làm gì với 200 triệu và 10 hecta đất trống !

  • Thread starter hac long
  • Ngày gửi
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận
Chào cả nhà !
Tình hình là sau 10 năm làm việc, mình mới mua được 10 hecta đất trống để lập trang trại trồng đu đủ và hiện tại mình đang còn dư 200 triệu trong nhà.
Nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, nên mới hỏi các bạn.
Vườn chưa có điện, chưa có nước, chưa có nhà tạm và chưa có hàng rào.
Vườn ở huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai.
Cám ơn bạn đã đọc tin !
 


10ha mua hết nhiều tiền không bác ?
 
Đầu tư vào giếng tưới là quan trọng nhất! Chủ động nước tưới là xem như đã thành công một nữa. Trồng đu đủ nên suy nghĩ kĩ vì sau khi trồng đu đủ khó trồng các cây khác, nhất là các cây có giá trị kinh tế cao như cây có múi, cây ăn trái.... Có thể trồng mè để cải tạo đất , vả lại giá trị kinh tế mè khá cao. Chúc Thành công!
 
cám ơn bạn lethanhhan !
từ chiều đến giờ mình ngồi, rồi đi, rồi đứng, rồi nằm đọc những topic trong agriviet.com
mình thật sự kinh ngạc trước những thông tin mà mình đọc được.
mình tưởng trồng cây dễ lắm chứ, chỉ cần có công thức là có thể trồng.
nhưng thật sự thì kiến thức trồng 1 loại cây nào đó nó thật sự ... vô biên.
mỗi chuyện bón phân không mà đọc 4 tiếng đồng hồ chưa hết ... muốn hết chắc phải 4 tháng.
sau khi lướt agriviet.com thì bây giờ mình càng không biết phải bắt đầu từ đâu !

nhưng điều mình muốn nói là những đóng góp ý kiến của các thành viên, những nội dung vô cùng phong phú và bổ ích.chào bạn lethanhan !
mình thì không định chuyên canh cây đu dủ. mình dự định trồng 5 hecta đu đủ + 5 hecta chuối + xen canh là gừng (khi 2 trong 3 loại mất mùa thì còn 1 loại vẫn gỡ được vốn)

nhưng bạn biết đó, vốn của mình ít quá, nên :
Bước 1: mình tập trung vào trồng 10 hecta đu đủ trước (nhanh thu hoạch).
Bước 2: khi nào thu hoạch mà thu đã bù được chi rồi thì mình sẽ lấy cái thu đó để chi cho việc trồng gừng xen vào.
Bước 2: khi nào mà thu đã bù được chi nữa thì mình tiến hành phá bỏ 5 hecta đu đủ để trồng chuối.
Bước 3: sau khi trồng chuối xong sẽ hình thành nên trang trại bao gồm: 5 hecta đu đủ + 5 hecta chuối + gừng xen canh trồng ở giữa hàng (phát triễn bền vững).

Bạn lethanhan thấy như vậy ổn chưa ?
liệu nó nên thay gừng bằng mè không ?
 
Last edited by a moderator:
Không nên trồng Đu Đủ. Trồng Đu Đủ là đem tính mạng
đặt vào tay người buôn. Tôi thà trồng cây gì bán lấy
một xu chứ không trồng Đu Đủ may ra được 1 ngàn. Người
miền Nam có thể trồng Đu Đủ khá nhiều. Người miền Bắc
thì không. Lý do là Đu Đủ nhiều thì ế. Người ta có thể
ăn Chôm Chôm, Chuối mấy ngày liền, nhưng không thể ăn
Đu Đủ nhiều lần. Ớn lắm. Bạn cứ thử ăn thì biết.

Không nên xen canh. Xen canh cầm bằng mất trắng. Bạn
không hiểu xen canh, nên hiểu sai. Xen canh là trồng
cây phụ ngắn ngày vào lúc cây chính dài ngày còn nhỏ.
Gừng không phải là cây ngắn ngày.

Mè là cây ngắn ngày, có thể xen canh, nhưng chỉ xen
được một lần thôi. Khi cây chính lớn lên, thì hết
xen canh.

Vài điều trên là những điều rất dễ biết, dễ hiểu, nhưng
bạn chưa từng sống giữa nhân dân (hình như bạn mới ở
trên trời rớt xuống) nên kinh doanh rất dễ phá sản.
 
Chào bạn! Kế hoạch đầu tư nông nghiệp của bạn đúng là có rất nhìu vấn đề nên cân nhắc. Anh Anhmytran nói rất chí lí ở 2 điểm: thứ 1 "đu đủ phụ thuộc vào giá thị trường, chưa kể cây này rất dễ bị bệnh và khi bị chạy cây thì coi như mất trắng, thứ 2 : khi bạn trồng mè vừa nhanh thu hoạch, cải tạo đất tốt. Nếu bạn quan tâm thì cứ email cho chúng tôi, sẽ nói rõ hơn về cách phân bố cây trồng. Đồng thời nếu bạn trồng mè chúng tôi sẽ kí hợp đồng bao tiêu cho bạn.

Đọc tài liệu để có kiến thức cơ bản, nhưng để thành công cần có kiến thức chuyên sâu và am hiểu cộng với đam mê thì bạn mới có thể thành công với đối tượng cây trồng bạn chọn. Trồng cây mà chỉ nghĩ đến nhanh thu hoạch thì bạn không thể trở thành 1 nhà đầu tư nông nghiệp thực thụ được! Chúc bạn Thành công!
 
cám ơn anh lethanhan !
cám ơn anh anhmytran !

Đọc những nội dung do anh anhmytran đóng góp tôi cũng thấy lo lắng.

Tôi hiểu về anhmytran trước khi anh đóng góp ý kiến cho tôi, vì một số lý do sau:
1. Lối viết văn của anhmytran là lối viết mà người mỹ họ thường gọi là "viết lách", có nhiều tác giả rất thành công với lối viết lách và sách của họ thuộc dạng "sách bán chạy nhất" (robert T Kiyosaki chẳng hạn)
2. Tôi đọc những bài viết trên argiviet.com thì tôi quan tâm đặc biệt đến anh anhmytran vì tôi thấy cái cây gì ảnh cũng đóng góp (có lúc tôi không biết anh làm nghề gì luôn) nhưng có lẽ anh đang kinh doanh nhỏ.
3. Các bài viết của anh được người đọc trên agriviet đánh giá rất cao: khoản 50% được thích (đây là tỉ lệ tương đối lớn)
4. vì lối viết văn của anh là viết lách, đi thẳng, đi nhanh vào vấn đề nên đôi khi như tạt nước lạnh vào mặt người ta (ví dụ là anh nongdanhaugiang đã phản ứng rất mạnh trước những ngôn từ của anh anhmytran, nhưng sau đó nôngdanhaugiang đã xin lỗi anh anhmytran)
5. Trước khi tôi ghi dòng chữ: làm gì với 200 triệu .... (tôi đã mong muốn là được sự đóng góp của anh anhmytran) và bây giờ thì tôi hơi lo lắng.

vài lời với anh anhmytran, cám ơn anh một lần nữa !
 

Chào cả nhà !
Tình hình là sau 10 năm làm việc, mình mới mua được 10 hecta đất trống để lập trang trại trồng đu đủ và hiện tại mình đang còn dư 200 triệu trong nhà.
Nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, nên mới hỏi các bạn.
Vườn chưa có điện, chưa có nước, chưa có nhà tạm và chưa có hàng rào.
Vườn ở huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai.
Cám ơn bạn đã đọc tin !
Mình mạo muội đề xuất bán bớt 5ha. Lý do: để có thêm vốn và giúp việc đầu tư tập trung. Đầu tư cây dài ngày (ăn trái, tiêu, cà phê...) Kết hợp ngắn ngày (bắp, đậu...). Tìm hiểu kỹ loại đất, khí hậu và tham khảo thêm cách làm các hộ xung quanh.
 
Last edited by a moderator:
Tôi không phải là nông dân !
cha tôi là nông dân, nhưng 15 năm trước ông đã bỏ nghề nông chuyển qua kinh doanh.
anh mỹ trần nói tôi " là người ở trên trời rớt xuống" thì tôi cho là cũng đúng.
tôi tính chuyện doanh thu bao nhiêu trên hecta, rồi mới quyết định trồng gì.

còn anhmytran nói tôi không làm kinh doanh được thì tôi không hiểu cho lắm, có thể anh thấy được nhiều điểm yếu của tôi nên mới viết vậy.

Tôi mong rằng anh anhmytran sẽ cho tôi một vài ý kiến về tôi nữa, để tôi có thể hoàn thiện mình.

tôi còn nhớ cách đây khoản 5 năm, tôi rất quan tâm đến bò mỹ (Angus), tôi đọc nhiều tài liệu viết về bò mỹ và download về máy cả 5 ghi tài liệu, và tôi có một giấc mơ vào thời điểm đó.
nhưng vào thời điểm này thì đã có người thực hiện được giấc mơ của tôi rồi, đó là Hoàng Anh Gia Lai. họ chuẩn bị nuôi 300.000 con bò mỹ. rất giống kế hoạch của tôi 5 năm trước. và tôi cho rằng Bầu Đức sẽ thắng lớn chiến lượt bò sữa.

vậy 5 năm trước với kế hoạch "con bò" thì tôi đâu có từ trên trời rơi xuống ?

tôi cho rằng bầu đức có thể sinh lợi từ con bò trong vòng 40 năm tới.5 năm trước
tôi phát hiện ra bò mỹ angus cho 65-85 % thịt trên thân.
tôi phát hiện ra nuôi công nghiệp với quy mô lớn có thể bền vững và giá cả sẽ rất cạnh tranh.

ngày nay, nông dân khác gì doanh nghiệp.
nông dân không phải trồng cây, nuôi con rồi mới đi tìm lái lại nhà để bán.

nông dân bây giờ là phải tìm đầu ra trước, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước, rồi mới tính đến chuyện trồng cây gì, nuôi con gì. còn nếu không thì cũng phải tự tìm mối lái hết chứ. Đâu phải nông dân không biết những chợ đầu mối về nông sản, chợ đầu mối về rau quả, chợ đầu mối về trái cây đâu anhmytran, mà nông dân người ta tính đến chuyện: chi phí vận chuyển đến chợ đầu mối cao hơn phần chênh lệch sản phẩm được bán ra nên họ mới bán cho lái. vì họ trồng quá ít, nuôi quá ít và không liên tục mở rộng sản xuất. họ nghĩ là họ làm nhiêu đó thì đủ rồi và họ không nghĩ đến thị trường xuất khẩu.
nước ta 65% giá thành sản phẩm sản xuất ra (kể cả nông nghiệp) phụ thuộc vào giá thành thế giới. năm nào thế giới có giá sản phẩm đó cao thì nông dân được giá.

vì vậy tôi mới trồng 3 loại cây cho ra 3 loại thu nhập. năm nào mà 2 trong 3 loại của tôi thất bại thì tôi vẫn còn gỡ được vốn.

còn về cây đu đủ, những nội dung anhmytran viết trong topic này hay những cái khác trong agriviet.com thì tôi có đọc nhiều (vì tôi đang quan tâm cây đu đủ mà).
Tình hình thì đu đu là trái cây xuất khẩu đứng hàng thứ 3 thế giới (sau chuối: số 1, và dứa: số 2). Chuối xuất khẩu lớn nhất là ecuado do công ty chiquita chủ đạo. còn dứa thì là costa rica do công ty Dole làm đạo diễn.

đu đủ xuất khẩu có rất lâu rồi, nhưng ở việt nam thì mới đây. nó có cả công nghệ đóng gói dây truyền khi sơ chế vệ sinh sản phẩm luôn. vì vậy, việt nam xuất khẩu đu đủ thì tôi cho rằng đó là một chuyện hiển nhiên trong tương lai.

còn cây khó trồng !
tôi cho rằng cây gì cũng khó trồng hết, tôi chưa nghe cây gì mà ít bị bệnh (chỉ có sâm ngọc linh ở quảng ngãi và kontum là chưa nghe bị bệnh thôi)
từ cây sầu riêng, hồ tiêu, chuối, đu đủ, gừng,...

vì vậy, trồng gì thì cũng có khả năng mất trắng thôi.

như chuối, giống chevendish (chuối laba, chuối tiêu vàng, ...) đang bị một loại bệnh có khả năng là tiệt chủng, gây mất an toàn an ninh lương thực trên thể giới, đó là bệnh panama (hay còn gọi là bệnh héo rũ)

ở những quốc gia xuất khẩu chuối nhiều nhất thế giới cùng với những công ty xuất khẩu chuối lớn nhất thế giới đang rất đau đầu về bệnh này mà họ chưa tìm ra nguyên nhân. họ sợ giống năm 1929 năm mà một loại bệnh giống như bây giờ đang hoàng hoành trên thế giới. 10 năm sau thì loại chuối đang trồng lúc bấy giờ bị tuyệt chủng.
thế giới chết lặng (chuối là trái cây phổ biến nhất thế giới và được xuất nhập khẩu nhiều nhất thế giới).

hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị.
nghe nói nó đã tàn phá hết chuối ở philippin rồi qua úc, bây giờ qua tới nam mỹ rồi.

họ còn chưa biết nó lây lan bằng đường nào, và họ chỉ có 2 nghi vấn thôi:
1. mầm bệnh 1930 cho cây chuối thời đó vẫn còn trong đất cho tới bây giờ.
2. những người đi tham quan học hỏi từ philippin qua bên nam mỹ và dưới giầy của họ có mẫu đất mang vi khuẩn từ philippin qua.

những nhà khoa học người hà lan và coulumbia đang trách móc cây chuối cấy mô, họ cho rằng bệnh từ chuối cấy mô mà ra. chuối cấy mô sạch bệnh, vì sạch bệnh nên không có khả năng chống chọi với bệnh tật.

những vườn chuối đã bị bệnh panama thì 30 năm sau mới có thể trống chuối lại.

anh nghĩ về vấn đề này như thế nào anhmytran (tôi đọc tài liệu nước ngoài với thông tin tôi tin tưởng) ?
xin anh anhmytran cho ý kiến !trồng cây gì đầu có những rủi ro, và đều có khả năng mất trắng.

nếu sử dụng thuốc sâu nhiều quá thì sẽ không xuất khẩu được.
vì thế, tôi đang đi tìm một công thức, một công thức mà sử dụng càng ít thuốc bảo vệ thực vật càng tốt.
vấn đề là tìm như thế nào và phải bắt đầu từ đâu.

còn về nông trại 10 hecta của tôi
tôi nghĩ nên bắt đầu từ điện + nước trước
sau đó thì tiến hành thiết kế vườn trồng
rồi san lấp mặt bằng, đào mương thoát nước
rồi cải tạo đất
xong tôi mới tiến hành xuống giống.

cây giống sạch bệnh là một chuyện, mầm bệnh trong đất là chuyện khác và lây lang từ những vườn trong khu vực qua lại là chuyện khác nữa.
tôi thấy nông dân việt nam sài thuốc bảo vệ thực vật quá nhiềuđó anhmytran.
anh có nghĩ vậy không ?còn về lái buôn
anh anhmytran có ác cảm với họ
nhưng với tôi thì tôi thích họ (tôi không phải là một lái buôn)

những năm 1990, những nông dân ở tây nguyên trồng ra sản phẩm rất khó bán, nhất là những sản phẩm không phải chủ lực của tây nguyên.
còn bây giờ, nông dân tây nguyên có cái gì cũng bán được, kể cả những thứ linh tinh
vì sao ?
vì có lái buôn
nếu không có lái buôn thì ai đi gom hàng cho nhân dân, ai đem đi tiêu thụ cho nhân dân. một nông dân trồng 1 hecta cây gì đó, mỗi ngày đem lên sài gòn bán một lần sao ?
lái buôn cũng là con người, họ làm ăn lương thiện, họ phải có thu nhập để nuôi họ chứ, tại sao nông dân dựa vào họ để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình để rồi quay lại chưởi họ ép giá.
nếu bị ép giá hoài vậy sao các nông dân nhà mình không tìm đầu ra khác đi mà ngồi chưởi lái buôn hoài vậy ?
vì nông dân không thể tự đem hàng của mình đi bán !
nếu không thể tự bán thì phải cám ơn lái buôn chứ.

thứ 2
nếu không có lái buôn thì ở sài gòn sẽ không có nhiều sản phẩm như bây giờ, cái gì cũng có
những con buôn ở sài gòn đâu có tự lện tây nguyên mua 50 kg bơ để về bán trong ngày được.
họ phải nhờ lái buôn
"sáng mai, cho tôi 50kg bơ" là xong
họ phải trả công cho lái buôn

vì vậy, tôi cho là lái buôn quan trọng nhất, quan trọng hơn nhà nông và cũng quan trọng hơn tiểu thương.

nhưng xét đi thì phải xét lại:
có một số cuộc chơi lái buôn đã giết người nông dân và cả người tiểu thương.
cụ thể:

ví dụ như trái mít.
các tiểu thương thu mua trái già, họ không thể đợi nó chín một cách tự nhiên
mà phải dùng thuốc của bọn Trung Quốc để chít vào cho mau chính.
chẳng biết thuốc có độc không
nhưng người tiêu dùng tẩy chay với mít
tiểu thương không bán được nên không nhập hàng, dẫn đến thất thu.
người nông dân cũng không bán được hoặc bán với giá rất thấp. thu không đủ chi.
họ chết và họ chặt cây mít.
riêng anh lái buôn trong chuyện này thì đang khó khăn và khổ sở vì doanh thu.

anh nghĩ sao anhmytran ?
 
Last edited by a moderator:
Tôi nói bạn không biết kinh doanh thì là nói sai.
Đúng ra, thì tôi chỉ nói theo nghĩa hẹp với cây
đu đủ và với "trồng xen" thôi.

Kinh doanh là một nghề mà hầu hết ai trong chúng
ta cũng muốn làm, đã từng làm, và sẽ làm. Kinh doanh
không khó, cũng không dễ. Mua mấy cái kẹo, bỏ lên
cái mẹt, đứng bán rong ngoài đường phố, cũng là kinh
doanh. Đừng chê kinh doanh này nhé. Ngày xưa, thời
bao cấp cô tôi đã già, mà bán rong mỗi ngày kiếm hơn
tôi trẻ khỏe đi làm thợ mộc đấy. Tôi thi không kinh
doanh kiểu đó được, vì công an và phòng thuế bắt ngay.
Thế nhưng kinh doanh ở Mỹ, có người Việt từ bán hàng
đầu đường, trở nên chủ một siêu thị, thu nhập gấp mấy
lần lương kỹ sư. Vì thế, phán bừa một người không biết
kinh doanh thì là nói liều.

Về việc bạn nghiên cứu, tìm ra mấy loại trái xuất nhập
khẩu nhiều trên thế giới, thì điều đó không có nghĩa
là những trái cây đó được ăn nhiều nhất. Nó chỉ có nghĩa
sức lưu thông giữa các nước thôi. Nó cho thấy sự khác
nhau giữa các nước. Nó cũng cho thấy ngành giao thông vận
tải đã tiến bộ hơn trước rất nhiều. Nó cho thấy tương lai
mỗi nước sẽ trở thành vùng chuyên canh, vì năng suất cao
hơn và giá thành thấp hơn các nước khác, do điều kiện
địa lý thiên nhiên.

Mỹ là một nước rất nhiều người ăn. Ăn như Mỹ. Tức là mỗi
người ăn rất nhiều. Một người Mỹ ăn bình thường cũng bằng
tôi thời trẻ lao động cật lực. Ấy là chưa kể người Mỹ cao
to, thì họ ăn như rồng cuốn. Thế nhưng đất Mỹ cũng rất
rộng, và nông nghiệp họ cũng rất giỏi. Thật không ngờ.
Cái giỏi nông nghiệp của họ không ở chỗ tỷ mỷ như ta, ví
dụ cấy lúa bằng tay, mà là ở chỗ làm ăn lớn. Ruộng của họ
to, máy của họ lớn, và họ thu hoạch ra sản phẩm rẻ gấp mấy
lần sản phẩm của ta. Nhiều lần tôi nghĩ: giá bán cho người
ăn còn rẻ hơn công thu hái bằng tay rồi bê ra đến bờ ruộng.

Nếu tôi có tiền vốn và ruộng đất to, tôi sẽ làm gì? Tôi đã
nghĩ đến trồng cỏ và nuôi bò. Thế nhưng phải cụ thể ruộng
to chừng nào, chứ không đủ to, thì chuồng trại, nhà kho và
chuồng phân cũng đã hết chỗ rồi. Trường hợp trồng đu đủ,
muốn xuất khẩu cạnh tranh với các nước khác thì phải ở gần
nơi nhập khẩu. Ví dụ đu đủ Mỹ nhập từ Mexico. Tôi không chắc
Việt Nam có thể cạnh tranh nổi với Mexico ở Đu đủ và Chuối.
Kỹ thuật của họ đâu kém Việt Nam? Ấy là chưa kể họ đã đi trước
và đang bán đu đủ và chuối cho Mỹ nhiều năm nay. Lại nói về
Thanh Long. Thanh Long mới nhập khẩu vào Mỹ mấy năm nay,
nhưng lại chững lại. Có lẽ đó không phải là mặt hàng nhiều
người thích ăn. Tôi chẳng hạn, không thích ăn Thanh Long. Nếu
Thanh Long chạy hàng, chắc rằng người Mexico sẽ cạnh tranh
trồng Thanh Long và ăn hớt Việt Nam. Khó gì mà họ không cạnh
tranh được khi biên giới họ sát với Mỹ, và mánh mối quan hệ
họ đã có sẵn với Mỹ từ lâu?

Gần đây Mỹ cũng có bán Mít. Mít cũng lấy ở Mexico. Mít thường
là loại trái nhỏ, múi nhỏ, chứ không to ngon như Mít tôi vẫn
ăn ở ngoài Bắc. Không biết họ bảo quản thế nào, nhưng rõ ràng
là mít khi hái vẫn chưa chín lắm. Ăn vào miệng thì biết ngay.
Nhìn trái bên ngoài, và bổ trái ra, nhìn múi và xơ cũng biết.
Tôi cho rằng Mít là mặt hàng mới, và Mít không được ưa chuộng
mấy, nên buôn bán nhỏ lẻ, không ào ạt và liên tục như Chuối,
Dứa. Nhớ lại ngày xưa ở Việt Nam, Mít cũng vậy. Chỉ tiêu thụ
quanh làng. Có lần Mít đưa từ Thanh Hóa đến Ninh Bình bán bằng
thuyền, giá rẻ như cho, rồi cũng ế. Người ta không thể ăn Mít
thay cơm mấy bữa liền được. Cho bò ăn Mít, nó cũng ăn một chút
rồi thôi. Lợn chỉ ăn hạt, chứ không chịu ăn múi Mít. Chỉ có một
lần ấy, rồi mấy chục năm sau, chẳng bao giờ còn thấy thuyền chở
Mít từ Thanh Hóa ra bán nữa.

Ấy là nói về ruộng đất rộng lớn, làm ăn lớn, mới bàn đến xuất
khẩu lâu dài. Nếu không có đủ đất lớn, đành phải làm ăn nhỏ,
bán trong vùng cho bà con ăn thôi. Tình hình Việt Nam bây giờ
đang là như thế. Chuyện này đã xảy ra cả trăm năm nay rồi. Vì
thế bầu Đức phải bán xới mà ra nước ngoài. Tôi rất thích bầu
Đức, và cầu mong cho cậu ta thành công. Cũng có người gièm pha
để phá cậu ta bằng con đường nói xấu, chứ không đủ tài kiện
cậu ta ra tòa một cách chính thức.

Bạn đã nhầm về thái độ của tôi với người buôn. Bạn chịu khó tìm
đọc các bài của tôi sẽ thấy tôi bênh vực người buôn. Bản thân
tôi cũng thích buôn nữa. Đến Mỹ, tôi học trường Business nên càng
thích buôn hơn. Thái độ ghét người buôn là do đảng ta nhồi sọ.
Đảng xuyên tạc nghề buôn rằng đó là nghề xấu. Chẳng có nghề nào
xấu cả, trừ nghề ăn cướp, ăn cắp, và lừa đảo. Người buôn không ăn
cướp ăn cắp của ai. Tuy vậy, có người giả vờ buôn, mà thật ra là
lừa đảo. Đừng lầm lẫn mà nghĩ xấu về nghề buôn. Buôn là nghề vận
chuyển và phục vụ. Buôn bao giờ cũng phải mang hàng đi, và bao giờ
cũng phải phục vụ người bán (tiêu hàng cho họ) và phục vụ người mua
(mang hàng đến cho họ). Đã có làm thì phải có công. Người buôn giỏi
là người tìm được người cần tiêu hàng, và tìm được người cần mua
hàng, và phải làm sao hạ giá thành chuyên chở, giữ được hàng tươi
và tốt. Buôn bán không phải lấy quyền chức mà bắt ép người khác.
Ai muốn buôn thì cứ buôn. Trăm người bán, vạn người mua. Có cô thì
chợ thêm đông. Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui. Vì thế, nhiều người
không buôn được, vì lời ít quá, hoặc lỗ. Ai trụ được với nghề thì
phải tận lòng với nghề. Có khi chỉ đủ ăn cũng không bỏ nghề được.
Tôi nhiều lần giải thích với bà con rằng lối suy nghĩ "thương lái
dìm giá" là sai. Đã làm nghề buôn, ai cũng muốn mua càng cao giá
thì người bán càng muốn bán cho mình, và bán càng thấp giá thì
càng dễ bán. Trường đại học Kinh doanh ở Mỹ dạy rằng, buôn bán chỉ
nên lấy đủ công, mà buôn bán chạy hàng, là thành công, còn hơn mong
lấy lời cao, nhưng không chạy hàng. Nghệ thuật buôn bán của Mỹ đã
đạt tới đỉnh cao, mà người ở Việt Nam chưa từng thấy, và nếu nghe
nói, thì cũng không tin. Thế nhưng tôi ở Mỹ đã mấy chục năm, ngày
ngày thấy những chuyện bán đổ bán tháo, mà kinh doanh vẫn có lời.

Bàn luyên thuyên một mạch suy nghĩ, chẳng đâu vào đâu. Mong bạn coi
đó chỉ là tâm sự kể chuyện ngày xưa. Có giúp vui bạn giây phút nào
thì vui phút ấy.
 
cám ơn anh anhmytrần !
trong những chia sẽ của anh ở trên, tôi thích nhất là chuyện anh nói về sự lưu thông của trái cây và về mexico.
tôi chưa từng tìm hiểu về nông dân mexico, nhưng biết là ở mexico có nhiều khu vực có khí hậu giống việt nam (nằm trên đường xích đạo) vì vậy, mexico có thể trồng bất cứ loại trái cây nào mà việt nam có thể trồng.
chỉ khác về giá mà thôi.

anhmytran cũng biết là sự khác nhau của việt nam và mexico: mexico hơn việt nam về công nghệ, hơn về kỹ thuật, hơn về diện tích đất nông nghiệp, hơn về khoản cách với nơi tiêu thụ (mỹ)

nhưng việt nam ta hơn mexico chỉ ở 1 chỗ thôi, một chổ mà tôi nghĩ việt nam có thể đánh bại mexico về một vài mặt hàng nông sản nào đó trong tương lai gần, đó là giá nhân công rẻ.

với những loại sản phẩm nào mà thu hoạch bằng máy được thì việt nam thua chắc (cam, cà rốt, khoai tây, ...)
nhưng với những sản phẩm không thể hái bằng máy, mà phải hái bằng người thì việt nam có ưu thế là sản phẩm có giá rẻ hơn (kể cả cộng luôn chi phí vận chuyển)

nhưng
việt nam là nước nông nghiệp, và một nước nông nghiệp lạc hậu.

mỗi năm chúng ta lại đều bị lùi về phía sau, vì những tiến bộ khoa học kỹ thuật của những quốc gia khác, còn việt nam ta thì chả tiến bộ gì.
nhà nước trả lương cho các nhân viên của viện nghiên cứu, các trung tâm để họ giúp nền nông nghiệp đi lên, nhưng mức lương trả cho họ quá thấp (hiện tại thì thấp hơn những người đi ăn xin: 200.000 đ/ngày)

vì vậy, họ không có đóng góp gì đáng giá cho nước nhà, mà lo nhảy việc, lo nhảy ghế để lo cho bản thân mình.
các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ thì toàn bỏ tiền ra lo thọi, có học hành gì đâu, vì học gì nỗi, anh văn đòi hỏi cao quá, thời gian vừa làm vừa học, chi bằng vừa học vừa nhậu cho rồi, khỏe !

do đó, các nhà nông khi sản xuất bị cái gì thì đều nhận được lời khuyên "xịt thuốc này đi" !
viêt nam là nước có nền nông nghiệp về trồng trọt sử dụng thuốc trừ sâu cao nhất thế giới.
kiến mà cũng đem thuốc rầy ra xịt.

hiện nay, bệnh viện đôn khách nhất việt nam không phải là bệnh viện chợ rẫy.
mà chính xác là bệnh viện ung bứu (đông hơn cả Đầm sen + suối tiên)
why ?
...
quá nhiều thuốc được sử dụng
người tiêu dùng cũng vào bệnh viện ung bứu
nhưng
người nông dân vào đó trước người tiêu dùng (bản thân họ xịt thuốc mà)

ở thị xã Long Khánh, tỉnh đồng nai có một cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật tên là Nga Hạ.
năm 2012 cửa hàng này khi đến tết cộng sổ lại thì cửa hàng đat một số doanh thu, nên tết năm 2012 cửa hàng được 3 công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thưởng 7 tỷ đồng (tiền thưởng) (công ty ADC thưởng cao nhất 4,5 tỷ đồng)

nông dân ai cũng dùng thuốc hết thì làm sao xuất khẩu đây anhmytran, trong khi đã sản xuất manh mún rồi ?

việt nam thu chắc.
thua thêm cái quản lý của những con người mà nhà nước trả lương để hỗ trợ nông dân (mà tiền lương của họ có một phần là những đồng tiền thuế của dân đó chứ)

đến khi nào mà nông dân việt nam khi sản xuất bị dính sâu rầy hay nấm gì đó, mà nông dân lên gặp những cán bộ nhà nước được cán bộ nhà nước khuyên là "không nên xịt thuốc BVTV, mà nên làm vầy vầy ... nè" thì việt nam mới chính thức là một nước nông nghiệp.

tôi cũng đang tìm kiếm những cá nhân, những cán bộ nhà nước có những phương pháp trị bệnh không dùng thuốc BVTV để hợp tác, hy vọng là tôi sẽ trồng cây được tốt mà sử dụng ít thuốc BVTV (chưa dám nói không dùng thuốc như Hà Lan hay Israel hoặc thái.

người thái lan !
thôi, dài quá rồi.
ngày mai tôi sẽ chia sẽ cho anhmytran cách làm nông nghiệp của nông dân thái lan khác với việt nam và các nước khác như thế nào.

chào anh anhmytran !

good luck !
 
Tôi nói bạn không biết kinh doanh thì là nói sai.
Đúng ra, thì tôi chỉ nói theo nghĩa hẹp với cây
đu đủ và với "trồng xen" thôi.

Kinh doanh là một nghề mà hầu hết ai trong chúng
ta cũng muốn làm, đã từng làm, và sẽ làm. Kinh doanh
không khó, cũng không dễ. Mua mấy cái kẹo, bỏ lên
cái mẹt, đứng bán rong ngoài đường phố, cũng là kinh
doanh. Đừng chê kinh doanh này nhé. Ngày xưa, thời
bao cấp cô tôi đã già, mà bán rong mỗi ngày kiếm hơn
tôi trẻ khỏe đi làm thợ mộc đấy. Tôi thi không kinh
doanh kiểu đó được, vì công an và phòng thuế bắt ngay.
Thế nhưng kinh doanh ở Mỹ, có người Việt từ bán hàng
đầu đường, trở nên chủ một siêu thị, thu nhập gấp mấy
lần lương kỹ sư. Vì thế, phán bừa một người không biết
kinh doanh thì là nói liều.

Về việc bạn nghiên cứu, tìm ra mấy loại trái xuất nhập
khẩu nhiều trên thế giới, thì điều đó không có nghĩa
là những trái cây đó được ăn nhiều nhất. Nó chỉ có nghĩa
sức lưu thông giữa các nước thôi. Nó cho thấy sự khác
nhau giữa các nước. Nó cũng cho thấy ngành giao thông vận
tải đã tiến bộ hơn trước rất nhiều. Nó cho thấy tương lai
mỗi nước sẽ trở thành vùng chuyên canh, vì năng suất cao
hơn và giá thành thấp hơn các nước khác, do điều kiện
địa lý thiên nhiên.

Mỹ là một nước rất nhiều người ăn. Ăn như Mỹ. Tức là mỗi
người ăn rất nhiều. Một người Mỹ ăn bình thường cũng bằng
tôi thời trẻ lao động cật lực. Ấy là chưa kể người Mỹ cao
to, thì họ ăn như rồng cuốn. Thế nhưng đất Mỹ cũng rất
rộng, và nông nghiệp họ cũng rất giỏi. Thật không ngờ.
Cái giỏi nông nghiệp của họ không ở chỗ tỷ mỷ như ta, ví
dụ cấy lúa bằng tay, mà là ở chỗ làm ăn lớn. Ruộng của họ
to, máy của họ lớn, và họ thu hoạch ra sản phẩm rẻ gấp mấy
lần sản phẩm của ta. Nhiều lần tôi nghĩ: giá bán cho người
ăn còn rẻ hơn công thu hái bằng tay rồi bê ra đến bờ ruộng.

Nếu tôi có tiền vốn và ruộng đất to, tôi sẽ làm gì? Tôi đã
nghĩ đến trồng cỏ và nuôi bò. Thế nhưng phải cụ thể ruộng
to chừng nào, chứ không đủ to, thì chuồng trại, nhà kho và
chuồng phân cũng đã hết chỗ rồi. Trường hợp trồng đu đủ,
muốn xuất khẩu cạnh tranh với các nước khác thì phải ở gần
nơi nhập khẩu. Ví dụ đu đủ Mỹ nhập từ Mexico. Tôi không chắc
Việt Nam có thể cạnh tranh nổi với Mexico ở Đu đủ và Chuối.
Kỹ thuật của họ đâu kém Việt Nam? Ấy là chưa kể họ đã đi trước
và đang bán đu đủ và chuối cho Mỹ nhiều năm nay. Lại nói về
Thanh Long. Thanh Long mới nhập khẩu vào Mỹ mấy năm nay,
nhưng lại chững lại. Có lẽ đó không phải là mặt hàng nhiều
người thích ăn. Tôi chẳng hạn, không thích ăn Thanh Long. Nếu
Thanh Long chạy hàng, chắc rằng người Mexico sẽ cạnh tranh
trồng Thanh Long và ăn hớt Việt Nam. Khó gì mà họ không cạnh
tranh được khi biên giới họ sát với Mỹ, và mánh mối quan hệ
họ đã có sẵn với Mỹ từ lâu?

Gần đây Mỹ cũng có bán Mít. Mít cũng lấy ở Mexico. Mít thường
là loại trái nhỏ, múi nhỏ, chứ không to ngon như Mít tôi vẫn
ăn ở ngoài Bắc. Không biết họ bảo quản thế nào, nhưng rõ ràng
là mít khi hái vẫn chưa chín lắm. Ăn vào miệng thì biết ngay.
Nhìn trái bên ngoài, và bổ trái ra, nhìn múi và xơ cũng biết.
Tôi cho rằng Mít là mặt hàng mới, và Mít không được ưa chuộng
mấy, nên buôn bán nhỏ lẻ, không ào ạt và liên tục như Chuối,
Dứa. Nhớ lại ngày xưa ở Việt Nam, Mít cũng vậy. Chỉ tiêu thụ
quanh làng. Có lần Mít đưa từ Thanh Hóa đến Ninh Bình bán bằng
thuyền, giá rẻ như cho, rồi cũng ế. Người ta không thể ăn Mít
thay cơm mấy bữa liền được. Cho bò ăn Mít, nó cũng ăn một chút
rồi thôi. Lợn chỉ ăn hạt, chứ không chịu ăn múi Mít. Chỉ có một
lần ấy, rồi mấy chục năm sau, chẳng bao giờ còn thấy thuyền chở
Mít từ Thanh Hóa ra bán nữa.

Ấy là nói về ruộng đất rộng lớn, làm ăn lớn, mới bàn đến xuất
khẩu lâu dài. Nếu không có đủ đất lớn, đành phải làm ăn nhỏ,
bán trong vùng cho bà con ăn thôi. Tình hình Việt Nam bây giờ
đang là như thế. Chuyện này đã xảy ra cả trăm năm nay rồi. Vì
thế bầu Đức phải bán xới mà ra nước ngoài. Tôi rất thích bầu
Đức, và cầu mong cho cậu ta thành công. Cũng có người gièm pha
để phá cậu ta bằng con đường nói xấu, chứ không đủ tài kiện
cậu ta ra tòa một cách chính thức.

Bạn đã nhầm về thái độ của tôi với người buôn. Bạn chịu khó tìm
đọc các bài của tôi sẽ thấy tôi bênh vực người buôn. Bản thân
tôi cũng thích buôn nữa. Đến Mỹ, tôi học trường Business nên càng
thích buôn hơn. Thái độ ghét người buôn là do đảng ta nhồi sọ.
Đảng xuyên tạc nghề buôn rằng đó là nghề xấu. Chẳng có nghề nào
xấu cả, trừ nghề ăn cướp, ăn cắp, và lừa đảo. Người buôn không ăn
cướp ăn cắp của ai. Tuy vậy, có người giả vờ buôn, mà thật ra là
lừa đảo. Đừng lầm lẫn mà nghĩ xấu về nghề buôn. Buôn là nghề vận
chuyển và phục vụ. Buôn bao giờ cũng phải mang hàng đi, và bao giờ
cũng phải phục vụ người bán (tiêu hàng cho họ) và phục vụ người mua
(mang hàng đến cho họ). Đã có làm thì phải có công. Người buôn giỏi
là người tìm được người cần tiêu hàng, và tìm được người cần mua
hàng, và phải làm sao hạ giá thành chuyên chở, giữ được hàng tươi
và tốt. Buôn bán không phải lấy quyền chức mà bắt ép người khác.
Ai muốn buôn thì cứ buôn. Trăm người bán, vạn người mua. Có cô thì
chợ thêm đông. Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui. Vì thế, nhiều người
không buôn được, vì lời ít quá, hoặc lỗ. Ai trụ được với nghề thì
phải tận lòng với nghề. Có khi chỉ đủ ăn cũng không bỏ nghề được.
Tôi nhiều lần giải thích với bà con rằng lối suy nghĩ "thương lái
dìm giá" là sai. Đã làm nghề buôn, ai cũng muốn mua càng cao giá
thì người bán càng muốn bán cho mình, và bán càng thấp giá thì
càng dễ bán. Trường đại học Kinh doanh ở Mỹ dạy rằng, buôn bán chỉ
nên lấy đủ công, mà buôn bán chạy hàng, là thành công, còn hơn mong
lấy lời cao, nhưng không chạy hàng. Nghệ thuật buôn bán của Mỹ đã
đạt tới đỉnh cao, mà người ở Việt Nam chưa từng thấy, và nếu nghe
nói, thì cũng không tin. Thế nhưng tôi ở Mỹ đã mấy chục năm, ngày
ngày thấy những chuyện bán đổ bán tháo, mà kinh doanh vẫn có lời.

Bàn luyên thuyên một mạch suy nghĩ, chẳng đâu vào đâu. Mong bạn coi
đó chỉ là tâm sự kể chuyện ngày xưa. Có giúp vui bạn giây phút nào
thì vui phút ấy.
Nói như Anhmytran thì cũng đúng. Đó là những người làm chữ buôn thực sự. Họ thực sự chỉ làm việc là tìm người tiêu thụ và bảo quản sản phẩm tốt. Bạn nói nền kinh doanh của Mĩ đã đat đến cái cảnh giới của kinh doanh cũng không sai, khi đó là mô hình nông nghiệp hiện đaị với những trang trại siêu lớn của họ. Dân của họ hơn 300 triệu nhưng đất thì .... trong khi dân mình 90 triệu mà đất thì... Lại còn dốc và giáp biển. đồng bằng ít, đất đâu canh tác khổ rộng. Đồi núi thấp thì có thể cải tạo nhưng mà cao như đồi núi phía bắc thì lấy đâu ra mà cơ giới. Mỹ nó có nền nông nghiệp hiện đại vì họ xưa giờ bình yên, Đâu có chiến tranh hay thằng nào đến càn quấy họ, Họ tha hồ suy nghĩ phát triển. Vn không có chiến tranh xem, nông dân còn làm được máy cấy máy bóc hạt như nông dân mĩ thôi. Với quy mô của họ cánh đồng rộng họ làm máy lớn còn ta làm máy mini. dần rồi cũng sẽ tự động hóa mà thôi. Còn nói đảng nhồi sọ nhân dân để họ có khái niệm xấu về dân buôn là không đúng và tôi cũng thấy tư tưởng của bạn có vấn đề vì dân buôn của ta 10 người thì đến 8 người làm ăn gian dối, đổi trắng thay đen, mua rẻ về ngâm tẩm hóa chất để bán đăt, cũng chỉ vì lợi nhuận. họ cũng học các chiêu mánh từ thương lái trung quốc. Vốn ít, làm ăn cò con thì chỉ có thể luồn lách và ăn bẩn như vậy mà thôi.
Mỹ người ta tính lợi nhuận trên đầu nông sản cho nên khi họ nuôi càng nhiều lợi nhuận sẽ càng tăng chứ không phải như việt nam lợi nhuận tính bằng cách giảm nguồn chi mà ép khối lượng để ra nguồn thu. Vd như nuôi Heo người Mỹ tính toán họ chỉ cần lãi khoảng 10$/ đầu 1 con heo sau khi trừ các chi phí và quản lý thì nuôi 5000 con họ sẽ lời như thế nào, Còn VN thì nuôi 2 con heo,làm sao để cho mỗi con heo bình thường là 40 cân mà khi thương lái, người mua đến mua thì nó phải là 50 cân ngoại trừ bơm nước và các mánh khác thì làm sao mà nó lên nhanh thế được, cái tiền vốn sẽ chiếm mất 45 cân và lãi đc 5 cái cân nước ảo đó. Đến khi thương lái mua về bán cho lò mổ thì họ thấy xụt ký họ lại bơm nước tiếp lên 55 kg.... vẫn cái vòng luẩn quẩn ấy cuối cùng người tiêu dùng chịu thiệt và phải mua giá cao chứ k phải thấp. Còn nhiều vấn đề anhmytran nói nữa mình xin nói sau vậy
 
Last edited by a moderator:
Bạn Hac Long,
Mình thấy bạn rất rất muốn trồng chuối vì vậy mình nghĩ bạn đã nghiên cứu kỹ về cây chuối, biết rõ kỹ thuật trồng đạt năng xuất cao, đã tham quan vườn chuối và đặc biệt bạn có được đầu ra cho chuối cũng như biết giá trị kinh tế của việc đầu tư trồng chuối. Mình gợi ý như sau:
- Bạn hãy mạnh dạn trồng 2 ha chuối. Vì theo mình tính thì 200 tr là vừa đủ cho 2 ha chuối. Sau 11 tháng bạn thu hoạch được 400 triệu. Năm sau bạn sử dụng 3 trăm triệu để trồng mới 3 ha nữa là đủ 5 ha. còn 100 tr bạn đầu tư thêm các trang thiết bị khác để phục vụ cho 5 ha chuối của bạn. còn lại 5 ha kia thì phải sang năm nữa. Phải trồng cuốn chiếu như vậy để rút kinh nghiệm- có thể bạn rất rành rẽ rồi nhưng không gì có thể bằng được kinh nghiệm. Diện tích nào chưa trồng thì bạn để cỏ tự nhiên mọc (chỉ diệt bớt cỏ có hại) rồi cày xới làm phân hữu cơ.
- Bạn hãy quyết tâm vào 2 ha chuối đầu tiên của bạn, mình tin là sẽ thành công. Lẽ ra không nên để tất cả trứng vào 1 rổ. Nhưng mình tin cái rổ này rất an toàn dù biết rằng đời không như mơ.
- Ngoài việc trồng chuối, bạn có thể trồng mè đen hợp đồng bao tiêu của anh lethanhan với giá 30.000đ/kg. Mè có thể trồng xen trong vườn chuối hoặc phần diện tích còn trống của bạn.

Nếu những tính toán của mình có vấn đề, xin bạn nói thẳng vì mình cũng định trồng. Cảm ơn bạn.
 
Cám ơn tranthai !

Thật ra mình cũng nghĩ đến chuyện trồng trước một ít.
Nó là 1 phương án hay.
Vì khi mình bắt đầu trồng thì mình phải mua giống.
Nhưng khi trồng được 1 ít rồi thì cây con mọc ra, mình có thể bứng để đem đi trồng tiếp (bạn chưa nghĩ đến chuyện này).

Nhưng mình còn 1 phương án nữa: "dồn hết vôn trồng đậu đen xanh lồng 10 hecta luôn"
Vì chi phí trồng đậu đen thấp hơn chuối rất nhiều.
Sau 2,5 tháng thì cho thu hoạch và khi đó thì đất cũng được cải tạo 1 chút (tăng độ đạm trong đất)
Sau khi thu hoạch xong thì mình trồng tiếp đậu xanh đợt 2, nhưng chừa hàng ra để sau khi trồng xong đậu thì xuống chuối luôn.
Sau khi trồng xong đậu thì mình trồng chuối con 5 hecta, số tiền còn dư thì mình sẽ nâng cấp hệ thống tưới (phun mưa - đài loan)
Khi 5 hecta chuối đầu tiên cho cây con thì bứng cây con trồng 5 hecta còn lại.

Nhưng :
1.không biết là đậu đen có thể trồng liên tiếp 2 vụ được không nữa ?
2. Việc tập trung hết vốn trồng đậu đen không biết là có được thông minh không, vì mình cũng chưa biết được rủi ro trong việc trồng đậu, mình có hỏi bên các topic kia nhưng không được câu trả lời nào.
 
- Trồng chuối là 1 cái "rổ" theo mình là an toàn. Còn trồng đậu thì mình không dám chắc.
- Mình có trồng các loại cải : vụ 1, không phun thuốc gì=> tốt, vụ 2: xuất hiện một số sâu rầy=> xử lý được, vụ 3: sâu rầy rất nhiều. Đó là do sâu rầy từ các vụ trước, đợt đầu thì nó chưa có. (trong khi đó cải chỉ sinh trưởng có 1 tháng thôi, đậu thì lâu hơn)
- Bạn có chắc thắng trong vụ trồng đậu đầu tiên không? Mình nghĩ là không vì : hiểu biết về đậu chưa tới nơi tới chốn (xin lỗi, mình nghĩ vậy), chưa có kinh nghiệm, diện tích quá lớn không thể kiểm tra sâu- bệnh hết diện tích- đi không hết vườn! người khác kiểm tra liệu có kỹ không?===> Không nên làm. Làm 1-4 ha thì ok. Mình có tìm hiểu và mình thấy không nên. Thôi thì mình trồng cây gì mà mình nắm chắc đi dù lâu hơn tí nhưng cũng đi dúng quĩ đạo.
- Và Qua tìm hiểu về trồng mè trên mạng thì thấy hơi khó nhưng thực tế dễ hơn nhiều. Mình có xem người khác làm. Với lại được bao tiêu.
- Về chuối, nếu trồng diện tích mới thì nên trồng chuối cấy mô để thu hoạch tập trung, mình biết là có thể trồng chuối con nhưng mình không thích vì: chuối không đồng đều, tốn công bứng, vận chuyển, tốn công trồng hơn, có nấm bệnh kèm theo. Tuy nhiên nếu kẹt vốn còn lại 5 ha kia thì trồng bằng chuối con cũng được nhưng tiền giống chỉ là 1/4 của chi phí.

À cho mình hỏi:
1. nếu trồng 10 ha đậu mà trúng cả 2 vụ thì được khoảng bao nhiêu tiền?
2. Mình tính 200 triệu trồng chuối sau khi thu hoạch được 400 triệu bạn thấy có hợp lý không?
 
Last edited by a moderator:
Mình thì nghĩ khác tranthai về trồng chuối !

Trồng chuối là 1 cái bẫy !

Hiện tại chuối trên toàn thế giới thuộc dòng chevendish (chuối laba, chuối tiêu hồng, chuối già hương, ... trừ chuối tây, trừ chuối sứ, trừ chuối ngự) đang bị một loại bệnh có khả năng gây tiệt chủng, đó là bệnh panama (chùng đọt chuối)
Năm 1929 thế giới đã bị tiệt chủng 1 loài chuối ngon nhất thế giới vì một loại bệnh giống panama.
Bây giờ, mọi nhà khoa học hàng đầu thế giới + những quốc gia trồng chuối lớn nhất thế giới + những doanh nghiệp kinh doanh chuối lớn nhất thế giới = cũng đang bó tay.
Vì vậy, tôi nghĩ việc trồng chuối chỉ được 1 thời gian, rồi đi kiếm đất chổ khác trồng tiếp (nếu vườn bị bệnh panama thì sau 30 năm mới có thể trồng lại).
Chính vì vậy, chuối là một cái bẫy.
Nhưng chuối việt nam ngon nhất thế giới, nên việc xuất khẩu là chuyện đương nhiên.

Chỉ nên tình một đêm với chuối trên cùng 1 cái giường.

Trần thái có biết cách tưới của trồng đậu và mè không ? Không biết trồng xong tưới tắm ra sao nữa ?
 
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận


Back
Top