Làm mạ khay và sử dụng máy cấy trong trồng lúa

  • Thread starter Giaba-CNN-HaNoi
  • Ngày gửi
G

Giaba-CNN-HaNoi

Guest
Chào các bạn!
Tôi đến từ công ty Công Nông Nghiệp Hà Nội xin giới thiệu với các bạn về mô hình sản xuất mạ khay và cấy lúa bằng máy rất tiên tiến theo công nghệ nhật bản.
- Làm mạ khay: Đây là kỹ thuật làm mạ tiên tiến của Nhật Bản. Có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách làm mạ thông thường: Sinh trưởng tốt, mạ khỏe, đẻ mạnh, thuận lợi tưới tiêu, phòng bệnh, chống rét, chủ động thời vụ và tiết kiệm chi phí lên tới hơn 30% so với cách làm truyền thống.
+ Chuẩn bị & làm mạ:
* Cần chuẩn bị giống tốt, đồng đều. Giá thể bao gồm đất, mùn cưa, trấu mục, phân bón. Khay mạ. Máy gieo hạt.
Sau khi xử lý giống và ngâm ủ, tiến hành gieo hạt và tưới ẩm.

* Sau khi gieo, ủ hoạt hóa từ 24h đến 72h trong phòng bằng cách xếp khay lên nhau.
* Khi mầm lên được 1 cm đến 1,5 cm cho khay ra ngoài trời tưới nước sạch thường xuyên 1 đến 2 lần/ngày.
* Chăm sóc đến khi mạ đạt chuẩn về số lá, chiều cao từ 12cm đến 18cm. Có thể cấy mạ khay bằng tay hoặc bằng máy.

- Cấy máy: Hiện chúng tôi đang dùng loại máy cấy bán tự động SPW-48c, ưu điểm là cấy nông tay, thưa, ít tiêu hao nhiên liệu, năng suất có thể gấp 30 lần so với cấy tay ( 1 người 1 ngày có thể cấy 1 sào lúa ). Máy cấy có thể cấy được 1-1,5 Ha/ngày.

- Và đây là thành quả:

:huh: Để được hướng dẫn cụ thể các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
+ Công ty TNHH Công Nông Nghiệp Hà Nội, Số 395A - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội
+ Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm: Km15 - QL6 - Yên Nghĩa - Hà Đông - Hà Nội
+ Văn Phòng đại diện: Dốc Suối - Triều Tiên - Bảo Khê - Hưng Yên
SDT: 0919605185
Email: dogiaba@gmail.com
Website: www.kubotahanoi.com.vn
 


Bạn chỉ nói điều hay. Tôi nói ra điều dở cho bạn nghe:
*
Uơng mạ bằng khay tốn nhiều công lao động hơn gieo xuống ruộng mạ.
Trong khi mạ khay mọc lên, lấy đâu ra chỗ để khay?
Phải trả tiền thuê chố đặt khay, tốn tiền hơn gieo mạ truyền thống.
Sau khi cấy, thì khay phải bảo quản, tốn tiền kho, trong khi ruộng
mạ cấy trồng được, làm ra tiền.
*
Máy cấy thì lúa lại sức chậm hơn cấy tay.
Số tiền chênh lệch năng suất lúa này nhiều hơn tiền công cấy tay.
Máy cấy lúa đã có ở miền Bắc từ năm 1956-1957, chứ không mới lạ gì.
Có điều cấy lúa bằng máy thì không tốt bằng tay người.
Khi bác sỹ nông nghiệp Lương Đình Của (bằng bác sỹ của Nhật cấp,
và ông có vợ là người Nhật) còn sống, ông cấy lúa bằng tay rất giỏi,
vừa thẳng, đều, nhanh, và cây chóng bén rễ.
Trong diễn đàn, một năm trước cũng đã nói về máy cấy lúa Đài Loan.
Cũng nói hay lắm, nhưng chẳng ai hưởng ứng cả.
Đảng và Chính phủ không phải là không biết có máy cấy lúa, nhưng đâu
có hô hào bà con xài?
Nước Mỹ rất lạc hậu, không biết cấy lúa bằng tay, nhưng nó cũng không
chịu cấy lúa bằng máy, mà cứ xạ hạt thôi. Nó chẳng coi máy cấy ra gì.
*
 
Bạn chỉ nói điều hay. Tôi nói ra điều dở cho bạn nghe:
*
Uơng mạ bằng khay tốn nhiều công lao động hơn gieo xuống ruộng mạ.
Trong khi mạ khay mọc lên, lấy đâu ra chỗ để khay?
Phải trả tiền thuê chố đặt khay, tốn tiền hơn gieo mạ truyền thống.
Sau khi cấy, thì khay phải bảo quản, tốn tiền kho, trong khi ruộng
mạ cấy trồng được, làm ra tiền.
*
Máy cấy thì lúa lại sức chậm hơn cấy tay.
Số tiền chênh lệch năng suất lúa này nhiều hơn tiền công cấy tay.
Máy cấy lúa đã có ở miền Bắc từ năm 1956-1957, chứ không mới lạ gì.
Có điều cấy lúa bằng máy thì không tốt bằng tay người.
Khi bác sỹ nông nghiệp Lương Đình Của (bằng bác sỹ của Nhật cấp,
và ông có vợ là người Nhật) còn sống, ông cấy lúa bằng tay rất giỏi,
vừa thẳng, đều, nhanh, và cây chóng bén rễ.
Trong diễn đàn, một năm trước cũng đã nói về máy cấy lúa Đài Loan.
Cũng nói hay lắm, nhưng chẳng ai hưởng ứng cả.
Đảng và Chính phủ không phải là không biết có máy cấy lúa, nhưng đâu
có hô hào bà con xài?
Nước Mỹ rất lạc hậu, không biết cấy lúa bằng tay, nhưng nó cũng không
chịu cấy lúa bằng máy, mà cứ xạ hạt thôi. Nó chẳng coi máy cấy ra gì.
*

Bạn ở đâu vậy thế thì bạn không biết rồi, bây giờ ở Thanh Hoá và Hà Nội đang có rất nhiều mô hình nông thôn mới. SX mạ khay và cấy bằng máy. UBND TP Hà Nội còn rất hưởng ứng và hỗ trợ vốn cho bà con nông dân. Nếu bạn muốn phat biểu thì nên tìm hiểu lại xem nó ra sao rồi hãy nói nhé. có những mô hình không thành công không có nghĩa là sẽ thất bại hoàn toàn
 
Thuê đất trồng khay thế không có dược mạ à ? hay là mạ gieo đất thì không cần diện tích mà gieo khay mới cần diện tích.

Cấy máy tồi như thế thì sao thằng Nhật Bản Trung Quốc Thái Lan Ấn Độ nó vẫn cấy.

Về Mỹ bảo dân Mỹ là. Để trồng lúa cho người ăn, thì trước tiên là học cách đắp đê của dân Việt Nam. Khi đã có ruộng lúa rồi mới lo mầm mạ cấy hái chưa muộn đâu. Còn nếu không thể đắp đê làm ruộng được thì trọn đời nước Mỹ nhà anh đi trồng ngô cho lợn như vẫn trồng.

Bạn chỉ nói điều hay. Tôi nói ra điều dở cho bạn nghe:
*
Uơng mạ bằng khay tốn nhiều công lao động hơn gieo xuống ruộng mạ.
Trong khi mạ khay mọc lên, lấy đâu ra chỗ để khay?
Phải trả tiền thuê chố đặt khay, tốn tiền hơn gieo mạ truyền thống.
Sau khi cấy, thì khay phải bảo quản, tốn tiền kho, trong khi ruộng
mạ cấy trồng được, làm ra tiền.
*
Máy cấy thì lúa lại sức chậm hơn cấy tay.
Số tiền chênh lệch năng suất lúa này nhiều hơn tiền công cấy tay.
Máy cấy lúa đã có ở miền Bắc từ năm 1956-1957, chứ không mới lạ gì.
Có điều cấy lúa bằng máy thì không tốt bằng tay người.
Khi bác sỹ nông nghiệp Lương Đình Của (bằng bác sỹ của Nhật cấp,
và ông có vợ là người Nhật) còn sống, ông cấy lúa bằng tay rất giỏi,
vừa thẳng, đều, nhanh, và cây chóng bén rễ.
Trong diễn đàn, một năm trước cũng đã nói về máy cấy lúa Đài Loan.
Cũng nói hay lắm, nhưng chẳng ai hưởng ứng cả.
Đảng và Chính phủ không phải là không biết có máy cấy lúa, nhưng đâu
có hô hào bà con xài?
Nước Mỹ rất lạc hậu, không biết cấy lúa bằng tay, nhưng nó cũng không
chịu cấy lúa bằng máy, mà cứ xạ hạt thôi. Nó chẳng coi máy cấy ra gì.
*
 
Last edited by a moderator:
Bài của bạn không có một lý lẽ nào, mà tràn đầy
từ ngữ không hay. Bạn nên tìm hiểu người
nói chuyện với bạn tuổi tác bao nhiêu đi đã nhé.
*
 
Last edited by a moderator:
Một là, cấy máy có tội tình gì mà làm giảm năng suất lúa. Nếu như không phải năng suất lúa / ha / vụ thì có phải là khối lượng lúa/ ha/ năm, hay là năng suất công lao động / ha cấy máy giảm so với năng suất cấy tay ?

Một cái máy cấy thực giá chỉ 100m. Hiện nay nó đắt vì số lượng còn rất ít mới là dùng thử. Mỗi ngày nó cấy được 2-3 mẫu. Giá bèo nhất về nhân công là ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi mà ơn đảng và chính phủ, có toàn ông già bà đẻ làm ruộng để nam nữ khoẻ mạnh đi tha hương cầu thực. Giá ấy 200k / sào Bắc Bộ 360 m2. Mỗi ngày cái máy ấy cấy được 2-6 triệu, chỉ cần 20-50 ngày cấy là hoán vốn, 3-6 mùa, 1-3 năm. Ngày nay giá máy còn đắt thì cứ cho 3-6 năm hoàn vốn. Thế không kinh tế chỗ nào.
Không kinh tế ở điểm duy nhất, là ở Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng Bắc Bộ rất ít nông dân có điều kiện mua một cái máy cấy, và trung bình mỗi huyện ở đó chưa có một cái máy cấy. Không kinh tế vì tài sản lớn nhất của mỗi gia đình nông dân làm ra là cái nhà chưa trị giá bằng cái máy cấy đó. Tuyệt đại đa số nông dân Bắc Bộ ở trong những ngôi nhà mà tiền xây dựng chưa đến 100m. Vì thế, người ta thà cấy tay còn hơn là để cho con người ta rét.

Máy cấy tồi, thế tại sao ở Nhật Bản không còn ai cấy tay, chỉ có cấy máy ? thế sao ở Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia thì người ta đã đa phần cấy máy.

(Trừ số sạ, sạ ở Thái Lan chiếm đa số, Nhật Bản thì hầu như chỉ có cấy. Lúa sạ không tốt bằng cấy vì nó vẫn còn rễ cái, không phát triển mạnh rễ chùm và không đẻ khoẻ. Ưu điểm của sạ là không phải cấy. Sạ là phong tục trồng thích hợp với đồng bằng Cửu Long trước đây và những đồng bằng Thái Lan, Campuchia... đất rộng mênh mông và không có đê sông, bờ vùng, bờ thửa.... như Nhật Bản, Bắc Bộ Việt Nam, Trung Quốc. Do phụ thuộc mùa lũ nên thời gian thời vụ khá xông xênh, mỗi năm hai mùa, có tận dụng thì đất vẫn ngập nước mấy tháng lũ không làm được cái gì. Có thể nói sạ là hình thức quảng canh so với cấy là thâm canh). Hiện nay, ở các vùng thâm canh cao như Vĩnh Phúc (và Đông Anh - Mê Linh trước thuộc Vĩnh Phúc, đồng bằng sông Đáy cũ ở Nam Hà-Hà Tây, vùng Thái Bình- Nam Định.... thì nếu như sạ sẽ không đủ thời gian giữa hai vụ chiêm-mùa, vì chỉ có 2 tuần bao gồm cả gặt, cày và cấy, dồn thời gian cho mùa đông-xuân làm mầu, hay thêm vụ lúa 3. Vào cái giao thời đó, người ta phải gieo lúa từ lúc gặt, không kịp phơi ải đất, mà bơm nước ngay sau khi cày hoặc gặt xong bơm nước ngay - không cày mà lồng. Cái vụ đó thóc chưa khô hẳn thì đã phải ném phân lần đầu rồi .
 
Last edited by a moderator:
làm mạ khay đc thực hiện ở cơ sở sản xuất. bà con nông dân chỉ cần đến đó để đặt giống và số lượng cần mua, đến ngày cấy thì đến đó lấy mạ mang về thôi. mạ khay được cho đất và gieo hạt bằng máy nên rất tiết kiệm chi phí nhân công và kích thước các khay mạ giống hệt nhau nên nông dân sẽ tính tượng số mạ cần có để cấy trên diện tích ruộng nhà mình mà ko sợ thừa hay thiếu mạ như phương pháp gieo hạt truyền thống, ko tốn diện tích đất gieo mạ non trên đồng ruộng, cây mạ có độ đồng đều cao
làm mạ khay kết hợp với cấy bằng máy sẽ cho hiệu quả cao nhất. mạ khi vận chuyển có thể cuộn lại như cuộn thảm nên có thể vận chuyển được số lượng lớn cùng 1 lúc. cấy bằng máy sẽ cấy được 6 hàng cùng một lúc dĩ nhiên là năng suất cao hơn so với cấy tay rồi, khoảng cách giữa các khóm mạ đồng đều nhau, nông dân dễ làm cỏ sau này. phương pháp này còn mới, ít cơ sở sản xuất mạ khay hàng loạt, nông dân miền bắc mỗi hộ lại có diện tích đất gieo cấy nhỏ nên phương pháp này chưa đc phổ biến thôi.
ở nhật người ta còn trồng lúa dưới lòng đất, làm đất nhân tạo, chiếu sáng bằng ánh sáng đèn điện đấy. trồng rau bằng phương pháp khí canh, chiếu sáng nhân tạo hoàn toàn chả lẽ lại bảo người ta quá lãng phí à?
 

Last edited:
Tôi đưa ra ý kiến ngược chiều để bàn.
Việc gì cũng có nhiều cách làm.
Mỗi cách làm có cái hay riêng, cũng có cái dở.
Vấn đề cốt lõi là giá tiền phải bỏ ra, và giá tiền thu hoạch được.
*
Mạ khay có thể tốt hơn mạ gieo ruộng nếu chăm sóc tốt,
nhưng chuyện diện tích, khay, và kho như tôi kể, nâng giá lên.
Chuyện mua con giống chứ không tự có giống thì ở nước ngoài
phổ biến hơn ở ViệtNam nhiều.
*
Máy cấy cũng có giá khi bà con phải thuê.
Có người thuê với giá rẻ, vì ở gần nơi cho thuê máy cấy.
Ai ở xa, và ruộng ở xa đường giao thông thì tốn tiền hơn.
Vì thế tôi mới nêu vấn đề suy nghĩ.
*
Chuyện Nhật cấy lúa trong tối rồi chiếu đèn thì tôi không biết,
nhưng ở Canada thì người Việtnam trồng cần sa đã làm như thế.
Cần sa thì đắt lắm, nên chiếu đèn trồng vẫn còn lãi nhiều.
Có lẽ ở Nhật, gạo đắt lắm, nên họ chiếu đèn cấy lúa mà vẫn lãi.
Tương lai không xa, ViệtNam giá đất cao lên, cũng phải làm nhà
nhiều tầng để cấy lúa chiếu đèn thôi.
*
 
Phương pháp sử dụng máy cấy miền nam đã có khá lâu. Nhưng vì sao không phát triển mạnh? Chủ topic giải thích giùm mình được ko?

Bác anhmytran nên xem lại. Ngay tại nước Mỹ người ta vẫn làm giống cây dâu tây trong hầm tối và dùng đèn thay thế ánh sáng mặt trời. Dâu Tây ở Mỹ mắc đến đâu?

Gạo của Nhật mắc cỡ nào thì không nắm rõ. Chỉ biết Nhật ko nhập gạo của ta hay của Thái Lan. Loại gạo họ dùng cũng chả giống mấy với gạo ta đang canh tác. Họ chỉ xài sản phẩm do họ trồng trên đất của họ hoặc trên đất nước khác nhưng phải theo đơn đặt hàng rất nghiêm ngặt. Lúa thành phẩm trồng ở nước thứ 2 còn sót lại do đủ đơn hàng, đố bác ươm nẩy mầm được 50%.

Làm mạ khay thực chất chả tốn nhiều kho bãi lắm. Bác đã làm giá đỗ rồi thì tự khắc phải hiểu "mật độ" là như thế nào chứ nhỉ? Vả lại, trong vấn đề làm mạ khay này, nếu bác rảnh thì hỏi anh gú gồ xem miền nam nước mỹ và mễ cho bò ăn mạ cây đại mạch thế nào nhé? Cũng là phong trào mới đấy.

Trong 1 vùng trồng lúa tập trung nho nhỏ tại miền nam (không nói nông nghiệp đô thị) thì trung bình cũng phải có từ 100 - 200ha. Với số lượng đất canh tác như vậy thì 1 máy cấy liệu có đủ? Thêm 1 điều: Trồng lúa khu tập trung, thời gian gieo cấy có thể cách xa nhau hơn 5 ngày được ko?
Nếu nói mua cái máy như thế 1 năm dùng 3 lần phí quá thì chẵng qua cũng "phí" như mấy cái máy gặt đập liên hợp là cùng chứ gì.

Nhưng nói thế nào thì nói, chủ đề này ngay từ đầu xuất hiện tại đây cũng không đúng chuyên mục. Quảng cáo nhiều hơn cung cấp kiến thức kỹ thuật. Chính thức chuyển qua box mua bán ngành trồng trọt.
Cảnh cáo chủ topic lần đầu.
 
Last edited:
chào các bác em đang muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm mạ khay. nhưng ở việt nam lên hỏi gúc gồ thì ít quá, các bác có kinh nghiệm kỹ thuật thì giới thiệu lên đây cho em kê dép học hỏi với ạ
***
có bác nào tìm được các đường link giới thiệu về cách làm mạ khay ở nước ngoài xin giới thiệu em với ạ ( em không tìm được link vì ngoại ngữ kém quá)
cảm ơn chủ topic, mong chủ topic cho biết giá máy trồng lúa và máy gieoo hạt
 
dùng mạ khay và máy cấy nói cũ thì không cũ, mới thì không mới. nhưng phải nhìn lại cách là và cách nhìn nhận của mọi người thôi. máy cấy hiện nay chưa phát triển rộng rãi theo cá nhân tôi nghĩ một giá còn mắc, hai là gia công một ha lúa cấy giá cũng cao hơn lúa sạ nữa (công cấy máy khoảng 2,5tr/10000m2) luôn tiền mạ là khoảng 3 tr cho 1 ha, giá này cao hơn giá sạ một tí, ba là mất công gieo mạ cái này nông dân mình gần như quên lâu rồi nếu gieo mạ không đều sẽ làm cho máy cấy không đều.
nhưng bạn phải nhìn nhận tổng quát quá trình chăm sóc cây lúa rồi đánh giá hiệu quả được: 1. lúa cấy rất dễ quản lý cỏ dại, 2. hạn chế lúa lẫn lúa lộn và không phải sạ lại hay dặm khi gặp thời tiết không thuận lợi, 3. quản lý ốc và sâu bệnh tốt hơn rất nhiều, đặc biệt là rầy nâu cuối vụ.
nếu là nông dân chính hiệu ngồi tính lại thì có thể giảm từ 2 - 2,5 tr cho 1 ha lúa đó
cấy lúa giúp năng suất tăng là do hạn chế được lúa lẫn lúa lộn đó các bạn ạ.
 


Back
Top