ cách hai tháng ông lại bắt lứa chuột lớn gần 1 tấn bán thịt, trừ chi phí lời 1 triệu đồng. Chuột thì mỗi tháng đẻ một bầy từ 7- 10 con. Ông Đệ nói nuôi chuột không giàu có nhưng có đồng ra đồng vào hoài. Hiện nay rất nhiều người đến tìm mua chuột giống của ông Đệ về nuôi thử nghiệm, với giá 45.000 đồng/kg.

chuot1.jpg

Ông Đệ bên ổ chuột - Ảnh: NN

Nếu ông Đệ là người khởi xướng phong trào nuôi chuột đồng, thì ông Đỗ Văn Giàu (ngụ ấp Tân Lợi, thị trấn Một Ngàn, H.Châu Thành A, Hậu Giang) được xem là người khơi mào nuôi chuột cống nhum, loài chuột to lớn, dữ dằn trong họ chuột.

Ông Giàu tận dụng mấy cái lu, khạp thả chuột cống nhum giống vào nuôi, rồi thảy khoai mì, ốc, cua, lúa...cho chúng ăn. Suốt ngày, bầy chuột 100 con bò tha thẩn khắp sân vườn, chúng thân thiện dạn dĩ với chủ nuôi như mèo, chó vậy. Theo ông Giàu, chuột cống nhum con nuôi khoảng 6 tháng thì bắt ổ đẻ, mỗi lứa đẻ từ 6- 10 chuột con.
v4-728px-Care-for-a-Pet-Rat-Step-1-Version-5.jpg.webp

Tuy nhiên, do điều kiện không cho phép nên ông Giàu chỉ nuôi nhỏ lẻ để bán thịt và làm món nhậu lai rai. Hiện nay, chuột cống nhum giống 2 tháng tuổi giá 150.000 đồng/cặp, 4 tháng tuổi giá 300.000 đồng/cặp. Chuột cống nhum con nuôi 4 tháng cân nặng 800g/con, lái đến thu mua từ 60- 70 ngàn đồng/kg tùy theo thời điểm. ( thời giá của năm 2011)

Ông Đỗ Xuân Phúc, Trưởng trạm khuyến nông huyện Cờ Đỏ, cho biết trạm đã tiến hành kiểm tra khu nuôi chuột của ông Đệ, thấy chuồng trại an toàn. Mặc dù ông Đệ nuôi đã lâu nhưng chưa nghe người dân phản ánh chuột thoát ra ngoài phá hoại, hay gây mùi hôi thối. “Tuy nhiên, do đây là đối tượng nuôi quá mới mẻ, nên chúng tôi đang tiếp tục…theo dõi”, ông Phúc nói.
Ngọc Nhung
-------------------------------------------------------------------------------------------
Mới lạ mô hình nuôi chuột đồng ( năm 2011)
Nhiều lão nông cho biết khoảng trước năm 1950, chuột đồng ở huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ nhiều vô số kể, nhiều người đã dùng mỡ chuột để thay dầu đốt đèn. Mãi cho đến năm 2000, bà con nông dân còn phải lên kế hoạch “diệt chuột” để bảo vệ mùa màng. Vậy mà giờ đây, không ít người đã có sáng kiến nuôi chuột đồng lấy thịt. Đúng là một chuyện khó tin nhưng lại là sự thật…
274631.jpg

Ông Mai Chí Đệ theo dõi chuột đẻ

Từ một ý tưởng đột phá

Được sự giới thiệu của ông Đỗ Xuân Phúc, trưởng trạm khuyến nông huyện Cờ Đỏ, tôi đã tìm đến nhà ông Mai Chí Đệ, một nông dân ở ấp Thới Trung, xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ, người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi chuột đồng (chuột cơm) ở huyện Cờ Đỏ.

Ông Đệ cho biết: “Nhân một chuyến về Vĩnh Thạnh, phát hiện có người nuôi chuột đồng, tôi mới nghĩ ra rằng đây là một mô hình hấp dẫn nên tôi mới hứng thú bắt tay vào nuôi thử nghiệm, không ngờ kết quả ngoài sự mong đợi…”. Bước đầu ông Đệ đã bỏ ra 35 triệu đồng để đầu tư cho chuồng trại trên một diện tích 350 m2 và thả nuôi 6.000 con. Là một nông dân có nhiều năm kinh nghiệm nên trước khi xây dựng mô hình ông đã chịu khó tìm tòi, học hỏi về đặc tính hoang dã của loài gặm nhấm này. Do đó, ông đã xây dựng chuồng trại đúng quy cách, nền tráng xi măng, tường gạch và tôn để vừa bảo đảm chuột không ra ngoài, vừa tạo được môi trường tự nhiên, gồm đất cát, cây khô (theo kiểu chất chà), gò cao, chỗ trũng… cho chuột hoạt động thoải mái và sinh sản tự nhiên giống như ở môi trường hoang dã.

Điều đầu tiên mà ông nghĩ đến là vấn đề thức ăn cho chuột và vệ sinh chuồng trại theo mô hình an toàn sinh học. Để chuột mau lớn và tránh được dịch bệnh, ông tuyệt đối không cho chuột ăn đồ hôi thối mà cho ăn toàn rau củ như dưa leo, cải vụn, khoai lang, khoai mì, tránh được dịch bệnh. Tránh để mào rình bắt chuột.

v4-728px-Care-for-a-Pet-Rat-Step-2-Version-5.jpg.webp

Ông Bùi Quốc Việt, nhà kế bên cũng đang nuôi 2.500 con thịt cho biết chuột đồng là loài mắn đẻ, cứ đầu tháng, cuối tháng là đẻ, trung bình mỗi lứa từ 8 – 10 con nên đàn chuột phát triển rất nhanh. Lúc đầu chưa có con giống, người nuôi phải mua chuột con do những người đi đào hang về cung cấp. Sau hai, ba tháng chuột bắt đầu đẻ nên không còn tốn tiền mua con giống nữa.

Hiệu quả bước đầu

Hiệu quả bước đầu những con đực loại 10 con/kg để bán với giá 45.000 đ/kg (vào thời điểm ngoài đồng ít chuột, giá sẽ cao hơn). Theo tính toán của ông, trên đà phát triển như hiện nay, cứ sau 2 tháng có thể xuất bán một lần khoảng 1 tấn chuột thương phẩm, sau khi trừ hết các chi phí còn lời khoảng 30 triệu đồng. Ông cũng cho biết phân chuột bón rau màu rất tốt, không thua kém gì phân dơi. Nhờ vậy mà vườn rẫy nhà ông lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn.

Từ kết quả nuôi đầu tiên của hộ ông Đệ, hiện nay khu vực Cờ Đỏ đã tăng lên 5 hộ nuôi chuột đồng và đang bước vào thời kỳ thu hoạch. Ông Đệ tỏ vẻ vui mừng và tin tưởng vào mô hình mới mẻ và độc đáo này, vì theo ông, con chuột tuy sống ngoài thiên nhiên nhưng khi đưa vào chuồng trại nó vẫn thích nghi, dễ nuôi, mau lớn, ít tốn kém, đầu ra lại hấp dẫn. Nhiều nhà hàng, quán ăn và bạn hàng đã đến tận nhà thu mua với giá hấp dẫn nên ông không sợ mất giá. Nhiều người còn cho rằng thịt chuột hiện nay được coi là đặc sản của miền miền lúc nào cũng khan hiếm.

Ông Huỳnh Hoàng Đông, cán bộ khuyến nông huyện Cờ Đỏ cũng cho rằng:

Mô hình nuôi chuột đồng của ông Mai Chí Đệ ở xã Thới Đông tuy mới mẻ và đang ở giai đoạn đầu nhưng đây là một mô hình có nhiều triển vọng. Một số người sau khi tham quan đều có nhận xét: Đây là một mô hình bước đầu có hiệu quả, chúng ta cần nhân rộng thêm để phát triển kinh tế xã nhà đồng thời tạo điều kiện cho một số nông dân chuyển dịch sang mô hình nuôi chuột kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Tránh nuôi quá nhiều tụ phát mất kiểm soát.

Nuôi chuột đồng theo kiểu tự phát
Sau nhiều ngày nắm thông tin, chúng tôi nhanh chóng có mặt tại Hậu Giang, nơi mà nhiều nông dân tự mày mò kinh nghiệm nuôi chuột đồng và âm thầm mang chuột về nhà rồi xây chuồng trại, cho chúng sinh sản…

Vượt hàng trăm cây số, men theo con lộ giao thông nông thôn, chúng tôi mới tìm đến được nhà của ông Đỗ Văn Giàu (SN 1951, trú tại ấp Tân Lợi, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A)- người có thâm niên chục năm với nghề nuôi chuột.

Biết chúng tôi đến viết báo, ông Giàu không ngần ngại chia sẻ: “Nghề nuôi chuột đồng lấy thịt cũng kiếm được tiền tăng thêm thu nhập cho gia đình”

Nói về cơ duyên và kinh nghiệm, ông Giàu cho biết:

“Tôi vốn là nông dân chính hiệu, lại có sở thích chăn nuôi. Trong một lần đi làm đồng, tôi bắt được 1 cặp chuột cống nhum (giống chuột to, hung dữ, trọng lượng mỗi con trưởng thành nặng khoảng 0,8kg- 1kg), sau đó mang về nhà bỏ vào lu (loại lu dùng để chứa nước) để nuôi.

Không lâu sau đó thì chúng sinh sản, điều đặc biệt là chuột con khỏe mạnh, ít khi mắc bệnh và lớn rất nhanh, thức ăn chính là lúa và các loại củ quả…

Nhiều người bạn đến xem, tôi thường bắt chuột làm thịt. Thấy mồi nhậu ngon, ai cũng khuyến khích nuôi nên tôi duy trì và phát triển nghề này”.

“Cứ 3 tháng là chuột “bắt cặp”, mỗi lứa chúng sinh sản khoảng chục con, đẻ nhiều từ tháng 10 đến tháng 12. Chuột nuôi được thuần nên rất dạn, không còn hung dữ nữa. Chuột cũng giống như loài mèo, vài ngày phải tắm rửa và vệ sinh nơi ở của chúng.

2 năm thì phải thay chuột mẹ một lần vì chúng sinh sản yếu đi. Ngay tại thời điểm tôi nuôi chuột, chủ yếu cung cấp chuột thịt cho các quán ăn, nhà hàng khắp các tỉnh trong cả nước. Lúc khan hiếm, giá chuột thịt cao ngất, lên đến 75.000 đ/kg, chuột con giống giá từ 100.000- 200.000/cặp.

Có người ở tận Lâm Đồng cũng tìm đến tôi mua chuột giống mang về nuôi, đồng thời xin chia sẻ kinh nghiệm”- ông Giàu vui vẻ kể.

Chú ý là phải tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh?

Cách nhà ông Giàu chừng 30km, chúng tôi phải qua một con đò nhỏ mới đến được “trang trại” nuôi chuột của ông Lê Văn Bình (SN 1955, ngụ số 288/44 ấp 7A1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy- Hậu Giang).
images1614010_BVL_a__10_.JPG

Ông Bình đang rất tâm đắc với mô hình nuôi chuột tại gia của mình.

Ông Bình cũng là một trong những nông dân có đam mê phát triển nghề nuôi chuột. Ông bộc bạch: “Với ý tưởng nuôi chuột lấy thịt, bán cho thương lái cung ứng tại các quán ăn, nhà hàng trong khu vực thì tôi đã có từ lâu nhưng chỉ mới đưa vào hoạt động mô hình nuôi chuột tại gia đình được hơn năm nay”.

Dứt lời, ông Bình dẫn chúng tôi ra phía sau nhà để tận mắt chứng kiến “mô hình” nuôi chuột mà ông có vẻ tâm đắc. Theo quan sát của chúng tôi, nơi nuôi chuột chỉ cách nhà ở của ông vài bước chân.
images1614011_BVL_a__12_.JPG

Nhiều thương lái mua chuột cung cấp nguồn thịt cho các quán ăn, nhà hàng.

Chuồng trại được xây bằng xi măng, cao gần 1m, diện tích khoảng 6m2, phía trên có lưới chắn. Cạnh bên chuồng trại nuôi chuột có mắc chiếc võng vải để ông Bình nằm trông giữ, bảo vệ chuột, cũng như ngăn cản lũ mèo tấn công...

“Chuột sinh sản rất nhanh, nuôi chóng lớn, vậy mà cũng không đủ nguồn chuột thịt bán cho các thương lái để cung cấp nhà hàng, quán ăn trong khu vực. Với 2 cặp con giống, chỉ sau vài tháng, đàn chuột đã lên tới hàng trăm con lớn nhỏ.

Chuột dễ nuôi, thức ăn cũng dễ tìm, rau, củ, quả, ốc,… thì chúng đều dùng được, nhưng món khoái khẩu nhất cũng lại là lúa. Để nuôi chuột thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì người nuôi chuột cần phải biết đặc điểm, cũng như thói quen của chúng.

Ban ngày, chuột thường ngủ, nhưng ban đêm chuột hoạt động, ăn suốt 24/24. Khi chuột sinh sản phải bỏ riêng vào lu. Chuột mẹ chăm sóc con rất cẩn thận, tuy nhiên sau 25 ngày thì cũng phải tách chuồng để chuột con tự lập và phát triển”- ông Bình cho hay.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, người tiếp xúc với chất bài tiết của chuột hoặc bị chuột cắn thì có thể mắc một số loài vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng gây suy thận cấp do Hanta vi rút, ngoài ra còn mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.

lan truyền theo đường hô hấp từ các loài động vật gặm nhấm, loại vi rút này gây sốt xuất huyết thể thận, bệnh được xác định ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á với tỷ lệ tử vong từ 4-15%.

Ngoài ra nếu vì sự cố nào đó đàn chuột xổng ra môi trường và sinh sôi với cấp số nhân thì không ai tính được thiệt hại cho mùa màng, sức khỏe như thế nào.

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Quốc Hải- Trưởng Ban nhân dân Ấp 7A1 (xã Vị Thanh) cho biết: “Mô hình nuôi chuột đồng ở đây hơn chục hộ. Nông dân chủ yếu là nuôi tự phát. Mô hình này cũng mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương. Nguồn cung chủ yếu là cho các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn TP Cần Thơ và khu vực lân cận”.

Tuy nhiên cũng có người tỏ ra dè dặt và thận trọng vì họ cho rằng chuột nuôi tập trung lâu ngày có thể gây ra môi trường bẩn thỉu, mầm bệnh có thể phát sinh bất cứ lúc nào nên cần nhất là phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp về vệ sinh an toàn chuồng trại…
 
Last edited:


Back
Top