Làm thế nào để gia đình thật sự là mái ấm của mỗi người.

Gia đình là một từ ngữ nghe rất thân quen bỡi mỗi một người đều có cho mình một cái gọi là gia đình. Dù lớn hay bé; dù ấm áp hay lạnh lẽo và dù sao đi nữa đó cũng là cái gia đình của mình. Điều quan trọng là phải làm sao để gia đình thật sự trở thành một mái ấm; để mỗi bước chân người đi xa đều mong mỏi trở về; để mỗi bước chân khách đến đều ao ước có một nơi như thế vì họ không tìm thấy ở một nơi khác yên ấm hơn.
Có một gia đình nọ có bố mẹ, anh cả, anh kế, chị và cậu út. Họ sống tại một vùng nông thôn Việt Nam trong giai thoại trước và sau năm 1975. Người anh cả sinh năm 1972; anh kế 1976; chị gái 1980 và cậu út 1985. Họ sống bên nhau như bao gia đình khác trong hoàn cảnh đó. Trước năm 1990 ngôi nhà của họ là vách đất đơn sơ. Mỗi khi mùa mưa bão đến họ lại phải ra ngoài dựng lều ở tạm vì sợ bị đè (nhà sập). Trong những năm tháng đó, người mẹ bị lao phổi. Tưởng chừng như một niềm bất hạnh lớn bao trùm lên gia đình và 4 người con nhỏ. May mắn thay họ được một người bác sĩ (hành nghề khắp nơi) giúp đỡ. Hai người con lớn lặn lội vất vả khác nơi làm đủ mọi việc để có tiền chữa trị cho mẹ. Rồi người mẹ cũng vượt qua được giai đoạn đó và lành bệnh dần theo năm tháng.
Những năm đầu 1990, hai người con lớn lặn lội lên vùng Tây Nguyên để bán hàng rong. Gom góp, chắt chiu từng đồng để xây dựng được một ngôi nhà cấp 4. Một lần vào thăm 2 con, thấy chủ nhà trọ có cái tivi (tivi trắng đen) người cha có nhã ý muốn có nó (vì cả thôn đó có ai mua được tivi đâu???). Vậy là người cha ra về với cái tivi để lại một khoản tiền cho 2 người con làm trả (mua nợ).
Những năm sau đó, 2 người anh cả vẫn làm lụng vất vả để sắm sửa thêm một số vật dụng trong nhà, rồi họ đều lập gia đình. Từ đó họ không còn lo lắng nhiều cho gia đình như trước nữa. Lúc đó cậu út vừa bước sang lớp 8 của THCS.
Thấy viễn cảnh thật không mấy sáng sủa, người chị lên đường vào Sài Gòn làm giúp việc cho người ta. Hàng tháng chị gởi tiền về trang trải cuộc sống gia đình thế là cha mẹ lại bớt phần “cực nhọc”. Về phần cậu út, vì đã thấy anh chị mình vất vả nhiều nên cậu cũng cố gắng làm những việc mà ngày xưa 2 anh của cậu đã làm để kiếm tiền mà đi học. Cha cậu ấy đã đốt sách vở, buột nghỉ học. May mắn thay nhờ các thầy cô khuyên ngăn nên cậu vẫn tiếp tục đến trường mà không nhận được bất kỳ nguồn “tài trợ” nào từ phía gia đình.
Một lần về quê vui chơi cùng bạn bè, chị gái bị tai nạn giao thong. Người em khi ấy đang là học sinh lớp 11 đã bỏ học vào bệnh viện chăm sóc chị. Đến ngày thứ 3 liên tiếp cậu ấy quá mệt nên nhờ cha vào chăm sóc. Vì không có tiền lo viện phí cho chị nên cậu đã bán những giọt máu của mình đưa cho cha lo cho chị. Người cha vào không có chỗ nghỉ, nên đã dùng số tiền còn lại đó mua giường xếp, võng dù cho tiện việc nghĩ ngơi. May mắn thay, chị gái cũng nhanh chóng bình phục và xuất viện sau 4 ngày điều trị.
Sau khi hoàn toàn bình phục chị lại vào Sài Gòn để kiếm sống qua ngày. Lần này chị không còn gởi tiền về gia đình nữa (vì chị có gửi bao nhiêu thì khi chị cần cũng chẳng ai cho chị). Thời gian thấm thoát trôi qua, cậu út vào đại học với những đồng tiền dành dụm được trong thời gian vừa học vừa làm đủ cho cậu xoay sở trong một kỳ. Sau đó cậu xin gia đình cho gạo để ăn còn chuyện mắm muối, học hành cậu tự lo liệu. Những lúc quá túng thiếu cậu lại nhờ chị, tuy không nhiều nhưng cũng đủ để cậu xoay sở được.
Rồi cậu cũng tốt nghiệp rồi đi làm. Cậu gởi về những đồng lương đầu tiên, mua sắm vật dụng trong nhà. Rồi chị gái cậu lập gia đình, cậu quyết định về nhà để cùng sống với cha mẹ.
Và câu chuyện được bắt đầu từ đây. Những ngày tháng sống với cha mẹ cậu mới thật sự hiểu được cái mà người ta gọi là tình thương của cha và sự chăm sóc của mẹ. Gần như cả cuộc đời cha chưa bao giờ làm được việc gì có thể nói mang về đồng tiền giúp gia đình. Cha vẫn “lang thang” rồi nhậu nhẹt. Công việc thì chẳng làm được việc gì ngoài cái cách lên giọng dạy đời. Tình thương mà cha để lại cho 4 anh chị em đó là những trận đòn roi để rồi giờ đây nó được “kế thừa” lên tính cách của người anh cả. Cậu bắt đầu thấy nản lòng, cậu quyết định chia sẻ với cha với hy vọng làm cho gia đình thật sự là mái ấm. Tiếc thay những gì cậu nói cũng chỉ như nước đổ đầu vịt.
Mẹ cậu thì quanh năm lam lũ hết việc này đến việc khác nhưng không việc nào ra hồn vì không có tính toán, kế hoạch mà chỉ gặp đâu làm nấy. Vấn đề của cha mẹ cậu phải chăng là sự thiếu quan tâm hay đơn giản chỉ là không nghĩ tới? Công việc của cậu út nhiều nhưng là những việc rất đơn giản và nhẹ nhàng nhưng cha ẹm cậu gần như không để tâm tới. Không cần biết cậu làm gì, đi đâu, công việc ra sao. Tới bữa ăn thì họ ăn còn cậu làm gì mặc kệ, cậu thích ăn gì cũng chẳng ai quan tâm. Khi cậu lên tiếng thì câu nói mà cậu nhận được là “cưới vợ đi về nó lo cho”. Cậu phải làm sao với cái mà cậu gọi là gia đình bây giờ? Nếu cậu cưới vợ thì vợ cậu sẽ sống như thế nào??? Nhưng ai dám làm vợ cậu trong một gia đình như vậy??? Cậu trở nên cô đơn, vô vọng ngay trong chính gia đình của cậu mà thật lòng không biết chia sẻ cùng ai. Cậu đang phải gánh vát gia đình, lo nghĩa vụ với các anh chị cậu (vì các anh chị cậu có ai được đến trường buổi nào đâu) rồi còn tương lại của cậu sẽ đi về đâu??? Ai dám bước chân vào chia sẻ cùng cậu???
Cậu chia sẽ những điều đó với tôi. Tôi chỉ biết im lặng lắng nghe rồi động viên cậu. Tôi chỉ có thể làm “cái nơi” để chứa đựng những phiền muộn khi cậu muốn tỏ bày. Nay tôi viết những điều này lên đây mong rằng nhận được những góp ý xây dựng của các bác, các anh chị để gia đình cậu ấy trở thành một mái ấm thật sự và cũng để mỗi con người chúng ta có thể tự hoàn thiện bản thân mình sống có ích chi ít là với những thân yêu bên mình. Đừng để ai đó phải sống một “đời thừa” trong suy nghĩ của người khác. Thiên Lý
 


Cám ơn chủ Topic đã không buồn tui.
Tui biết ý tốt của bạn khi đưa bài trên cho bà con đọc. Cái tui không đồng-cảm với tác-giả Thiên-Lý là Ô/B ấy đã "áp-đặt" lên tui cái "buồn, thương, giận, ghét" của tác-giả bằng cách cường-điệu các sự-kiện từ "cảm-tính" của tác-giả, mà không bằng "khách-quan tường-thuật". Do đó, ngay vài dòng đầu, tui đã thấy câu chuyện "có vấn-đề".
Rồi cũng có thể vì vậy mà tui không nhìn thấy cái "đẹp" của bài.
Bỏ qua cho tui. Bạn nhé!
Thân.
 


Cái tui không đồng-cảm với tác-giả Thiên-Lý là Ô/B ấy đã "áp-đặt" lên tui cái "buồn, thương, giận, ghét" của tác-giả bằng cách cường-điệu các sự-kiện từ "cảm-tính" của tác-giả, mà không bằng "khách-quan tường-thuật". Do đó, ngay vài dòng đầu, tui đã thấy câu chuyện "có vấn-đề".
Rồi cũng có thể vì vậy mà tui không nhìn thấy cái "đẹp" của bài.
Bỏ qua cho tui. Bạn nhé!
Thân.
Chỗ này ngaytrovellcd không biết nên nói sao để bác Thuỷ Canh hiểu nữa. Đúng là khi vào vài tường thuật ngaytrovellcd đã để cái "cảm xúc" của mình quá nhiều trong bài viết.Khi đó cảm giác "yêu thương, giận ghét" như ý của bác Thuỷ Canh nói đã làm người đọc có phần thấy khó chịu khi bị áp đặt. Rất cảm ơn bác đã chỉ bảo để ngaytrovellcd cũng như những bạn bè quan tâm có thể đúc kết kinh nghiệm khi viết bài.
Tuy vậy ngaytrovellcd vẫn muốn nói đến yếu tố quan trọng khi đưa bài viết này đó chính là cách làm thể nào để một gia đình thật sự trở thành mái ấm. Trong đó điển hình là bối cảnh của gia đình này. Mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các bác, anh chị em.
Thiên Lý.
 
Cám ơn em Ngaytrove đã không buồn, vẫn từ-tốn với tui! Tui nói thêm lần nữa: -"Hoan-hô em!"
Vậy, tui cũng xin theo ý em, chúng ta bàn thử:
Đặt trường-hợp tui ở trong hoàn-cảnh của Cậu Út, tui sẽ chia ra 2 khoảng thời-kỳ của gia-đình trên để mà tìm hướng khả-dĩ gọi là hay nhất có thể:
1- Từ lúc 4 người con còn bé, cho đến lúc trương-thành.
2- Các con đủ lông đủ cách, bay đi. Riêng Cậu Út trở về sống với Cha Mẹ.

Theo ý em. Em nhận-xét và ứng-phó thế nào trong lúc sống trong 2 mốc thời-gian nầy?
Thân.
 
.....................chúng ta bàn thử:

.......................
2- Các con đủ lông đủ cách, bay đi. Riêng Cậu Út trở về sống với Cha Mẹ.
.....................

Lão tà tôi thấy thế này :
Cái mà cặp ân oán này đang cần là : các con của họ mau khôn lớn và bay đi thật xa..đừng đứa nào gần họ cả
Vậy cứ thế mà làm… để kệ họ ân đền oán trả với nhau
Tuyệt đối không nge lời tâm sự của bất cứ ai : hoặc cha hoặc mẹ,
Cũng không nge lời khuyên của bất cứ ai kể cả Trưởng tộc… dòng họ …và hàng xóm

Nếu cha hoặc mẹ…1 lúc nào tìm đến kể lể…thì dứt khoát không nge…mà nên khuyên rằng cha mẹ nên kể khuyết điểm của nhau cho chính cha mẹ nge…
Khi nào cha mẹ đã hòa thuận vui vẻ với nhau… cả 2 đến đây ở với con sẽ vui lắm đấy
 
Hà hà, bác Mục, mình bàn chơi nha!
Tui không đồng ý với bác!
Các thành-viên trong gia-đình, họ không thể "lựa chọn nhau". Bởi:
- Bạn bè là anh em do mình chọn, còn anh em ruột là anh em do trời chọn cho.
Đó là nói phần anh em. Còn Cha Mẹ? Ai chọn cho mình?
Bác thấy sao?
Thân.
 
Hoan hô cả hai bác!
Thống nhất là chúng ta bàn việc nên làm khi 4 người con (mới 3 người dủ lông đủ cánh thôi) đã trưởng thành bác nhé.
Nếu để mặt cho họ trả nợ ân oán lẫn nhau như ý của bác Mục Tử như vậy liệu có quá không khi con cái lại "bỏ rơi" cha mẹ trong "bóng xế chiều tà". 2 vợ chồng già hơn 60 tuổi làm gì để mà sống? Sống như thế nào? Xã hội sẽ nghĩ thế nào khi các con đặt bố mẹ trong hoàng cảnh đó? Nhất là vai trò của cậu út? Cậu sẽ "nhận" được nhiều bình luận nhất khi cậu ăn học trưởng thành mà lại không giúp đỡ cha mẹ?
Phương án còn lại ngaytrovellcd cũng chưa biết làm thế nào cả. Mong các bác tiếp tục chỉ bảo thêm. Thiên Lý!
 
Chào em,
Vậy cũng xin góp ý nha! Vẽ thử một tình-huống:
- Hai vợ chồng trẻ. Khi được giải-phóng vào năm 1975, mọi việc đều sụp đổ. Hai người đùm-túm nhau che túp lều sống qua ngày với việc làm thuê mướn bất-định nuôi đứa con đầu lòng mới 3 tuổi.
- Phần lớn tiền kiếm được cho cuộc sống gia-đình là từ người vợ. Một người có sức làm quần-quật, nhưng không có đường lối gì, nên thu nhập rất bấp-bênh.
- Người chồng, tệ-hại hơn. Không thích-ứng được với hoàn-cảnh mới, phải làm những công việc không đúng với những cái đã từng được học, từng được huấn-luyện. Chính-quyền hoang-tưởng... Quá nhiều cái bất như-ý đã đẩy ông vào trạng-thái bi-quan, yếm-thế. Ông chán đời, bê-tha rượu chè, rồi... chữi đời!
- Vậy rồi 3 đứa con sau cũng nối nhau ra đời. Chúng ra đời cách nhau khá thưa, 4 năm. Đứa chót tới 5 năm.
- Đến lúc nầy thì tình-cảnh gia-đình đã sẵn tệ, trở thành bi-đát!

Không biết cảnh nầy có phải là đa-số tình-cảnh thời đó không em Ngaytrove?
Thân.
 

Câu hỏi này khó quá bác Thuỷ Canh. Những nhận thức của em ít nhất cũng nên tính từ năm 1990 (đó là nhanh nhất, là sớm nhất đó bác) vậy nên đặt trong bối cảnh những năm 1975 thì toàn là em nghe kể lại. Em còn nhớ mang mán là thứ 2 ngày 2 tháng 2 (hay tháng 12 gì đó) năm 1992 em học mẫu giáo. Khi đó em biết đến gia đình cậu út này. Nghĩa là những năm tháng trước đó em nghe người ta trong đó có cả cha mẹ em và cậu út kể lại.
Điều mà em biết là trong những năm tháng đó nhà nào cũng đông con. 4 - 5 đứa trong một nàh là chuyện bình thường. Cuộc sống đa phần là làm nông nghiệp bấp bênh chỉ lo cho con cái có cái ăn cái ở với người ta là được rồi. Không ít gia đình khi đó rơi vào hoàn cảnh như cậu út nhưng được cái cha mẹ đồng lòng và có ý chí nên họ nhanh chóng vươn lên chi ít cũng thuộc tầm trung bình.
Em cũng mong bác và mọi người tập trung vào giai đoạn hiện tại khi gia đình còn lại có cha mẹ và cậu út. Vì đây là hoàn cảnh cần giải quyết. Tuy nhiên nếu cần lấy tư liệu từ quá khứ thì em sẽ cung cấp những gì em biết.
Rất cảm ơn bác đã quan tâm chỉ bảo. Thiên Lý.
 
Câu hỏi này khó quá bác Thuỷ Canh. Những nhận thức của em ít nhất cũng nên tính từ năm 1990 (đó là nhanh nhất, là sớm nhất đó bác) vậy nên đặt trong bối cảnh những năm 1975 thì toàn là em nghe kể lại. Em còn nhớ mang mán là thứ 2 ngày 2 tháng 2 (hay tháng 12 gì đó) năm 1992 em học mẫu giáo. Khi đó em biết đến gia đình cậu út này. Nghĩa là những năm tháng trước đó em nghe người ta trong đó có cả cha mẹ em và cậu út kể lại.
Điều mà em biết là trong những năm tháng đó nhà nào cũng đông con. 4 - 5 đứa trong một nàh là chuyện bình thường. Cuộc sống đa phần là làm nông nghiệp bấp bênh chỉ lo cho con cái có cái ăn cái ở với người ta là được rồi. Không ít gia đình khi đó rơi vào hoàn cảnh như cậu út nhưng được cái cha mẹ đồng lòng và có ý chí nên họ nhanh chóng vươn lên chi ít cũng thuộc tầm trung bình.
Em cũng mong bác và mọi người tập trung vào giai đoạn hiện tại khi gia đình còn lại có cha mẹ và cậu út. Vì đây là hoàn cảnh cần giải quyết. Tuy nhiên nếu cần lấy tư liệu từ quá khứ thì em sẽ cung cấp những gì em biết.
Rất cảm ơn bác đã quan tâm chỉ bảo. Thiên Lý.
Theo thanglong thấy thì cũng chẳng cần bổ sung tư liệu đâu .

Trước hay sau 75 thì cũng thế thôi . Bạn có thể tham khảo bài "Sài Gòn trước 75" thì sẽ thấy . Mang tiếng là "Hòn Ngọc Viễn Đông" nhưng ai giàu thì giàu còn ai nghèo thì vẫn nghèo . TL còn nhớ căn nhà lá của TL trước khi để thợ phá dỡ và xây mới căn nhà cấp 4 ( Trệt , mái tôn , tường gạch ) cả nhà có chụp hình lưu niệm trước căn nhà lá đó . Lúc ấy là năm 1973 tức chỉ trước đất nước thống nhất có 2 năm và đường hẻm vẫn là đường đất mặc dù nằm ở Quận 3 .

-------------

* Trở lại vấn đề bạn đã nêu : Làm thế nào để gia đình thật sự là mái ấm của mỗi người ?

Tiêu đề của bài viết cũng chính là câu trả lời ...

Nếu Mỗi người trong một gia đình đều biết yêu thương chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau thì gia đình đó sẽ ấm êm . Trong một gia đình có một vài thành phần "Cá biệt" ( Tạm gọi như vậy ) thì sẽ không thể nào ấm êm được .

Làm thế nào ....... ??? điều này rất khó thực hiện , đơn giản là vì : rất khó làm thay đổi cách suy nghĩ , cách sống mà nó đã đi theo người đó mấy chục năm rồi . Nhất là ... người đó lại là bề trên .

Ấm êm đối với trường hợp cụ thể này chỉ có thể là Nhẫn Nhịn không để sự việc xấu đi . Tương tự như Bác Mục đã nói về Nhơn Quả ...

@ Bây giờ thử xem qua cậu út ...

Theo bài viết thì đây là người con có Hiếu và giàu nghị lực . Nhưng cũng từ những tình tiết này lại làm TL thắc mắc :

- Những hành động "tệ" của cha cậu không phải là mới . Sao bây giờ mới "Trích dẫn : Hiểu được cái mà người ta gọi là tình thương của cha" ??? Một người lăn lóc trường đời vừa học , vừa làm mà đến khi về sống chung với gia đình mới hiểu hết được cha mình ???

- Thuở còn trẻ . Cậu Út phải bôn ba vậy mà không có lời oán thán . Thậm chí bán cả máu để có tiền lo cho chị , đến kiệt sức cũng không than van . Bây giờ đã trưởng thành sao lại nản chí và tính buông xuôi ?

* Nhưng thôi ! TL cũng không đặt nặng những vấn đề ấy làm gì . TL chỉ có vài suy nghĩ cá nhân như sau :

- Thứ nhất : Cậu Út nên mừng vì bố cậu chỉ nát rượu chứ không kèm theo những tật xấu khác . VD gây lộn , chửi lộn , uýnh nhau với hàng xóm ... Có nhiều người nát rượu còn kèm cả cờ bạc , trộm cắp v. v ... Ái chà ! Có người còn kiếm được vợ bé nữa cơ !

- Thứ hai : Là người con có Hiếu . Vậy Cậu Út thử nghĩ lại xem ... mình còn phụng dưỡng Bố mẹ được bao lâu nữa ? Bố cậu hơn 60 rồi mà còn là con sâu rượu vậy còn ở gần cậu được bao lâu ???

@ Vẫn biết NHẪN là khó . Nhưng bao nhiêu năm nay chịu được , sao bây giờ Cậu lại muốn thay đổi , muốn vùng lên ?
-----------

TL nói chuyện thêm ngoài lề một chút :
TL có người em họ . Chồng của cô ấy là một con sâu Rượu ( người chồng là con một được nuông chìu từ nhỏ ) . Sau này càng ngày rượu càng thấm vào máu . Sáng ngủ dậy đã súc miệng ... bằng rượu . Nếu không có rượu tay chân cậu ấy cứ run lẩy bẩy , mặt xám ngoét . Một lần , 2 vợ chồng cãi nhau ,người em họ của TL bỏ về quê mấy ngày . Cậu ấy không có tiền uống rượu ( Không ai cho thiếu vì cậu hay quên trả ) . Chiều đó , cậu ấy vào phòng tắm ... Người em vợ của cậu lâu không thấy ra , gọi không mở nên phải phá cửa vào và thấy cậu nằm sóng xoài trên nền . Mặc dù Bệnh viện chỉ cách nhà chưa đến 1 km nhưng ... đã quá muộn .

Khi người em họ TL hay tin ... Có lẽ các Bạn cũng hiểu được những cảm xúc lúc đó là như thế nào ...

@ Đoạn Kết Luận của Tác giả ... Do TL không quen biết nên cũng không tiện nói .
 
Last edited by a moderator:
Em Ngaytrove,
Tui lúc đầu thấy câu chuyện có nhiều lúc có vẻ như mâu-thuẫn. Nhưng em đã xác-nhận với tui là chuyện thật.
Và tui tin em.

Em,
Xin nói với em một phần về tui. Đó là mặt yếu:
- Tui rất nhạy cảm, rất dễ rung động. Tâm-hồn tui trở nên hết sức yếu đuối trước thảm-cảnh của người khác. Và với sự rung-cảm như vậy, phản-ứng của tui đôi khi quá đà! Lần nữa, tui xin lỗi em.

Em, tui đang cố-gắng tìm cho được một cái lý-cớ nào đó, để bênh-vực cho người cha nát rượu trong gia-đình nầy.
Tui muốn được hiểu ông. Đó là lý-do tui xin em chi-tiết về ông.

Thay vì nói tại sao tui cần những chi-tiết liên-quan đến người cha. Bởi có khi nhìn ông qua các sự việc mà ông đã trải qua, chúng ta thấy ông khác. Hy-vọng vậy.

Tui gởi em một câu chuyện. Mời em khi nào rảnh, đọc.
Thân.
*
THUYỀN GIẢI TÙ (Takasebune)
Nguyên tác của Mori Ogai
Người dịch : Nguyễn Nam Trân
Dangtrungtu.JPG
Một con lạch chảy vào sông Takase ở Kyôto​
(ảnh người dịch chụp ngày 15/03/2006)​
Takasebune là tên một chiếc thuyền con xuôi ngược dòng sông Takase ở Kyôto. Vào thời Tokugawa, mỗi khi tội nhân ở Kyôto lãnh án lưu đày biệt xứ thì họ hàng được gọi tới đề lao, cho phép giã từ nhau. Thế xong, người ta sẽ đưa tội nhân lên Takasebune để giải về phía Ôsaka. Người đi giải tù là một bộ hạ của quan cai trị vùng Kyôto. Theo thông lệ, lúc nào cũng có một người được chọn ra từ đám bà con gần gũi nhất của tội nhân để đi theo thuyền cho đến Ôsaka. Đây không phải điều mà quan trên chính thức cho phép, thật ra chỉ là một tập quán nhà đương cục rộng lượng làm ngơ.
Thời ấy, tội nhân bị đày biệt xứ, đúng là có nhiều kẻ phạm vào tội trọng nhưng đa số không phải là loại hung đồ giết người, cướp của, đốt nhà. Quá phân nửa số tội nhân bị giải đi bằng Takasebune thuộc diện những người do lỡ lầm dại dột đâm ra mang tội vào thân. Ví dụ thông thường nhất có lẽ là trường hợp một cặp mưu toan chết chung vì tình, anh con trai giết xong cô con gái rồi lại cứ sống sót một mình.
Như thế, Takasebune bắt đầu chống sào đi về hướng Đông trong hồi chuông thu không. Con thuyền đưa tù cắt ngang dòng Kamogawa xuôi về hạ lưu, để lại phố phường Kyôto chìm dần trong bóng tối đang dâng lên hai bên bờ. Trong thuyền, người tù và kẻ thân thích theo tiễn chân, trắng đêm tâm tình về cảnh ngộ của mình. Lúc nào họ cũng chỉ nói đi nói lại về những điều mà bây giờ dù có hối thì cũng không kéo lại. Người giải tù ngồi bên cạnh lắng nghe, hiểu được cặn kẽ cảnh ngộ bi đát của gia đình, họ hàng nơi kẻ phạm tội xuất thân. Tóm lại, những sự thực nghe ở đây là những gì mà ông quan án khi nghe tội nhân trần tình trước pháp đình hay người nha lại ngồi trên ghế trong công thự đọc bản khẩu cung, dù có tưởng tượng chăng nữa cũng không sao hình dung nổi. Tính tình người đi giải tù không hẳn ai giống ai nên vào những lúc này, có kẻ cho là tù lắm lời, bịt tai quay mặt lạnh lùng nhưng cũng có kẻ lắng nghe nỗi ai oán ấy với niềm thương cảm, đã không tỏ vẻ mình là người ở cửa công mà còn im lặng tiếp nhận tâm sự đau đớn của tù nhân vào tận đáy lòng. Có trường hợp khi cảnh ngộ trong câu chuyện giữa tội nhân và người bà con theo tháp tùng vô cùng bi đát, lại gặp anh giải tù quá ư tình cảm thì không tránh khỏi cái cảnh người giải tù cũng bất giác mủi lòng sa nước mắt.
Do đó, cái công việc giải tù bằng con thuyền Takasebune bị bọn sai nha ở công thự Kyôto ghét bỏ, xem như công việc chẳng đem lại cho họ hứng thú gì.
*
Không biết câu chuyện sau đây xảy ra lúc nào. Có lẽ vào năm Kansei thời Edo nhằm lúc ngài Shirakawa Rakuô đang nắm chính quyền. Một buổi chiều xuân, khi hoa anh đào chùa Chion.in bay lả tả trong hồi chuông thu không, có một người tù khác thường, đến nay chưa thấy ai như thế, được giải xuống thuyền Takasebune.
Anh ta tên Kisuke, mới ba mươi tuổi đầu, quê quán không rõ. Vì chẳng có thân thích họ hàng để gọi đến đề lao đi theo, anh xuống thuyền mỗi một mình.Haneda Shôbê, người nhận lệnh giải tù, theo thuyền hộ tống anh, không biết điều gì về Kisuke ngoài việc anh ta bị kết tội sát hại cậu em mà thôi. Trong lúc giải tù từ nhà lao ra tận cầu tàu, nhìn cái con người gầy gò xanh xao này, Shôbê thấy nơi anh ta tất cả sự nhẫn nhục, hiền lành, như thể sẳn sàng phục tùng oai quyền của mình, người đại diện nhà nước, cam chịu mà không dám phản kháng gì cho dù bị bắt nạt như thế nào.Tuy nhiên, cái vẻ cam chịu ấy nó không giống như sự cung kính bề ngoài để làm vui lòng người nắm quyền lực, vẫn thường thấy nơi các tù nhân khác.
Shôbê lấy làm lạ như thế nên chi từ khi xuống thuyền, ông không chỉ dòm chừng người tù trong phạm vi bổn phận của một người giải tù thông thường mà còn theo dõi từng ly từng tý mọi hành vi của Kisuke.
Ngày hôm ấy, ngọn gió thổi từ buổi chiều đã lặng, mây mỏng đang giăng suốt cả bầu trời làm lu mờ cả đường nét của vầng trăng. Đó là một đêm mà ta có cảm tưởng cái nóng của mùa hạ mới về đã dựng lên một lớp sương mù từ hai bên bờ đến cả giữa lòng sông. Sau khi thuyền qua hết mấy xóm phía nam kinh thành và cắt ngang dòng sông Kamogawa, khung cảnh trở nên u tịch. Chỉ còn nghe mỗi tiếng mũi thuyền êm đềm xé nước.
Tuy tội nhân đi thuyền về đêm được phép ngủ nhưng Kisuke vẫn không chịu ngã lưng; Anh ta không nói một lời, cứ mãi nhìn lên mảnh trăng treo trên bầu trời đêm, tùy lúc qua mảng mây dày hay thưa mà lúc sáng lúc tối. Vầng trán anh rộng thanh thản và đôi mắt lấp lánh sáng.
Shôbê không nhìn anh ta chăm chú nhưng trước sau cũng không rời mắt khỏi Kisuke và trong lòng không ngớt cảm thấy lạ lùng. Lý do là dầu nhìn thẳng hay nhìn nghiêng, Shôbê đều thấy khuôn mặt Kisuke toát ra một niềm vui thỏa, làm như thể nếu không kiêng nễ người giải tù đi theo bên cạnh thì anh ta đã mở mồm huýt sáo hay lên giọng mũi cất tiếng ca rồi cũng nên.
Shôbê nghĩ bụng từ trước tới nay mình đã đi giải tù bằng Takasebune biết bao nhiêu bận rồi.Thế nhưng tù nhân mình áp giải lúc nào cũng giống nhau, nghĩa là thê thảm tội nghiệp đến độ mình chẳng đành nhìn.Nhưng cái gã đàn ông này thì sao lại thế? Vẻ mặt thấy giống như người đang ngồi du thuyền xem phong cảnh không bằng! Hình như anh chàng mang tội giết đứa em. Nếu thằng em kia là đứa gian ác thì đã đành, nhưng trường hợp mà anh này còn có chút tình người thì dù sự thể đưa đến chuyên phải giết nó, cũng không thể có thái độ an nhiên như thế được.Chả lẽ cái anh chàng gầy gò xanh mét kia là một loại người gian ác hiếm có ở trên cõi đời này vì không còn chút nhân tính? Nhưng không hiểu tại sao Shôbê thấy khó lòng xét đoán anh ta kiểu đó. Hay anh ta phạm tội vì chợt phát cuồng trong chốc lát ? Không đâu, không đâu! Làm gì điên cuồng cho được khi mà cử chỉ, ngôn ngữ của anh ta chẳng có gì là không ăn khớp với nhau. Anh chàng này là loại người nào đây? Càng suy nghĩ về thái độ của Kisuke, Shôbê càng thêm thắc mắc.
Được một lúc, không nhịn được nữa, Shôbê mới lên tiếng gọi:
-Này, Kisuke, mày nghĩ ngợi gì thế?
-Dạ!
Kisuke vừa đáp lời vừa dáo dác nhìn chung quanh như lo lắng mình đã thất thố điều gì để bị công sai quở trách. Anh ta sửa lại kiểu ngồi cho ngay ngắn rồi nhìn người giải tù như dò hỏi.
Shôbê chợt cảm thấy phải tìm ra lý do để biện minh tại sao tự dưng ông ta lại đặt ra câu hỏi vốn chẳng dính líu gì đến phận sự của một người giải tù. Lúc ấy ông mới lên tiếng:
-Không, câu tao vừa hỏi chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt đâu.Tao chỉ muốn biết tâm trạng của một đứa bị đày ra ngoài đảo như mày thôi.Thuở giờ, tao đã giải ra đảo không biết bao nhiêu là tù rồi.Mỗi đứa là mỗi hoàn cảnh thân thế khác nhau nhưng hễ bị ra đảo là chẳng có ai vui. Tụi nó đứa nào cũng than khóc thâu đêm với người bà con đi theo thuyền để tiễn chân. Thế nhưng cứ dòm bộ điệu của mày thì thấy chuyện đày ra đảo chẳng làm mày buồn khổ gì cả! Cho nên tao mới muốn hỏi thăm coi trong bụng mày đang nghỉ ngợi gì thôi.
Kisuke mỉm cười đáp:
-Thầy lại có lòng quí hoá hỏi thăm, em xin cám ơn. Nghe thầy nói, em biết được những người khác khi đi đày ra đảo ai nấy đều buồn khổ. Nỗi niềm đó thì em đây cũng thông cảm được với họ. Thế nhưng trường hợp của họ là những kẻ từng hưởng một cuộc đời sung sướng. Đất Kyôto rộng bao la, mà trên dải đất bao la như thế, cho đến nay, dù có đi đến đâu chắc không thể thấy một người thứ hai đã nếm đủ mùi tân khổ như em. Nhờ bề trên có từ tâm mà em thoát tử tội, chỉ bị đày đi biệt xứ. Dù cuộc sống ở ngoài đảo có cơ cực đến đâu thì vẫn chưa phải là chốn địa ngục.Cho đến hôm nay, em có đi đâu vẫn chưa tìm ra nơi nào để cuộc đời mình được thoải mái. Lần này bề trên bảo phải ra đảo mà sống. Chỗ ngài ra lệnh phải đến là nơi em có thể sống thanh thản, đó là điều làm em biết ơn ngài hơn cả. Hơn nữa, tuy thân xác nom bạc nhược thế này nhưng em chưa hề ốm đau. Ra ngoài đảo, dù công việc gian khổ đến thế nào, thân em đều có thể chịu đựng được. Với lại nhân chuyến ra đảo lần này, em lại được cấp cho hai trăm đồng kẽm hiện vẫn mang theo bên mình.
Vừa nói, Kisuke đặt bàn tay lên ngực. Theo luật lệ thời đó, kẻ bị lưu đày ra đảo xa thường được nhà nước cấp cho hai trăm đồng kẽm.
Kisuke lại nói tiếp:
- Em hết sức xấu hổ phải thưa thật với thầy là cả đời, em chưa bao có trong hầu bao một món tiền hai trăm đồng kẽm. Cả đời cứ phải lo chạy khắp nơi xem ở đâu có công ăn việc làm. Tìm ra được việc thì lăn ra làm không hề quản ngại.Thế nhưng có kiếm được đồng nào cũng không hề giữ được cho mình. Lúc cầm được tiền trong tay để mua lấy cái ăn thì thường phải lo toan trả nợ cũ, để rồi lại vay thêm nợ mới. Từ khi vào tù, em mới được hưởng cảnh ngồi không rỗi việc mà vẫn có cơm ăn.Chỉ riêng điều đó thôi cũng làm em đội ơn trên khôn xiết. Hơn thế khi ra khỏi nhà giam lại được cấp cho hai trăm đồng kẽm. Như thế, nếu vẫn tiếp tục ăn cơm nhà nước thì em vẫn giữ nguyên món tiền này cho mình. Có của để dành đem theo người như thế này, từ hồi cha sinh mẹ đẻ, với em mới là lần đầu. Cho đến khi tới đảo, em chưa hình dung được mình sẽ làm ăn sinh sống thế nào nhưng nghĩ đến việc có hai trăm đồng kẽm lận lưng làm vốn đã cảm thấy vui vui.
Nói đến đây, Kisuke không thêm câu nào nữa.
Shôbê bảo “À, ra thế!” nhưng vì câu ông ta muốn hỏi đã được trả lời quá đầy đủ nên chẳng có gì để hỏi thêm, đến lượt mình cũng trầm tư, không lên tiếng nữa.
Shôbê năm nay cũng tròm trèm bốn mươi rồi. Vợ nhà đã đẻ cho được bốn mụn con. Vì bà mẹ hãy còn khoẻ nên gia đình cộng tất cả là bảy người sống chung với nhau.Ngày thường Shôbê vẫn bị mang tiếng là người hà tiện. Không hề thấy ông ta tiêu hoang, quần áo mang theo ngoài đồ mặc đi làm thì chỉ độc một manh áo ngủ. Khốn nỗi vợ ông lại xuất thân từ gia đình nhà buôn có của. Bà cũng có thiện chí thu vén cuộc sống trong nhà với đồng lương của Shôbê nhưng vì đã quen với lối sống thoải mái về vật chất hồi còn con gái nên không thể sống tiện tặn đúng như ý ông.Phóng tay một chút là cuối tháng thâm thủng ngay. Chính vì Shôbê sợ chuyện vay mượn y như đỉa phải vôi, bà vợ phải dấu chồng xin bên nhà cha mẹ viện trợ để bù đắp vào chỗ thiếu hụt trong nhà.Chuyện đó rốt cục cũng lọt vào mắt người chồng. Vào dịp tết nhất lễ lạc nhà cha mẹ vợ thường cho quà hay gặp lễ Sichigosan thì mua sắm quần áo cho chúng là những điều gây khổ tâm cho Shôbê không ít. Việc phải sống nhờ vả để khỏi phải thiếu hụt làm mặt mày ông ta lúc nào cũng dàu dàu. Gia đình Haneda này bên ngoài mới nhìn thì thấy có vẻ yên ổn nhưng nhiều khi đất bằng cũng dậy sóng vì lý lo trên.
Nghe chuyện Kisuke kể về hoàn cảnh anh ta, Shôbê bỗng đem chuyện đó so sánh với nhà mình. Kisuke nói anh ta dầu có công ăn việc làm nhưng phải bù đắp đằng này đằng nọ nên đồng lương cũng cạn. Nghĩ tình cảnh thật đáng thương. Thế nhưng ngẫm lại phận mình, thì giữa mình và anh ta rốt cuộc nào có khác chi đâu. Cơm gạo nhà nước cấp cho mình để sinh sống cũng phải chuyển sang tay thiên hạ cả. Cái khác nhau giữa anh ta và mình là con số không thêm vào hàng số trên bàn toán chứ hai trăm đồng kẽm mà Kisuke có để lận lưng thì mình nào đã có trong tay.
Nếu thử nghĩ về cái khác nhau về con số không trên hàng số, việc chỉ cần dành dụm được hai trăm đồng kẽm mà Kisuke đã vui sướng đến thế, ở cương vị mình mà nhìn, thấy nó chẳng có gì vô lý. Tuy rằng có khác nhau như hai con số trên bàn toán, cái điều làm mình ngạc nhiên là Kisuke là kẻ không có lòng ham muốn, chỉ bằng lòng với cái mình hiện có.
Kisuke chật vật kiếm công việc. Kiếm được việc rồi thì xả thân làm lụng, có được chút cháo quết miệng là đã thỏa mãn.Bây giờ ngồi trong nhà ngục, ngạc nhiên thấy cái miếng cơm mong mãi không có, nay không cần làm gì mà được ông trời ban cho, làm sao chẳng mãn nguyện như lần đầu tiên từ thuở cha sinh mẹ đẻ.
Shôbê mải miết nghĩ về cái khác nhau về con số không trên hàng số và nhận ra cái khoảng cách to lớn giữa mình với Kisuke.Về phần mình, tuy tiền gạo nhà nước cấp để sống thường thiếu hụt thật đấy nhưng đắp đổi rồi cũng xong, đâu lại vào đó.Thế mà hầu như chẳng bao giờ mình cảm thấy thỏa mãn. Thường thường mình sống mà không phân biệt lúc sung sướng hay khi khổ sở. Thế nhưng trong tận đáy lòng vẫn thầm nghĩ nếu cứ sống như thế này, bất chợt mai kia phải thôi việc thì không biết xoay sở ra sao. Lòng vẫn thầm lo ngộ nhỡ ngã bệnh thì cuộc sống sẽ ra thế nào. Đôi khi biết vợ mình có xin nhà cha mẹ trợ giúp để khỏi thâm thủng thì sự lo sợ lại từ bên dưới trồi đầu lên trên trong đầu.
Thế thì cái khoảng cách giữa hai người là ở chỗ nào? Chắc chỉ có cách tóm tắt Kisuke là kẻ không có gì ràng buộc mà mình thì quá nhiều hệ lụy. Nhưng đó là dối lòng. Cho dầu mình có một thân như Kisuke thì coi bộ khó có được cái tâm tình của anh ta.Lý do ắt phải sâu xa hơn nữa.
Shôbê chỉ thấy mơ hồ như thể nó giống như chuyện đời con người. Khi người ta lâm bệnh thì nghĩ phải chi mình đừng mắc bệnh.Mỗi ngày lo miếng ăn không đủ thì lại nghĩ phải chi mình có được miếng ăn. Khi phải cần đến tiền nong thì lại nghĩ phải chi mình dành dụm được chút đỉnh. Nếu đã dành dụm bao nhiêu rồi thì lại nghĩ phải chỉ mình có nhiều hơn chút nữa. Đứng núi này trông núi nọ như thế mãi, con người ta không biết phải ngừng lại chỗ nào. Shôbê chợt thấy rằng hôm nay chính Kisuke là kẻ đã chỉ cho mình biết cái chỗ phải dừng lại.
Shôbê mở đôi mắt nhìn dán lấy vào Kisuke như một người chưa từng gặp. Chung quanh cái đầu của người tù lúc này đang ngước mắt nhìn trời, Shôbê cảm thấy có một vầng hào quang tỏa sáng.
*
Shôbê mắt vẫn không rời khuôn mặt Kisuke, lại lên tiếng gọi:
-Này ông Kisuke!
Lần này, ông ta gọi Kisuke là “ông” một cách tử tế nhưng không hoàn toàn ý thức về sự thay đổi lối xưng hô của mình. Giữa khi cái tiếng gọi người tù vừa phát ra từ cửa miệng và chưa đi vào lỗ tai của chính mình, Shôbê tuy thấy có cái gì không bình thường trong lối xưng hô nhưng cái chữ vừa dùng đã vuột ra khỏi miệng ông ta, không thể nào níu lại được nữa.
-Dạ!
Vừa đáp lại, Kisuke cũng hơi chưng hửng khi nghe mình được gọi là “ông” nên đưa cặp mắt lo sợ nhìn Shôbê với vẻ dò xét.
Shôbê hơi ngại ngùng một chút nhưng rồi cũng hỏi:
-Tôi đã nghe chuyện về ông, biết được ông bị đày ra đảo lần này là vì phạm tội giết người. Thế ông có thể nào cho tôi nghe đầu đuôi vụ đó được không?
Kisuke ra vẻ hết sức khiếp sợ, thì thầm trả lời:
-Xin vâng! Thưa thầy, em chỉ vì lỡ suy nghĩ dại dột nên thành ra mang tội tày đình.Về sau, khi ngẫm lại vì sao phải ra nông nỗi này, em cũng thấy lạ lùng.Mọi việc hoàn toàn như đã xảy ra trong một giấc mơ. Khi em còn nhỏ, cha mẹ vì bệnh dịch chết sớm, bỏ lại hai đứa con là em với thằng em trai.Lúc đầu thì hai đứa sống nhờ sự thương hại của người lối xóm coi chúng em như chó con đẻ dưới hiên nhà, sai chạy việc vặt cho họ nên nhờ đó cũng qua cơn đói lạnh mà lớn lên. Dần dà có sức vóc mới đi kiếm ăn. Đi đâu hai đứa cũng cố gắng không rời nhau, giúp đỡ nhau làm lụng. Mới mùa thu năm ngoái đây thôi, em và thằng em cùng nhau đi kéo sợi cho mấy nhà dệt cửi ở xóm Nishijin. Lúc đó, nó bỗng lâm bệnh nên không lao động nổi. Hai đứa đang tạm trú trong một túp lều ở Kitayama, mỗi ngày em phải qua cầu vượt sông Kamiya để đi đến xưởng. Chiều đi làm về, em mua ít thức ăn, chú nó ra đón, luôn miệng xin lỗi đã bắt em đi làm một mình.Có một hôm khi em vô tư lự trở về nhà như mọi lần thì chợt thấy chú nó đang phục sấp trên mặt tấm nệm ngủ, chung quanh máu me bê bết.Em hốt hoảng vứt vội cái bọc quấn lá tre không biết đựng thứ gì mang về qua một bên, đến bên cạnh, luôn miệng gọi: “Sao vậy em, sao vậy?” Lúc đó mới thấy chú nó ngước khuôn mặt xanh mét, máu chảy đầm đìa từ hai bên má xuống đến cằm, nhìn em nhưng không nói được lời nào. Chỉ có tiếng như gió thì thào từ miệng vết thương mỗi lần nó thở. Em không biết chuyện gì xãy ra nên chỉ biết hỏi: “Sao vậy chú? Thổ huyết hả?” rồi khi em định đến sát bên cạnh thì chú nó mới chống cánh tay mặt lên trên sàn nhà nhón người lên một chút. Tay trái của nó bịt chặt lấy phía dưới cằm nhưng từ giữa kẻ ngón tay của nó, em thấy rịn ra một mảng máu đen. Con mắt của nó như muốn bảo thầm em hãy ghé sát lại gần.Dần dần miệng nó mới bắt đầu phát ra tiếng. Nó bảo: “Anh ơi, em xin anh tha thứ cho. Em nghĩ bề gì bệnh em dù có chữa trị cũng không lành nên muốn chết quách đi cho anh nhẹ gánh phần nào.Em tưởng cứ cắt cuống họng thì sẽ chết ngay nhưng chẳng ngờ chỉ làm hơi thở từ đó thoát ra chứ không sao chết được. Em lấy hết sức nhấn để chọc vào sâu hơn nữa thì lại trượt mất qua một bên. Lưỡi dao hình như không đâm thủng cổ họng.Nếu khéo rút nó ra thì em mới có thể nhắm mắt được.Em không còn đủ sức trình bày nữa, xin anh hãy giúp em”. Khi bàn tay trái của chú nó vừa buông lỏng yết hầu thì từ chỗ đó, hơi thở lại bắt đầu vo ve. Em muốn nói mà không thành lời, chỉ biết im lặng nhìn chăm chú vào vết thương trên cổ của nó, chỗ đó có một con dao cạo ngập thật sâu. Chắc nó đã dùng bàn tay mặt nắm lấy con dao này để cắt ngang cuống họng nhưng vết thương không đủ làm nó chết được. Cán dao hãy còn lòi ra ngoài vết thương độ sáu bảy phân. Em chỉ biết nhìn khuôn mặt của chú nó và quang cảnh đó mà không nghĩ ra phương cách gì. Nó cũng đăm đăm nhìn em.Cuối cùng em mới lên tiếng: “Chờ anh một chút nghe. Anh sẽ gọi thầy thuốc tới”. Cặp mắt ánh lên vẻ oán hận, chú ấy mới đưa bàn tay trái lên bịt chặt lấy cổ họng, nói với em: “Kêu thầy thuốc chi cho mất công. Khổ qua anh ơi, mau mau rút lưỡi dao ra cho em nhờ.” Em thấy mình hết giải pháp và chỉ biết nhìn mặt đứa em. Lạ lùng thay, lúc này mắt có thể nói thay lời. Đôi mắt của chú nó lộ vẻ oán trách em và như thầm bảo: “Mau lên! Mau lên anh!” Đầu óc em quay cuồng, có cái gì như bánh xe cứ lăn quanh nhưng cặp mắt đáng sợ của nó vẫn không chịu ngừng thôi thúc. Thế rồi ánh mắt oán hận đó dần dần trở nên dữ tợn, trừng trừng nhìn em như người thù địch. Rốt cuộc, em nghĩ chắc mình bắt buộc làm theo ý nguyện của nó mất thôi.Em mới bảo: “Không còn cách nào khác. Anh sẽ rút nó ra cho em!” Nói xong, chợt thấy cặp mắt của nó rạng rỡ, thanh thản hẳn ra như thể có gì vui sướng. Em mới chập hai đầu gối lại vươn người ra phía trước như sắp sửa phải dùng hết sức để làm một việc gì. Chú ấy nhấc cánh tay phải đang chống, tựa khuỷu bàn tay trái tự nãy giờ vẫn bịt cổ họng trên sàn rồi nằm dài ra. Em nắm chặt lấy cán dao cạo, rút phăng ra. Vừa lúc đó, bà già hàng xóm bổng mở cánh cửa trước nhà mà em vẫn khép và bước vào phòng. Đó là bà lão ngày thường em vẫn nhờ đến để cho chú nó uống thuốc lúc mình đi vắng. Khi ấy trời đã tối mịt nên em không biết bà lão kia đã thấy được những gì, chỉ thấy bà ta kêu hoảng lên, để cánh cửa mở toang hoang và bỏ chạy ra ngoài. Khi rút con dao ra, em nghĩ phải rút nhanh nên đã chuẩn bị rút cho thật thẳng nhưng chẳng hiểu sao lúc rút ra cứ bị cấn thành thử có cảm tưởng đã cắt phạm luôn những chỗ chưa bị đứt. Chắc khi kéo lưỡi dao ra bên ngoài đã cắt đi cũng nên. Em cứ cầm nguyên con dao cạo, ngơ ngác nhìn bà lão từ lúc bước vào phòng cho đến lúc chạy ra ngoài. Khi bà lão chạy mất rồi em mới hoàn hồn nhìn lại thì chú nó đã tắt thở.Máu từ vết thương tuôn ra lai láng.Thế rồi, sau khi buông con dao qua một bên, em cứ thừ người nhìn đôi mắt nửa khép của đứa em đang nằm chết cho đến khi nha lại kéo tới giải mình về công thự”.
Kisuke hơi cúi gầm mặt và chỉ ngước nhẹ lên nhìn Shôbê suốt lúc kể chuyện. Kể xong, hai mắt của anh ta lại nhìn xuống phía đầu gối.
Câu chuyện Kisuke vừa kể nghe ra hợp lý.Có thể nói hầu như quá hợp lý nữa. Đó là vì trong suốt nửa năm nay, những sự việc xãy ra lúc đó không ngừng trở lại trong đầu anh, thế rồi bao nhiêu lần bị hỏi cung ở công thự cũng như bị thẩm vấn bởi quan án tỉnh, anh ta có thể đã chú ý để loại hết những chỗ có thể sơ hở.
Nghe chuyện, Shôbê có cảm tưởng cảnh tượng lúc đó đang hiện ra trước mắt ông. Tuy nhiên, sự thắc mắc không biết đây có phải là một vụ giết em, một cái án giết người hay không mà ông có trong đầu từ khi mới nghe phân nửa câu chuyện, nay vẫn không sao tìm ra lời giải dù đã nghe trọn cả rồi.
Người em bảo anh mình hãy rút con dao ra bởi vì có rút lưỡi dao ra thì mình mới có thể chết được.Thế nhưng hể rút dao ra thì người ấy chết, ông anh tất sẽ bị thiên hạ kết tội giết em.Còn cứ để nguyên con dao thì có lẽ người em trước sau gì cũng chết.Sở dĩ người em muốn chóng chết vì anh ta không chịu nổi sự đau đớn nữa. Kisuke không nỡ lòng nào tiếp tục nhìn sự khổ sở của em nên mới cứu em ra khỏi cảnh đó bằng cách kết liễu tính mạng. Thế là tội hay sao? Giết người dĩ nhiên là phạm tội. Tuy nhiên khi nghĩ rằng động cơ của việc làm là để cứu ai khỏi cảnh khổ thì từ đấy nẫy lại ra thắc mắc, một thắc mắc không sao giải đáp.
Shôbê nghĩ đi nghĩ lại trong đầu bao nhiêu điều, cuối cùng ông nghĩ rằng không cách gì hơn là phó mặc cho bề trên, theo quyết định của nhà cầm quyền . Shôbê muốn xem phán quyết của quan án như là phán quyết của chính ông. Dù nghĩ như vậy nhưng mối ngờ vực trong lòng vẫn chưa tan, ông hãy còn có điều thắc mắc muốn ngỏ với quan án.
[FONT=&quot]Đêm trăng mờ mỗi lúc càng vào khuya, chiếc thuyền Takasebune với bóng hai con người trầm mặc, vẫn lướt đi trên mặt nước đen.[/FONT]
[FONT=&quot](Dịch xong ngày 23/01/2006)[/FONT]
 
Last edited:
.................................
- Người chồng, tệ-hại hơn. Không thích-ứng được với hoàn-cảnh mới, phải làm những công việc không đúng với những cái đã từng được học, từng được huấn-luyện. Chính-quyền hoang-tưởng... Quá nhiều cái bất như-ý đã đẩy ông vào trạng-thái bi-quan, yếm-thế. Ông chán đời, bê-tha rượu chè, rồi... chữi đời!
- Vậy rồi 3 đứa con sau cũng nối nhau ra đời. Chúng ra đời cách nhau khá thưa, 4 năm. Đứa chót tới 5 năm.
- Đến lúc nầy thì tình-cảnh gia-đình đã sẵn tệ, trở thành bi-đát!
.......................
.

Ma đầu không ở VN nên chỉ nói đúng có 1 nửa thôi… vì không ai trên đời này kể cả đứa trẻ chịu đầu hàng số phận khi có người tri kỉ bên cạnh….

gia đình nào cũng vậy :trong những thời gian đầu sau khi lập thành 1 gia đình trong cuộc tranh sống cả 2 đều lao vào ..khi người đàn ông bắt đầu đuối sức… không cạnh tranh nổi để đưa gia đình thăng tiến

Lí ra người đàn bà phải biết thương,,,thì ngược lại bắt đầu chê bai…tệ hại hơn là đi nói xấu chồng với bạn bè…lối xóm : rằng “ … thằng chả bất tài..rằng vô dụng.rằng tôi vô phước..v..v tao thèm có người chồng như mày..)

Không lời nói sau lưng nào…không đến tai người chồng…dù lời nói sau lưng đó là chỉ thì thầm với mẹ đẻ của mình
Thế là người đàn ông…xụp luôn khi biết rằng người vợ không còn là người vợ nữa…mà là 1 kẻ thù ở bên cạnh
Thế là ông ta lao vào rượu…để quên đi và bỏ mặc gia đình…

Và người vợ bắt đầu thành nguy hiểm hơn…khi lôi kéo con cái về phía mình bằng cách nói xấu chồng…
Tất cả từ đây….khi lũ con…theo hùa về phe mẹ…để chống đối bố…và nhất định sẽ có đứa “đứng lên làm…anh hùng”… để loại trừ chính bố mình ra khỏi gia đình hoặc bắt buộc ông phải biết điều hơn

Người đạo diễn VN năm nào…bị người con trai của mình đâm chết…chỉ vì cằn nhằn nó 1 chút…
Ông chết ngay tức khắc…trong khi cái giỏ trên xe…còn gói xôi ông mua về cho nó đang còn nóng hổi trong đó…
Tại sao vậy hả …ma đầu…không thể chỉ vì cằn nhằn mà lãnh những mũi dao thấu tim mà nguyên nhân phải là xâu xa lắm…

Trong cuốn film rất hay chiếu trên TV năm nào…câu chuyện về người sát thủ chỉ giết phụ nữ trung niên…
Đặc điểm là sau khi giết người xong…sát thủ cẩn thận để nạn nhân này lên giường , kê đầu trên gối ngay ngắn…chải cho mái tóc nạn nhân thật đẹp…kéo mền che cho nạn nhân kín đáo
Sau đó sát thủ mới trốn đi…
Cuối cùng sát thủ cũng bị bắt…
khi cảnh sát hỏi cung,,,nhất định không khai báo điều gì cả..
sát thủ..yêu cầu cho gặp mẹ và chỉ khi nào có mẹ bên cạnh…sát thủ sẽ trả lời các câu thẩm vấn..
người mẹ được mời đến….sát thủ bắt đầu nói dài dòng nhưng tóm như sau :” chính tại bà đã làm tôi giết bố tôi…sau này tôi biết là tôi đã lầm…
Tôi đã quăng bà 1 lần từ trên lầu xuống nhưng bà không chết….tôi không thể giết bà lần nữa…từ đó tôi thích giết phụ nữ bằng tuổi của bà…”

Trên báo Tuổi trẻ năm kia có đăng 1 tin…: “ người đi rừng hoặc làm rẫy…thỉnh thoảng vẫn gặp 1 người đàn ông hoang dã….giống như người rừng…thấy người là trốn mất
Công an bộ đội được tung ra tìm kiếm. vì có thể đây là 1 tội phạm nguy hiểm trốn vào rừng để tránh truy bắt
Cuối cùng cũng bắt được…người dân gần đó nhận ra đây là người đàn ông của làng mình…bỗng dưng mất tích đã nhiều năm rồi
Hỏi cho ra lẽ lí do tại sao như vậy người rừng trả lời : “ chỉ vì mẹ con nó ăn ở với tôi bạc bẽo quá…thì thà tôi vào rừng để sống như người rừng cho đỡ bực mình”

Nam vị kỉ giả dụng
…( đàn ông vì người tri kỉ mà làm việc hết sức…)
(Trang Tử)

Khi người bạn đời đã không là tri kỉ nữa…thì ông ta bỏ mặc để đi vào các cơn say sưa…và trong cơn say họ hay trách móc hợc chửi vợ…là do thế
Người vợ lí luận để kết tội chồng : mê rượu nên thành vô dụng…và hành hạ gia đình ?!

Giống như 1 đứa học trò….hay trốn học đi chơi…
Cha mẹ cho rằng do mê chơi nên trốn học cuối cùng thành học dốt họ dùng biện pháp bạo lực để bắt đứa trẻ phải chăm học.
Thực ra do đứa trẻ đã không tiếp thu được bài học…(lỗi này do giáo viên)nên chán nản trốn học…vì lúc này ngồi trong lớp là 1 cực hình
Lí ra phải hiểu để động viên và giúp đỡ đứa trẻ lấy lại căn bản thì mới là đúng cách
“nhân” ở đây là không hiểu bài và “quả” là trốn học
Vấn đề lại bị đặt ngược :” nhân” là trốn học và quả là “ học dốt”
Thật là tội…là thảm kịch cho đứa bé này

Sự cố tình hay lầm lẫn trong mối liên hệ “Nhân quả” sẽ đưa gia đình đến….thảm kịch
Lão mỗ chỉ có ý nói đến những trường hợp của 2 gia đình trong khu phố mình mà tôi đã chứng kiến..và của ngay dòng họ mình…lão không có dụng ý nói chung những gia đình khác

Không những thế đến đời con của họ cũng rơi vào thảm kịch gia đình y chang như bố khi xưa dù biết sợ không uống rượu

Lão mỗ cũng có kết luận rất chủ quan và cá nhân là : khi các bạn trẻ chưa đủ tài năng để tranh sống…đưa gia đình lên ăn ngon mặc đẹp và đầy đủ các phương tiện thì đừng nên…lấy vợ

Và cũng khuyên cậu út của câu chuyện của chủ thớt đưa lên : đừng làm anh hùng…kẻo sẽ hối hận
 
Hôm nay đọc những lời tâm sự thật chân tình và thấu lý của bác Thanh Long, bác Thuỷ Canh và cả bác Mục Tử nữa em thật sự xúc động. Thật tình trong lúc này em không biết nói gì để bày tỏ lòng biết ơn với các bác. Ngaytrovellcd chỉ biết nói rằng giá như cuộc sống bớt đi sự phức tạp của nó; giá như mọi người đều nghĩ thấu tình đạt lý trước khi hành động và giá như... Nhưng đó chỉ là giá như thôi, còn thực tế luôn không được như vậy.
Bác Thanh Long thắc mắc là đúng. Thật ra thì cậu út cũng đã biết chuyện từ nhỏ, cậu ấy cũng đã rất muốn thay đổi nhưng lúc ấy cậu lực bất tòng tâm vì: Cậu chưa có kiến thức để thuyết phục, cậu chưa biết nếu không là vậy thì làm như thế nào mới thật sự là yên ấm, cậu chưa có "đồng minh", chưa có tương lai, sự nghiệp. Chung quy có thể nói là lúc đó lời nói của cậu chắt chắn sẽ không có trọng lượng. Cậu quyết tâm đi học và học cho bằng được rồi đi làm và đợi đến lúc cậu làm được việc, chi ít cậu hoàn toàn không phụ thuộc vào gia đình và cậu hoàn toàn có khả năng lo cho gia đình thì cậu mới quyết định thay đổi. Tuy nhiên trong suốt thời gian qua cậu đã cố gắng, đã làm chỉ là chưa thật hết sức, chưa đặt nhiều hy vọng vào việc xây dựng mái ấm gia đình. Đến nay, khi cậu đã đặt một mục tiêu lớn đó là làm thay đổi gia đình mình để nó thật sự là mái ấm thì cậu mới càng thấm thía. Cậu đã buồn, đã chán nản nhưng bây giờ cậu trở nên thất vọng vì cậu không còn cách nào để có thể áp dụng vào gia đình cậu nữa. Có thể nói những gì có thể làm cậu đã cố gắng hết sức nhưng kết quả mà cậu nhận được chỉ là "nước đổ đầu vịt". Chính điều này mới là vết thương lớn trong lòng cậu. Hy vọng rằng với những lý do nêu trên bác Thanh Long có thể hiểu hơn về cậu Út và cùng giúp cậu ấy.
Bác Thuỷ Canh ạ, ngaytrovellcd sẽ đọc mẫu chuyện của bác ngay trong đêm nay nhưng hiện tại thì chưa đọc được. Em cũng muốn cảm ơn bác đã đặt mục tiêu vào đúng nơi xuất phát của vấn đề. Nếu thật sự biết được tại sao người cha làm như vậy và thay đổi ngay chính từ hành động của người cha thì kết quả sẽ là tuyệt vời. Ngaytrovellcd sẽ đọc mẫu chuyện của bác rồi sẽ có thêm thông tin về người cha cho bác nhé.
Bác Mục Tử đặt trong bối cảnh nhân quả thật logic. Trong một gia đình, nếu một trong 2 thành viên thật sự tốt thì họ có thể đã xây dựng được mái ấm rồi. Ngay từ khi khai sinh ra gia đình, họ là những thành viên đầu tiên nên có thể nói tương lai của gia đình một phần sẽ do 2 người đó quyết định. Ngaytrovellcd đồng tình với bác ở điểm người mẹ trong câu chuyện này cũng là người có lỗi vì chính bà đã không làm hết vai trò của người vợ - người giữ ngọn lửa ấm áp trong gia đình. Tuy nhiên ở điểm này ngaytrovellcd lại không thể ý kiến gì thêm (vì bản thân ngaytrovellcd chưa lập gia đình nên chưa biết gì cả). Còn chuyện làm anh hùng hay bỏ mặt cha mẹ thì ngaytrovellcd chưa bao giờ nghĩ tới.
Hiện tại ngaytrovellcd thật sự không biết nói gì thêm nữa, nếu nói nữa sẽ tự bản thân mình mâu thuẩn lẫn nhau mất. Mong các bác hiểu giúp em. Thiên Lý.

Cuối cùng thì em cũng đã đọc hết mẫu chuyện mà bác Thuỷ Canh đã chia sẻ. Cảm ơn bác về những điều bác muốn gửi gắm. Em sẽ cố gắng để nhớ đến câu chuyện đó trong chặn đường còn lại của mình. Mong rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Một lần nữa rất cảm ơn bác.
 
Last edited:
Hôm nay đọc những lời tâm sự thật chân tình và thấu lý của bác Thanh Long, bác Thuỷ Canh và cả bác Mục Tử nữa em thật sự xúc động. Thật tình trong lúc này em không biết nói gì để bày tỏ lòng biết ơn với các bác. Ngaytrovellcd chỉ biết nói rằng giá như cuộc sống bớt đi sự phức tạp của nó; giá như mọi người đều nghĩ thấu tình đạt lý trước khi hành động và giá như... Nhưng đó chỉ là giá như thôi, còn thực tế luôn không được như vậy.
Bác Thanh Long thắc mắc là đúng. Thật ra thì cậu út cũng đã biết chuyện từ nhỏ, cậu ấy cũng đã rất muốn thay đổi nhưng lúc ấy cậu lực bất tòng tâm vì: Cậu chưa có kiến thức để thuyết phục, cậu chưa biết nếu không là vậy thì làm như thế nào mới thật sự là yên ấm, cậu chưa có "đồng minh", chưa có tương lai, sự nghiệp. Chung quy có thể nói là lúc đó lời nói của cậu chắt chắn sẽ không có trọng lượng. Cậu quyết tâm đi học và học cho bằng được rồi đi làm và đợi đến lúc cậu làm được việc, chi ít cậu hoàn toàn không phụ thuộc vào gia đình và cậu hoàn toàn có khả năng lo cho gia đình thì cậu mới quyết định thay đổi. Tuy nhiên trong suốt thời gian qua cậu đã cố gắng, đã làm chỉ là chưa thật hết sức, chưa đặt nhiều hy vọng vào việc xây dựng mái ấm gia đình. Đến nay, khi cậu đã đặt một mục tiêu lớn đó là làm thay đổi gia đình mình để nó thật sự là mái ấm thì cậu mới càng thấm thía. Cậu đã buồn, đã chán nản nhưng bây giờ cậu trở nên thất vọng vì cậu không còn cách nào để có thể áp dụng vào gia đình cậu nữa. Có thể nói những gì có thể làm cậu đã cố gắng hết sức nhưng kết quả mà cậu nhận được chỉ là "nước đổ đầu vịt". Chính điều này mới là vết thương lớn trong lòng cậu. Hy vọng rằng với những lý do nêu trên bác Thanh Long có thể hiểu hơn về cậu Út và cùng giúp cậu ấy.
QUOTE]
-------------
TL đã có ý kiến rồi

- Thứ nhất : Cả gia đình giờ chỉ còn mỗi Cậu Út là kề cận trông nom Bố Mẹ . Việc này rất đáng ngợi khen ! Vẫn biết trong lòng Cậu có ấm ức , có thất vọng nhưng cậu vẫn nên tiếp tục vì như TL đã nói ... Thời gian để phụng dưỡng , trả Hiếu cũng chẳng còn bao lâu . Nếu bây giờ mà cậu Út có tư tưởng buông xuôi hoặc rời bỏ thì sau này chắc chắn sẽ ân hận .

- Thứ hai : Qua trãi nghiệm này , Cậu Út sẽ rút ra được nhiều điều để áp dụng cho bản thân và cho cả gia đình riêng của mình mai sau .

@ Mong rằng gieo Nhân tốt sẽ gặt được Quả tốt . TL chỉ còn biết chúc cậu ấy có được một tương lai tốt đẹp , sáng sủa sau này ...
 
[
-------------
TL đã có ý kiến rồi

- Thứ nhất : Cả gia đình giờ chỉ còn mỗi Cậu Út là kề cận trông nom Bố Mẹ . Việc này rất đáng ngợi khen ! Vẫn biết trong lòng Cậu có ấm ức , có thất vọng nhưng cậu vẫn nên tiếp tục vì như TL đã nói ... Thời gian để phụng dưỡng , trả Hiếu cũng chẳng còn bao lâu . Nếu bây giờ mà cậu Út có tư tưởng buông xuôi hoặc rời bỏ thì sau này chắc chắn sẽ ân hận .

- Thứ hai : Qua trãi nghiệm này , Cậu Út sẽ rút ra được nhiều điều để áp dụng cho bản thân và cho cả gia đình riêng của mình mai sau .

@ Mong rằng gieo Nhân tốt sẽ gặt được Quả tốt . TL chỉ còn biết chúc cậu ấy có được một tương lai tốt đẹp , sáng sủa sau này ...[/QUOTE]

Cảm ơn Thanh Long đã chỉ bày. Ngaytrovellcd sẽ cố gắng ghi nhận và giúp cậu ấy làm những việc tốt nhất có thể. Chúc Thanh Long và gia đình gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc. Thiên Lý.
 
Hãy ra đi,ra đi đâu phải là bất hiếu, ra đi mà cuộc sống dể thở hơn , ra đi mà ta có thể lo cho mẹ cho cha dại gì mà ta không ra đi. Ở lại cậu út ấy có thể làm được gì muốn thay đổi tư tưởng cha cậu à, chuyện này rất khó (bản thân đã trải nghiệm),không thay đổi được tư tưởng người cha liệu cậu ở lại có khiến gia đình được vui hay càng ngày chính cậu lại góp phần biến gia đình thành địa ngục,mẹ cậu lại càng thêm đau khổ vì không biết phải làm sao ( cho dù bà hiểu tâm tư cậu út)
Hiếu hay không là ở cái tâm và sự việc của mình làm,gần hay xa không quan trọng.Hãy ra đi cố gắng tạo dựng sự nghiệp để khi cha mẹ già yếu còn chổ mà nương tựa.
PS: Ở lại chử hiếu cậu đang có rồi cũng sẽ mất đi
 
Last edited:
Hãy ra đi,ra đi đâu phải là bất hiếu, ra đi mà cuộc sống dể thở hơn , ra đi mà ta có thể lo cho mẹ cho cha dại gì mà ta không ra đi. Ở lại cậu út ấy có thể làm được gì muốn thay đổi tư tưởng cha cậu à, chuyện này rất khó (bản thân đã trải nghiệm),không thay đổi được tư tưởng người cha liệu cậu ở lại có khiến gia đình được vui hay càng ngày chính cậu lại góp phần biến gia đình thành địa ngục,mẹ cậu lại càng thêm đau khổ vì không biết phải làm sao ( cho dù bà hiểu tâm tư cậu út)
Hiếu hay không là ở cái tâm và sự việc của mình làm,gần hay xa không quan trọng.Hãy ra đi cố gắng tạo dựng sự nghiệp để khi cha mẹ già yếu còn chổ mà nương tựa.
PS: Ở lại chử hiếu cậu đang có rồi cũng sẽ mất đi
Đồng ý, theo quy luật, cha mẹ sinh con cái là để tạo dựng và hy sinh cho con, nếu không có khả năng lo cho con cái, chuyện chúng ra đi để tự lập đã là có hiếu rồi, đạo lý là nước mắt chảy xuôi, nếu hiếu thảo chỉ cần quan tâm. thăm hỏi, và chăm sóc thờ phụng khi về già, Chẳng lẽ ai trên đời này không lo được cho cha mẹ đều bất hiếu à. Cuộc sống, vui hay không vui là do tâm tính mang lại. Thực sự cuộc sống của cậu út là do chính cậu chọn. Cậu đã đi được để học thành tài thì nên đi luôn cho đến khi có sự nghiệp hãy quay về. Cha mẹ của cậu ấy nếu không có ai bên cạnh thì cũng phải tu tâm thôi, chứ nhậu hoài tiền đâu, của đâu mà nhậu?
Do mỗi người lựa chọn cuộc sống của mình.
Nếu là mình, mình chọn đi thật xa, làm ăn nên rồi mới quay về. Ông bà ta có câu: "thương người như thể thương thân." không thương thân mình được thì làm sao thương ai được. Muốn yêu thương ai, phải biết cách yêu thương mình trước đã.
Phàm cổ nhân có dạy, chỉ cần sống tốt, thành đạt, hạnh phúc trong cuộc sống thì đã là có hiếu rồi. là đã trả ơn cho cha mẹ rồi. Đôi khi có gia đình là hạnh phúc, nhưng đôi khi cũng phải biết cách chọn cuộc sống để làm cho gia đình trở nên hạnh phúc.
(một vài ý kiến của em để chia sẻ, nếu có gì không phải mong các bác bỏ qua cho)
 
Last edited by a moderator:
Con cái hiếu-thảo với cha mẹ là vô điều-kiện. Vấn-đề của cậu Út là giữ lòng hiếu-thảo. Cái mà đang bị lung-lay.
Gởi Ngaytrove đọc thêm bài nầy, để thấy cậu Út còn đủ đức-tính của một người con hiếu-thảo trong một xã-hội thiếu tình thương ngày nay.
Thân.
*
YÊN TRANG (Thực hiện)


KHI CÁI ÁC LÊN NGÔI Ơ? VIỆT NAM

Saturday, January 19, 2013, 6:05 PM




[h=5]Đối thoại với GS. Nguyễn Đăng Hưng[/h] [h=5]Lời dẫn của GS Nguyễn đăng Hưng:[/h] Tôi vừa nhận được e-mail từ báo Pháp Luật Tp HCM:
“Bài phỏng vấn GS đã đăng trên số chủ nhật. GS trả lời thật thấm thía!
Đây là bài phỏng vấn đột xuất và chớp nhoáng do nhà báo Yên Trang, Báo Pháp Luật thực hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất trung tuần tháng 11 vừa qua, ngày tôi lấy máy bay trở sang Bỉ. Bài đã được biên tập lại. Có lẻ vì sự hạn hẹp của báo giấy, nhiều đoạn đã không thấy xuất hiện. Nay trên sổ tay cá nhân này, xin xuất bản nguyên văn.
[h=5]Khi thiện và ác đổi ngôi[/h] Phóng Viên:
Thưa ông, điều gì khiến ông cho rằng xã hội hiện nay biến loạn đến mức trầm trọng?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Hằng ngày trên các trang thông tin đại chúng, đâu đâu cũng có những chuyện cướp của, giết người, vô nhân tính. Cái ác hoành hành khắp nơi, khắp chốn một cách ngang nhiên. Điều đó cho thấy kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu cái ác đang bị xuống cấp trầm trọng. Chính bản thân tôi cũng có kinh nghiệm chẳng lành. Một lần khi đi rút tiền từ ngân hàng, trên đường về bằng xe gắn máy có người cố tình ép sát tôi làm tôi té ngả. Họ là một đám chuyên trấn lột người đi đường gồm 4 thành viên. Người thứ tư thừa lúc tôi đôi co với kẻ gây tai nạn lặng lẽ làm động tác móc ví. Những kẻ côn đồ này đã hành động nhanh chóng trên một đoạn đường đông đúc người đi qua lại. Đó là đoạn đường giữa ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng tháng 8 vào lúc hơn 2 giờ chiều chứ không phải đêm hôm khuya khoắt. Rất nhiều bạn bè tôi cũng từng bị như vậy. Một vị giáo sư Bỉ qua đây dạy, ngày nghỉ ông tranh thủ đi chụp hình kỷ niệm tại sân Tao Đàn. Khi chiếc để camera vừa đặt xuống để mở túi, ông bị giật luôn. Kẻ cướp hành xử ngay chốn đông người, còn vị giáo sự nọ cũng không kịp than vãn và phỉ bác. Ông tự an ủi với tôi rằng “thôi thì cái máy của tôi cũ quá rồi, đây là dịp để mua cái mới”. Một người bạn khác, ra chợ Bến Thành bị móc ví. Ông ấy hới ha hớt hải vì mất hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Được một lúc sau có người vỗ vai nói nhỏ bằng tiếng Anh hẳn hoi, rằng ví của ông đang ở góc bên kia đường. Ông đi đến và thấy ví của mình đó, tiền mất nhưng may mắn là còn giấy tờ. Ông ấy hài hước: “đám ăn cướp Việt Nam văn minh đấy”.
Phóng Viên:
Nhưng ở đất nước nào cũng có những chuyện tương tự như vậy thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Ở Châu Âu những năm 1960, 1970 dường như rất ít tệ nạn. Cho tới khi bức tườngBerlinsụp đổ, dân Đông Ấu có thể tràn qua các nước Châu Âu và từ đó tệ nạn xuất hiện nhiều hơn. Bởi tệ nạn xã hội thường xuất phát nhiều ở các nước Đông Âu. Các quốc gia ở Đông Âu kinh tế kém phát triển, nền giáo dục cũng chưa cao. Khi sang Tây Âu họ thấy ở đây giàu quá, dân hiền quá, xe đạp để ngoài đường không cần khóa nên họ lấy. Nhưng vấn đề của chúng ta lại khác, tình trạng đến mức trầm trọng khi người ta sẵn sàng giết cha mẹ vì vài trăm ngàn. Hay những hành động côn đồ xảy ra giữa chợ mà không ai phản đối… đó là sự băng hoại về đạo đức.
Phóng Viên:
Vậy thưa ông, cái ác bắt đầu đến từ đâu?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Trộm, cướp… đến từ cuộc sống khó khăn nhưng sự chiếm đoạt của các ác lại nằm ở giáo dục và khi giá trị đạo đức bị hủy hoại, tha hóa rõ ràng. Bởi kinh tế khó khăn thì sau thời gian suy thoái sẽ vực dậy. Địa ốc đóng băng thì có ngày phục hồi. Đồng tiền mất già và từ giá mới sẽ vươn lên. Nhưng nền giáo dục của ViệtNam đang lầm đường lạc lối. Nền giáo dục không tạo được con người có nhân cách, có niềm tin đạo đức, biết sống lương thiện, biết sống thương yêu… Thay vào đó là từ ngay tấm bé trẻ con đã thấy một xã hội vị kỷ, thực dụng, chỉ thấy tiền là chính. Một chuyện nhỏ thế này, cô bạn tôi kể rằng, con gái mình về nhà bảo mẹ sao không mua quà bánh trung thu đến tặng cô giáo. Nếu cô giáo không tìm cách để hối thúc học sinh phụ huynh phải cung phụng mình thì tại sao đứa trẻ lại lại hỏi mẹ như vậy. Thay vì chúng ta đem ánh trăng vàng, là câu chuyện về chị Hằng nga, chú Cuội để con nít biết mơ mộng sáng tạo thì lại dạy cho chúng về lòng tham muốn vật chất. Đứa trẻ sẽ nghĩ gì về cô của nó và trong tương lai chắc chắn nếu có điều kiện đứa trẻ đó sẽ móc tiền, của bằng địa vị và chỗ đứng của mình. Đây là những chuyện mà khi chúng tôi còn học phổ thông không hề có. Và chính cô giáo kia vì hoàn cảnh xã hội, vì điều kiện kinh tế đã vô tình tiếp tay phá hoại nền giáo dục quốc dân. Đây là không còn là câu chuyện nhỏ mà là một vấn đề trầm trọng. Các em lớn lên trong một môi trường giáo dục như thế, xã hội biến chất, đảo điên như thế. Bởi vậy nên mới có chuyện con giết cha mẹ để có tiền chơi game. Đây là đỉnh điểm của sự bấn loạn rất khó tưởng tượng là có thể đi đến điểm nào tệ hơn nữa.
[h=5]Khi con người không được bo v[/h] Phóng Viên:
Vậy ông có nhận xét gì khi gần đây trên nhiều tờ báo có viết về những hành động “tự xử” của người dân thay vì báo công an?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đó là hậu quả phải chờ đợi. Tội phạm không sợ bị trừng trị, không sợ bị lên án, Họ đánh mất lòng tự trọng nên thay vì xấu hổ và lo sợ chúng lại quay ra thách thức xã hội, hành hung những người dám ngăn cản mình. Từ năm 2007 khi ấy tôi tham gia giảng dạy cho lớp cao học khoa quốc tế của Trường đại học Bách Khoa. Trong số đó có một sinh viên luận văn yếu quá nên không đạt điểm. Bởi vậy tôi đề nghị ra các em làm lại để chấm lại. Tuy nhiên trong số đó có một học sinh không chịu làm mà muốn qua môn. Phụ huynh đã đến gặp nhưng tôi từ chối. Tôi bảo tôi chỉ có thể tiếp khi đã thi xong. Nhưng cũng từ đó ngày nào tôi cũng bị mấy cuộc điện thoại dọa giết, dọa đâm xe… Sau một thời gian không chịu nổi tôi báo công an, kèm với các đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện dọa nạt để công an làm rõ. Nhưng kết cục công an có làm hay không tôi không biết nhưng mặc tôi cứ giải trình vụ việc vẫn không dừng lại và ngày càng nhiều cuộc điện thoại hơn. Sau mấy tháng như vậy tôi cảm thấy rất mệt mỏi và đành tự giải quyết. Hôm ấy có vị giáo sư bạn từ Hà Nội vào tôi đã kể về chuyện này. Sau đó tôi nhờ ông nếu có cuộc điện thoại dọa nạt đến, ông hãy nghe dùm tôi. Ông hãy nói mình là công an từ Hà Nội vào giúp tôi giải quyết sự việc.Và xác định với đầu giây bên kia rằng ông đã ghi lại tất cả các cuộc điện thoại dọa nạt và biết tác giả là ai, địa chỉ ở đâu. Cho nên sắp tới sẽ có những cuộc thăm hỏi từ phía công an. Sau đó bên kia cúp máy và từ đó không bao giờ tôi còn bị làm phiền và dọa giết nữa. Tuy nhiên, cũng mất ròng rã 4 tháng trời. Câu chuyện của tôi tương tự như sự việc vừa qua, người dân Nghệ An đã đốt xe tên trộm chó. Qua những điều này cho thấy công an dần dần xa rời nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ người dân lương thiện. Hiện trạng này ngày càng nguy ngập…
Phóng Viên:
Nghĩa là lòng tin từ dân bị mất mát thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng vậy, chưa bao giờ lòng tin của người dân mất mát ghê gớm đến thế. Từ anh lái taxi, đến anh đi xe ôm hay người thợ cắt tóc… đều mang tâm trạng lo âu về cuộc sống. Người ta lo không biết mình sẽ sống thế nào đây, thu nhập thế này có đủ sống không. Họ cũng theo dõi báo đài, họ cũng đặt niềm tin vào việc chống tham nhũng của Chính Phủ. Nhưng mọi chuyện dường như lại đâu vào đó. Điều đó cho thấy họ chờ đợi sự thay đổi mà sự thay đổi ở đây không phải thay đổi căn cơ chế độ mà ít ra thay đổi nhân sự. Những người không kiềm chế được tham nhũng không làm được gì với tham nhũng phải được thay thế, nhường chỗ cho những người giỏi hơn với quyết tâm cao hơn, với tinh thần vì dân tỏ rõ nét hơn…
Phóng Viên:
Nhưng không phải tất cả mọi câu chuyện đều giống nhau thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Thời điểm Pháp thuộc, đất nước ta bị bóc lột, dân Việt bị bần cùng hóa. Đây là lý do chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc. Hiện thực xã hội lúc đó cũng có thể là thời điểm đen tối nhưng cũng có nhà văn phản tỉnh, trí thức tả chân. Cụ thể như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố trong tác phẩm của họ tố cáo trước dư luận những tội ác của thực dân và sự cùng cực của dân tộc bị trị . Nhưng những cuốn sách ấy được xuất bản, và truyền lại cho hậu thế. Còn bây giờ tôi không thấy những cuốn sách như vậy. Không phải không có những người tài mà những cuốn sách đó khó được in ấn xuất bản một cách chính diện. Người tốt giờ đây phải co cụm lại, im lặng…
Phóng Viên:
Nghĩa giá trị và quy luật thiện thắng ác đang bị đảo ngược thưa ông? .
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng, nhưng cái ác hành hoành, người tốt, người có đạo đức, vốn là rường cột của xã hội họ lại phải lui về thúc thủ, bàng quan. Bởi vì nếu can thiệp họ sẽ gặp tai họa, gặp rắc rối. Chúng ta vẫn biết những câu chuyện về những nhà báo viết về chống tiêu cực phải vào tù, chúng ta biết những người viết ca khúc chống Trung Quốc bị bắt. Còn những người làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng chẳng bị sao cả, có chăng cũng chỉ đi tù sơ sơ. Điều đó làm xã hội đang đi xuống chứ không phải đi lên. .
Phóng Viên:
Nhưng tại sao nhiều người nước ngoài tới Việt Nam lại bảo an ninh ở đây tốt thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Ở một số nước như Philippin, Indonesia, Pakistan, Thái Lan… thường hay có các phe quá khích hồi giáo, chống phương Tây. Người có đạo Hồi giáo theo phe quá khích oán hận các nước phương Tây vì nhiều lý do lịch sử. Họ tổ chức khủng bố trên bình diện quốc tế, nhất là trong thế giới Hồi giáo. Còn ở ViệtNam chính trị ổn định, Phật giáo hiền hòa, Công giáo cũng vậy nên người nước ngoài tới đây yên tâm là không bị khủng bố. Nhưng chuyện cướp, giật đường phố, bạo lực học đường thì ngày càng trầm trọng.
[h=5]Nền giáo dục tự hoại[/h] Phóng Viên:
Nhưng chúng ta không thể đổ hoàn toàn cho giáo dục. Bởi trong ca dao vẫn dạy “anh em như thể chân tay, thương người như thể thương thân…” Và vẫn còn nhiều tấm gương tốt trong xã hội?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Hồi cách mạng năm 1789 ở bên Pháp, giáo dục nằm trong tay nhà thờ. Cách mạng thành công, trường học được giải phóng, việc giáo dục trở thành lĩnh vực của thế nhân, chính quyền dân sự. Tuy nhiên, người Công giáo vẫn có quyền mở lớp riêng cho họ… Những người theo đạo có quyền đi học ở mọi trường lớp và đức tin của những con chiên được nhà nước đảm bảo và tôn trọng. Xin kể một kinh nhgiệm cá nhân mà tôi đã thâu thập tại Bỉ. Tôi là người theo đạo Phật, vợ tôi là người Công Giáo. Các con tôi theo đạo bố nhưng vì trường công giáo rất nghiêm, tôi ghi tên các con theo học tiểu và trung học tại đây. Nhưng không vì thế mà chúng bị phân biệt. Ở trường con tôi đứng đầu lớp về môn học giáo lý công giáo, tuy chúng nó thưa với thầy cô là chúng nó theo đạo Phật. Những thầy cô ở đây nói rằng: Con tin vào điều gì hãy giữ vừng niềm tin đó. Đằng này chúng ta đưa chính trị vào trường học, nhồi nhét quan điểm một chiều trong trường học. Thay vì khuyến khích yêu thương nâng đỡ nhau để giải quyết các vấn đề thì có một thời ta lại khuyến khích đấu tranh để sống còn. Mà đấu tranh giai cấp là tiêu diệt kẻ thù, tiêu diệt thế lực thù địch… Thói ghen ghét, đố kỵ ở đâu cũng có, nhưng tôi có cảm nhận tại ViệtNam ngày nay, những tật xấu này có phần gay gắt một cách không bình thường.
Phóng Viên:
Nghĩa là dù thế nào con người cũng phải sống với một niềm tin thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Vâng tôi có cảm tưởng niềm tin ở con người, ở tổ chức xã hội bị đánh mất. Khoảng trống không có gì bồi đắp nhất là khi lòng tin ở tâm linh bị phá vỡ hay không được vun xén nữa. Hậu quả nhãn tiền là người ta ngày càng coi trọng vật chất hơn là những giá trị tinh thần. Đã có một thời, không xa lắm, những giá trị tâm linh, tôn giáo bất cứ từ xu hướng nào bị bài bác. Thái độ vị kỹ, thực dụng trở thành bao trùm. Phạm trù thần linh phai mờ trong tâm thức con người và dần dần lòng tham lam của thân xác, của dục vọng sẽ không có gì ngăn cản nữa. Lương tâm con người chìm xuống, cái ác lên ngôi. Chẳng những kỷ cương xã hội bị phá vỡ mà luân thường đạo lý gia đình tan biến. Đây chính là hậu quả phải chờ đợi của việc đánh mất niềm tin, xoá bỏ đức tin…
Phóng Viên:
Nghĩa vấn đề nằm từ gốc chứ không phải ngọn thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng thế. Một một lớp học tiểu học, sự giàu nghèo thể hiện ngay trong ăn mặc, trong những tiệc sinh nhật của từng đứa trẻ. Những đứa trẻ con nhà giàu có nếu không được dạy phải thương bạn, tôn trọng bạn, chúng sẽ ra sao khi trưởng thành. Những đứa trẻ nghèo khó luôn tự hỏi tại sao mẹ không mua cho con áo đẹp, tại sao mẹ không mua cho con cặp đẹp. Tất cả những cái đó nếu không được giải tỏa bằng các bài học thường trực hàng ngày thì lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của một đời người. Giáo dục thường thức, giáo dục công dân đang có vấn đề. Tuổi trẻ xao nhãng học văn, ngán gẫm học sử vì bài học, vì sách giaó khoa quá ư cứng nhắc, một chiều, không hấp dẫn, không sinh động. Giới trẻ ngày nay không biết sử ta, nhưng khi mở ti vi lên, khắp mọi kênh chiếu toàn phim Trung Quốc. Tình trạng này đang dẫn đến tai hoạ trước mắt là tuổi trẻ ta hiểu biết lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử ViệtNam. Đó là điều không thể chấp nhận được.
Phóng Viên:
Bởi vậy ông cho rằng xã hội hiện nay giống một câu chuyện cổ tích mà kết thúc là thảm họa?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Tôi nói có ngoa đâu. Ba tôi, những người cùng thời với ông cả đời đi theo cách mạng. Trên đôi vai của họ là những vì sao, là khát vọng về một xã hội công bằng, là dân tộc độc lập, tự do và hạnh phúc. Lý tưởng sống ngày đó là tổ quốc trên hết, mình vì mọi người, mọi người vì mình. Còn bây giờ mọi thứ lại dường như đi ngược lại hết. Ai có nhiều quyền người ấy có nhiều lợi ích nhất. Chứ người dân chân lấm tay bùn thì chẳng có gì để tham nhũng.
Phóng Viên:
Vậy theo ông, bài học trường trực trong nhà trường phải nói về yêu thương?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng vậy, ở trường hiện nay tôi thấy ít có chủ trương dạy con thương yêu cha mẹ. Chỉ thấy dạy yêu tổ quốc nhưng người Việt Nam cũng như các dân tộc khác, căn bản là gia đình. Trẻ con phải được dạy yêu thương cái nôi là yêu cha mẹ, yêu anh em, yêu ông bà rồi mới yêu cái cây đa, yêu cái đình làng, cánh đồng lúa chin, con sông nho nhỏ uốn quanh làng quê, con đường phố rợp bóng mát cây xanh, rồi mới đến yêu tổ quốc với tất cả những yếu tố văn hoá, lịch sử đi theo: Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du…. Vì với trẻ con tổ quốc là điều gì rất mông lung. 5, 6 tuổi biết thế nào là tình yêu tổ quốc. Tuổi này nó cần bàn tay ấm áp của mẹ, sự vuốt ve của cha, sự nâng đỡ của anh và bài học giáo dục mỗi ngày ở nhà, ở trường cũng phải thường xuyên như vậy. Nhưng dường như bài học thương yêu, đề cao những tâm hồn cao thượng, tình tương thân tương ái, nhiễu điều phủ lấy giá gương, thương người như thể thương thân, đã bị làm cho mờ nhạt từ lâu. Một môi trường như vậy mà bạo lực không xuất hiện mới là điều lạ.
Tân Sơn Nhất ngày 13/11/2012
[h=4]YÊN TRANG (Thực hiện) [/h]











 
Xin cho phép ngaytrovellcd không comment nữa nhé. Ngaytrovellcd đã đang và sẽ tiếp tục theo dõi chủ đề này để giúp cho cậu út và cũng là giúp cho bản thân có thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Thay mặt cậu út trong câu chuyện, ngaytrovellcd rất cảm ơn các bác đã dành thời gian chia sẻ. Thật sự lúc này ngaytrovellcd cũng không biết nên viết gì lên đây nữa. Mong rằng những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với tất cả mọi người.Thiên Lý.
 


Back
Top