Lợi ích cỏ Vetiver

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Cỏ vetiver có tên khoa học <i>Vetiveria zizanioides L. </i>Là loài có khả năng thích nghi rộng với các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, dễ nhân giống, ít đòi hỏi công chăm sóc. Khi mọc nó chỉ chiếm một khoảng không gian tối thiểu.

Công dụng và lợi ích của cỏ Vetiver:
Cỏ vetiver dạng bụi rậm, lưu niên, phiến lá tương đối cứng, tán lá phần lớn nằm ở phần gốc. Các bẹ lá phủ lên nhau, ép sát và xếp úp vào nhau tạo thành một rào cản cơ học, mật độ dày trên bề mặt đất, sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự mất dinh dưỡng và xói mòn đất.
Khi trồng thành bờ rào, nó có tác dụng như một hệ thống lọc liên tục, giảm nước thoát đi, giảm việc tạo thành những dòng chảy nhỏ hoặc phải đào mương thoát nước.
Hàng rào cỏ vetiver không cần làm thêm rãnh thoát nước như phải làm với các hệ thống cơ học khác, cho phép thoát nước trên bề mặt đất được lọc qua hàng rào. Do hàng rào cỏ vetiver chiếm một khoảng không gian tối thiểu, nên có thể trồng cây khác (ví dụ như cây họ đậu) dọc theo bờ rào.
Trồng cỏ vetiver rất thích hợp để tạo một rào cản thực vật dày đặc ở các vị trí trồng cây hằng năm hoặc lâu năm, trồng để chống xói mòn ở các sườn dốc của xa lộ hoặc đường xe lửa, dọc theo các bờ đê mới quanh ao hoặc hồ chứa nước...
Nhờ có hệ thống rễ phát triển dày đặc, cỏ vetiver có khả năng hấp thu một cách có hiệu quả các khoáng chất có độc tính từ nguồn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm trong đất và nước như các chất N, P, Al, Mg, Hg, Cd và Pb. Ngoài ra, nó còn giúp làm tăng độ phì nhiêu của đất một cách tự nhiên nhờ tác dụng giữ ẩm độ của đất, rễ và thân cỏ mọc dày đặc sẽ giữ lại chất trầm tích (đất, bùn...) nằm lại trên mặt đất. Thân, lá, rễ khi chết được vùi lấp vào trong đất sẽ phân hũy thành chất hữu cơ làm cho đất trở nên tơi xốp và thoáng hơn.
Ngoài ra, cỏ vetiver còn giúp làm tăng độ phì nhiêu của đất một cách tự nhiên nhờ tác dụng giữ ẩm đất, rễ và thân cỏ mọc dày đặc sẽ giữ lại chất trầm tích (đất, bùn ...) nằm lại trên mặt đất, còn thân, lá và rễ cỏ khi được vùi lấp vào trong đất sẽ phân hủy thành chất hữu cơ làm cho đất trở nên tơi xốp và thoáng hơn, cải thiện được đặc tính cơ học của đất.
Các lợi ích khác từ cỏ Vetiver
Từ rễ của loài cỏ Vetiveria zizanioides, qua chưng cất sẽ lấy tinh dầu được dùng làm dầu thơm và hương liệu trong xà bông thơm. Giá bán trên thị trường thế giới khá cao, khoảng 135USD/Kg tinh dầu cỏ vetiver.
Ngoài ra, cọng, thân, lá cỏ vetiver còn có tác dụng:     
- Như một dạng bẫy nhằm giữ lại chất dư thừa của cây trồng và phù sa bị nước làm xói mòn, chảy mất đi.
- Lá cỏ vetiver dùng làm thức ăn cho gia súc, là nguồn giá trị dinh dưỡng ngang giữa cỏ Napier và bắp tươi sấy. Lợp mái nhà, sử dụng như nguyên liệu làm giấy, làm dây thừng, chiếu, nón, giỏ xách ... Khi phần ngọn cỏ vetiver thuần thục đạt 52%, có thể dùng làm thức ăn cho bò sữa, ngựa, dê và nhiều loại động vật khác do tính chất dễ tiêu hóa. Ngoài ra, người ta còn dùng cỏ vetiver để lót ổ rơm cho gia súc.
- Thân và lá cỏ vetiver có thể dùng làm lớp thảm thực vật rải lên lớp đất mặt quanh tán cây để giữ ẩm cho cây và diệt cỏ dại cũng như lót rải để bảo vệ đất dưới chuồng nuôi gia súc ...
- Thân, lá còn dùng làm vật liệu nuôi trồng nấm rơm và phân xanh. Người ta còn dùng thân lá cỏ vetiver làm vật liệu nhồi nệm, làm chổi quét, làm cây cảnh trang trí trong vườn, trong nhà ... 
Tóm lại, do có hiệu quả cao và kinh tế trong việc bảo vệ đất chống xói mòn, sạt lở; cỏ vetiver có thể được trồng dọc theo các kinh đào, bờ sông, bờ đê, các vùng đất dốc hay sạt lở ...
Trồng cỏ Vetiver được xem như là xây dựng một hàng rào bê tông sinh học chống lại xói mòn sạt lỡ đất do có một số tác dụng có hiệu quả như:
1. Giảm vận tốc dòng chảy, giữ đất không bị nước cuốn trôi.
2. Hấp thu các khoáng chất có độc tính, lọc nước chống ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường.
3. Duy trì độ ẩm của đất, tăng độ phì cho đất.
4. Vấn đề an toàn về môi trường: đến nay, chưa có ảnh hưởng nghịch nào trong việc sử dụng công nghệ cỏ vetiver cũng như chưa có phản ứng phụ nào tác động xấu đến con người.
<i>Võ Thanh Tân, Chi cục BVTV</i>
 


Last edited:


Back
Top