Liệu Cung có vượt Cầu ???

  • Thread starter huonglamnongdan_134
  • Ngày gửi
H

huonglamnongdan_134

Guest
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: Tiến Danh
- Địa chỉ: Nha Trang
- Tel, Fax: ::: FaX
- email: linhhonbongtoi_loilam@yahoo.com
================================


Sau khi các bài báo viết về một số nghề chăn nuôi các động vật Kỳ Đà, kỳ nhông (dông cát), bọ cạp, dế, Giun đất ... dễ sinh lợi "làm chơi ăn thiệt" dẫn đến tình trạng bà con chạy theo tham gia nuôi các động vật này càng nhiều .Ở đây tôi xin hỏi về con DÔNG CÁT với tình trạng bà con ngày càng đầu tư nuôi nhiều xin hỏi các bạn có quan tâm đến lĩnh vực này liệu cứ tình trạng như vạy thì CUNG sẽ lớn hơn CẦU không ? Cũng như việc nuôi Giun đất lúc đầu được coi là một nghề cũng rất dễ sinh lợi nhưng cối cùng như tôi được biết rất đông bà con bị "phá sản" do nuôi qua nhiều mà không có đầu ra.
Vậy mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của bà con
 


Last edited by a moderator:
Cái gì dể làm thì ai cũng làm được, làm chơi ĂN THIỆTthì có ai thiều ăn đâu?cái gì dể làm giàu thì không còn ai nghèo đâu.Cái khó mà mình vượt qua được mình mới có thành công to lớn.Nuôi con gì khó nhọc mà mình nuôi được thì giá nó của nó càng cao ,người nuôi lợi nhuận càng nhiều.Đây là những điều bình thường thôi mà nhiều người quên nghỉ đến.,Cứ nghỉ rằng dể làm thì làm ,ai ai cũng làm và năng suất rất cao thì sản phẩm rất nhiều thì tiêu thụ ở nơi mô !!!!!!!!!!!
 
Vậy theo anh XuanVu thì việc chạy theo nuôi nhiều như hiện nay thì sẽ thế nào ??
 
Thì sẽ theo quy luật đào thải thôi bạn . Ai trụ được ,ai tìm đựoc đầu ra cho sản phẩm sẽ tồn tại còn những ai ko trụ được lại phải đi tìm con vật nuôi khác phù hợp với bản thân mình .

THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: Tiến Danh
- Địa chỉ: Nha Trang
- Tel, Fax: ::: FaX
- email: linhhonbongtoi_loilam@yahoo.com
================================


Sau khi các bài báo viết về một số nghề chăn nuôi các động vật Kỳ Đà, kỳ nhông (dông cát), bọ cạp, dế, Giun đất ... dễ sinh lợi "làm chơi ăn thiệt"

Riêng con Dế mà mình nuôi . Mùa đông cực lắm đó bạn .
 
Vậy tại sao những người chăn nuôi chúng ta không liên kết lại với nhau. Ai nuôi con gì thì liên kết với nhau. Hình thành các hội các liên minh hợp tác xã. Hình thành vùng nguyên liệu để sao cho cung ko vượt cầu.
 
Vậy theo anh XuanVu thì việc chạy theo nuôi nhiều như hiện nay thì sẽ thế nào ??

Trước hết là mình hãy tự cứu lấy mình,có nghỉa là mình xem lại thời gian,địa điểm, đam mê.hiểu biết về con vật mình định nuôi và đồng vốn của mình
Rồi mình mới quyết định làm hay nuôi con gì cho phù hợp.Theo tôi con gì khó nuôi, sinh sản chậm thì con đó có thể đứng lâu trên thị trường,do khan hiếm ,tôi nói khó nuôi chứ không phải không nuôi được,còn con gì nuôi quá dể và sinh sản nhanh thì nó sẽ bị dư thừa thôi
Nếu tìm ra vật mới để nuôi hay con vật mà người ta nuôi thất bại hoặc chưa thành công,hay đã thành công nhưng vẩn còn khan hiếm về con giống do sinh sản kém.Tôi nghỉ con này sẽ tồn tại lâu hơn
Cái gì quá dể thì ai cũng làm được, NHIỀU người làm,làm có rồi thì tự xài luôn ,vì ai cũng có
Tôi nói địa điểm và thời gian là điển hình như con dế,nếu bạn ở miền nam thì con dế không tồn tại.còn ở miền bắc thì nó rất thịnh vì bị KHÓ KHĂN vào mùa đông,Ai vượt cái khó này là thành công to lớn thôi,và còn rất nhiều con vật nuôi nửa cũng tương tự như con dế
Thật ra con gì cũng có giá trị của nó nếu đến thời điểm và số lượng
 
Last edited by a moderator:
Nếu nói về cung cầu thì phức tạp lắm, mình nuôi con gì có đáp ứng được thị trường hay không lại phụ thuộc vào nhu cầu thiết yếu của con người. Người bình dân tiêu dùng hàng bình dân(Ở VN có nhiều), người có thu nhập khá lại hay tiêu dùng loại hàng hóa xa xỉ nên những người có giác quan nhạy bén sẽ tự lựa chọn được mình cần cung cấp cái gì cho thị trường.
Bất cứ ai, ngành nghề nào cũng muốn làm ăn lâu dài. Vậy chăn nuôi muốn bền vững phải xác định thị trường hàng thương phẩm. Vậy nên dù bây giờ con giống đắt, khan hiếm nhưng 5,10,20 năm nữa thành đại trà thì không phải là khan hiếm nữa rồi nên nó lại là hàng bình dân...
Vậy nên cần nhạy bén. Chúc bà con may mắn!
 



Back
Top