Liên kết tiêu thụ: - "Lối mở"cho rau quả

Rau hoa quả là cây trồng mũi nhọn để chuyển dịch cơ cấu, đem lại hiệu quả ngày càng cao cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành rau hoa quả, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp hiện nay.
WP_20130606_060_77360.jpg

Rau quả Việt Nam đã có mặt ở 40 thị trường thế giới

CôngThương - Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng cao

Những năm gần đây, diện tích trồng rau hoa quả ngày càng phát triển và chuyên canh hơn, sản xuất được nhiều loại đặc sản chất lượng cao, ngoài đáp ứng trong nước còn tăng cạnh tranh ở nước ngoài như Mỹ, EU, Australia, New Zealand... Đến nay, rau quả Việt Nam đã có mặt ở 40 thị trường trên thế giới, được đánh giá tốt, với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 30%/năm. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 13 thị trường nhập khẩu với trên 10 triệu USD/năm.

Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết: diện tích rau quả sản xuất an theo GAP, có chứng nhận tăng dần. Đến tháng 12/2013, có khoảng 14.500 ha chứng nhận VietGAP; khoảng 10.000 ha sản xuất an toàn theo hướng VietGAP; gần 500 ha rau, quả được chứng nhận Global GAP. Ngoài ra, còn một số mô hình rau, quả theo tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó có mô hình được chứng nhận theo hệ thống PGS tại Hà Nội và Hòa Bình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành sản xuất rau hoa quả vẫn còn nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Việc hình thành vùng tập trung, xác định quy chuẩn, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm còn kém. Điểm yếu lớn của ngành rau quả Việt Nam hiện nay chính là quy mô sản xuất nông hộ manh mún, nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính yếu kém.

Cần đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp - nông dân trong sản xuất rau hoa quả. Trong đó, doanh nghiệp là nòng cốt đồng hành sản xuất cùng nông dân, chủ động xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu.
Tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rau hoa quả


Làm thế nào để nâng cao năng suất, sử dụng phân bón ít hơn nhằm giảm thiểu tác động môi trường đang là vấn đề đặt ra đối với sản xuất rau hoa quả. Hiện nay, mới chỉ tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển rau hoa quả công nghệ cao với hệ thống nhà kính, nhà lưới, diện tích khoảng 2.500- 3.500 ha. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống nhà kính, nhà lưới hiện vẫn ở quy mô rất nhỏ và chủ yếu cho sản xuất hoa. Bà Sigrid Wertheim- đại diện Công ty TNHH Fresh Studio Innovations Asia (một doanh nghiệp Hà Lan kinh doanh rau quả tại Việt Nam) - cho rằng, hiện việc tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong trồng, sơ chế các mặt hàng rau hoa quả của nông dân Việt Nam vẫn còn hạn chế. Vì vậy, cần đầu tư về kỹ năng sản xuất cho người nông dân. Thông qua đó, nông dân có thể ứng dụng những công nghệ mới trong sản xuất, chủ động canh tác, đồng thời có khả năng thương mại hóa các sản phẩm làm ra.

Theo ông Trần Xuân Định, cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ nhà kính, nhà lưới trong sản xuất rau hoa quả; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng đối tác công tư PPP; đẩy mạnh chế biến, bảo quản, áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch. Bên cạnh đó, nhà nước cần thúc đẩy công tác dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích nông dân góp giá trị đất tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ theo một chuỗi khép kín, trong đó nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi này.

Nguyễn Hạnh
Nguồn: http://baocongthuong.com.vn/
 


nếu liên kết được các cửa hàng thành chuỗi tiêu thụ hàng Việt thì tốt quá nhỉ
 
Rau hoa quả là cây trồng mũi nhọn để chuyển dịch cơ cấu, đem lại hiệu quả ngày càng cao cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành rau hoa quả, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp hiện nay.
WP_20130606_060_77360.jpg

Rau quả Việt Nam đã có mặt ở 40 thị trường thế giới

CôngThương - Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng cao

Những năm gần đây, diện tích trồng rau hoa quả ngày càng phát triển và chuyên canh hơn, sản xuất được nhiều loại đặc sản chất lượng cao, ngoài đáp ứng trong nước còn tăng cạnh tranh ở nước ngoài như Mỹ, EU, Australia, New Zealand... Đến nay, rau quả Việt Nam đã có mặt ở 40 thị trường trên thế giới, được đánh giá tốt, với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 30%/năm. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 13 thị trường nhập khẩu với trên 10 triệu USD/năm.

Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cho biết: diện tích rau quả sản xuất an theo GAP, có chứng nhận tăng dần. Đến tháng 12/2013, có khoảng 14.500 ha chứng nhận VietGAP; khoảng 10.000 ha sản xuất an toàn theo hướng VietGAP; gần 500 ha rau, quả được chứng nhận Global GAP. Ngoài ra, còn một số mô hình rau, quả theo tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó có mô hình được chứng nhận theo hệ thống PGS tại Hà Nội và Hòa Bình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành sản xuất rau hoa quả vẫn còn nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Việc hình thành vùng tập trung, xác định quy chuẩn, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm còn kém. Điểm yếu lớn của ngành rau quả Việt Nam hiện nay chính là quy mô sản xuất nông hộ manh mún, nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính yếu kém.

Cần đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp - nông dân trong sản xuất rau hoa quả. Trong đó, doanh nghiệp là nòng cốt đồng hành sản xuất cùng nông dân, chủ động xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu.
Tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất rau hoa quả


Làm thế nào để nâng cao năng suất, sử dụng phân bón ít hơn nhằm giảm thiểu tác động môi trường đang là vấn đề đặt ra đối với sản xuất rau hoa quả. Hiện nay, mới chỉ tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển rau hoa quả công nghệ cao với hệ thống nhà kính, nhà lưới, diện tích khoảng 2.500- 3.500 ha. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống nhà kính, nhà lưới hiện vẫn ở quy mô rất nhỏ và chủ yếu cho sản xuất hoa. Bà Sigrid Wertheim- đại diện Công ty TNHH Fresh Studio Innovations Asia (một doanh nghiệp Hà Lan kinh doanh rau quả tại Việt Nam) - cho rằng, hiện việc tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong trồng, sơ chế các mặt hàng rau hoa quả của nông dân Việt Nam vẫn còn hạn chế. Vì vậy, cần đầu tư về kỹ năng sản xuất cho người nông dân. Thông qua đó, nông dân có thể ứng dụng những công nghệ mới trong sản xuất, chủ động canh tác, đồng thời có khả năng thương mại hóa các sản phẩm làm ra.

Theo ông Trần Xuân Định, cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ nhà kính, nhà lưới trong sản xuất rau hoa quả; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng đối tác công tư PPP; đẩy mạnh chế biến, bảo quản, áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch. Bên cạnh đó, nhà nước cần thúc đẩy công tác dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích nông dân góp giá trị đất tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ theo một chuỗi khép kín, trong đó nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi này.

Nguyễn Hạnh

Nguồn: http://baocongthuong.com.vn/

Thêm những thông tin rất đáng quan tâm cho bà con nông dân, nhưng bên cạnh đó củng không ít những khó khăn và thách thức. Tại sao chúng ta không đặt câu hỏi là vì sao bà con luôn sản xuất nhỏ lẽ và manh mún, tại sao áp dụng GAP thì bà con lại ít làm, mà đơn giản phần lớn chỉ là tròng trọt, chăn nuôi thuần túy.
Làm thì bà con làm được tất cả nếu kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt. Vì khi chăn nuôi bà con sẽ có phân chuồng, có lẽ đó là điều đầu tiên thuận lợi trong việt tiến đến GAP. Nhưng nông dân ngày nay luôn gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, và phần lớn những vùng sâu, vùng xa lại là những vùng có điều kiện trồng trọt và chăn nuôi rất lớn, vì những nơi đó vẫn còn hoang hóa, đất đay còn khá thiên nhiên, chỉ buồn ngặt có một nổi sản phẩm làm ra lại không có môi trường trao đổi cạnh tranh, mà tất cả chỉ lệ thuộc vào thương lái. Đổ mồ hôi, sôi nước mắt mà quanh năm thu nhập chẵn có bao nhiêu. Câu hỏi đặt ra và lời giải đáp này mình xin nhường cho những ngành chức năng, mà ở nơi đó có những cán bộ có nhà ở vùng sâu, xa và có cùng nổi khổ như nông dân mình. Đặt biệt không dành cho những cán bộ mà bản thân hay có bà con, họ hàng làm nghề thu mua nhé!
 


Back
Top