Làm giàu trồng cây hoang dại

Theo nguồn tin mới đây, Trung Quốc đã mua nhiều cây hoang dại của ViệtNam
đến mức báo động. Nhìn khía cạnh lạc quan, thì đó là cơ hội dân ta thoát
nghèo, và mãi mãi có khách hàng trung thành và nhiều tiền trả.
*
cát sâm, ba kích, kê huyết đằng, thổ phục linh, đỗ trọng nam...
những loại dược liệu bị khai thác có khả năng tuyệt chủng như:
Hoàng đàn, dây trầm, kim ngân (tỉnh Lạng Sơn), củ ba kích (Đô Lương, Nghệ An),
đỗ trọng nam (Lương Sơn, Hòa Bình), củ bình vôi, cây sói rừng, bòng bong,
si đỏ, cỏ nhung, chè dại, hoặc duối dại. Ví dụ cây kim cương, còn gọi là lan gấm,
hay thạch tằm (Kontum) giá 600.000 đồng/kg cây tươi, còn khô thì giá 7 triệu/kg ...
Mong bà con ta trồng cấy những cây này dể chúng khỏi tuyệt chủng,
và để làm giàu.
*
 


kinh thế sao giống như thời lũ TQ lừa mình thu mua móng trâu bò thế nhỉ !?
 
Kho dược liệu quá của Việt Nam đáng để thế giới ngưỡng mộ, vậy mà cứ khai thác tận diệt, không quản lý một lúc nào đó chắc phải...ra nước ngoài tìm loài đặc hữu của chính mình!
Mấy năm trước tôi lên vùng Tri Tôn, Tịnh Biên thấy từng nhóm vào rừng khai thác dược liệu. Trong số này có người mang về chữa bệnh cứu người, làm từ thiện, nhưng có người kinh doanh. Ngày nay vùng Thất Sơn nhiều cây thuốc quý như ngải Móng trâu, bí kỳ nam, phụng giao đầu...
Hy vọng rằng, vùng quê có cây thuốc quý, sẽ có người bảo tồn dành cho con cháu!!

Thanh Duy BT
 
mỗi loại cây cỏ trong tự nhiên đều có vai trò của nó ko có loài nào là dư thừa cả,có loài có dược tính cao để chữa bệnh cho động vật,có loài có độc tính cao để giết động vật khi ăn phải ! có sinh ắt có diệt,có cứu ắt có giết,có thiện ắt có ác ! đó là quy luật sống của tạo hóa ! con người chỉ khám phá 1 phần nhỏ của vũ trụ chưa phải là tất cả !vì vậy ko có gì là lạ khi người ta nghiên cứu ra và tìm mua nhửng loài cây cỏ đó ! con người đã phản bội cây cỏ làm ô nhiễm môi trường, nay phải trả giá cho hành động ngu xuẩn đó !nguồn dược liệu rồi cũng cạn kiệt ! thây vì cứ chỉ bảo vệ loại thuốc quý thì ta hãy bảo vệ môi trường! trái đất sớm muộn gì cũng bị hủy diệt vấn đề chỉ là thời gian !

HY VỌNG NHỎ NHOI CÒN HƠN LÀ TUYỆT VỌNG !
CÁI CHẾT LUÔN CẬN KỀ MỌI SỰ SỐNG!
SỐNG CÓ Ý NGHĨA HƠN LÀ CHẾT VÔ NGHĨA !
THÀ CHẾT VÔ NGHĨA HƠN LÀ SỐNG MÀ MANG TỘI !


nói nhiều quá ! bị...... hố rồi ! hi hi
 
"Khía cạnh lạc quan " thì thiệt tình chưa thấy nhưng thấy trước mắt là ta tan hoang rừng dươc liệu . Bởi vì mấy anh Tung Của này chỉ mua dược liệu mọc hoang thôi. Trồng cho cố mà hắn không mua thì sao ??. Cách đây 20 năm báo chí cảnh báo về việc thương buôn Thái Lan qua VN mua lan rừng phơi khô ??!!. Bây giờ nhìn lại ngành công nghiệp Hoa Lan của họ thì hiểu chuyện 20 năm trước. Nghèo vì ngu, Ngu vì nghèo. Cái vòng luẩn quẩn đó khó thoát.
 
cây thuốc quý thì quý ở tii1nh hoang dã của nó chứ trồng thì giá trĩ dược liệu của nó ko còn nữa hoặc còn nhưng rất ít
 
mình nghĩ rằng bọn trung quốc nó đang khai thác và tận diệt cây thuốc quý của dân tộc ta. hiện nay ở thuận thành bắc ninh còn có một làng chuyên nuôi đỉa để bán cho bọn trung quốc, các bạn thử nghĩ xem bây giờ mỗi gia đình nuôi cả trăm ngàn con đỉa đến khi trung quốc nó không mua nữa các bạn thử hình dung xem thảm họa sẽ ra sao? liệu có như thảm họa ốc bươu vàng ngày xưa không? đề nghị toàn dân ta cảnh giác với các mánh khóe của trung quốc đừng vì đồng tiền mà dẫn tới thảm họa sau này
 

Hãy luôn đề cao cảnh giác với thằng láng giềng Tung Của!!
 
Theo tài liệu công bố rộng rãi, thì nông nghiệp ngày nay đã trồng cây thuốc
còn tốt hơn cả cây thuốc hoang dại nữa. Không theo đúng kỹ thuật, thì cây
thuốc trồng kém chất lượng hơn cây hoang dại, nhưng theo đúng kỹ thuật, thì
cây thuốc trồng vừa mọc nhanh, năng suất cao, mà tỷ lệ thuốc trong nó cũng
cao hơn cây thuốc hoang dại nhiều. Ví dụ như Sâm Cao Ly, thì Mỹ, Nhật, và
Trung Quốc đều trồng được chất lượng tốt hơn Sâm tự nhiên.
*
 
cây thuốc quý thì quý ở tii1nh hoang dã của nó chứ trồng thì giá trĩ dược liệu của nó ko còn nữa hoặc còn nhưng rất ít
Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc nam thì không phải cây thuốc mọc ở đâu cũng có các đặc tính chữa trị giống nhau - có vùng thì dược tính yếu hơn, có vùng thì dược tính mạnh hơn. Vì thế có nhiều thầy thuốc không thích cây dược liệu được trồng theo kiểu nông nghiệp mà thường sẽ đi săn lùng cây dược liệu ở vùng đất mà họ cho là có dược tính mạnh. Thêm một điều nữa là thời gian cây mọc. Có thầy thuốc thì cho rằng cây sống càng lâu thì dược tính càng mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên, đó chỉ là nhận định của các thầy thuốc. Tóm lại thì đoạn trên của mình có 2 điều cần bàn cãi: VÙNG ĐẤT & THỜI GIAN. Hôm nay baby xin được dùng cái hiểu biết hạn hẹp của mình mà lý luận đôi chút về 2 điều này.
1> VÙNG ĐẤT:
Chất đất vùng này khác với chất đất vùng kia. Vì lẽ đó mà vì sao cây trồng ở vùng này lại có chất lượng khác vùng kia. Tuy nhiên, chất đất thì cũng chỉ bao gồm các yếu tố chính như N-P-K; vi lượng, nước, nhiệt độ, độ ẩm, độ tơi xốp, vi sinh vật. NHẤT NƯỚC, NHÌ PHÂN, TAM CẦN, TỨ GIỐNG - đây là 4 yếu tố chính để quyết định chất lượng cây trồng. NƯỚC thì cần phải là nước ngọt và PH trung tính, PHÂN thì gồm 3 chất chính là N-P-K và 1 loạt các loại vi lượng, GIỐNG thì nghĩa là cần phải có giống cây tốt, CẦN thì nghĩa là sự chuyên cần trong việc chăm sóc, tìm hiểu cái mà mình đang trồng và đáp ứng cho cây cái nó cần.
Ví dụ dễ thấy nhất là việc người ta trồng cây trong nhà kính. Cây trồng vẫn tươi tốt trong nhà kính mặc cho thời tiết lạnh giá của của châu âu hoặc cái khô nóng chết người của Israel.
Vậy có thể kết luận rằng cây thuốc được trồng cũng có thể thay thế cây thuốc ngoài tự nhiên nếu ta đáp ứng các điều kiện của cây một cách cần và đủ. Nhưng để làm được điều này thì cần phải mất thời gian tìm hiểu.
2> THỜI GIAN:
Từ trước tới giờ ta vẫn nghe giá của 1 củ "nhân sâm ngàn năm" mắc gấp nhiều lần một củ nhân sâm vài năm tuổi được trồng công nghiệp. Và vậy là mọi người đều nghĩ rằng cây "có tuổi" tốt gấp nhiều lần cây "trẻ dại". Vậy thực hư ra sao?
Xin thưa: giá thì đúng là chênh lệnh quá cỡ thợ mộc rồi đó nhưng "chất tốt" thì chưa chắc à nha.
Cây trái đều có "cái ngưỡng" hấp thụ và tồn trữ của nó. Điều này đã được các nhà khoa học tìm hiểu và chứng minh trên một số cây trồng rồi.
Một củ nhân sâm được trồng nặng 100g có 2g "chất sâm" giá 500$ và một củ nhân sâm ngàn năm tuổi cũng nặng 100g với 3-4g "chất sâm" nhưng giá tới 10.000$ thì bạn sẽ chọn mua cái nào?
Xin lấy ví dụ: Cây Đinh Lăng - một loại cây phó sâm được các nhà khoa học và các thầy thuốc đông y khuyên rằng nên thu hoạch sau khi trồng 5 năm. Vì sao? Vì "nếu có trồng lâu hơn thì dược tính của cây chẵng cao hơn bao nhiêu".
---------------------------------------------------
Trồng cây thuốc là một hướng đi tốt theo nhiều mặt:
Có thể bảo tồn được các giống cây thuốc quý đặc hữu và đặc trị để con cháu đời sau còn có cái mà sử dụng.
Để bào chế các loại thuốc rất tốt để trị bệnh theo tinh thần "nam dược trị nam nhân".
Để thương mại hóa "thuốc nam", tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước - tạo nguồn thu tốt cho nông dân. Ví dụ như Trinh Nữ Hoàng Cung hoặc một số loại thuốc mà TQ mua nguyên liệu của ta với giá bèo mà tinh chế xong bán lại cho ta với giá trên trời.
Nhưng nói thì nói vậy thôi chứ nếu chúng ta vẫn bước theo vết xe đổ của người đi trước thì cũng chỉ có chết. Phải có tìm hiểu, phải có quy hoạch, phải tuân theo quy tắc CUNG-CẦU, phải tinh chế chứ đừng "bán lúa non". Để đáp ứng những điều trên thì một vài cá nhân không thể làm được mà cần phải có sự hợp sức của nhiều người và tốt nhất là có sự tham gia của các cấp chính quyền.
Hi vọng ngà mai trời lại sáng cho cây thuốc nam và cho những người có đam mê nó!! (trong đó có tui. Hehe)
 
Theo tài liệu công bố rộng rãi, thì nông nghiệp ngày nay đã trồng cây thuốc
còn tốt hơn cả cây thuốc hoang dại nữa. Không theo đúng kỹ thuật, thì cây
thuốc trồng kém chất lượng hơn cây hoang dại, nhưng theo đúng kỹ thuật, thì
cây thuốc trồng vừa mọc nhanh, năng suất cao, mà tỷ lệ thuốc trong nó cũng
cao hơn cây thuốc hoang dại nhiều. Ví dụ như Sâm Cao Ly, thì Mỹ, Nhật, và
Trung Quốc đều trồng được chất lượng tốt hơn Sâm tự nhiên.
*
Nhưng ác cái là người dùng thuốc Đông Y lại chỉ khoái chạy theo những quan niệm về tính Trân - Quý của người xưa mà không màng đến việc phân tích thành phần theo khoa học thời nay. Do vậy, chắc chắn rằng dược liệu thiên nhiên sẽ có giá mắc hơn nuôi trồng vài chục lần. Đây cũng chính là " bóng tối" để các lang băm trung y tha hồ chặt chém. Thử hỏi có bao nhiêu % bài thuốc đông y đã được thử nghiệm theo các phương pháp mà thuốc tây phải làm trước khi tung ra thị trường.
 
Mỗi một loài thảo dược đều có một vòng đời ngắn ngủi, loài người chúng ta sống là để yêu thương nhau. Nếu không được khai thác cây cũng sẽ tàn lụi và trở về với cát bụi mà thôi.Cây cỏ cứu được người dù là ta hay tầu đều là hữu ích cả.Nhưng khai thác như thế nào cho hợp lý thì cần có Nhà nước quản lý.
 


Back
Top