lâm nghiệp

  • Thread starter maibao_lc
  • Ngày gửi
xin cho em hỏi có loại cây nào thích hợp với đất đá vôi mà lại chịu được ảnh hưởng của khói lò gạch không. và mua ở đâu nữa
 


Bạn phải nói rõ trồng cây cho mục đích gì đã chứ!
Cây Ăn quả hay cây lấy gỗ? Bạn ở tỉnh nào?
Thì mọi người mới giúp bạn được chứ!
 
Bạn tham khảo bài này coi!

Trong thời gian qua, Trung tâm Tài nguyên và Môi tr­ường, Viện Điều tra quy hoạch rừng đã có một số nghiên cứu và tài nguyên rừng trên núi đá vôi: Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng trên núi đá vôi cho các vùng và toàn quốc; thực hiện đề tài nghiên cứu chọn loài cây trồng trên núi đá vôi vùng Đông Bắc; thực hiện các dự án nghiên cứu phối hợp về Quản lý rừng cộng đồng trên núi đá vôi với tr­ường đại học California - Hoa Kỳ với Mạng lư­ới quản lý rừng châu Á v.v. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về phân bố núi đá vôi theo các vùng địa lý và tài nguyên thực vật, rừng trên núi đá vôi đư­ợc phân chia theo các vùng phân bố như­ sau:
2.1- Vùng Cao Bằng-Lạng Sơn
Đây là vùng có núi đá vôi tập trung lớn nhất trong cả n­ước. Hoạt động xâm nhập ở vùng Đông Bắc chủ yếu cũng tập trung vào miền này. Vùng này ở vào vĩ độ cao của n­ước ta, và mang dấu hiệu chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới sang á nhiệt đới. Vùng núi đá vôi Cao Bằng-Lạng Sơn gồm có 2 vùng phụ núi đá vôi yêu cầu:
- Vùng núi đá vôi Ngân Sơn-Trùng Khánh
- Vùng núi đá vôi Bắc Sơn
Kiểu núi đá vôi trung bình và thấp, bao gồm một số cao nguyên đá vôi khối uốn nếp có quá trình hoạt động Cacxtơ là kiểu địa mạo chủ yếu của vùng.
Trong vùng núi đá vôi này phổ biến các dạng Cacx tơ trên mặt và Cacxtơ ngầm. Núi đá vôi có dạng núi sót có rất nhiều hang động, sông ngầm. Nhiều nơi quan sát thấp các dạng địa hình Cacxtơ với thung lũng xâm thực.
Hệ thực vật vùng này mang .tính chất pha trộn của nhiều luồng thực vật nh­ưng đặc trư­ng là luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hư­ởng của các luồngthực vật khác. Các loài đại diện tiêu biểu cho vùng núi đá vôi Cao Bằng - Lạng Sơn có giá trị kinh tế và có ý nghĩa lớn về mặt khoa học như Hoàng đàn (Cupressus turulosa). Thiết đinh (Markhamia stlipulata). Trai (Garciniafagraooides), Đinh thối (Ferandoa brilletii). Sam kim hỷ (Pseudotsugachinensis), Trong đó Hoàng đàn là loài cây quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Các nghiên cứu gần đây của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật kết hợp với Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã phát hiện ra 3 loài Lan mới thuộc chi Lan hài (Paphiopedium) tại vùng Thang Hen - Cao Bằng. Đây là vùng phân bố của Hươu xạ (Moschusmoschiferus), V­ượn đen (Hylabates concolor).
2.2- Vùng Tuyên Quang - Hà Giang
Vùng này có diện tích núi đá vôi 130.400 ha. Các loại đá vôi chiếm vai trò chủ yếu trong việc cấu tạo nên các núi trong vùng. Núi đá vôi tạo thành một dải không liên tục theo h­ướng Tây - Bắc tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Đông Bắc, tạo thành từng khối lớn. Độ cao vùng này lớn hơn vùng Cao Bằng - Lạng Sơn, các dãy núi phía Bắc cao tới 1.000m. Khu vực núi đá vôi này nằm trong Vùng sinh thái trung tâm, bao gồm 2 vùng phụ chủ yếu.
- Vùng núi đá vôi Quản Bạ - Phia Ph­ương
- Vùng cao nguyên đá vôi Bắc Hà
Cũng như­ vùng Cao B­ằng - Lạng Sơn, hệ thực vật núi đá vôi Tuyên Quang - Hà Giang tính chất pha trộn của nhiều luồng thực vật. Hệ thực vật ở đây mang nhiều nét đặc trư­ng của nhiều luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa tiêu biểu là các loài cây thuộc họ Re (Lauracecae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae). Do vị trí địa lý nên hệ thực vật ở đây chịu ảnh hưởng của nhiều luồng thực vật Himalaya - Vân Nam - Quy Châu. Đại diện của các loài cây lá Kim xuất hiện nhiều hơn như­ Hoàng Đàn (Cupressuls torulosa), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Kim giao (Nageia fleuryi), Thông tre (Podocarpus neriifolius), vùngvới sự có mặt của các loài rụng lá thuộc họ Dẻ (Fagaceae) có mặt của đại diện nhiều luồng thực vật đã đóng góp phần nào đa dạng thành phần các loài thực vật rừng trên núi đá vôi của vùng này.
2.3- Vùng Tây Bắc - Tây Hoà Bình, Thanh Hoá
Đây là một vùng t­ương đối rộng và kéo dài với diện tích 264.400 ha, do vậy chịu ảnh hư­ởng của các chế độ khí hậu khác nhau. Trong vùng hình thành những sơn nguyên phức tạp chủ yếu là núi và cao nguyên đá vôi, khối uốn nếp xen kẽ đá phiến, cát kết, kéo dài thành một dải hệ từ Phong Thổ đến Thanh Hoá. Vì có sự xen kẽ nham thạch nên trong kiểu địa hình này ta thấy xuất hiện cảnh quan Cacxtơ trên núi đá vôi và cảnh quan xâm thực trên núi đá phiến cát kết.
Vùng núi Tây Bắc - Tây Hoà Bình, Thanh Hoá có vùng phụ chủ yếu:
- Cao nguyên đá vôi Tà Phình - Sín Chải
- Cao nguyên đá vôi Sơn La
- Cao nguyên đá vôi Mộc Châu
- Vùng núi đá vôi Sơn La - Hoà Bình – Bắc Thanh Hoá.
- Vùng núi đá vôi Nam Thanh Hoá
Thực vật ở vùng này có những nét riêng biệt phù hợp với các điều kiện địa hình và khí hậu của miền, có đầy đủ các vành đai thực vật từ nhiệt đới, á nhiệt đới đến nhiệt đới núi cao. Các loài thực vật tiêu biểu cho miền gồm các loài cây của ngành hạt trần nh­ư Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Thông nàng (Podocarpus imbrcatus), Kim Giao (Nageia fleuryi),Thông tre (Podocarpus neriifolius). Các loài cây lá rộng đóng vai trò chủ yếu trong thành phần cây rừng trên núi đá vôi như­ các loài của họ Dẻ (Fagaceae), họ Hoa (Betulaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae),(trong vùng cũng dã xuất hiện một số loài đặc tr­ưng của vùng phía Nam lên nh­ư Chò chỉ (Shorea chinensis), Táu nư­ớc (Vatica subglabra)...Một số loài của luồng thực vật từ Tây Á sang nh­ư Săng lẻ (Lagerstroemia callyeulata)), Chò nhai (Anogeisus acuminata).
Sự phong phú của các loài cây lá kim đã hình thành nên nhiều vùng rừng hỗn giao cây lá kim và cây lá rộng, nhất là ở các vùng núi có độ cao lớn. Loài động vật đặc hữu trên núi đá vôi của vùng là loài Voọc quần đùi (Trachipythecus francoisii delacourii).
2.4- Vùng Trường Sơn Bắc nằm trong miền núi thấp, hẹp ngang, sườn dốc, cấu tạo kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Diện tích của vùng Trường Sơn Bắc là 142.500 ha. Đá vôi đây chủ yếu tập trung một khu vực sau:
- Núi đá vôi Khe Ngang – Kẻ Bàng
Miền Trường Sơn Bắc được phân làm 4 vùng trong đó quan trọng nhất là vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Núi đá vôi đây tập trung chủ yếu Kẻ Bàng và Khe Ngang, độ cao 700-800m. Các dạng địa hình hiện tại thể hiện quá trính Cacxtơ đang phát triển rất mạnh, dòng chảy bề mặt ít, sông suối ngầm phát triển.
Vùng Trường Sơn là “ một cái nút” nơi gặp gỡ của 2 luồng thực vật di cư tới. Một từ Himalaya qua Vân Nam xuống và một từ lndonexia lên. Do loài thực vật nói chung và các loài thực vật trên núi đá vôi nói riêng cũng có những nét khác biệt với các vùng khác. Thành phần thực vật chủ yếu là các họ phân bố rộng rừng nhiệt đới như họ Xoan, họ Đậu, họ Mộc Lan, họ Bồ Hòn, họ Dâu tằm… Các loài thực vật hạt trần cũng có mặt một số loài như Pơ mu (Forkienia hodginsii), Hoàng Đàn giả (Dacrydium pierrei) Kim giao (Nageia fleuryi), Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Thông tre (Podocarpus neriiflius)
Loài động vật đặc hữu trên núi đá vôi của vùng này không thể hiện rõ.
2.5- Vùng quẩn đảo
Đây là vùng sinh thái tương đối đặc biệt, tuy nhiên diện tích tập trung nhiều vùng Đông Bắc, chủ yếu là vùng đảo Quảng Ninh. Núi đá vôi đây tập trung vào 2 vùng nhỏ.
- Vùng đảo Hạ Long
- Đảo Bái Tử Long
Các đảo đá vôi đây có đẩy đủ những dạng địa hình của một miền Cacxtơ ngập nước biển. Phía Đông cũng có nhiều đảo núi đá vôi rải rác và có một đảo lớn như đảo Cát Bà, đảo Cái Bầu… Ngoài ra ở ­ một số đảo núi đá vôi không tập trung và diện tích không lớn.
Do những nét đặc trưng riêng biệt về địa hình và khí hậu vùng đảo nên thực vật vùng này cũng có những nét khác biệt với các vùng khác. Tuy nhiên một số loài thực vật đặc trưng hạt trần vẫn có mặt như Kim giao (Nageia fleuryi) đảo Cát Bà.
2. ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN NÚI ĐÁ VÔI
- Thành phần thực vật rừng trên núi đá
Kết quả điều tra tại các vùng sinh thái cho thấy thành phần thực vật rừng trên núi đá tương đối phong phú. Thực vật phát triển đa dạng về loài bao gồm các loài cây lá kim và các loài cây lá rộng. Đại diện của các ngành thực vật đều xuất hiện bao gồm. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông (Pinophyta) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), với 2 lớp: lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida).
Theo số liệu điều tra ban đầu số họ tham gia vào thành phần thực vật trên núi đá vôi tương đối lớn. Thành phần các loài thực vật tại các vùng điều tra như sau: vùng Cao Bằng - Lạng Sơn (mới chỉ điều tra vùng Lạng Sơn) có 104 họ với 365 loài; vùng Tuyên Quang-Hà Giang có 149 họ và 967 loài, vùng Tây Bắc-Tây Thanh Hoá - Nghệ An có 149 họ với 1049 loài; vùng Tr­ường Sơn Bắc có 575 loài của 129 họ. Trong số các họ ở các vùng đều có khoảng 15 họ có trên 10 loài và xuất hiện hầu khắp các vùng nh­ các họ Đay Tiliaceae, Bứa Clusiaceae, Dâu tằm Moraceae, Bồ hòn Sapindaceae, Xoan Meliaceae, Na Annonaceae, Ba mảnh vỏ Euphorbiaceae, Vang Caesalpmiaceae, Thị Ebenaceae, Đinh Bignoltaceae...
- Phân bố thực vật
Do vị trí địa lý và quá trình hình thành núi đá vôi khác nhau nên thực vật phận bố cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Những nơi đá vôi có quá trình phong hoá chậm đá vôi dạng khối, thực vật chủ yếu là các loài cây bụi, dây leo như­ các loài Ô rô (Taxotrophis macrophylla), Mạy tèo (Streblus brenieri), Thị bon (Diospyros bonii), Huyết Giác (Dracaena cambodiana, Trinh nữ Mimosa invisa...) .
Tại những nơi đá vôi phong hoá mạnh, đá vôi xen lẫn đất thực vật phát triển và các loài thực vật chiếm ­uư thế là Nghiến, Trai, Ô rô, Mạy tèo, Trường sâng (Amesiodendron), Tr­ường núi đá (Nephelium bassacense), Giẻ lá bạc (Quercus glauca), Đẻn (Vitex negundo)... trên các đỉnh núi hoặc đai cao từ 700m trở lên thư­ờng có các loài thực vật lá kim như Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Hinh đá vôi (Keteleeria evelyniana...).
Tại các vùng thấp, thung lũng thường là nơi có tầng đất dày, ẩm thực vật phát triển với nhiều loài cây có mặt cả trên núi đất. Các loài thực vật đặc trư­ng trong vùng phân bố này là Phay vi (Duabanga grandiflora), Vàng anh (Saraca dives, Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinesis), Sấu (Dracontomelum duperreanum), Gáo (Neonauclea purpurea), Dướng (Brollssonetia papyrifara...).
Cũng giống như­ thực vật rừng nói chung, thực vật trên núi đá vôi cũng chịu ảnh hư­ởng của quy luật phân bố theo đai cao và vùng địa lý. Các loài cây lá kim phân bố chủ yếu trên các đai cao ở vùng Tuyên Quang-Hà Giang, vùng Cao Bằng-Lạng Sơn, vùng Tây Bắc, Tây Thanh Hoá, Nghệ An. Trong đó có nhiều loài mới đ­ược ghi nhận hoặc mới đ­ược phát hiện ở Việt Nam như­ loài Du sam đá vôi (Keteleeria dividiana) mới lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam (theo Phan Kế Lộc và cộng sự, 1999). Một số loài phân bố chỉ trong một vùng hẹp như­ loài cây Hoàng đàn chủ yếu phân bố ở vùng Cao Bằng-Lạng Sơn.
Các loài Lan cũng rất phổ biến tại các vùng sinh thái núi đá vôi phía Bắc, trong đó có nhiều loài mới đ­ược phát hiện cho khoa học, theo GS.TS Phan Kế Lộc và các cộng sự, 1999 đã phát hiện đ­ược 14 loài mới cho khoa học đã công bố 10 loài.
So với các vùng sinh thái khác vùng Tr­ường Sơn Bắc ở vĩ độ thấp hơn nên số l­ượng loài cây lá kim đã giảm nhiều. Ng­ược lại các loài cây lá rộng cũng có nhiều biến đổi các loài chỉ thị như­ Nghiến, Trai ít bắt gặp trong vùng. Phân bố của các loài cây họ dầu đã tăng lên nhiều như­ Dầu ke (Dipterocarpus kerrii), Chò chỉ (Shorea chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus retusus...).
Quá trình phong hoá đá vôi cũng ảnh hư­ởng rất lớn đến sự phân bố của các loài thực vật. Các vùng đá vôi có thời gian phong hoá lâu dài, hình thành các cao nguyền đất xen lẫn đá vôi thì các loài thực vật phát triển mạnh, các loài cây gỗ chiếm ­uư thế. Trong kiểu rừng này loài có giá trị kinh tế cao đã và đang bị khai thác như­: Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai (Garcmiafagraeoides), Tr­ường nhãn (Nephelium chryseum), Chò chỉ (Shorea chinensis), Gội nếp (Aglaia gigantea), Vù hương (Cinanmomum balansae), Táu ruồi (Vatica tonkinensis), Táu nến (Hopea ashtonii v.v. ) Ở các vùng Cao Bằng-Lạng Sơn vùng Tây Bắc Tây Thanh Hoá, Nghệ An. Các loài Mun sọc Diospiros sp, Huê mộc (Dalbergia sp.... vùng Tr­ường Sơn Bắc. Nhiều nơi còn gặp cả các loài cây rụng lá như (Dầu ke Dipterocarpus kerrii), Chò xanh (Terminalia myriocarpa...).
 
híc. bác vanptan nếu có nguồn tài liệu về các loài cây chịu khói thì bác cho anh em tham khảo luôn. Để rồi họ đối chiều xem cây đó có thích hợp với đất đá vôi không thì hay hơn.
 


Back
Top