Làm giàu từ nuôi nhím

  • Thread starter phungocvo
  • Ngày gửi
Làm giàu từ nuôi nhím:

__________________

<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="430"><tbody><tr style="padding-left: 5px; padding-right: 5px;" align="left" valign="top"><td colspan="7" style="padding: 10px 5px 5px;">Làm giàu nhờ nuôi nhím (09/11/2010-7:59)
</td> </tr> <tr align="left" valign="top"> <td colspan="7" style="padding-bottom: 5px; padding-left: 5px; padding-right: 5px;" align="justify"> (THO) - Đến xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) hỏi ai cũng biết vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Hùng và chị Lê Thị Thoa - một trong những hộ làm kinh tế giỏi nhờ mô hình nuôi nhím.
Bắt đầu từ năm 2008, chỉ với 5 cặp nhím giống, đến nay gia trại của gia đình anh, chị đã có tới hơn 30 cặp nhím sinh sản, trung bình mỗi năm, anh chị xuất chuồng khoảng gần 30 cặp nhím sinh sản (mỗi cặp có giá từ 30 đến 35 triệu đồng), thu về gần một tỷ đồng.

Rót chén trà mời khách, anh Hùng tâm sự: Các anh thấy đấy, gia đình tôi có tới 4 thế hệ tổng cộng tới 8 khẩu, toàn là những người đều đã hết tuổi lao động. Tôi có 2 cháu thì đều đang tuổi đi học. Những năm 2005 – 2007, vợ tôi ở nhà vừa làm 7 sào ruộng, nuôi hơn chục con lợn mà kinh tế gia đình vẫn rất khó khăn. Tôi là bộ đội, lại làm nghề lái xe, nên được đi đây đi đó, nhận thấy mô hình nuôi nhím có thể phù hợp nên bàn với vợ dồn vốn đầu tư.

Thuận vợ, thuận chồng, anh Hùng đã bán toàn bộ số lợn để chuẩn bị chuồng trại, với hơn 20 chuồng nhím, nhưng cái khó nhất của gia đình là kiếm đâu ra tiền vốn để mua giống, bởi mỗi đôi nhím sinh sản bằng cả số vốn đàn lợn của anh chị nuôi lâu nay. Bàn đi tính lại, cuối cùng còn 3 cây vàng là của tích cóp được lâu nay, chị đem bán hết được hơn 50 triệu đồng, cộng với vay anh em, ngân hàng, anh chị có gần 100 triệu đồng để mua được 5 cặp nhím giống.

Đưa chúng tôi đi thăm trang trại với hơn 30 cặp nhím giống, hàng chục đôi nhím con đang phát triển rất tốt. Chị Thoa cho biết: Một con nhím trưởng thành ăn khoảng từ 1.500 đến 2.000 đồng thức ăn/ngày. Thức ăn chủ yếu là rau, củ, quả... Nếu như nuôi lợn, bò hoặc gà vất vả do giá cả thị trường không ổn định cùng với đó là dịch bệnh có thể đến bất cứ lúc nào, thì đối với con nhím người nuôi có thể an nhàn hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giá thương phẩm của các loại gia súc, gia cầm khác có thể lên xuống và dao động theo thời giá của thị trường, nhưng đối với loài nhím thì rất ổn định. Một cặp nhím giống khoảng 4 tháng tuổi hiện có giá từ 23 đến 24 triệu đồng; còn nhím thịt giá bán ngoài thị trường luôn có giá từ 600 đến 700 ngàn đồng/kg, những con bị dị tật không sinh sản được mới phải bán thịt. Quan trọng hơn là nuôi nhím không đòi hỏi phải có diện tích chuồng trại lớn. Một chuồng nhím chỉ từ 3 đến 5m2 là đủ cho một cặp nhím sinh trưởng và phát triển. Mỗi năm, một cặp nhím bố mẹ sinh sản hai lứa, mỗi lứa hai con. Như vậy, một cặp nhím sẽ đem về cho gia đình anh chị khoản thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi năm.

Riêng từ đầu năm 2010 đến nay, anh chị đã bán gần 30 cặp nhím giống, mỗi cặp có giá từ 30 đến 35 triệu đồng, hiện gia trại của anh có 30 đôi sinh sản, hơn 10 cặp nhím con, con to nhất tới hơn 30 kg. Đối với nhím sinh sản, được bảo hành tới khi chúng sinh sản trong trường hợp cần thiết anh chị có thể đổi lại đôi khác cho khách hàng.

Không chỉ chăn nuôi với mục đích làm giàu cho bản thân, anh Hùng, chị Thoa còn tích cực vận động bà con, những hộ gia đình nghèo ở Hoằng Hóa và các nơi cùng tham gia nuôi nhím. Anh chị không chỉ hỗ trợ giảm giá giống, mà còn nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm. Vì vậy, hàng tuần luôn có 1 lớp học cho những người muốn tham gia nuôi nhím diễn ra ngay trên gia trại của gia đình anh chị.

Từ số vốn 100 triệu đồng, sau 2 năm, gia đình anh Hùng đã phát triển gấp hơn hai chục lần. Họ là những người trẻ, khỏe, năng động, dám nghĩ, dám làm và đấy cũng là mô hình điển hình về tính hiệu quả kinh tế để nhân dân học tập, nhân rộng trong Hiệp hội nuôi nhím huyện Hoằng Hóa.

Hoàng Khánh Trình​
(Bộ CHQS tỉnh)​

</td></tr></tbody></table>http://baothanhhoa.vn/news/68478.bth

______________________________


<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td class="tieude" valign="top" width="90%" height="30">Làm giàu từ mô hình nuôi nhím giống</td> </tr> <tr> <td class="chuxam" valign="top" height="30">Tin đăng ngày: 14/9/2010</td> </tr> <tr> <td class="textbody" align="justify"><table id="_ctl12_tblDetail" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0" width="100%"> <tbody> <tr> <td height="10">Theo Dong Nai</td></tr> <tr> <td class="<%=h.item(&quot;cssDetail_Content&quot;)%>"> <script>function goto_link(ID) {window.location = '/default.aspx?tabid=587&ItemID='+ID;}</script> <o:p> <table align="left"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td align="middle">
</td></tr></tbody></table>
C
</o:p>
ách đây hơn 3 năm, khi nhím giống giá chỉ 6 triệu đồng/cặp, chàng trai tên Đặng Lâm Quốc Bảo, ở xã Phú An, huyện Bến Cát, Bình Dương đã quyết định bỏ ra hơn 18 triệu đồng để mua 3 cặp nhím về nuôi thử. Cùng thời gian đó, anh cũng chọn đầu tư nuôi bò, heo rừng... Nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao bằng mô hình nuôi nhím, anh quyết định dồn vốn liếng để đầu tư phát triển mô hình nuôi nhím.
<o:p></o:p>
Hồi mới xây dựng trang trại, vốn liếng còn khó khăn, anh Bảo mở công ty xây dựng, lợi nhuận từ xây dựng, anh tiếp tục đầu tư cho trại chăn nuôi. Vượt qua những khó khăn, nhận thấy mô hình này rất dễ làm phù hợp với điều kiện công việc, anh Bảo quyết định đầu tư làm ăn lớn. Những năm ấy, ở Bình Dương số lượng người nuôi nhím không nhiều, học hỏi kinh nghiệm anh phải đến Long An, Đồng Nai... Sau đó anh mạnh dạn đầu tư chuồng trại. Anh Bảo kể lại: "Do giá nhím giống cao, đồng tiền quay vòng chậm, mô hình này lại mới, nên ít người nghĩ đến việc nuôi nhím làm kinh tế. Hơn nữa, nếu có đầu tư thì phải vài năm sau mới cho thu nhập, vì vậy ít người mặn mà với nó. Nhưng mình nghĩ có niềm tin thì sẽ làm được".
<o:p></o:p>
Nuôi nhím khá đơn giản, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Nhím ít bị bệnh và có thể ăn tất cả các loại thức ăn như: rau, củ, quả, chuối, cơm thừa, cháo nguội... do đó không mất nhiều công chăm sóc. Hiện 1 cặp nhím giống 3 tháng tuổi anh bán với giá 15 triệu đồng. Sau 1 năm nuôi, Nhím cái mới bắt đầu sinh sản. Bước sang năm thứ hai nhím đẻ dày hơn, cứ 2 năm nhím cái sẽ đẻ 5 lần. Nếu giống tốt, chăm sóc đều thì mỗi lần nhím đẻ từ 2 đến 3 con. Nếu tính trung bình 1 cặp nhím trưởng thành cho thu nhập mỗi năm khoảng 15 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì cũng còn dư 10 triệu đồng. Với khoảng 80 cặp nhím trưởng thành trong tay, mỗi năm gia đình anh có hàng trăm triệu đồng.
<o:p></o:p>
Có thể nói, nghề nuôi nhím đang dần mở ra nhiều cơ hội làm giàu cho bà con nông dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhiều gia đình đã bắt đầu gắn bó với nghề này. Và cứ trung bình mỗi hộ từ 5-10 cặp nhím giống. Không chỉ cung cấp nguồn giống, anh Bảo còn đến tận nơi truyền đạt kinh nghiệm nuôi nhím của mình cho bà con nông dân. Đến nay, trang trại Đặng Thư (xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đã được nhiều bà con nông dân biết đến là nơi uy tín và đáng tin cậy đối với việc cung cấp nhím giống và truyền đạt về kỹ thuật nuôi nhím...<o:p></o:p>
Sau 3 năm nhìn lại, mảnh đất trang trại cằn khô trước đây giờ được đầu tư trồng cây ăn quả, đào ao nuôi cá theo mô hình VAC. Có thể nói, tấm gương làm giàu của anh Đặng Lâm Quốc Bảo là một điển hình về tính cần cù, chịu khó, với ý chí quyết tâm cao và những đầu tư đúng hướng.<o:p></o:p>
</td></tr></tbody></table>
</td> </tr> <tr> </tr></tbody></table>
http://kinhtehoinhap.vn/?url=newsdetail&id=1148&Làm-giàu-từ-mô-hình-nuôi-nhím-giống
_______________________________


<table class="contentpaneopen"><tbody><tr><td class="contentheading" width="100%">Làm giàu từ nghề nuôi nhím và dúi </td> <td class="buttonheading" align="right" width="100%"> </td> <td class="buttonheading" align="right" width="100%"> </td> <td class="buttonheading" align="right" width="100%"> </td> </tr> </tbody></table> <table class="contentpaneopen"> <tbody><tr> <td> Đất và Người </td> </tr> <tr> <td class="createdate" valign="top"> Thứ hai, 04 Tháng 10 2010 09:22 </td> </tr> <tr> <td valign="top">
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Tráng, xã Lâm Xa, huyện miền núi Bá Thước, sau khi học hết chương trình phổ thông, Đặng Văn Nguyên ở nhà giúp bố mẹ phát triển kinh tế và sinh hoạt Đoàn tại địa phương.

_news_66592_dsc0156.gif

Mô hình nuôi nhím của đoàn viên Đặng Văn Nguyên, xã Lâm Xa (Bá Thước), mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Minh
Thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn, Nguyên được nghe giới thiệu về nhiều mô hình phát triển kinh tế của thanh niên Nguyên rất thích. Với suy nghĩ, làm kinh tế cần phải có sự cần cù, chịu khó. Rồi, qua đọc báo, xem chương trình nhà nông làm giàu Nguyên nhận thấy mô hình nuôi nhím có hiệu quả, lại phù hợp với điều kiện ở miền núi và bản thân anh có thể làm được. Thế là anh quyết định đầu tư.

Tháng 8-2008, Nguyên được Huyện Đoàn Bá Thước đứng ra tín chấp được vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, cùng với huy động nguồn vốn trong gia đình, Nguyên mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại hết 10 triệu đồng và lên Sơn La mua 2 đôi nhím trị giá 24 triệu đồng. Vạn sự khởi đầu, sau 1 năm nuôi, cặp nhím bố mẹ sinh được 2 con, Nguyên giữ lại nhím con để nuôi và bán đi cặp nhím bố mẹ với giá gần 30 triệu đồng, lấy vốn quay vòng. Một lần xuống thành phố Thanh Hóa, Nguyên thấy nhu cầu của các nhà hàng về thịt dúi rất cao, cung không đủ cầu. Nguyên tự nhủ con dúi ở quê anh nhiều, sinh sản nhanh lại dễ nuôi nên anh quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi, lần đầu Nguyên mua 10 con giống về nuôi, sau 8 tháng đàn dúi đã phát triển lên 70 con. Sau 1 năm phát triển bằng nuôi nhím và dúi, Nguyên đã thu lãi được 50 triệu đồng. Từ số tiền tích lũy được, Nguyên đang có dự định đầu tư xây dựng khu đất 4.000 m2 để nuôi lợn rừng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Nguyên còn là phó bí thư chi đoàn thôn, năng động nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, được đoàn viên thanh niên trong chi đoàn kính trọng, yêu mến.

Theo baothanhhoa.vn


</td></tr></tbody></table>
http://www.thanhhoa360.vn/tin-tuc-s.../17278-lam-giau-tu-nghe-nuoi-nhim-va-dui.html

__________________________________

Làm giàu từ nuôi nhím
Ngày gửi: Chủ nhật, 09:02, 19/9/2010
<table align="left" width="1"> <tbody><tr><td> </td></tr> <tr><td>Người nhà anh Hảo chăm sóc nhím.</td></tr> </tbody></table> Anh Trần Khắc Hảo, thôn Thượng Hòa, xã Gia Thanh (Gia Viễn) được biết đến là một trong những người tiên phong trong nghề nuôi con đặc sản, đặc biệt là chăn nuôi nhím ở huyện Gia Viễn.


Anh Hảo từ những năm trước 2006 cũng đã rất năng động với nghề chăn nuôi gồm đủ các loại vật nuôi, từ gà, vịt, ngan, ngỗng…đến đào ao thả cá, nhưng rồi thu nhập từ chăn nuôi các loại con đều không ổn định do dịch cúm, do ao tù nước đọng…

Là người trẻ, không chịu thất bại trước khó khăn, năm 2006, anh Hảo qua thông tin từ bạn bè, học hỏi qua sách báo về nghề nuôi nhím, anh mạnh dạn mua 2 cặp nhím trị giá 10 triệu đồng về nuôi. Quá trình nuôi anh Hảo nhận thấy, nhím là một loại động vật hiền, dễ chăm sóc, sức đề kháng cao nên ít bệnh tật. Diện tích chăn nuôi, chăm sóc không cần nhiều (mỗi đôi nhím chỉ cần 2 m2 để nuôi thả). Hiện nhà anh có 40 ô nuôi nhím, nuôi trên 80 con nhím .

Theo anh Hảo: Thịt nhím ngon ngọt, giàu đạm, rất nạc, chắc và thơm, hơi giống thịt lợn rừng. Không chỉ ngon miệng người ăn, nhím còn là vị thuốc quý, nhiều công dụng. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. Dạ dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người...

Anh Hảo cho biết: Thức ăn cho nhím là các sản phẩm dư thừa từ nông nghiệp như: rau, củ, quả, ngô, khoai, sắn… các loại thức ăn dễ tìm, không tốn kém, có thể thu nhặt ở các chợ. Thời gian mang thai của nhím cái rất ngắn, chỉ vẻn vẹn có 5 tuần. Nhím sinh sản nhanh, mỗi năm hai lứa, mỗi lứa từ 1-3 con. Nuôi nhím cũng dễ và nhàn, gia đình nào cũng có thể nuôi được vì thức ăn ở nông thôn sẵn, diện tích nuôi không cần nhiều...

Từ 4 con nhím bố mẹ, anh Hảo gây nuôi qua các năm. Hiện anh có hơn 80 con nhím (trong đó trên 30 con nhím bố mẹ). Từ năm 2009 anh Hảo đã xuất bán nhím giống được trên 40 con, giá bán 16 – 18 triệu đồng/đôi nhím giống, thịt nhím thương phẩm cũng đã bắt đầu cho thu hoạch, thu lãi vài trăm triệu đồng/năm..

Anh Hảo cho rằng: Trên thực tế cho dù ngày càng có nhiều người nuôi nhím nhưng đó vẫn là con nuôi cho thu nhập cao. Hiện nay tại Ninh Bình và mấy tỉnh lân cận thị trường nhím giống, nhím thương phẩm còn đang thiếu, nên đầu ra cho loại con nuôi này rất thuận lợi, hiệu quả nuôi nhím qua các năm cho thấy, lợi nhuận cao hơn hẳn các loại con nuôi khác.
<o:p> </o:p>
Bài, ảnh: Huy Hoàng

 


dua nhau nuôi roi lai thua lô nhiêu thôi mong các anh thậ trọng khi nuoi
 
nuoi nhím!

Mua nhím trúng nhím đểu rồi không đẻ được đành ngậm bồ hòn không dám than lỗ! sợ vợ bạn biết!::p
 
Mua nhím trúng nhím đểu rồi không đẻ được đành ngậm bồ hòn không dám than lỗ! sợ vợ bạn biết!::p
Bác nói câu này đúng đó. Chỉ sợ nhím rừng thôi; còn mua nhím ở những trại uy tín đều Ok hết. Hiện tại, heo tai xanh và lở mồm long móng, cúm gà đang bùng phát mạnh trở lại rồi. Chỉ có con nhím là vật nuôi thay thế heo, bò, gà thôi.
 

ông nào viết bài này có bị GIỞ NGƯỜI không đấy , làm gì có chuyện NHÍM mang thai có 5 tuần tuổi hả bà con
 
ông nào viết bài này có bị GIỞ NGƯỜI không đấy , làm gì có chuyện NHÍM mang thai có 5 tuần tuổi hả bà con

đúng là giở người thật.Mọi người cứ đợi đi,kịch hay sắp đến rồi đấy!Hic hic
 
Tôi nuôi nhím quá dở

ông nào viết bài này có bị GIỞ NGƯỜI không đấy , làm gì có chuyện NHÍM mang thai có 5 tuần tuổi hả bà con
Chào anh em.
Cho tôi tham gia: Năm 2008 tôi có mua 1 cặp nhím về nuôi. Đến năm 2009,
đẻ 1 lứa (có 1 con thôi). Bán lại cho người khác, tiếp tục đẻ chỉ 1 con nữa
(bây giờ không biết thế nào). Mà hình như tôi theo dõi,
nhím (của tôi) mang thai đến 90 hay 100 ngày gì đó (không nhớ rõ).
Vậy là tôi nuôi dở hay giống nhím tôi mua quá dở vậy các bác?
(Giống này mua của ông Thân Quang Vịnh ở Q9 - Tp HCM).
 
Last edited by a moderator:
Con nhím xuất phát cũng từ rừng ra mà thôi, tôi thấy nhím rừng cũng đẻ tốt chứ. Cách thuần nhím rừng cũng dễ thôi, bạn lựa mấy con mới trưởng thành(khoảng 7 đến 9 kg), hoặc nhìn nó không già lắm, chọn nhím cái rừng có vú to, dài(những con này khả năng đẻ rất cao), nên loại những con có vú rất nhỏ, khô và đen.Thuần nhím khoảng tháng cho ăn đầy đủ và thiết kế chuồng nơi nhiều người qua lại để cho nhím mau dạn người, khi chăm sóc nhím nên nhẹ nhàn,..sau 01 tháng ta ghép nhím rừng với nhím thuần(thường ghép nhím cái rừng+nhím đực thuần), cách ghép này rất hiệu quả, tỷ lệ sinh sản rất cao. Vài dòng chia sẽ. Có gì không đúng mong ACE góp ý.
 
Last edited by a moderator:
Mình cũng đang tìm hiểu để nuôi nhím ở Quảng Nam, nhưng hiện đang làm việc ở SG nên chỉ mới có thông tin trên mạng, chưa biết được đầu ra ở Quảng Nam, bác nào có thông tin tư vấn em với.
Em cám ơn nhiều
 
Cho mình hỏi, đã có ai nuôi nhím mà bán thịt chưa. Theo như mình biết chỉ toàn bán giống không thôi, chứ còn mua thịt thì đố có ai bán.
Nhà mình có 1 người chuyên buôn thú rừng có nói nhím thịt bây h khoảng 120 -150k/1kg. Theo mình đoán 1 cặp nhím giống bây giờ khoảng 10-12 củ. (khoảng 4-5kg/con).
Do vậy nuôi nhím hiện nay chỉ theo phong trào mà thôi, đợi khoảng 1 năm nữa bảo đảm nhím sẽ xuống còn 1-2 củ 1 cặp liền.
 
Cho mình hỏi, đã có ai nuôi nhím mà bán thịt chưa. Theo như mình biết chỉ toàn bán giống không thôi, chứ còn mua thịt thì đố có ai bán.
Nhà mình có 1 người chuyên buôn thú rừng có nói nhím thịt bây h khoảng 120 -150k/1kg. Theo mình đoán 1 cặp nhím giống bây giờ khoảng 10-12 củ. (khoảng 4-5kg/con).
Do vậy nuôi nhím hiện nay chỉ theo phong trào mà thôi, đợi khoảng 1 năm nữa bảo đảm nhím sẽ xuống còn 1-2 củ 1 cặp liền.
Bạn ở tỉnh/thành nào vậy? Nếu bạn có nhím thịt với giá 120 ngàn đồng - 150 ngàn đồng / 1 kg thì mình mua tất cả với giá cao hơn 200 ngàn đồng / 1 kg. Có bao nhiêu thì mình mua hết bấy nhiêu, cả ngàn tấn cũng mua hết.
 
hiện tại người ta làm giàu là nhờ vào bán con giống thui...chứ chưa nghe ai làm giàu nhờ vào bán Nhím thịt cả...vấn đề này cũng đang rất nan giải với những người có ý định nuôi Nhím tại thời điểm này....như em chẳng hạn...
 
đúng là giở người thật.Mọi người cứ đợi đi,kịch hay sắp đến rồi đấy!Hic hic

Không biết "chiếc xe hoa" nầy lên dôc đồi đến khoảng nào rồi? Mong rằng nó sớm lên tới đỉnh để giảm số bà con bị nhiễm "Hội-chúng Chim sẻ" và "Hội-chứng Lũy tre làng". Đỉnh đồi càng cao, thảm-kịch "chỏng càng gãy gọng" khi đổ dốc càng tệ-hại!
 
Last edited:
Bác ChanT nói đúng em thấy 90% người nuôi nhiếm là nuôi nhiếm giống, rất ít người nuôi nhím thịt mà nuôi nhím giống thì đầu ra không đơn giản tý nào, không tiêu thụ được thì toi. Em lúc trước cũng định nuôi nhím nhưng chắc là thôi chuyển nuôi gà cho an toàn.
 
dậy là được ăn thịt nhím rồi bà con ơi, chứ bây giờ nghe kể kô hà... thèm quá đi
 


Back
Top