Làm theo phong trào

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Làm theo phong trào, nhà nông lao đao
(BTN)- Trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh chú ý đến giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác, nhà nông cũng cần quan tâm đến thị trường đầu ra cho nông sản. Thực tế những năm qua, việc chạy theo phong trào làm kinh tế, mà ít chú ý nhu cầu thị trường, không nắm được thông tin về “đầu ra” đã gây không ít khó khăn cho bà con nông dân. Trường hợp điển hình là hộ anh Trần Hoài Nam ở thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu.
phong%20trao_1.jpg
Thị xã Tây Ninh từng có trang trại cừu nhưng đã “dẹp” do không đạt hiệu quả kinh tế.

<tbody>
</tbody>

Năm 2007, phong trào làm kinh tế trang trại phát triển mạnh ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Nhà nhà đua nhau lập vườn, đào ao làm kinh tế trang trại hỗn hợp, quy mô lớn. Thực tế trong thời điểm đó, nhiều hộ nông dân ăn nên làm ra từ trang trại sản xuất nông nghiệp của mình. Trước sự sôi sục của phong trào lập vườn ao, làm kinh tế trang trại, anh Trần Hoài Nam cũng lao vào đầu tư phát triển trang trại. Anh Nam dồn hết vốn liếng dành dụm mua 2 ha đất, 150 con nhím, 150 heo rừng, trồng sen kết hợp nuôi cá, nuôi thêm hươu sao lấy nhung, chim, rùa kiểng và nhiều gia cầm khác. Mỗi tháng, lợi nhuận từ trang trại mang lại cho gia đình anh trên 50 triệu đồng. Một thời, mô hình trang trại của anh Nam luôn được bà con địa phương học hỏi, xem như là cách làm kinh tế hiệu quả nhất tại thị trấn Dương Minh Châu.
Thế nhưng từ năm 2010 trở lại đây, lợi nhuận từ kinh tế trang trại bắt đầu giảm xuống, vật nuôi rớt giá mạnh, chi phí đầu vào lại tăng, nhu cầu thị trường bão hoà. Từ một người có thu nhập 50 triệu đồng mỗi tháng, anh Nam rơi vào cảnh thua lỗ- ít nhất là 5 triệu đồng mỗi tháng. Anh Nam cho biết: “Con nhím lúc đầu rất có giá trị, thời điểm 2007- 2008 giá 1 cặp nhím giống bán ra đến 13 triệu đồng, nay giá rớt còn chưa đến 3 triệu đồng/cặp, thu nhập giảm nhiều".
phong%20trao_2.jpg
Cá sấu cũng từng được nuôi nhiều nhưng hiện còn rất ít.

<tbody>
</tbody>

Còn bầy heo rừng trong trang trại của anh Nam cũng chịu chung số phận, bởi trước kia heo rừng có giá 100-150 ngàn/kg thì nay chỉ còn vài chục ngàn đồng/kg, người nuôi lỗ nặng. Đàn heo rừng 150 con của anh Nam đã bán tống bán tháo, giờ không còn con heo rừng nào trong chuồng; 3 ao cá cũng rơi vào cảnh hoang hoá, cây sen thì héo chết, số lượng đàn gia cầm giảm một nửa, hươu sao và rùa chỉ còn lưa thưa vài ba con. Nguyên nhân là cung quá cầu, lượng bán ra nhiều, thức ăn mắc, giá giống cao, khi bán giá lại giảm.
Qua thực tế tại trang trại anh Trần Hoài Nam, ông Phạm Trọng Thức – Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu lưu ý với bà con về cách làm kinh tế: “Muốn phát triển kinh tế hộ gia đình, ngoài việc học hỏi kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi... thì trước khi muốn làm mô hình nào đó bà con nên tìm hiểu nhu cầu thị trường để sau này đầu ra hàng hoá ổn định hơn

<tbody>
</tbody>
 


đáng tiếc

trong tình cảnh không biết làm gì kiếm ra tiền nuôi gia đình, thì thấy cái gì kiếm ra tiền phải lao vào cày cuốc, mong có đủ cái ăn cái mặc, hàng hoá làm ra nhiều thì bị tư thương, công thương ép giá. thử hỏi sống có nổi không?
 
có gắn làm thì bị thương nhân ép giá . chăn nuôi thì thức ăn tăng cao trong khi giá chăn nuôi thì ko tăng. nhà nước ko có cách nào quản lý được cung và cầu. ko quản lý được giá thức ăn ... thì làm sao dân ta sống được chứ....
 
có gắn làm thì bị thương nhân ép giá . chăn nuôi thì thức ăn tăng cao trong khi giá chăn nuôi thì ko tăng. nhà nước ko có cách nào quản lý được cung và cầu. ko quản lý được giá thức ăn ... thì làm sao dân ta sống được chứ....

:angry: Ý KIẾN CỦA BÁC RẤT HAY.

Biết bao giờ nhà nước giúp đở người nông dân chăn nuôi như ta... chúng ta là tầng lớp chính của nền nông nghiệp quốc gia ,mà không được hổ trợ gì cả.... các bác trên bộ đừng nhìn đâu xa. nước chúng ta còn nghèo ,chúng ta đi lên từ nền nông nghiệp nước nhà, hổ trợ nông dân....

hay chung tay cùng nông dân.
 
Làm ra hàng hàng hóa, mà bị tư thương ép giá, thì vẩn còn vinh hạnh, vẩn có đồng tiền để sống. Còn làm ra sản phẩm rất nhiều, bán không được thì mới là cái CHẾT TRẮNG của nhà sản xuất nhất là nghề nông ta. Nếu hàng hóa nào đắc đỏ, cầu cao hơn cung, thì thương lái không thể nào ép giá được. Sợ nhất sản phẩm bấp bênh đâu không ra đâu, mới sợ bị thương lái ép giá. Nhà sản xuất không có khách hàng thì sản xuất ra sản phẩm làm gì, nhà nông không có thương lái thì bán cho ai. Thế thì không nên trách thương lái mà trách ngay chổ cung cầu .
 


Back
Top