Lo bị "nông dân chửi" nếu không làm được

Hội nghị về việc chuyển đổi cây đất trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
với mục tiêu là giúp bà con nâng cao thu nhập bền vững thay vì chạy theo thành tích sản xuất lúa.
Chúng ta hỗ trợ bà con chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả cao hơn, giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo trong bối cảnh khó khăn hiện nay”.

Ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đã phát biểu như trên tại “Hội nghị chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, đỗ tương và cây trồng khác tại các tỉnh ĐBSCL” tổ chức tại tỉnh Tiền Giang ngày 6-5.

Cũng tại hội nghị, ông Phạm Văn Dư, phó cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu thuận lợi nên một số tỉnh ĐBSCL có nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Các sản phẩm như ngô, đậu tương, mè... có thị trường tiêu thụ tốt. Nếu tổ chức tốt việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ thì hoàn toàn có thể yên tâm sản xuất. Sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu” - ông Dư nói.

Tuy nhiên, đại diện các tỉnh tham dự hội nghị đã chỉ ra những khó khăn đang phải đối mặt. Ông Phạm Văn Quỳnh, giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, đặt vấn đề: Chuyển đổi được đất trồng lúa sang trồng những loại cây khác với quy mô tập trung đang gặp nhiều khó khăn như trình độ sản xuất của nông dân đối với loại cây trồng mới chưa được cập nhật. Vốn đầu tư để quy hoạch vùng sản xuất tập trung cho các loại cây trồng mới cũng là vấn đề khó. Và quan trọng nhất là việc tạo thị trường cho cây trồng mới còn chưa được quan tâm. Hiện nay chủ yếu nông dân vẫn tự bán sản phẩm cho thương lái. “Nếu chương trình chuyển đổi không đạt, bà con nông dân chửi “ông Nhà nước” rồi bỏ, không làm nữa là rất gay” - ông Quỳnh lo lắng.

Ông Cao Văn Hóa, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, cũng cho biết vụ đông xuân 2013-2014 đã có 1.483ha đất lúa trong tỉnh chuyển sang cây trồng khác như: dưa hấu, bắp, ớt và rau các loại. Việc chuyển đổi cũng làm gia tăng lợi nhuận cho nông dân từ gấp 1,03-2,63 lần so với chuyên canh lúa. Tuy nhiên, vẫn gặp phải những khó khăn như thị trường tiêu thụ các sản phẩm chuyển đổi (bắp, đậu nành, mè, dưa hấu...) không ổn định, ít doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhưng mối liên kết với nông dân chưa bền chặt.

Bà Lê Thị Thủy, phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, cho rằng cần đẩy mạnh cơ giới hóa như hoàn chỉnh máy thu hoạch đậu nành, máy tuốt hạt bắp, máy lên liếp trồng bắp, lò sấy... Đặc biệt, gắn kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp theo phương thức đặt hàng, để nông dân yên tâm đầu tư và liên kết trong sản xuất.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương phải chủ động quy hoạch cụ thể các vùng chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác cũng như đầu tư từ khâu khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa, hệ thống thủy lợi và công nghệ sau thu hoạch để mang lại lợi ích trực tiếp cho bà con nông dân. Theo ông Phát, vướng mắc lớn nhất hiện nay cho chương trình chuyển đổi lại đang nằm trong nhận thức của nông dân, bởi lâu nay làm quen với cây lúa vẫn nghiêng về việc canh tác cây lúa, chưa kể cây lúa làm dễ hơn và ít rủi ro hơn. Trong khi đó, theo ông Phát, các giống ngô VN hiện nay cho năng suất tốt và rất nhiều mô hình đã làm chứ không phải lý thuyết, ĐBSCL cũng có nhiều lợi thế để năng suất ngô đạt cao nhất trên cả nước. Ông Phát khẳng định không lo về thị trường tiêu thụ, bởi VN chỉ mới sản xuất được 5,2 triệu tấn ngô/năm trong khi riêng năm 2013 đã phải nhập khẩu 2,3 triệu tấn. “Chúng ta đang thiếu hụt 2-3 triệu tấn ngô mỗi năm và nhu cầu sẽ tiếp tục tăng lên khi ngành chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản phát triển hơn nữa trong tương lai, do đó không lo thiếu thị trường cho sản phẩm ngô” - ông Phát khẳng định.

SƠN BÌNH theo Tuoitre.vnCập nhật tiếp thông tin từ Hội nghị chuyển đổi đất trồng lúa sang các cây trồng khác.
Tại Hội nghị chuyển đổi từ trồng cây lúa sang trồng ngô, đỗ tương và cây trồng khác tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã công bố chính sách hỗ trợ chuyển đổi của Thủ tướng Chính Phủ và chỉ đạo phương hướng hành động đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, có sự gắn kết chặt chẽ với thị trường để hạn chế rủi ro, bền vững hóa chuỗi sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân.Kết quả năm đầu chuyển đổi Theo Cục Trồng trọt tại hội nghị cho thấy trong năm 2013 đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển đổi thành công trên 87 nghìn héc ta đất lúa sang trồng ngô, đỗ tương, mè, thanh long, dưa hấu... cho kết quả khả quan. Trong giai đoạn 2013 – 2015, dự kiến chuyển đổi 112 nghìn héc ta đất lúa sang các cây trồng chủ yếu là ngô, rau dưa, luân canh lúa – thủy sản và các cây trồng khác.
Tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, một tỉnh tính đến năm 2011 vẫn trung thành với tập quán canh tác lúa, không có 1 héc ta canh tác ngô nào toàn tỉnh thì đến nay, đã có những mô hình chuyển đổi lúa – bắp đầu tiên đạt năng suất cao. Đáng chú ý, Phòng Nông nghiệp huyện Giang Thành, nông dân tại khu vực ngay khi xuống giống bắp chuyển đổi đã được đơn vị thu mua bắp nông sản Tài Lộc tới ký hợp đồng thu mua và chốt giá sàn. Ngay khi ruộng bắp thu hoạch, doanh nghiệp cam kết xuống thu mua cho bà con nông dân theo giá thị trường. Tuy nhiên, khi giá thị trường tụt thấp hơn giá sàn cam kết thì bà con sẽ được hưởng mức giá tối thiểu là 3.250 đồng/kg bắp tươi.Anh Lê Hoàng Quốc – nông dân ấp Cả Ngay, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành (Kiên Giang) có 3ha đất lúa 3 vụ. Từ trước đến nay, vụ xuân hè và hè thu luôn khiến anh đau đầu khi đối mặt với nguy cơ thiếu nước, nhiễm mặn, sâu bệnh. Vụ Đông xuân phải bù vào phần lỗ của những vụ này mới hòa vốn. Đầu tháng 4, anh chuyển toàn bộ quỹ đất đầu tư trồng ngô. Quyết định này xuất phát từ sự thành công mô hình trồng ngô thử nghiệm 5.000m2 vào cuối năm 2013 tại huyện với thành công bất ngờ: năng suất 9 tấn hạt (khô)/ha ngô. Phòng nông nghiệp huyện đã có hẳn một đề án về chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang ngô, mè, đậu tương. Với ngô, nhiều DN kinh doanh giống và thu mua đã vào cuộc, họ đặt ra giá sàn thu mua là 3.250đ/kg (hạt tươi). “Đầu tư mỗi ha lúa khoảng 28 triệu đồng, trong khi với ngô là 26 triệu đồng. Với mức giá thu mua này, chúng tôi sẽ thu về ít nhất 36 triệu đồng/ha. So với lúa, chúng tôi lãi 10 triệu đồng!” – anh Quốc cho biết. Anh Phạm Văn Beo, nông dân ấp Tân Khánh, xã Tân Khánh Hòa cũng đang đầu tư 6ha ngô lai trên diện tích đất lúa hè thu, chia sẻ: “Trước đây mỗi ha lúa hè thu, tui chịu lỗ 7,5 triệu đồng. Nay xuống giống trồng bắp, cty thu mua kí ngay hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên không lo đầu ra. Chi phí đầu tư cho bắp thấp hơn lúa, giá thu mua cao hơn, lại được hướng dẫn kỹ thuật liên tục nên tui yên tâm trồng bắp! Vụ này nếu thành công, tui sẽ cùng người em trồng 30ha bắp”.Chỉ đạo chuyển đổi quyết liệtBộ trưởng Cao Đức Phát, nhấn mạnh: “Qua buổi hội thảo hôm nay, chúng ta đã rõ và thống nhất chủ trương, mục đích của chuyển đổi. Vấn đề quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại là làm như thế nào để thực hiện chủ trương đó. Mục tiêu cuối cùng là giúp bà con nâng cao thu nhập một cách bền vững thay vì chạy theo thành tích sản xuất lúa. Chúng ta hỗ trợ bà con chuyển sang các cây khác có hiệu quả cao hơn đồng thời giảm bớt áp lực tiêu thụ lúa gạo trong bối cảnh tiêu thụ khó khăn. Tuy nhiên, chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ là bài toán tình huống mà phải hướng đến bền vững, không phải 1 vụ hay 2 vụ. Qua trao đổi, chúng ta thấy cái gì là cái vướng mắc lớn nhất hiện nay? Đó chính là tâm lý bà con chúng ta vẫn nặng tình với cây lúa vì tập quán canh tác lâu đời và rủi ro thấp hơn. Thực tế đã cho thấy, cây ngô chúng ta có tiến bộ kỹ thuật rất tốt, các giống ngô hiện nay có thể cho năng suất 9 tới 11 tấn khô, rất nhiều mô hình đã làm thật, thực tế chứng minh chứ không phải lý thuyết. ĐBSCL là vùng trồng ngô có lợi thế và năng suất cao nhất trong nước. Thị trường tiêu thụ lại có ngay ở trong nước. Hiện, chúng ta mới sản xuất được 5,2 triệu tấn ngô và nhu cầu đang thiếu từ 2-3 triệu tấn trong khi ngành chăn nuôi và thủy sản đang phát triển mạnh mẽ”.Bộ trưởng Cao Đức Phát, đề nghị: “Tôi nhất trí với ý kiến của các đồng chí thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thường xuyên nắm chắc tình hình, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, 3 tháng họp 1 lần để chỉ đạo sâu xát, quyết liệt. Bộ trưởng đề nghị Cục Trồng trọt chủ trì cùng TTKNQG, Viện KHNNMN và công ty Monsanto, Tài Lộc gấp rút làm rõ gói kỹ thuật đối với từng cây và nhanh chóng phổ biến cho nông dân. Sau cuộc họp có nhiều nhịp cầu nhà nông về cây bắp để đưa thông tin sâu rộng và nhanh hơn. Chúng ta hiện có chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo 300.000 nông dân mỗi năm, tôi đề nghị các đồng chí phối hợp Sở LĐTBXH để dùng một phần kinh phí chương trình này để hướng dẫn nông dân kỹ thuật chuyển đổi.”“Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số 580 hỗ trợ 2 triệu đồng cho mỗi héc ta chuyển đổi trong 3 vụ sắp tới. Chính vì thế tôi đề nghị các tỉnh chủ động khẩn trương thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi cho kịp vụ mùa. Tôi tiếp thu ý kiến của các đồng chí là ngân sách hiện chưa sẵn có, tuy nhiên để tránh lỡ vụ, tôi đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ ứng tiền trước. Các tỉnh có kế hoạch chi tiết phù hợp cho từng địa phương, chủ động liên kết doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi, theo đúng tinh thần của quyết định số 62 về liên kết 4 nhà”, Bộ trưởng Phát nhấn mạnh. Bộ trưởng Phát cũng cho biết, sẽ sớm làm việc với Bộ Tài chính để sớm có tiền, nhưng trước mắt để kịp thời, các địa phương chủ động ứng tiền để hỗ trợ cho nhân dân triển khai.Doanh nghiệp cam kết vào cuộc cùng với nông dânÔng Trần Trương Tấn Tài, Giám đốc bán hàng khu vực miền Nam, công ty Dekalb (Monsanto), cho biết “Monsanto là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đưa ra gói giải pháp chuyển đổi trồng bắp trên đất lúa. Để bền vững hóa chuỗi canh tác và đảm bảo đầu ra cho bà con, chúng tôi đã liên kết các đơn vị thu mua như Tài Lộc, Adeco Toyota Tsusho, Bungee ký cam kết thu mua cho nông dân khu vực chuyển đổi. Monsanto đã tài trợ 2 máy làm đất và 2 máy gieo hạt, 15 máng ủi đất, tổ chức 44 lớp tập huấn chuyển đổi, chuyển đổi bước đầu được 4.400ha, giúp tiết kiệm được hơn 30 tỷ đồng và tăng thu nhập cho bà con. Công ty Monsanto cam kết sẽ tiếp tục gắn bó, đầu tư nghiên cứu và thực hiện mô hình chuyển đổi ngày càng hiệu quả hơn, quy mô lớn hơn”.Công ty Bunge, tập đoàn hàng đầu thế giới về thu mua nông sản cũng khẳng định, sẵn sàng cung cấp những tư vấn về yêu cầu chất lượng bắp thương phẩm, làm việc với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nghiên cứu báo cáo tiền khả thi cho chuyển đổi, nghiên cứu khả năng xây dựng các trung tâm thu mua tại Đồng bằng sông Cửu Long với đầy đủ hệ thống sấy và kho lưu trữ, tận dụng kinh nghiệm toàn cầu về thương mại và xuất nhập khẩu nông sản.
Theo PV kinhtenongthon.com.vn
 




Back
Top