Lợi thế so sánh nào cho nông nghiệp Việt Nam?

Kính thưa các chú các bác, các anh chị.
Trên diễn đàn nông nghiệp này thành viên có đủ từ các bác 50,60t tới những bạn 8x,9x, nên cho phép tôi gọi các thành viên là mọi người và xưng tôi trong bài viết cho dễ nói(tôi sinh năm 1988). Có gì thất lễ mong các bác, các chú thông cảm. ^^
Vấn đề tôi muốn nêu ra và xin hỏi quan điểm của mọi người về nông nghiệp Việt nam ta. Vấn đề này tương đối rộng, nhưng xét cho cùng thì nó ảnh hưởng tới mỗi người làm nông nghiệp ở nước ta.
Trước hết, có lẽ cần nói sơ qua về cái gọi là LỢI THẾ SO SÁNH. Nếu ai đã học qua kinh tế học thì chắc không cần giải thích, nhưng ở đây tôi xin giải thích sơ lược để mọi người hiểu được. Lợi thế so sánh của một nước là khi mà nước đó tập trung sản xuất vào một hoặc một vài sản phẩm mà họ có khả năng sản xuất nhiều nhất, chi phí ít nhất và do đó năng suất sẽ cao nhất so với các nước khác. Hiểu đơn giản hơn là người thợ điện sẽ chuyên đi lắp đặt sửa chữa điện, người thợ xây sẽ chuyên đi xây dựng, họ tập trung vào nghề mà họ có khả năng làm tốt nhất mặc dù thợ điện có thể xây và thợ xây có thể sửa điện đi chăng nữa.
Như vậy liên hệ với nông nghiệp của Việt nam ta. Mọi người có thể thấy rằng Việt Nam ta đất đai màu mỡ, rừng vàng biển bạc (từ nhỏ đã được học thế!), vậy sao so với nhiều nước khác thì ta vẫn còn kém. Kém cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm.
Hàng nghìn xe tải chở dưa hấu, vải thiều... xuất sang Trung Quốc giá rẻ mạt, bị đổ đi không ít. Là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới, vậy mà gạo Thái Lan vẫn bán rất nhiều ở các chợ,siêu thị Việt nam. Các loại hoa quả của ta nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, nhưng để xuất khẩu được thì lại rất khó khăn, số bị loại ra rất nhiều, một số do mẫu mã kém, một số lại do dư lượng chất bảo vệ thực vật....

Thực tế đó là do đâu?
Nếu nói học hỏi về nông nghiệp thì chắc hẳn ai cũng biết Israel. Họ là nước với khí hậu, đất đai sa mạc, nói chung điều kiện tự nhiên thua ta mọi mặt. Vậy mà năng suất từ trồng trọt tới chăn nuôi của họ lại hơn ta hàng chục lần. Đó là do yếu tố kỹ thuật.

Người Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn làm nông nghiệp và bán nông nghiệp. Tuy nhiên lại làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, số trang trại lớn không nhiều. Những đại gia tập trung vào lĩnh vực này mới xuất hiện một vài người. Sự liên kết giữa các vùng sản xuất gần như không có, ai sản xuất gì chỉ lo tiêu thụ được hàng của mình chứ ít quan tâm vùng khác sản xuất, tiêu thụ ra sao. Thêm vào đó kiến thức nông nghiệp còn thiếu hoặc là do tính cá nhân chủ nghĩa mà nông dân sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn. Rau nhà mình ăn thì tưới nước sạch, để bán thì phun thuốc, bón phân vô tội vạ, miễn nhìn ngon, bán được, còn khách hàng ra sao thì mặc kệ! Đó là do nhận thức của con người.

Vậy cây trồng hay vật nuôi nào là lợi thế so sánh cho nông nghiệp Việt Nam?
Vải thiều của ta nổi tiếng thơm ngon, xuất sang Trung Quốc từ rất lâu. Vậy nhưng đã từng có nhiều nơi dở sống dở chết với loại nông sản này.
Gần đây nhiều người thấy trồng macca có "tương lai" nên đã sản xuất giống và trồng với số lượng lớn. Sáng nay tôi vừa đọc được 1 bài viết cảnh báo về việc ồ ạt trồng loại cây này.

Như vậy thì chúng ta biết tập trung vào loại nông sản nào để có thể phát triển bền vững được? Bền vững ở đây có nghĩa là có đầu ra(phải xuất khẩu được suôn sẻ) và không chỉ đời mình mà đời con, đời cháu cũng vẫn sống tốt được với nghề ấy.
Các chú, các bác và các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đưa ra quan điểm của cá nhân được không? Âu cũng là góp đôi câu nhằm xây dựng nền nông nghiệp của ta giàu mạnh hơn.
Cảm ơn các bác các chú và anh chị em.
 


âu cũng là cái liễn, vì chỗ thì gọi liễn chỗ gọi là cái âu :v
theo mình thì thấy vấn đề tư duy lạc hậu chủ nghĩa cá nhân thì cũng dần thay đổi rồi, chuyên nghiệp hóa, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, mở rộng quy mô cũng đã có nhiều ông lơn làm rồi, nông dân cũng đang hướng theo chiều đó, vấn đề thời gian thôi
thêm một ý nữa là, phương hướng của nhà nước là đưa Việt Nam thành nước công nghiệp, nên hình như bỏ quên nhiều vấn đề của nông nghiệp, nếu nhà nước chú trọng, đưa khoa học kỹ thuật vào, công nghệ cơ khí máy móc, công nghệ gen, mà mấy cái này có khi chả cần nghiên cứu, các nước làm đầy rồi mình chỉ bê về cải tiến thôi, làm điểm một số vùng, từ đó đúc rút kinh nghiệm nhân rộng các vùng khác, nghiên cứu về thế mạnh mỗi vùng, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước từ đó mà quy hoạch tầm quốc gia thì nông dân mới không lo cái thì làm thiếu cái thì làm thừa, những vấn đề vĩ mô thì phải làm ở tầm vĩ mô, tầm nhà nước. Còn việc so sánh thiệt hơn với các nước khác thì so cả đời vẫn thấy mình bé nhỏ, thôi thì so xem năm nay làm hơn năm trước bao nhiêu, kế hoạch năm tới như nào, người ta cũng chẳng đứng yên đâu mà so như thể mình có thể chạy nhanh lắm mà đuổi kịp. vậy nhưng so sánh để mà học hỏi thì tốt, so xem họ làm được gì và họ làm như thế nào, nhưng càng so, càng nghiên cứu thì càng thấy quá nhiều vấn đề, quá nhiều việc phải làm, quá nhiều thứ cần thay đổi. thế nên nghe thời sự hay thấy câu tập trung sản xuất quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ, có lẽ mấu chốt nhất vẫn là ở đó và cứ làm cho tốt cái đó đã
 
Đọc các bài viết của các bác ở trên em lại thấy một vấn đề nữa với nông nghiệp của VN mình, đó là ngày càng giảm nhân công lao động cho nông nghiệp, đã thế lao động có chuyên môn thì lại ít, giỏi giỏi thì lại đi nước ngoài làm mất. Sự xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài đã thu hút một lượng rất lớn lao động có tay nghề thấp vào làm công nhân, Samsung đang hoạt động ở Thái Nguyên chỗ em là một ví dụ. Lương toàn 7,8tr/tháng là ít, công việc cũng chẳng nặng nhọc khó khăn gì, mỗi gò bó thời gian thôi. Thanh niên nông thôn rời làng quê đi làm cho khu công nghiệp gần hết, số ở lại cũng không hứng thú với làm nghề nông.
Nếu cho rằng xu hướng của VN là hướng tới nước công nghiệp, nhưng thử đánh giá chính xác xem, tiềm lực công nghiệp của VN hiện nay và tương lai ra sao? Lấy đơn cử ở tỉnh Thái Nguyên nơi tôi đang sống, hiện nay phát triển có thể gọi là dựa hầu hết vào Samsung và Núi Pháo, cả 2 tập đoàn ấy đều không phải do VN làm chủ. Dự án Núi Pháo của Masan Resources, một công ty của VN nhưng nhiều hạng mục và cổ phần do nước ngoài nắm giữ. Trong khi đó công ty Gang thép TN, một đơn vị lâu đời, nhà nước quản lý, thì chết dần chết mòn khi quản lý yếu kém,tham nhũng, người lao động thì lương thấp, xà xẻo tài sản công....
Gỉa dụ người lao động không còn ruộng vườn do đã giải tỏa cho khu công nghiệp, vậy thì khi các công ty nước ngoài họ không làm ăn ở VN nữa(như hiện nay họ đang rút khỏi TQ vậy)thì người lao động sẽ làm gì, sống ra sao?
Các nước công nghiệp khác họ có nền nông nghiệp được cơ giới hóa cao nên năng suất cũng rất cao. Nước Mỹ chỉ có 2% dân số làm nông nghiệp nhưng họ đã xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới! (Số liệu này từ hồi học đại học thầy giáo dạy kinh tế đã nói với tôi như vậy.). Việt Nam sẽ ra sao khi nền nông nghiệp chưa phát triển, trong khi dân số lại hầu hết làm công nghiệp? Khi đó ta sẽ phải nhập khẩu nông sản của nước khác.
Hiện nay bò với gà đang nhập vào VN và đã làm cho nền sản xuất nông nghiệp trong nước liêu xiêu. Tương lai sẽ ra sao nữa?...
Biết rằng nói cũng vô ích khi mà không thực hiện, nhưng chúng ta nếu có niềm đam mê nông nghiệp, sẽ làm cách nào để xây dựng nền nông nghiệp bền vững?...
Mời các bác bàn luận thêm.
 
em thấy các trường học bây giờ không ai định hướng học sinh sinh viên đi làm nông dân cả anh ah, ngay cả bố mẹ cũng vậy thôi bố mẹ vất vả nuôi con ăn học chỉ mong con cái có một công việc tốt thoát khỏi cảnh như họ thôi. cái nữa là nông dân thì sao dám đầu tư lớn số nhiều họ nghĩ an phận rồi. em rất muốn đi lên từ nông nghiệp nhưng để tìm hướng đi đúng cho mình vẫn va vấp thất bại thôi. em cũng có tính tư bản chứ chỗ em đất đồi là nhiều không trồng đc gì mà làm đc thì tìm đầu ra cũng khó a ah
 
Kính thưa các chú các bác, các anh chị.
Trên diễn đàn nông nghiệp này thành viên có đủ từ các bác 50,60t tới những bạn 8x,9x, nên cho phép tôi gọi các thành viên là mọi người và xưng tôi trong bài viết cho dễ nói(tôi sinh năm 1988). Có gì thất lễ mong các bác, các chú thông cảm. ^^
Vấn đề tôi muốn nêu ra và xin hỏi quan điểm của mọi người về nông nghiệp Việt nam ta. Vấn đề này tương đối rộng, nhưng xét cho cùng thì nó ảnh hưởng tới mỗi người làm nông nghiệp ở nước ta.
Trước hết, có lẽ cần nói sơ qua về cái gọi là LỢI THẾ SO SÁNH. Nếu ai đã học qua kinh tế học thì chắc không cần giải thích, nhưng ở đây tôi xin giải thích sơ lược để mọi người hiểu được. Lợi thế so sánh của một nước là khi mà nước đó tập trung sản xuất vào một hoặc một vài sản phẩm mà họ có khả năng sản xuất nhiều nhất, chi phí ít nhất và do đó năng suất sẽ cao nhất so với các nước khác. Hiểu đơn giản hơn là người thợ điện sẽ chuyên đi lắp đặt sửa chữa điện, người thợ xây sẽ chuyên đi xây dựng, họ tập trung vào nghề mà họ có khả năng làm tốt nhất mặc dù thợ điện có thể xây và thợ xây có thể sửa điện đi chăng nữa.
Như vậy liên hệ với nông nghiệp của Việt nam ta. Mọi người có thể thấy rằng Việt Nam ta đất đai màu mỡ, rừng vàng biển bạc (từ nhỏ đã được học thế!), vậy sao so với nhiều nước khác thì ta vẫn còn kém. Kém cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm.
Hàng nghìn xe tải chở dưa hấu, vải thiều... xuất sang Trung Quốc giá rẻ mạt, bị đổ đi không ít. Là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới, vậy mà gạo Thái Lan vẫn bán rất nhiều ở các chợ,siêu thị Việt nam. Các loại hoa quả của ta nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, nhưng để xuất khẩu được thì lại rất khó khăn, số bị loại ra rất nhiều, một số do mẫu mã kém, một số lại do dư lượng chất bảo vệ thực vật....

Thực tế đó là do đâu?
Nếu nói học hỏi về nông nghiệp thì chắc hẳn ai cũng biết Israel. Họ là nước với khí hậu, đất đai sa mạc, nói chung điều kiện tự nhiên thua ta mọi mặt. Vậy mà năng suất từ trồng trọt tới chăn nuôi của họ lại hơn ta hàng chục lần. Đó là do yếu tố kỹ thuật.

Người Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn làm nông nghiệp và bán nông nghiệp. Tuy nhiên lại làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, số trang trại lớn không nhiều. Những đại gia tập trung vào lĩnh vực này mới xuất hiện một vài người. Sự liên kết giữa các vùng sản xuất gần như không có, ai sản xuất gì chỉ lo tiêu thụ được hàng của mình chứ ít quan tâm vùng khác sản xuất, tiêu thụ ra sao. Thêm vào đó kiến thức nông nghiệp còn thiếu hoặc là do tính cá nhân chủ nghĩa mà nông dân sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn. Rau nhà mình ăn thì tưới nước sạch, để bán thì phun thuốc, bón phân vô tội vạ, miễn nhìn ngon, bán được, còn khách hàng ra sao thì mặc kệ! Đó là do nhận thức của con người.

Vậy cây trồng hay vật nuôi nào là lợi thế so sánh cho nông nghiệp Việt Nam?
Vải thiều của ta nổi tiếng thơm ngon, xuất sang Trung Quốc từ rất lâu. Vậy nhưng đã từng có nhiều nơi dở sống dở chết với loại nông sản này.
Gần đây nhiều người thấy trồng macca có "tương lai" nên đã sản xuất giống và trồng với số lượng lớn. Sáng nay tôi vừa đọc được 1 bài viết cảnh báo về việc ồ ạt trồng loại cây này.

Như vậy thì chúng ta biết tập trung vào loại nông sản nào để có thể phát triển bền vững được? Bền vững ở đây có nghĩa là có đầu ra(phải xuất khẩu được suôn sẻ) và không chỉ đời mình mà đời con, đời cháu cũng vẫn sống tốt được với nghề ấy.
Các chú, các bác và các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đưa ra quan điểm của cá nhân được không? Âu cũng là góp đôi câu nhằm xây dựng nền nông nghiệp của ta giàu mạnh hơn.
Cảm ơn các bác các chú và anh chị em.
không có gì để so sánh cả một quốc gia mà không có sự hỉ huy sáng suốt . tài năng của nhà cầm quyền thì chả bao giờ ngóc đầu lên thụt lùi thôi . israrel họ lao vào hiện đại hóa nông nghiệp bằng tất cả năng lực của giới lảnh đạo giới tri thức và tầng lớp nông dân họ đã thành công đại thành công .
 

Hơi lan man, nhưng chẳng lẽ chúng ta vẫn cứ mặc kệ nền nông nghiệp của mình mà không hành động gì sao? Nói rằng lỗi do ai thì rất nhiều, vấn đề kể ra không giải quyết gì cả. Quan trọng là mình cần làm gì để xây dựng nền nông nghiệp mới năng suất, chất lượng và sống được với nó.
Hồi xưa khi chưa có mặt trận Việt Minh, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất bại, đó là do sự thiếu đoàn kết. Chỉ khi có một tổ chức đứng ra liên kết tất cả các tổ chức khác thì mới cùng chí hướng, đem lại thành công.
Như vậy, với vấn đề nông nghiệp VN hiện nay, tôi biết có rất nhiều bạn có kiến thức, có tư duy, đã từng làm nông nghiệp, nhưng lại bị bó buộc trong không gian hạn hẹp, tự tìm tòi học hỏi, tự thử nghiệm... chứ chưa có mạng lưới kết nối.
Qua diễn đàn này và có thể những diễn đàn khác, qua các mối quan hệ xã hội, những ai có niềm đam mê nông nghiệp cùng chung tay xây dựng. Có người có kiến thức, có người có đất, có người có vốn... Dám nghĩ, dám làm, cùng nhau hợp tác.
Mục đích sống của đời người không phải ai cũng như ai, nhưng lựa chọn làm nông nghiệp chắc sẽ không lỗi thời, vì ai cũng cần phải ăn => đầu ra không lo, ai cũng muốn cuộc sống trong lành=> làm nông nghiệp đúng kỹ thuật sẽ đáp ứng điều đó.
 
Em tính sang năm nghĩ làm nông dân chuyển sang nghề khác cho đỡ cực khổ mà giờ thấy ý chí mấy bác kiên cường quá làm em quá là khâm phục.
 
nói đến khoa học kỷ thuật trong hoàn cảnh việt nam thì đoàn kết không giãi quyết hết vấn đề . vượt ra khỏi lạc hậu đòi hỏi tư duy và chất xám . đoàn kết ở góc độ nào ?? san sẽ cho nhau 1 vài kỉ năng kỉ thuât nhỏ chứ không ai san sẽ cả 1 công trình nghiên cứu của họ cà trừ khi họ được trọng dụng . được đối xử sòng phẳng .
israel họ trọng dụng và sòng phẳng với nhân tài nên thành công còn việt nam chờ cho đến bao giờ ?? hàng nghìn phát minh phát kiến về nông nghiệp việt nam đã ra nước ngoài hay thà để trong tủ cho gián ngặm . khó lắm nông nghiệp việt nam bi quan lắm . không nắm bắt kịp công nghệ 1 ngày là tụt hậu hàng chục năm chờ đó mà mơ vào đoàn kết nhé....
Hơi lan man, nhưng chẳng lẽ chúng ta vẫn cứ mặc kệ nền nông nghiệp của mình mà không hành động gì sao? Nói rằng lỗi do ai thì rất nhiều, vấn đề kể ra không giải quyết gì cả. Quan trọng là mình cần làm gì để xây dựng nền nông nghiệp mới năng suất, chất lượng và sống được với nó.
Hồi xưa khi chưa có mặt trận Việt Minh, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nhưng đều thất bại, đó là do sự thiếu đoàn kết. Chỉ khi có một tổ chức đứng ra liên kết tất cả các tổ chức khác thì mới cùng chí hướng, đem lại thành công.
Như vậy, với vấn đề nông nghiệp VN hiện nay, tôi biết có rất nhiều bạn có kiến thức, có tư duy, đã từng làm nông nghiệp, nhưng lại bị bó buộc trong không gian hạn hẹp, tự tìm tòi học hỏi, tự thử nghiệm... chứ chưa có mạng lưới kết nối.
Qua diễn đàn này và có thể những diễn đàn khác, qua các mối quan hệ xã hội, những ai có niềm đam mê nông nghiệp cùng chung tay xây dựng. Có người có kiến thức, có người có đất, có người có vốn... Dám nghĩ, dám làm, cùng nhau hợp tác.
Mục đích sống của đời người không phải ai cũng như ai, nhưng lựa chọn làm nông nghiệp chắc sẽ không lỗi thời, vì ai cũng cần phải ăn => đầu ra không lo, ai cũng muốn cuộc sống trong lành=> làm nông nghiệp đúng kỹ thuật sẽ đáp ứng điều đó.
 
Vấn đề muôn thủa rồi, chả cứ gì nông nghiệp, ngành nào của VN cũng vậy hết, toàn để tự phát, manh mún nhỏ lẻ, doanh nghiệp nhà nước dc hỗ trợ khủng về vốn và đất thì làm ăn chán nhất, ko hiệu quả. Tự lo lấy thân thôi các bác ạ. Việc vĩ mô đã có đảng nhà nước lo, mình lo cũng chả dc j đâu :Botay: Theo tôi thì ai mà đang có ý định lấy nông nghiệp làm sự nghiệp thì nên tiếp cận theo hướng tìm đầu ra trước, nắm đc khách hàng của mình là ai , phân phối bán hàng cho họ như thế nào rồi hẵng đầu tư trồng trọt chăn nuôi. Chứ giờ thấy dân mình theo phong trào quá, cứ thấy người ta trồng j, nuôi j thắng lợi là nhao nhao đi trồng, nuôi theo, bảo sao ko chết dấm chết dúi :(
 
Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng hiện giờ đang tạm thời thất thế .
Bao giờ giải quyết được vấn đề " được mùa mất giá " thì nông nghiệp nước ta mới khởi sắc được .
 
Kính thưa các chú các bác, các anh chị.
Trên diễn đàn nông nghiệp này thành viên có đủ từ các bác 50,60t tới những bạn 8x,9x, nên cho phép tôi gọi các thành viên là mọi người và xưng tôi trong bài viết cho dễ nói(tôi sinh năm 1988). Có gì thất lễ mong các bác, các chú thông cảm. ^^
Vấn đề tôi muốn nêu ra và xin hỏi quan điểm của mọi người về nông nghiệp Việt nam ta. Vấn đề này tương đối rộng, nhưng xét cho cùng thì nó ảnh hưởng tới mỗi người làm nông nghiệp ở nước ta.
Trước hết, có lẽ cần nói sơ qua về cái gọi là LỢI THẾ SO SÁNH. Nếu ai đã học qua kinh tế học thì chắc không cần giải thích, nhưng ở đây tôi xin giải thích sơ lược để mọi người hiểu được. Lợi thế so sánh của một nước là khi mà nước đó tập trung sản xuất vào một hoặc một vài sản phẩm mà họ có khả năng sản xuất nhiều nhất, chi phí ít nhất và do đó năng suất sẽ cao nhất so với các nước khác. Hiểu đơn giản hơn là người thợ điện sẽ chuyên đi lắp đặt sửa chữa điện, người thợ xây sẽ chuyên đi xây dựng, họ tập trung vào nghề mà họ có khả năng làm tốt nhất mặc dù thợ điện có thể xây và thợ xây có thể sửa điện đi chăng nữa.
Như vậy liên hệ với nông nghiệp của Việt nam ta. Mọi người có thể thấy rằng Việt Nam ta đất đai màu mỡ, rừng vàng biển bạc (từ nhỏ đã được học thế!), vậy sao so với nhiều nước khác thì ta vẫn còn kém. Kém cả về năng suất lẫn chất lượng sản phẩm.
Hàng nghìn xe tải chở dưa hấu, vải thiều... xuất sang Trung Quốc giá rẻ mạt, bị đổ đi không ít. Là nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới, vậy mà gạo Thái Lan vẫn bán rất nhiều ở các chợ,siêu thị Việt nam. Các loại hoa quả của ta nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, nhưng để xuất khẩu được thì lại rất khó khăn, số bị loại ra rất nhiều, một số do mẫu mã kém, một số lại do dư lượng chất bảo vệ thực vật....

Thực tế đó là do đâu?
Nếu nói học hỏi về nông nghiệp thì chắc hẳn ai cũng biết Israel. Họ là nước với khí hậu, đất đai sa mạc, nói chung điều kiện tự nhiên thua ta mọi mặt. Vậy mà năng suất từ trồng trọt tới chăn nuôi của họ lại hơn ta hàng chục lần. Đó là do yếu tố kỹ thuật.

Người Việt Nam hiện nay hầu hết vẫn làm nông nghiệp và bán nông nghiệp. Tuy nhiên lại làm ăn theo kiểu nhỏ lẻ, số trang trại lớn không nhiều. Những đại gia tập trung vào lĩnh vực này mới xuất hiện một vài người. Sự liên kết giữa các vùng sản xuất gần như không có, ai sản xuất gì chỉ lo tiêu thụ được hàng của mình chứ ít quan tâm vùng khác sản xuất, tiêu thụ ra sao. Thêm vào đó kiến thức nông nghiệp còn thiếu hoặc là do tính cá nhân chủ nghĩa mà nông dân sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn. Rau nhà mình ăn thì tưới nước sạch, để bán thì phun thuốc, bón phân vô tội vạ, miễn nhìn ngon, bán được, còn khách hàng ra sao thì mặc kệ! Đó là do nhận thức của con người.

Vậy cây trồng hay vật nuôi nào là lợi thế so sánh cho nông nghiệp Việt Nam?
Vải thiều của ta nổi tiếng thơm ngon, xuất sang Trung Quốc từ rất lâu. Vậy nhưng đã từng có nhiều nơi dở sống dở chết với loại nông sản này.
Gần đây nhiều người thấy trồng macca có "tương lai" nên đã sản xuất giống và trồng với số lượng lớn. Sáng nay tôi vừa đọc được 1 bài viết cảnh báo về việc ồ ạt trồng loại cây này.

Như vậy thì chúng ta biết tập trung vào loại nông sản nào để có thể phát triển bền vững được? Bền vững ở đây có nghĩa là có đầu ra(phải xuất khẩu được suôn sẻ) và không chỉ đời mình mà đời con, đời cháu cũng vẫn sống tốt được với nghề ấy.
Các chú, các bác và các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đưa ra quan điểm của cá nhân được không? Âu cũng là góp đôi câu nhằm xây dựng nền nông nghiệp của ta giàu mạnh hơn.
Cảm ơn các bác các chú và anh chị em.
Người trẻ thì muốn thay đổi thế giới.
Người già thì muốn thay đổi người trẻ!
 
Câu hỏi hay lắm và cũng là câu hỏi chung của nhiều ngành nữa, chứ chả riêng nông nghiệp. Nhưng nếu nói riêng về nông nghiệp thì tôi có cảm giác chúng ta đang trong giai đoạn quá độ của lịch sử. Cái đích cuối cùng mọi người cũng đã nhìn thấy đó là mục tiêu một nước công nghiệp như các nước phát triển khác (đành rằng chỉ tiêu thời gian đến 2020 có thể phải xem lại). Khi đó không thể còn 70% dân số làm nông nghiệp như hiện tại nữa mà có thể chỉ dưới 10%, còn lại là các cơ cấu công nghiệp và dịch vụ sẽ hấp thụ khoảng 90%. VN là một nước nhỏ về diện tích tự nhiên, diện tích có thể canh tác nông nghiệp lại càng không phải là lớn, nhưng với dân số gần 100 triệu và số lượng lao động nông thôn như thế này thì việc sản xuất bị manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp là đương nhiên. Rồi sẽ chẳng ai thấy ngạc nhiên khi VN với hàng nghìn năm làm nông nghiệp mà sắp tới mở cửa hơn nữa thị trường (như TPP chẳng hạn) thì sẽ thua ngay trên sân nhà vì không thể cạnh tranh được với sản xuất lớn, hiệu quả cao của các nước (có lợi thế chi phí nhờ economy of scale). Chính phủ có nhìn thấy cũng chẳng làm gì được nhiều đâu vì đã gia nhập sân chơi thì phải theo luật chơi chung. Vả lại ruộng đất manh mún nhưng được cái trước mắt sẽ giữ được ổn định xã hội. Ruộng đất luôn là vấn đề rất nhạy cảm. Đành phải đợi quá trình CN hóa thu hút dần lao động đi rồi tư hữu hóa đất đai theo hướng tập trung, áp dung KHKT vào thì mới nói đến chuyện cạnh tranh. Từ nay đến lúc đó các bác nhỏ lẻ cứ xác định túc tắc thôi, làm lớn không đủ sức đâu vì lớn của các bác cũng chưa nhằm nhò gì, thị trường này sẽ thuộc về các tay to đang chiếm giữ các thị trường khác họ nhảy sang thôi (Vingroup, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai v.v).
 
Last edited:
Đọc các bài viết của các bác ở trên em lại thấy một vấn đề nữa với nông nghiệp của VN mình, đó là ngày càng giảm nhân công lao động cho nông nghiệp, đã thế lao động có chuyên môn thì lại ít, giỏi giỏi thì lại đi nước ngoài làm mất. Sự xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài đã thu hút một lượng rất lớn lao động có tay nghề thấp vào làm công nhân, Samsung đang hoạt động ở Thái Nguyên chỗ em là một ví dụ. Lương toàn 7,8tr/tháng là ít, công việc cũng chẳng nặng nhọc khó khăn gì, mỗi gò bó thời gian thôi. Thanh niên nông thôn rời làng quê đi làm cho khu công nghiệp gần hết, số ở lại cũng không hứng thú với làm nghề nông.
Nếu cho rằng xu hướng của VN là hướng tới nước công nghiệp, nhưng thử đánh giá chính xác xem, tiềm lực công nghiệp của VN hiện nay và tương lai ra sao? Lấy đơn cử ở tỉnh Thái Nguyên nơi tôi đang sống, hiện nay phát triển có thể gọi là dựa hầu hết vào Samsung và Núi Pháo, cả 2 tập đoàn ấy đều không phải do VN làm chủ. Dự án Núi Pháo của Masan Resources, một công ty của VN nhưng nhiều hạng mục và cổ phần do nước ngoài nắm giữ. Trong khi đó công ty Gang thép TN, một đơn vị lâu đời, nhà nước quản lý, thì chết dần chết mòn khi quản lý yếu kém,tham nhũng, người lao động thì lương thấp, xà xẻo tài sản công....
Gỉa dụ người lao động không còn ruộng vườn do đã giải tỏa cho khu công nghiệp, vậy thì khi các công ty nước ngoài họ không làm ăn ở VN nữa(như hiện nay họ đang rút khỏi TQ vậy)thì người lao động sẽ làm gì, sống ra sao?
Các nước công nghiệp khác họ có nền nông nghiệp được cơ giới hóa cao nên năng suất cũng rất cao. Nước Mỹ chỉ có 2% dân số làm nông nghiệp nhưng họ đã xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới! (Số liệu này từ hồi học đại học thầy giáo dạy kinh tế đã nói với tôi như vậy.). Việt Nam sẽ ra sao khi nền nông nghiệp chưa phát triển, trong khi dân số lại hầu hết làm công nghiệp? Khi đó ta sẽ phải nhập khẩu nông sản của nước khác.
Hiện nay bò với gà đang nhập vào VN và đã làm cho nền sản xuất nông nghiệp trong nước liêu xiêu. Tương lai sẽ ra sao nữa?...
Biết rằng nói cũng vô ích khi mà không thực hiện, nhưng chúng ta nếu có niềm đam mê nông nghiệp, sẽ làm cách nào để xây dựng nền nông nghiệp bền vững?...
Mời các bác bàn luận thêm.
bạn ơi đây là dấu hiệu tốt chứ sao bạn lại buồn, các nhà máy khu công nghiệp, mình mời khéo họ mới về cho, vấn đề kinh tế nọ kia tạm bỏ qua, nhưng vấn đề lao động, bạn thử nhìn xung quanh xem, mỗi nhà có mấy sao ruộng đâu, ở nhà làm ruộng hết thì đói là phải, các cụ cứ hay khuyên dạy các con các cháu lên thành phố kiếm việc là phải, bây giờ mà ứng dụng máy móc công nghệ một tý thì một người làm được cả mẫu và nhiều nhiều mẫu ấy chứ cần gì đông đâu, 5 - 10 năm nữa chẳng nhẽ các cánh đồng lớn không quy về một mảnh, bỏ bờ đi cho máy móc vào, như bạn nói nước người ta 2 % nông dân là cũng đủ cho một nền nông nghiệp mạnh rồi, thì trước tiên nông dân cứ phải bay đi bớt đã, lúc ý ứng dụng khoa học nó cũng dễ hơn, phải không bạn nhề
Câu hỏi hay lắm và cũng là câu hỏi chung của nhiều ngành nữa, chứ chả riêng nông nghiệp. Nhưng nếu nói riêng về nông nghiệp thì tôi có cảm giác chúng ta đang trong giai đoạn quá độ của lịch sử. Cái đích cuối cùng mọi người cũng đã nhìn thấy đó là mục tiêu một nước công nghiệp như các nước phát triển khác (đành rằng chỉ tiêu thời gian đến 2020 có thể phải xem lại). Khi đó không thể còn 70% dân số làm nông nghiệp như hiện tại nữa mà có thể chỉ dưới 10%, còn lại là các cơ cấu công nghiệp và dịch vụ sẽ hấp thụ khoảng 90%. VN là một nước nhỏ về diện tích tự nhiên, diện tích có thể canh tác nông nghiệp lại càng không phải là lớn, nhưng với dân số gần 100 triệu và số lượng lao động nông thôn như thế này thì việc sản xuất bị manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp là đương nhiên. Rồi sẽ chẳng ai thấy ngạc nhiên khi VN với hàng nghìn năm làm nông nghiệp mà sắp tới mở cửa hơn nữa thị trường (như TPP chẳng hạn) thì sẽ thua ngay trên sân nhà vì không thể cạnh tranh được với sản xuất lớn, hiệu quả cao của các nước (có lợi thế chi phí nhờ economy of scale). Chính phủ có nhìn thấy cũng chẳng làm gì được nhiều đâu vì đã gia nhập sân chơi thì phải theo luật chơi chung. Vả lại ruộng đất manh mún nhưng được cái trước mắt sẽ giữ được ổn định xã hội. Ruộng đất luôn là vấn đề rất nhạy cảm. Đành phải đợi quá trình CN hóa thu hút dần lao động đi rồi tư hữu hóa đất đai theo hướng tập trung, áp dung KHKT vào thì mới nói đến chuyện cạnh tranh. Từ nay đến lúc đó các bác nhỏ lẻ cứ xác định túc tắc thôi, làm lớn không đủ sức đâu vì lớn của các bác cũng chưa nhằm nhò gì, thị trường này sẽ thuộc về các tay to đang chiếm giữ các thị trường khác họ nhảy sang thôi (Vingroup, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai v.v).
cũng phải mừng vì nhờ có các tay to này mà hút được những người làm nông chuyên nghiệp, cạnh tranh và dần đẩy sản xuất nhỏ manh mún chỉ còn là đặc sản của một số vùng, từ những điểm sáng đó rồi sẽ có nhiều điểm sáng nữa để nông nghiệp sáng dần lên chứ, cứ nói thay đổi nọ thay đổi kia ứng dụng nọ ứng dụng kia mà không biết là ai thay đổi, ai ứng dụng, chính là họ đó, những ông lơn trong Nông nghiệp, họ có muốn nhà nước hỗ trọ nọ kia gì cũng dễ hơn, họ biết phải làm gì phải cần gì để thay đổi để phát triển
 
Câu hỏi hay lắm và cũng là câu hỏi chung của nhiều ngành nữa, chứ chả riêng nông nghiệp. Nhưng nếu nói riêng về nông nghiệp thì tôi có cảm giác chúng ta đang trong giai đoạn quá độ của lịch sử. Cái đích cuối cùng mọi người cũng đã nhìn thấy đó là mục tiêu một nước công nghiệp như các nước phát triển khác (đành rằng chỉ tiêu thời gian đến 2020 có thể phải xem lại). Khi đó không thể còn 70% dân số làm nông nghiệp như hiện tại nữa mà có thể chỉ dưới 10%, còn lại là các cơ cấu công nghiệp và dịch vụ sẽ hấp thụ khoảng 90%. VN là một nước nhỏ về diện tích tự nhiên, diện tích có thể canh tác nông nghiệp lại càng không phải là lớn, nhưng với dân số gần 100 triệu và số lượng lao động nông thôn như thế này thì việc sản xuất bị manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp là đương nhiên. Rồi sẽ chẳng ai thấy ngạc nhiên khi VN với hàng nghìn năm làm nông nghiệp mà sắp tới mở cửa hơn nữa thị trường (như TPP chẳng hạn) thì sẽ thua ngay trên sân nhà vì không thể cạnh tranh được với sản xuất lớn, hiệu quả cao của các nước (có lợi thế chi phí nhờ economy of scale). Chính phủ có nhìn thấy cũng chẳng làm gì được nhiều đâu vì đã gia nhập sân chơi thì phải theo luật chơi chung. Vả lại ruộng đất manh mún nhưng được cái trước mắt sẽ giữ được ổn định xã hội. Ruộng đất luôn là vấn đề rất nhạy cảm. Đành phải đợi quá trình CN hóa thu hút dần lao động đi rồi tư hữu hóa đất đai theo hướng tập trung, áp dung KHKT vào thì mới nói đến chuyện cạnh tranh. Từ nay đến lúc đó các bác nhỏ lẻ cứ xác định túc tắc thôi, làm lớn không đủ sức đâu vì lớn của các bác cũng chưa nhằm nhò gì, thị trường này sẽ thuộc về các tay to đang chiếm giữ các thị trường khác họ nhảy sang thôi (Vingroup, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai v.v).
Hay!
Nhưng có vài điểm không đồng ý:
1. "Thua ngay trên sân nhà". Ko đúng! mà là đương nhiên của phân công lao động xã hội, chẳng lẽ cứ để cho nông dân nuôi 1 con bò, 5 con gà... để hưởng thức âm nhạc "mai cho dù sông cạn đá mòn, nhịp cầu tre muôn kiếp vẫn còn"...
2. Nhỏ lẻ phải xác định lại từ ngữ là nhỏ lẻ về diện tích và nhỏ lẻ về tri thức: TP HCM đã chủ trương "đuổi các DN lớn chạy đi Đồng Nai, Long an" để phát triển các DN nhỏ: NN CNC, sản xuất hóa chất tinh khiết ở quy mô phòng thí nghiệm... Một nhà máy luyện kim quy mô 2 ha, 50 công nhân, tiêu thụ 100 tỷ tiền điện để làm ra lợi nhuận 2 tỷ, và 1 phòng sản xuất hóa chất tinh khiết quy mô 1 phòng ngủ, sản xuất ra mỗi năm 30 Kg hóa chất tinh khiết bậc tinh khiết hóa học, doanh số bán 100 tỷ, lợi nhuận 50 tỷ. Ai hơn ai?
3. Các ông lớn vốn tỷ tỷ, chỉ tham gia thị trường phân khúc đại trà, lợi nhuận có được nhờ tiết tiệm và tối ưu chi phí; 1 ông nhỏ tham gia sản xuất nhà kính là 2 phân khúc khác nhau, không thể so sánh.
 
Hay!
Nhưng có vài điểm không đồng ý:
1. "Thua ngay trên sân nhà". Ko đúng! mà là đương nhiên của phân công lao động xã hội, chẳng lẽ cứ để cho nông dân nuôi 1 con bò, 5 con gà... để hưởng thức âm nhạc "mai cho dù sông cạn đá mòn, nhịp cầu tre muôn kiếp vẫn còn"...
2. Nhỏ lẻ phải xác định lại từ ngữ là nhỏ lẻ về diện tích và nhỏ lẻ về tri thức: TP HCM đã chủ trương "đuổi các DN lớn chạy đi Đồng Nai, Long an" để phát triển các DN nhỏ: NN CNC, sản xuất hóa chất tinh khiết ở quy mô phòng thí nghiệm... Một nhà máy luyện kim quy mô 2 ha, 50 công nhân, tiêu thụ 100 tỷ tiền điện để làm ra lợi nhuận 2 tỷ, và 1 phòng sản xuất hóa chất tinh khiết quy mô 1 phòng ngủ, sản xuất ra mỗi năm 30 Kg hóa chất tinh khiết bậc tinh khiết hóa học, doanh số bán 100 tỷ, lợi nhuận 50 tỷ. Ai hơn ai?
3. Các ông lớn vốn tỷ tỷ, chỉ tham gia thị trường phân khúc đại trà, lợi nhuận có được nhờ tiết tiệm và tối ưu chi phí; 1 ông nhỏ tham gia sản xuất nhà kính là 2 phân khúc khác nhau, không thể so sánh.
không hiểu rõ ý bác lắm nhưng đại khái có phải là không dễ thua trên sân nhà vì rằng là sân nhà cũng có ông lớn í hả?
tui thêm một ý nữa là: Sân nhà nó có lợi thế của sân nhà, làm nhỏ cũng có lợi thế của làm nhỏ, thế nên không cái nào chết hẳn cả
- về sân nhà, thì ta đỡ được phần vận chuyển là cái thứ nhất, cái tập quán là thứ hai, bên tây sản xuất thịt lợn tính cả vận chuyển sang Việt Nam thì vẫn là siêu rẻ, nhưng người mình lại thích thịt tươi chứ không phải loại đóng hộp như tây, các loại đồ hộp thì tây mạnh thật, nhưng mình toàn chơi đồ tươi mà, về mặt vĩ mô thì nhà nước ít nhiều sẽ có hỗ trợ, về phía người tiêu dùng thì ví như sản phẩm của bầu đức hay của ông Phạm Nhật Vượng và nhiều sản phẩm Việt Nam khác thì tại sao không dùng nếu chất lượng vẫn đảm bảo, mà có khi bên tây bên nhật nhảy vào thì họ bê nguyên máy móc thiết bị sang đây thuê người mình làm mình lại được lợi nhiều hơn là hại, cùng thúc đẩy nông nghiệp đi lên
- còn về lợi của cái nhỏ thì dễ nói rồi, trong tỉnh bạn trồng rau sạch thì siêu thị nahf hàng không mua của bạn thì mua của ai, vừa gần vừa rẻ lại có thể được chuyển đến tận nhà cũng nên, thích thì thay đổi cây con giống vật nuôi cho phù hợp thị trường, khách hàng thì có thể biết nhau hết như người nhà, hoặc chí ít là cũng biết ông này bà này tỉnh mình có cái này cái kia bán chất lượng được phết tại sao không mua...
...nói chung về cái mở cửa thì tui lạc quan toàn thấy cái lợi là nhiều, TPP hay gì gì đấy, họ đến đây vì đồng tiền có thể kiếm được nhưng cũng phải mang theo thiện chí, dẫu biết thương trường là chiến trường nhưng kẻ yếu thua cũng là một hiện thực cần phải chấp nhận, đâu thể tham hết được
 
Vấn đề là chúng ta có quá nhiều người tài, và rất nhiều người luôn muốn kiềm hãm người khác. ghìm giống như trạng thái của con cua, chỉ bò ngang chứ không bò tiến được. tếu táo tí các bác đừng cười
 
Các bác mỗi người góp một quan điểm, tóm chung lại em thấy được mấy vấn đề nổi cộm mà chắc bác nào theo dõi từ đầu cũng thấy. Vấn đề cần thiết là sự cân đối, định hướng phát triển từng ngành cho phù hợp của nhà nước, tầm nhìn vĩ mô và sự dẫn dắt lãnh đạo của chính phủ, năng lực, ý thức của nhân dân . Làm gì cũng phải có tầm nhìn xa trông rộng, đừng chạy đua theo thị hiếu, xu thế nhất thời, đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất cơ hội phía trước. Và một điều quan trọng nữa, phải có sự đoàn kết vì sự phát triển chung, không phá nhau của các cá nhân, tập thể trong mọi ngành. Nhưng thiết nghĩ những điều đó là rất khó để đạt được. Đi ra đường các bác cũng thấy đấy, cảnh chen chúc, xô lấn của giao thông nó cũng đã thể hiện phần nào bản chất của vấn đề rồi. Có mấy ai chịu đợi đến lượt mình đâu, ai cũng phải bằng mọi cách cho mình lên trước, xong trước, thế nên mới tắc đường, mới xô sát, cãi cọ thậm chí đánh nhau, xúc phạm nhau...mà giải pháp để giải quyết thì cũng chẳng có gì khác ngoài việc cho csgt đứng đường, rồi tiêu cực, rồi thế này thế kia... Nói chung là mọi vấn đề đều diễn ra theo một mô típ chung nào đó, kết quả căn cứ vào năng lực, ý thức không của riêng ai. Vẫn chốt câu: Bản thân mình phải tự cố gắng thôi, như bác Hồ đã tìm ra đường cứu nước ấy.
Tuổi trẻ mạn phép có đôi lời như thế, có gì thiếu sót mong các bậc tiền bối chỉ giáo!
Chúc các bác luôn dồi dào sức khỏe thể chất, tinh thần để giúp ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung thoát khỏi những lối mòn để đột phá và gặt hái thành công!
 


Back
Top