làm giàu từ mô hình nuôi cu gáy sinh sản

  • Thread starter bonglang
  • Ngày gửi
Trở về sau thời gian phục vụ trong quân đội, ông Nguyễn Văn Tân, ở xóm 1, xã Kim Bình (Kim Bảng - Hà Nam) bắt tay vào xây dựng kinh tế trên chính mảnh đất quê hương. Trải qua nhiều lần thất bại nhưng ông không nản lòng, trái lại, những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ đã giúp người cựu chiến binh này luôn tìm tòi học hỏi và gặt hái thành công với mô hình nuôi chim cu gáy sinh sản.

Quyết chí thỏa ước mơ

Theo chỉ dẫn của một người bạn, chúng tôi tìm về xã Kim Bình trong một buổi chiều trung tuần tháng 7. Hỏi thăm nhà ông Tân “cu gáy”, ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà hai tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi, ông Tân điềm đạm rót ly trà xanh mời khách. Ông bắt đầu câu chuyện phiêu lưu làm giàu của mình bằng việc dẫn chúng tôi ra thăm chuồng chim, chỉ rõ đặc tính từng con một. Dừng chân bên một lồng chim, ông bắt lên một con rồi kể về chặng đường xây dựng kinh tế trang trại của mình.

Năm 1989, ông Tân hoàn thành nghĩa vụ quân sự và trở về quê hương với bao hoài bão, ước mơ làm giàu. Năm 1990, ông quyết định hiện thực hóa ước mơ bắt đầu từ việc thuê 2ha đầm để nuôi ba ba thương phẩm. Lúc bấy giờ, ba ba đang là vật nuôi “hot” trên thị trường, nhiều nông dân đầu tư nuôi. Bản thân ông mới vào nghề, kinh nghiệm chưa nhiều nên thất bại ngay trong lứa đầu. Số vốn đầu tư lên tới hàng trăm triệu đồng tan biến dần cùng lứa ba ba “khởi nghiệp”.

Vốn liếng bao ngày tích cóp giờ trắng tay, khó khăn chồng chất nhưng ông Tân quyết không đầu hàng. Với bản lĩnh vững vàng của người lính bộ đội cụ Hồ, ông tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi bằng việc nuôi bò, ngan, vịt đẻ trứng. Cũng từ đây, ông bắt đầu có thu nhập, dần kéo lại số vốn đã mất và có đồng ra đồng vào.

Ông Tân chia sẻ: “Trong những năm đầu nuôi ngan và vịt đẻ, tôi cũng thu được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế giảm dần vì giá trứng và ngan giống luôn thấp, hơn nữa dịch bệnh lại thường xuyên xuất hiện, thậm chí có lứa bị lỗ nên tôi đặt cho mình mục tiêu mới để thỏa “cơn khát” làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.

Thành công từ chim cu gáy

Đang loay hoay tìm cách giải bài toán làm giàu, đầu năm 2010, tình cờ ông được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim cu gáy sinh sản. Ông Tân kể: “Xưa nay tôi chỉ thấy người ta bẫy cu gáy về nuôi chứ chưa thấy ai nói nuôi được cu gáy đẻ. Thấy đây là mô hình mới, trong khi nhu cầu chơi chim cu gáy đang được nhiều người ưa chuộng nên tôi bắt tay vào làm luôn”.

Theo ông Tân, cu gáy là loài chim có nguồn gốc hoang dã, kháng thể rất cao, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường nhiệt đới ẩm, thức ăn lại sẵn có, dễ kiếm nên ai cũng có thể nuôi được. Ngoài ra, chuồng nuôi chim cũng khá đơn sơ, chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi, bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ hoặc chất xơ từ cây cối để làm chỗ cho chim mẹ đẻ. Thông thường, bình quân mỗi tháng một đôi chim đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa 2 quả trứng.

Ông Tân chia sẻ, chim cu gáy ta chỉ đẻ, còn việc ấp trứng lại là giống chim cu gáy của Nhật và Pháp, vì chim cu gáy ta ấp trứng không hiệu quả, có khi đang ấp dở chúng lại bỏ, hoặc mổ vỡ trứng. Hiện, trên thị trường, mỗi đôi chim cu gáy ta sau khi nở từ 20-23 ngày, biết mổ, có giá bán từ 500.000 - 600.000 đồng; giống của Nhật, Pháp giá 300.000 đồng/đôi. Bình quân mỗi tháng ông Tân cung cấp cho thị trường 50 - 60 đôi chim giống. Với 20 cặp chim bố mẹ, trừ chi phí, mỗi tháng ông thu lãi 30-50 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm thu nhập từ những con chim đẹp, hót hay, thậm chí có con ông bán với giá 3 - 5 triệu đồng.

Hỏi về kinh nghiệm nuôi cu gáy, ông Tân chia sẻ: “Trong mô hình nuôi chim cu gáy sinh sản, khó nhất là lúc ghép đôi, vì khi bắt đầu vào thời kỳ làm tổ, chúng thường xuyên đánh nhau, nhưng nếu chịu khó quan sát và để ý thì việc ghép đôi vẫn thành công. Thông thường, sau khi nuôi khoảng 6 tháng, chim cu gáy ta bắt đầu đẻ trứng, nếu được chăm sóc tốt thì chúng sinh sản gần như quanh năm”.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người thấy mô hình nuôi chim cu gáy của ông Tân cho hiệu quả kinh tế cao đã tìm đến mua con giống, học hỏi kinh nghiệm. Giờ đây ông Tân không chỉ là nhà cung cấp chim giống cho người dân trong tỉnh mà còn là đầu mối phân phối giống cho người dân các tỉnh lân cận như Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình,…

Anh Vũ Quang Hồng, người trong xã học mô hình nuôi chim cu gáy của ông Tân, cho biết: “Tôi thường đến nhà ông Tân để học hỏi kinh nghiệm nuôi chim cu gáy cũng như cách phòng trị bệnh, cho sinh sản, nhờ đó mà đàn chim của gia đình phát triển khá tốt, bước đầu cho thu nhập”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Cảnh, Trưởng xóm 1 cho biết: “Ông Tân là cựu chiến binh gương mẫu, có nghị lực và khát khao làm giàu, luôn tìm tòi, học hỏi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về nuôi chim cu gáy, giúp bà con cùng làm giàu trên chính quê hương mình”.
Bà con nào quan tâm và muốn tìm hiểu về mô hình này có thể liên hệ trực tiếp với ông Nguyễn Văn Tân qua sdt: 0975.786.667​
 


Last edited:
cu gáy là dòng chơi giọng nên muốn giàu hay không là do giọng của nó bác ạk
và cả cách nó gáy gù khách nữa
cogn cu gáy cứ đẻ ra rồi bán thì cũng như bồ câu và con gà thôi ạk
 
Thông tin quá phóng đại, cu gáy mà 1 tháng đẻ 3-4 lần? chính tôi cũng nuôi chim cu gáy sinh sản đây, 1 năm chỉ đẻ từ 6-7 lứa, mỗi lứa 2 trứng. Chim bồ câu còn 40-45 ngày mới đẻ 1 lần, đừng có láo phét nói chim cu đẻ 3-4lần/tháng.
Để bán được 1 con chim cu giá tốt, phải canh theo chất giọng, ngoại hình...
luyện được điều này không phải dễ. Đâu ra mà mấy trăm ngàn 1 cặp?
Chắc có lẽ chủ thớt chưa biết trên Agriviet có hàng tá sư phụ nuôi cu gáy đó, chém gió bậy bạ ăn gạch đá chết.
 
Last edited by a moderator:
Thật là một tin quá ư là phóng đại.
Chim cu gáy mới biết mổ bán cho ai được 500 đến 600 ngàn trên cặp. Có lẻ 1 vài người không biết, hoặc họ dư tiền mua chơi vài cặp. Con cu gáy nuôi sinh sản , tạo con cu gáy thế hệ sau chỉ để ăn thịt, làm cảnh, và làm chim khách thôi... Chứ không đi đánh bẩy được. Những người chơi chim cu cườm ( cu gáy) họ không bao giờ chơi con cu non nuôi lên. Còn với giá thịt hiện nay 1 con cu gáy biết ăn chưa trổ hết cườm( chưa trưởng thành) giá từ 20 ngàn đến 40ngàn đồng Việt Nam trên 1 con , nhưng rất khó bán.
Còn về chọn 1 con chim cu để nuôi làm cảnh, nuôi nghe tiếng gáy, làm con mồi, hàng ngàn ngàn con chưa chắc tìm ra được 1 chim cu vừa ý.
Chỉ cần 1 con cu gáy mới biết ăn giá 100 ngàn thôi , thì người nuôi cu gáy đã làm giàu rồi.
Ai muốn nuôi chim cu gáy sinh sản thì hãy xem lại giá bán ra , bán cho ai, ai mua, mua bao nhiêu con... Tin trên bài viết trên có rất nhiều cái phải suy xét lại.
... Giá 500 đến 600ngàn 1 đôi cu gáy mới biết ăn bán cho ai, và mua bao nhiêu con...
Nhưng với giá 3 đến 6 triệu 1 con thì tôi nghĩ có, nhưng chỉ thi thoảng mới có 1 con vừa ý, và có một người thích mới mua thôi.
 
vó vẻ bác am hiểu về cu gáy :D

Thật là một tin quá ư là phóng đại.
Chim cu gáy mới biết mổ bán cho ai được 500 đến 600 ngàn trên cặp. Có lẻ 1 vài người không biết, hoặc họ dư tiền mua chơi vài cặp. Con cu gáy nuôi sinh sản , tạo con cu gáy thế hệ sau chỉ để ăn thịt, làm cảnh, và làm chim khách thôi... Chứ không đi đánh bẩy được. Những người chơi chim cu cườm ( cu gáy) họ không bao giờ chơi con cu non nuôi lên. Còn với giá thịt hiện nay 1 con cu gáy biết ăn chưa trổ hết cườm( chưa trưởng thành) giá từ 20 ngàn đến 40ngàn đồng Việt Nam trên 1 con , nhưng rất khó bán.
Còn về chọn 1 con chim cu để nuôi làm cảnh, nuôi nghe tiếng gáy, làm con mồi, hàng ngàn ngàn con chưa chắc tìm ra được 1 chim cu vừa ý.
Chỉ cần 1 con cu gáy mới biết ăn giá 100 ngàn thôi , thì người nuôi cu gáy đã làm giàu rồi.
Ai muốn nuôi chim cu gáy sinh sản thì hãy xem lại giá bán ra , bán cho ai, ai mua, mua bao nhiêu con... Tin trên bài viết trên có rất nhiều cái phải suy xét lại.
... Giá 500 đến 600ngàn 1 đôi cu gáy mới biết ăn bán cho ai, và mua bao nhiêu con...
Nhưng với giá 3 đến 6 triệu 1 con thì tôi nghĩ có, nhưng chỉ thi thoảng mới có 1 con vừa ý, và có một người thích mới mua thôi.


Cho e hỏi e muốn mua 1 đôi cu gáy non thì mua ở đâu rẻ và chất lượng?? E nuôi cho nó gáy vui cửa chứ e ko biết gid về cu :D
 
Cho e hỏi e muốn mua 1 đôi cu gáy non thì mua ở đâu rẻ và chất lượng?? E nuôi cho nó gáy vui cửa chứ e ko biết gid về cu :D
Ở miền Bắc thì tôi không biết chỗ nào bán. Còn trong Nam thì có rất nhiều chỗ, ngay các tiệm bán chim cảnh, hoặc các quán nhậu đặc sản thì có rất nhiều. Còn về nông thôn thì người bẩy về bán đầy luôn, hoặc các đầu nậu .
 

tôi hay đi Nhơn Trạch , đoạn gần chung cư Thạnh Mỹ Lợi , họ bán cu gáy rất nhiều từ chim gia đến chim non , chỉ có 250 ngàn một kg thôi. Chim cu rừng thuần được gù mới hay chứ cu nuôi công nghiệp chỉ để ăn thịt như bồ câu thôi. Ông nhà báo tào lao tung tin bậy bạ, làm gì có mấy trăm ngàn 1 cặp cu nuôi công nghiệp.
 
mấy ông này biết viết thôi chứ có biết nuôi con gì đâu? không biết giá trị của con cu nằm ở đâu mà viết phóng đại lên
 
tôi hay đi Nhơn Trạch , đoạn gần chung cư Thạnh Mỹ Lợi , họ bán cu gáy rất nhiều từ chim gia đến chim non , chỉ có 250 ngàn một kg thôi. Chim cu rừng thuần được gù mới hay chứ cu nuôi công nghiệp chỉ để ăn thịt như bồ câu thôi. Ông nhà báo tào lao tung tin bậy bạ, làm gì có mấy trăm ngàn 1 cặp cu nuôi công nghiệp.
Thôi mấy ông ơi các ông nói thì tỏ ra nguy hiểm quá? Chỉ có cu gay trong nam các ông mới mấy chục với trăm thôi chứ cứ ra bắc mua được con cu gáy bắc không có 300 1 con thì chặt đầu tôi này. Ông cứ hỏi xem mua được con cu gáy Phú Thọ vừa bẫy về chưa biết đực cái giá bao nhiêu? Các ông chém ghê quá.
 
Thôi mấy ông ơi các ông nói thì tỏ ra nguy hiểm quá? Chỉ có cu gay trong nam các ông mới mấy chục với trăm thôi chứ cứ ra bắc mua được con cu gáy bắc không có 300 1 con thì chặt đầu tôi này. Ông cứ hỏi xem mua được con cu gáy Phú Thọ vừa bẫy về chưa biết đực cái giá bao nhiêu? Các ông chém ghê quá.
Tôi bán cho bạn giá 150.000/con thôi nè, bao nhiêu cũng có.
 
Thôi mấy ông ơi các ông nói thì tỏ ra nguy hiểm quá? Chỉ có cu gay trong nam các ông mới mấy chục với trăm thôi chứ cứ ra bắc mua được con cu gáy bắc không có 300 1 con thì chặt đầu tôi này. Ông cứ hỏi xem mua được con cu gáy Phú Thọ vừa bẫy về chưa biết đực cái giá bao nhiêu? Các ông chém ghê quá.

Vậy là cu gáy ngoài bắc là để bán cho đại gia ???
Cu gáy trong nam bán cho mầy người về nấu cháo đậu xanh ???

- Xin thưa với ông bạn ở trong nam vẫn có những con cu giá hàng chục chai nhé ! Nhưng người trong miền nam không chơi những con cu nuôi từ nhỏ lên đâu nha !!! Những con cu non ( gọi là chim ổ ) thì chỉ để nấu cháo bồi bổ cho bà đẻ và trẻ con mà thôi .
Chim cu non nuôi lớn lên vẫn gù tốt , gáy ầm ầm . Nhưng đó là chim khách không ai ham của đó đâu bạn .
Chim cu khách nghĩa là khi có khách vào nhà là nó gật gù gáy , khi gặp chim khác là tắt điện . Cúm như chó gặp cọp ==> Vì vậy dân sành chơi không ai chơi cu non đâu bạn .
- Còn cu Phú Thọ mới bẫy ề chưa biết trống mái mà bán giá trên 300k là người mua không biết chơi chim rồi bạn ơi !
Dân biết chơi thì nhìn sơ bên ngoài là đoán được trống mái chính xác tới 70% rồi nhá !!! Ở trong miền nam bọn tớ muốn có được cu hay là chỉ có tư đi bẫy , con nào đấu hay và lỳ đòn thì giữ lại , con nào dở là đem bán cho nhà hàng với giá 25k / 1con .
- Bạn không tin thử hỏi các bác hay ăn nhậu trong này xem họ có hay nhậu chim cu kh6ng nè !!!
 
Cu Bác Tân ấy chắc nói được tiếng người nên có giá như vậy. Còn con cu Pháp thì nó chỉ biết gù độc một điệu, lại gù dai nhách, nghe nhức cả đầu, không biết thịt có ngon không nữa.
 
Cu gáy

Vậy là cu gáy ngoài bắc là để bán cho đại gia ???
Cu gáy trong nam bán cho mầy người về nấu cháo đậu xanh ???

- Xin thưa với ông bạn ở trong nam vẫn có những con cu giá hàng chục chai nhé ! Nhưng người trong miền nam không chơi những con cu nuôi từ nhỏ lên đâu nha !!! Những con cu non ( gọi là chim ổ ) thì chỉ để nấu cháo bồi bổ cho bà đẻ và trẻ con mà thôi .
Chim cu non nuôi lớn lên vẫn gù tốt , gáy ầm ầm . Nhưng đó là chim khách không ai ham của đó đâu bạn .
Chim cu khách nghĩa là khi có khách vào nhà là nó gật gù gáy , khi gặp chim khác là tắt điện . Cúm như chó gặp cọp ==> Vì vậy dân sành chơi không ai chơi cu non đâu bạn .
- Còn cu Phú Thọ mới bẫy ề chưa biết trống mái mà bán giá trên 300k là người mua không biết chơi chim rồi bạn ơi !
Dân biết chơi thì nhìn sơ bên ngoài là đoán được trống mái chính xác tới 70% rồi nhá !!! Ở trong miền nam bọn tớ muốn có được cu hay là chỉ có tư đi bẫy , con nào đấu hay và lỳ đòn thì giữ lại , con nào dở là đem bán cho nhà hàng với giá 25k / 1con .
- Bạn không tin thử hỏi các bác hay ăn nhậu trong này xem họ có hay nhậu chim cu kh6ng nè !!!

Chào các bạn!
Chơi Cu gáy là cả 1 nghệ thuật. Những ai đam mê, chịu học hỏi và có "duyên" mới có thể tìm gặp được 1 vài con Cu gáy "chơi được" để chơi thôi.
Với hơn chục năm nuôi và chơi Cu gáy, mình xin có vài ý kiến thế này:
Không phải Cu gáy miền Bắc để các Đại gia chơi đâu anh Hải ạ. Mà theo mình thì người miền Bắc thích nuôi và chơi Cu có xuất xứ từ miền Bắc (Chỉ là ý thích thôi). Cu gáy miền Bắc, mà nhất là Cu gáy ở các vùng đồng bằng bắc bộ như Thái bình, Nam định... có ngoại hình ưa nhìn (cũng là theo con mắt người Bắc): Chim có mã sáng, mình chim to như bắp chuối. Cườm đen, nhỏ, dày và vòng cườm như cái tạp dề... choàng gần kín cổ... Chung chung là thế. Còn để chọn được 1 chú chim đẹp mã cần chọn nhiều điểm khác nữa, như mỏ, đầu, mắt, cổ, cườm, cánh, đuôi, chân, móng... Nhiều lắm...
Còn về chất giọng, trước tiên người Bắc chọn nuôi những con chim có chất giọng to (có âm trầm ấm hay vang cao...) mà người Bắc hay gọi là "Giọng thổ, giọng còi hay giọng pha..." Có được 1 chú chim có giọng "thổ đồng" hay "còi đồng" là ước mơ của những người mê Cu gáy. Bênh cạnh chất giọng to, 1 chú chim cần có giọng "mau"... có nghĩa là khi chú chim cất giọng gáy "đấu", những âm thanh "Cúc cu cu, cúc cu cu..." hay "Cục cù cù, cục cù cù...) phải cất lên liên tiếp và mỗi "Trận gáy đấu" phải dài... chứ không thích những chú chim khi "gáy đấu" sáng được câu"Cúc... cu... cu..." đến trưa mới được câu "Cục... cù... cù" buồn tẻ... Khi Cu gáy vào trận phải có giọng luyến láy, đổi giọng... Nói cách khác là chú Cu gáy phải có "nhiều giọng" như "Vặt", "lèo", "chu", "vấp"... Ví dụ, giọng gáy của 1 chú Cu được mô tả thế này: "Cúc cu cu, cúc cu cu, cục cù, cúc cu cu, cục, cúc cu cu, cúc cu cu, cu, cục cù cù, cúc cu cu..." Vân vân và vân vân... Xin thưa, có được chú chim Cu gáy như thế thì với người chơi Cu gáy ở miền Bắc là cả 1 "gia tài" khó đổi được. Còn về Cu gáy non và Cu gáy bẫy, thì theo mình biết: Những chú Cu gáy có chất giọng tốt, "thuộc" (bảo được) mà thấy chim lạ, hay mang đi đến nhà khác dám "đấu", là những chú chim "chơi được" chứ cũng không quá quan trọng chim già hay chim non. Nhiều con Cu gáy già được bẫy ngoài trời sau nhiều năm nuôi... cũng chẳng ra gì... chỉ cần treo khác chỗ là đã không dám gáy... Trong khi đó có những chú Cu gáy non nuôi lên (thường có mã to đẹp) có chất giọng tốt, mau, nhiều tiếng... mang đi đâu cũng "dám đấu"... Nghe thấy tiếng chim lạ là "sa cầu, máy cánh..." cắm đầu trình diễn phẩm chất tuyệt kỹ của mình...
Với mình: 1 chú Cu gáy đẹp mã (để nhìn ngắm), có chất giọng tốt, mau, "đủ tiếng" (để nghe và thưởng thức) là 1 tuyệt phẩm của tạo hoá...
Và thêm nữa: Nếu có 1 Cu gáy mái đẹp mã, giọng tốt, mau, nhiều tiếng... cũng đáng để được nuôi lắm chứ...
"Nghề chơi cũng lắm công phu"... Đây chỉ là ý kiến nhỏ của riêng mình.
Cám ơn mọi người đã đọc và mong tất cả các bạn cùng chia sẻ để mình được học hỏi thêm.
 
Last edited by a moderator:
Chào các bạn!
Chơi Cu gáy là cả 1 nghệ thuật. Những ai đam mê, chịu học hỏi và có "duyên" mới có thể tìm gặp được 1 vài con Cu gáy "chơi được" để chơi thôi.
Với hơn chục năm nuôi và chơi Cu gáy, mình xin có vài ý kiến thế này:
Không phải Cu gáy miền Bắc để các Đại gia chơi đâu anh Hải ạ. Mà theo mình thì người miền Bắc thích nuôi và chơi Cu có xuất xứ từ miền Bắc (Chỉ là ý thích thôi). Cu gáy miền Bắc, mà nhất là Cu gáy ở các vùng đồng bằng bắc bộ như Thái bình, Nam định... có ngoại hình ưa nhìn (cũng là theo con mắt người Bắc): Chim có mã sáng, mình chim to như bắp chuối. Cườm đen, nhỏ, dày và vòng cườm như cái tạp dề... choàng gần kín cổ... Chung chung là thế. Còn để chọn được 1 chú chim đẹp mã cần chọn nhiều điểm khác nữa, như mỏ, đầu, mắt, cổ, cườm, cánh, đuôi, chân, móng... Nhiều lắm...
Còn về chất giọng, trước tiên người Bắc chọn nuôi những con chim có chất giọng to (có âm trầm ấm hay vang cao...) mà người Bắc hay gọi là "Giọng thổ, giọng còi hay giọng pha..." Có được 1 chú chim có giọng "thổ đồng" hay "còi đồng" là ước mơ của những người mê Cu gáy. Bênh cạnh chất giọng to, 1 chú chim cần có giọng "mau"... có nghĩa là khi chú chim cất giọng gáy "đấu", những âm thanh "Cúc cu cu, cúc cu cu..." hay "Cục cù cù, cục cù cù...) phải cất lên liên tiếp và mỗi "Trận gáy đấu" phải dài... chứ không thích những chú chim khi "gáy đấu" sáng được câu"Cúc... cu... cu..." đến trưa mới được câu "Cục... cù... cù" buồn tẻ... Khi Cu gáy vào trận phải có giọng luyến láy, đổi giọng... Nói cách khác là chú Cu gáy phải có "nhiều giọng" như "Vặt", "lèo", "chu", "vấp"... Ví dụ, giọng gáy của 1 chú Cu được mô tả thế này: "Cúc cu cu, cúc cu cu, cục cù, cúc cu cu, cục, cúc cu cu, cúc cu cu, cu, cục cù cù, cúc cu cu..." Vân vân và vân vân... Xin thưa, có được chú chim Cu gáy như thế thì với người chơi Cu gáy ở miền Bắc là cả 1 "gia tài" khó đổi được. Còn về Cu gáy non và Cu gáy bẫy, thì theo mình biết: Những chú Cu gáy có chất giọng tốt, "thuộc" (bảo được) mà thấy chim lạ, hay mang đi đến nhà khác dám "đấu", là những chú chim "chơi được" chứ cũng không quá quan trọng chim già hay chim non. Nhiều con Cu gáy già được bẫy ngoài trời sau nhiều năm nuôi... cũng chẳng ra gì... chỉ cần treo khác chỗ là đã không dám gáy... Trong khi đó có những chú Cu gáy non nuôi lên (thường có mã to đẹp) có chất giọng tốt, mau, nhiều tiếng... mang đi đâu cũng "dám đấu"... Nghe thấy tiếng chim lạ là "sa cầu, máy cánh..." cắm đầu trình diễn phẩm chất tuyệt kỹ của mình...
Với mình: 1 chú Cu gáy đẹp mã (để nhìn ngắm), có chất giọng tốt, mau, "đủ tiếng" (để nghe và thưởng thức) là 1 tuyệt phẩm của tạo hoá...
Và thêm nữa: Nếu có 1 Cu gáy mái đẹp mã, giọng tốt, mau, nhiều tiếng... cũng đáng để được nuôi lắm chứ...
"Nghề chơi cũng lắm công phu"... Đây chỉ là ý kiến nhỏ của riêng mình.
Cám ơn mọi người đã đọc và mong tất cả các bạn cùng chia sẻ để mình được học hỏi thêm.
Ây za!!!!!!!!!!!!!!!
Bác này "Nuoiran" có nuôi rắn không đây?
Nhà bác có nhiều Cu gáy hay không vậy?
 
E xin góp ý , giá 500k 600k thì phóng đại quá . Nhưng giá bổi 300k ko biết trống mái thì cũng đại phóng . E cũng mới tập tành chơi cu gáy nhưng giá đó theo e có thể đân chơi cu gáy gọi là Bo Phóng . Miền nam bỗi vừa bắt 1 triệu vẩn có chứ ko phải 300k 500k , nhưng quang trọng nguồn gốc bản lảnh ra sao khi ở ngoài rừng . Chứ đâu đâu đâm vào lụp thì trống mái gì thì cũng 55 ngàn ==>> cu nướng mọi
 
Xin hỏi có cách nào phân biệt đươc chim cu trống và chim cu mái được chinh xac không ban ah
 


Back
Top