LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC NẤM ĂN QUẢ XOÀI SAU KHI HÁI Ạ

  • Thread starter phuonggiang2012
  • Ngày gửi
1606995_722551121101321_977280513942837057_n.jpg
Thưa các bác, các cô các chú, cháu là lính mới của diễn đàn. Hôm nay là ngày xuất hiện đầu tiên của cháu nhưng cháu có một chủ đề mong được các cô chú chỉ giáo ạ. Sự tình cháu là dân buôn bán hoa quả, hoa quả sạch miền Nam đó ạ! Cháu bán Bơ Trịnh Mười, Xoài Cát Hòa Lộc Tiền Giang, Mít Nghệ, Nho Ba Mọi, sắp tới có thêm món Sầu riêng nữa ạ. Trong các dòng cháu bán, có Bơ, nho là yên tâm nhất ạ, vì Nho thì k phải bổ và cũng ko lắm nhựa như mít, Bơ Trịnh Mười cũng thế, vì thời gian chín của bơ khá dài so với các dòng khác, quả ko may dập tí, cũng ko hề ảnh hưởng đến chất lượng ạ, với lại cứ sắp quả lên cân, là chở hàng đi thôi. Còn hai loại quả còn lại, Xoài Cát Hòa Lộc và Mít Nghệ thì cháu đau đầu vô cùng.
Thứ nhất là Xoài: Xoài sau khi nhận hàng về, có khi chưa tới một ngày thì xảy ra hiện tượng đen đầu, nhìn mã bên ngoài thì đẹp lắm ạ, nhưng cắt ra thì bên trong đã thâm nẫu rồi ạ. Cháu có đọc qua báo chí, nói răng do vi khuẩn ăn ruột. Cháu đang không biết xử lý thế nào ạ? Có bệnh chắc phải có thuốc chữa chứ ạ?
Thứ hai là mít, Mít lúc lấy về cũng đẹp lắm ạ, nhưng sau khi chờ mít chín thì cũng bị nấm ăn đen, thối ạ.
Các bác, các cô các chú có cao kiến gì giúp cháu được không ạ? chỉ cần khắc phục được tình trạng này thì cải thiện được giá cả và giảm thâm hụt vốn cho nhà buôn ạ
photo.php
photo.php
 


Nấm Thán thư đó bác à.
Tôi chỉ trồng mấy cây soài thôi, nhưng cũng ngiên cứu khá nhiều để có năng xuất trái chín (mà phải chín trên cây) và không chấp nhận chín dú …cuối cùng trái chín cây nhiều quá ăn không hết nổi

Những người trồng soài (cha truyền con nối) khi thu hoặch luôn là trái đã già…và nhúng vào nước nóng 50 độ C trong vài phút, nhiệt độ này sẽ giết chết bào tử nấm
Sau đó lau khô rồi cho vào cần xế..

Bác làm thử xem. Còn tôi thì chưa thử. Vì tôi thích chín trên cây nên phải dùng hóa chất phun khi trái xoài đã già và bao nó lại

Mít thúi từ cuống sẽ làm hư trái từ trong lõi ra…do nước mưa đọng lại cuống. vì chỗ đó trũng
 
Em cảm ơn bác, em sinh năm 1985, không biết bác sinh năm bao nhiêu cho em tiện xưng hô ạ!
Em mua xoài ở HTX mà ở Hợp tác xã một ngày xuất bao nhiêu tấn xoài, đâu có thể cứ nấu nước sôi rồi nhúng trái xoài được đâu ạ! sau hai ngày ra Hà Nội, liệu mình nấu nước sôi rồi nhúng có còn tác dụng loại nấm Thán Thư này nữa không ạ? Em đến khổ vì xoài vì mít rồi.
Còn bác dùng thuốc phun lên trái xoài rồi bao lại, liệu hóa chất trên xoài đã hết khi thu hoạch chưa ạ?
còn đây là mít của em ạ, vùa rồi em đưa ra 458kg, mà đến 50kg mít bị như này, nản quá bác ơi. Bác có cao kiến gì không ạ? Giúp em
10177961_730381233651643_7930852982500354152_n.jpg


Nấm Thán thư đó bác à.
Tôi chỉ trồng mấy cây soài thôi, nhưng cũng ngiên cứu khá nhiều để có năng xuất trái chín (mà phải chín trên cây) và không chấp nhận chín dú …cuối cùng trái chín cây nhiều quá ăn không hết nổi

Những người trồng soài (cha truyền con nối) khi thu hoặch luôn là trái đã già…và nhúng vào nước nóng 50 độ C trong vài phút, nhiệt độ này sẽ giết chết bào tử nấm
Sau đó lau khô rồi cho vào cần xế..

Bác làm thử xem. Còn tôi thì chưa thử. Vì tôi thích chín trên cây nên phải dùng hóa chất phun khi trái xoài đã già và bao nó lại

Mít thúi từ cuống sẽ làm hư trái từ trong lõi ra…do nước mưa đọng lại cuống. vì chỗ đó trũng
 
Hiện tượng của trái mít trên, theo tôi cũng là thán thư, diệt thán thư trên trái mít thế nào cho hiệu quả, thực sự tôi không biết. nhưng chắc chắn là phải dùng thuốc phun rồi
Với trái soài Nếu bác ngại dùng nước nóng để giết bào tử nấm. bác có thể dùng thuốc, phun hoặc nhúng trái vào thùng nước có pha thuốc, rồi lấy ra đẻ khô ( đừng lau)
Sau 15 ngày thuốc hoàn toàn hết độc
có nhiều loại thuốc không hoặc ít độc..bào chế từ vôi..
bác ra tiệm hỏiCÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN XOÀI
Thứ năm, 22/4/2010 15:39


xoai-tt.jpg
Xoài là cây ăn trái dễ trồng, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, diện tích trồng xoài đã gia tăng đáng kể ở một số tỉnh ĐBSCL. Song song với sự gia tăng diện tích, dịch hại trên xoài cũng ngày càng trở nên trầm trọng. Trong đó, bệnh thán thư là phổ biến và gây hại khá nghiêm trọng trên năng suất và phẩm chất trái.

Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides, phá hại trên cả lá, đọt, bông và trái. Trên lá, bệnh thường có những đốm góc cạnh màu nâu đỏ, lớn khoảng 3-5mm, dễ bị thủng rách, lá rụng khi bệnh nặng. Khi trời ẩm ướt, mầm bệnh tấn công trên hoa, vết nâu xuất hiện dọc trên hoa và hoa bị khô. Trên trái, đốm bệnh nâu đen, hơi tròn hoặc lõm sâu. Các đốm bệnh trên vỏ trái cũng có thể liên kết với nhau, thịt trái phía trong đốm bệnh bị khô đi và dính theo vỏ trái khi lột. Nếu bệnh xuất hiện sớm trên trái non thì trái bị rụng. Mầm bệnh có thể tấn công trái non, trái lớn và cả trái sau thu hoạch, tồn trữ. Bệnh lây lan, phát triển mạnh khi trời mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Giai đoạn ra hoa gặp sương mù nhiều, bệnh dễ phát triển, làm rụng bông.


Cách phòng trị

- Thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan;

- Bón phân cân đối, nhất là tránh bón thừa đạm;

- Tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng vườn cây, giảm ẩm độ trong vườn.

- Vào giai đoạn mang trái, nên sử dụng bao để bao trái (phun thuốc ngừa bệnh 1 lần trước khi bao).

- Sau thu hoạch, ngâm trái trong nước nóng 51-55oC trong 20-30 phút sẽ tránh

được bệnh cho đến khi trái chín. Đây là biện pháp dễ làm, ít tốn kém và rất hiệu

quả, trái ngọt và có màu vàng hấp dẫn.

- Khi trời ẩm ướt, sương mù nhiều nên phun thuốc hóa học ngừa hoặc phun khi bệnh mới chớm. Một số thuốc hiệu quả với bệnh thán thư: Antracol 70WP, Score 250EC, Manage 15WP,Plant 50WP, Thi O-M 70WP,.... Chú ý giữ đúng thời gian cách ly để nông sản không còn dư lượng thuốc BVTV nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Bao Đong Khoi
 


Back
Top