Lúa hữu cơ là gì? Lợi ích của lúa hữu cơ

  • Thread starter nongnghiepgap
  • Ngày gửi
Trong hình đăng lên có chụp bác nông dân với cánh đồng lúa đã vàng.
Với 40 kinh nghiệm gắn bó với ruộng đồng mà lão nông kia ko ước đoán được năng xuất thì ko biết là kinh nghiệm kiểu gì?

Câu hỏi của bác Trung (Thủy-canh) và còn các câu hỏi của thành viên trên dđ gần như ko được trả lời rõ ràng. Những thông tin trả lời cũng chỉ loanh quanh quảng cáo tốt cho sản phẩm. Cố tình né tránh những câu hỏi và bình luận thực tế.
Nghiêm túc yêu cầu bạn trả lời rõ nghĩa theo ý hỏi.

Còn đây là câu hỏi của riêng tôi:
1> Theo tìm hiểu sơ bộ thì bài viết này được đăng lên mạng vào khoảng ngày 3/4/2012. Tạm bỏ qua thời gian người viết thu thập thông tin + viết bài thì đã 17 ngày rồi. Không biết cánh đồng đó đã thu hoạch chưa? Được bao nhiêu tấn? Tỷ lệ chắc/lép? (đầu đề có ghi "còn vài ngày" thì chắc là ko hơn nữa tháng đâu nhỉ?)
2> Mật độ trồng của lão nông kia là bao nhiêu cây/ha? 1 cây đẻ bao nhiêu tép?
3> Giống lúa gì? Năng xuất ước đoán của tác giả?
4> Một cây lúa như vậy cần bao nhiêu N-P-K trong chu kỳ sống?
5> "4 lần phun bón lá" mà bên bạn cho người ta sử dụng cung cấp cho cây lúa bao nhiêu N-P-K (quy đổi)? Trong phân bón lá đó có vi sinh ko?
6> Nếu quy trình làm đất để trồng theo kiểu sinh học bên bạn ko bán mà hướng dẫn miễn phí cho nông dân thì vui lòng đưa lên đây để mọi người tham khảo + nhận xét.

Nếu còn tiếp diễn kiểu trả lời như từ trước tới nay thì tôi buộc lòng đưa bạn vào danh sách đen và xóa sạch bài viết.
Xin lỗi các bác, không phải là NNG né tránh, mà vì NNG không biết và hiểu rõ ý câu hỏi. NNG chỉ mong khi các bác đặt câu hỏi cho NNG thì phải biết một gì đó về NNG , dưới chân câu trả lời là địa chỉ website của NNG đó, tại đây NNG trả lời rất nhiều câu hỏi tương tự như thế này, cũng là thắc mắc chung của nhiều người.
NNG xin trả lời câu hỏi của bác như sau:
Đám lúa của bác Lỡ đã thu hoạch, giống lúa là siêu Long An, năng suất là: 510,4 kg/1.000 m2. Và năng suất của những hộ nông dân bên cạnh đạt cao nhất là 4,5 tấn/1.000m2 trong khi đó họ phải phun xịt thuốc BVTV trị sâu rầy, đạo ôn rất nhiều lần(5- 7 ngày phun một lần)
Ở Củ Chi người ta gieo sạ bằng hạt giống sau khi ngâm ủ, chứ không phải là cấy như ngoài Bắc và Bác Lỡ sạ 150kg giống/hecta. Một cây đẻ trung bình 5- 7 nhánh, tất cả nhánh này đều là nhánh hữu hiệu và trổ đồng đều.
Thật sự không biết bác có nghiên cứu về cây lúa nhiều không ạ, nếu bác có tài liệu gì về nhu cầu N-P-K trong chu kỳ sống thì chia sẻ cho NNG và mọi người cùng mở rộng tầm nhìn. Chứ kỹ sư của NNG hiện giờ vẫn chưa tìm thấy tài liệu của giáo sư tiến sĩ nào nói về vấn đề này cả. Và quy trình bón phân của NNG đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu tìm hiểu về thành phần phân bón và kết quả thực nghiệm ở Mỹ và tại Việt Nam khi mới đưa phân bón về.
Trong phân bón Vermaplex có chứa vi sinh vật cố định đạm và các chuẩn vi sinh vật khác nữa. Chính vì vậy ngoài tỷ lệ (không được cao) : 0,1%; 1%; 2,3% thì những vi sinh vật cố định đạm này sẽ cung cấp đạm bổ sung theo thời gian cho cây lúa. Ngoài ra vì phun qua lá nên hiệu quả hơn rất nhiều so với phun bón vào gốc, nên không thể có con số chính xác cho bác được. Mà liều lượng phun xịt 4 lần kia là kết quả đưa ra sau 1 quá trình nghiên cứu thổ nhưỡng và thí nghiệm nhiều nơi, nhiều mô hình để lựa chọn mô hình hiệu quả, phù hợp chi phí của bà con mình.
Và đây là quy trình công ty đã áp dụng tại cánh đồng Củ Chi:
QUY TRÌNH CHĂM SÓC CHO LÚA
TỪ KHI NGÂM Ủ HẠT GIỐNG TỚI KHI THU HOẠCH
cóôô d


  • Lượng phân bón tính cho diện tích: 1 ha
  • Giống lúa trung ngày (110 - 120 ngày)

  1. NGÂM Ủ HẠT GIỐNG
Pha 1 lít Verma với 150 lít nước để ngâm 150 kg lúa dùng cho 1ha.
Đem lúa phơi nắng, sau đó ngâm trong dung dịch Verma (đã pha như ở trên) khoảng 12 g (lúa giống trên 01 tháng ) hoặc ngâm trong 18 giờ (đối với lúa giống mới) rồi vớt ra để cho ráo nước rồi đem ủ.

  • Trong thời gian ủ thì có phun nước giử ẩm cho hạt giống để hạt giống nảy mầm hiệu quả.

  1. BÓN PHÂN TỪ KHI SẠ CHO ĐẾN KHI THU HOẠCH:

  1. Bón lót (trước khi sạ)

  • Sử dụng 70 kg Black rải đều lên bề mặt đất

  1. Giai đoạn 10 - 12 ngày sau khi sạ

  • Sử dụng 100 kg Lân rải đều lên 1 hecta trồng lúa
  • Sử dụng 20 kg ure rải đều lên 1 hecta trồng lúa

  1. Giai đoạn đẻ nhánh (20 – 25 ngày sau khi sạ)

  • Bón gốc:
+ 50 kg urê
+ 100 kg đầu trâu 998

  • Phun lên lá: ( Sử dụng sau khi bón phân hóa học ít nhất 02 ngày)
+ Pha 3,2 lít Verma với 320 lít nước nước để phun tưới cho 1 ha diện tích lúa

  1. Giai đoạn đón đòng (45 – 50 ngày sau khi sạ)

  • Bón gốc:
+ 100 kg đầu trâu 999

  • Phun lên lá: ( Sử dụng sau khi bón phân hóa học ít nhất 02 ngày)
+ Pha 3,2 lít Verma với 320 lít nước nước để phun tưới cho 1 ha diện tích lúa

  1. Giai đoạn trổ bông (80 – 82 ngày sau khi sạ)

  • Phun lên lá:
+ Pha 3,2 lít Verma với 320 lít nước nước để phun tưới cho 1 ha diện tích lúa.

  1. Giai đoạn bông lúa cong hình trái me (95 - 97 ngày sau khi sạ)

  • Phun lên lá
+ Pha 3,2 lít Verma với 320 lít nước nước để phun tưới cho 1 ha diện tích lúa
Ghi chú:

  • Lượng phân bón hóa học kèm theo thực tế có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy theo tình hình phát triển của cây trồng và tập quán canh tác của địa phương.
 


xin lỗi NNG đánh nhầm chữ: năng suất của những hộ bên cạnh đạt cao nhất là 450 kg/ 1.000 m2
 
Và đây là quy trình công ty đã áp dụng tại cánh đồng Củ Chi:
QUY TRÌNH CHĂM SÓC CHO LÚA
TỪ KHI NGÂM Ủ HẠT GIỐNG TỚI KHI THU HOẠCH
cóôô d

  • Lượng phân bón tính cho diện tích: 1 ha
  • Giống lúa trung ngày (110 - 120 ngày)
  1. NGÂM Ủ HẠT GIỐNG
Pha 1 lít Verma với 150 lít nước để ngâm 150 kg lúa dùng cho 1ha.
Đem lúa phơi nắng, sau đó ngâm trong dung dịch Verma (đã pha như ở trên) khoảng 12 g (lúa giống trên 01 tháng ) hoặc ngâm trong 18 giờ (đối với lúa giống mới) rồi vớt ra để cho ráo nước rồi đem ủ.
  • Trong thời gian ủ thì có phun nước giử ẩm cho hạt giống để hạt giống nảy mầm hiệu quả.
  1. BÓN PHÂN TỪ KHI SẠ CHO ĐẾN KHI THU HOẠCH:
  1. Bón lót (trước khi sạ)
  • Sử dụng 70 kg Black rải đều lên bề mặt đất
  1. Giai đoạn 10 - 12 ngày sau khi sạ
  • Sử dụng 100 kg Lân rải đều lên 1 hecta trồng lúa
  • Sử dụng 20 kg ure rải đều lên 1 hecta trồng lúa
  1. Giai đoạn đẻ nhánh (20 – 25 ngày sau khi sạ)
  • Bón gốc:
+ 50 kg urê
+ 100 kg đầu trâu 998
  • Phun lên lá: ( Sử dụng sau khi bón phân hóa học ít nhất 02 ngày)
+ Pha 3,2 lít Verma với 320 lít nước nước để phun tưới cho 1 ha diện tích lúa
  1. Giai đoạn đón đòng (45 – 50 ngày sau khi sạ)
  • Bón gốc:
+ 100 kg đầu trâu 999
  • Phun lên lá: ( Sử dụng sau khi bón phân hóa học ít nhất 02 ngày)
+ Pha 3,2 lít Verma với 320 lít nước nước để phun tưới cho 1 ha diện tích lúa
  1. Giai đoạn trổ bông (80 – 82 ngày sau khi sạ)
  • Phun lên lá:
+ Pha 3,2 lít Verma với 320 lít nước nước để phun tưới cho 1 ha diện tích lúa.
  1. Giai đoạn bông lúa cong hình trái me (95 - 97 ngày sau khi sạ)
  • Phun lên lá
+ Pha 3,2 lít Verma với 320 lít nước nước để phun tưới cho 1 ha diện tích lúa
Ghi chú:
  • Lượng phân bón hóa học kèm theo thực tế có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy theo tình hình phát triển của cây trồng và tập quán canh tác của địa phương.
Bạn viết loằn ngoằn quá, đầu tiên bạn viết là ông Lỡ chỉ bón lót 70kg phân hữu cơ và không bón gì thêm, bây giờ lòi ra thêm 1 số phân bón đáng kể, muốn quảng cáo thì qua chuyên mục quảng cáo bạn nhé ?!
 
Bạn viết loằn ngoằn quá, đầu tiên bạn viết là ông Lỡ chỉ bón lót 70kg phân hữu cơ và không bón gì thêm, bây giờ lòi ra thêm 1 số phân bón đáng kể, muốn quảng cáo thì qua chuyên mục quảng cáo bạn nhé ?!
Xin góp ý thêm với bạn banmatchodat:
- Bài nói về một lão-nông kinh-nghiệm cả đời 40 năm trồng lúa ở Củ-Chi với những chi-tiết mà với bất cứ suy-nghĩ bình-thường nào cũng thấy là cường-điệu một cách hết sức khiên-cưỡng.
Rồi dùng những chi-tiết không thật nầy như bằng chứng để giới-thiệu bà chủ-tịch HĐQT/NNG với nông-dân.
- Diễn-đàn nầy là diễn-đàn của nông-dân. Vậy mà sau những ý-kiến phản-hồi, người đại-diện của NNG lại cố đi thêm những bước ngụy-biện.
- Cuối cùng rồi cũng thú nhận sự thật về Lúa Hữu-Cơ của công-ty NNG.

Hy-vọng công-ty Nông-nghiệp Gap học được bài học nầy.

Nói thật lòng, nếu NNG đưa vụ làm lúa của ông Lỡ ở Củ-chi theo Quy-trình và Sản-phẩm của NNG như bài trên, thì bà con sẽ đọc và xét theo sự hiểu biết và kinh-nghiệm rồi góp ý, để nếu có bà con nông-dân nào tình-nguyện làm thí-điểm, thì thành-quả thu-hoạch sẽ là một quảng-cáo hùng-hồn, dù có bỏ tiền ra cũng không mua được.

Nông-dân thì chân-thực, thẳng-thắn. Mà công-ty NNG đến với nông-dân lại theo đường cong! Nên phản tác-dụng là điều không tránh khỏi.
 
Last edited:
Cảm ơn những góp ý chân thành của bác Thủy Canh. thật sự cái tên tiêu đề và một số nội dung không phải NNG đặt nên bài báo có một số mâu thuẫn, và NNG cũng có lỗi không đọc kĩ lại. Nhưng cái quy trình NNG đưa ra lúc này là bằng với chi phí của bà con để bà con cảm nhận hiệu quả sản phẩm. Sau đó sẽ tiến đến sử dụng 100% và bao tiêu.
Cảm ơn bác rất nhiều.
 
Giá mà bạn chịu khó đọc lại bài viết đưa lên.
Nội trong bài viết này đã có quá nhiều hạt sạn thấy được.

Bài viết đầu tiên thì nói:
Đầu vụ, trên 1 ha làm lúa hữu cơ, ông Lỡ bón lót 70 kg phân hữu cơ. Sau đó không bón thêm gì nữa.
Bài tiếp theo thì:
người nông dân trong bài báo này bón 70Kg phân hữu cơ dạng hạt Black Castings và phun thêm 4 lần sản phẩm phân bón lá Vermaplex của công ty. Và ngoài ra không sử dụng thêm loại phân bón hay hóa chất nào nữa.
Bài cuối thì tống vào thêm 1 đống phân vô cơ. (cụ thể ở dưới)

Phân Bón/ha:
Urê: 70kg
Lân: 100kg
Đầu Trâu 998: 100kg
Đầu Trâu 999: 100kg
Phân bón lá Vermaplex: 13,8 lít
Black castings: 70kg
Lượng phân bón hùng hậu thế này, chưa kể 1 lần thuốc BVTV thì ko cách nào dưới 8tr/ha chứ đừng nói 6tr.
Đó là chưa kể các thứ tiền khác cần bỏ ra.

......

Thôi, trình độ mình kém lắm. Cứ để cho bà con nào đang trồng lúa nhìn vào bảng quy trình của NNG mà tự đánh giá.
.....
:wacko:

Chính thức di chuyển bài viết vào mua bán.
Bài viết kiểu này ko thể gọi là hướng dẫn trồng trọt cho mọi người được.​
 

Bó Tay với NNG

Chào cả nhà, nói hôm giờ chứ NNG có nhìn nhận ra vấn đề gì không nè, luôn luôn nói mình là đúng giống như lúa lúc nào củng đạt hết keke, có thất củng thành trúng mà, thật ra cho dù sản phẩm của bạn là ở Mỹ đi chăn nữa theo tôi NNG nên học hỏi thêm trên diễn đàn nhiều để phát triển thêm sản phẩm, "người việt hiểu đất việt hơn ai hết" và nông dân thì rất là chất phát và chân thật, nên theo tôi bạn chia sẻ những kinh nghiệm làm lúa ở một số địa phương hơn là " quăn lựu đạn" thị sẻ tạo được thiện cảm hơn và dẻ tha thứ hơn. ( giống như cánh đồng mẫu ở Sóc Trăng vậy đó NNG nổ quá mà nông dân ở đó rất bất bình )
và sản phẩm của bạn củng như các sản phẩm sinh học khác thôi không phải là "thần dược" nha bạn. với kiến thức còn hạn chế tôi xin nói sơ về phân hữu cơ có gì thiếu nhờ Anh Em bổ sung thêm nhé:
1. phân hữu cơ cải tạo đất: khi sử dụng phân hữu cơ nhiều sẻ trả lại sự màu mỡ cho đất, các chất keo trong đất được phục hồi và những chất keo này giữ chất dinh dưỡng cho cây trồng tốt nhất.
2. Cung cấp cho đất hệ vi sinh vật có ích: như nấm Trichoderma sp là một loại vi nấm có tác dụng đối kháng với các nấm bệnh có trong đất như: Fusarium sp, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Phytophthora palmivora, Pythium sp,… 

Sở dĩ nói Trichoderma sp là nấm đối kháng bởi vì chúng đối kháng với các nấm bệnh bằng cách ký sinh trên nấm bệnh, cạnh tranh thức ăn, sản sinh ra các chất kháng sinh và enzyme tiêu diệt, ngăn cản sự xâm nhập của nấm bệnh vào cây trông, bảo vệ tốt bộ rễ cây, phòng trừ được các bệnh chết rụi và héo rũ cây. Trichoderma sp còn kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhờ sự phân huỷ cellulose các chất hữu cơ có trong đất làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ cho cây trồng và không gây độc hại hoặc ô nhiễm môi trường. Nấm đối kháng Trichoderma sp còn đang được nghiên cứu sử dụng để phòng trừ bệnh héo hại cà chua, khoai tây, đậu đỗ, thuốc lá, vàng lá hại cây có múi, chết cây con dưa hấu, bí đỏ, lạc (đậu phộng ), điều, ...
(có vậy thôi mà qua bài viết của NNG nó sẻ trở nên thần kỳ- nếu mà NNG viết kịch bản phim thì chắc chắn sẻ hay hơn phim chưởng của Trung Quốc nữa)
3. Nếu sử dụng 100% hữu cơ cho cây trồng thì chi phí rất lớn ( vì thành phần NPK trong phân rất ít mà cây trồng cần dinh dưỡng nhiều) nên kết hợp với phân vơ cơ để hạn chế chi phí
 
Xin cảm ơn bác Can thoqueta đã rất quan tâm đến các hoạt động động kinh doanh của NNG, nhưng có lẽ vì bác ko phải là” một nhân viên” của công ty nên thông tin bác cập nhập không được chính xác về tình hình thực sự của các sự kiện này nên bác đã có sự hiểu nhầm rất lớn về chất lượng sản phẩm công ty NNG. Nên bác có những câu văn với giọng điệu không thiện cảm cho NNG
Đầu tiên, NNG muốn nói rõ, cho dù bác có nói “đây là nước miếng” đi nữa thì cũng mong bác nhớ là NNG chưa bao giờ gọi tên sản phẩm của mình là thần dược hay có những từ ngữ mang ý nghĩa tương tự
Thứ 2, cá nhân em là người phụ trách mảng maketing online của công ty đã có một lỗi sơ suất, đó là copy bài viết này trên website nongngiep.vn. Nhà báo này sau khi tham quan các cánh đồng mẫu của NNG, trao đổi với bác Lỡ đã viết bài báo này mà không có sự trao đổi lại của NNG thật kỹ nên đã có những câu từ thiếu xót và gây nhầm lẫn giữa các cánh đồng lúa hữu cơ của NNG. Và cá nhân em đã quên kiểm tra lại lần nữa khi đăng lên diễn đàn này để giới thiệu đến mọi người. Cho em xin lỗi các bác về hành động sai xót này của mình.
Thứ 3, NNG cũng như những người nông dân đã sử dụng sản phẩm này hoàn toàn tin tưởng rằng sản phẩm này là sản phẩm tốt. Không phải NNG nói tốt là sản phẩm của mình biến thành tốt, mà thực tế các kết quả thực nghiệm đã nói lên điều đó rất tin cậy. Hiện nay trên thị trường tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, hoặc chưa vào danh mục được bán tràn lan ở nhiều địa phương đã gây nên thiệt hại cho người nông dân. Mặc khác khiến họ e dè về các sản phẩm mới trên thị trường. NNG rất hiểu điều đó, nên lúc đầu NNG mới dám ngỏ ý rằng: “nếu có thể thì hãy mua 1 sản phẩm về dùng thử trên 1 loại cây trồng nào đó ở quy mô nhỏ để cảm nhận sản phẩm”, chứ NNG có nói về mình quá nhiều thì đó cũng chỉ là lời nói của một người bán hàng, ai lại đi nói sản phẩm xấu. Nhưng sản phẩm NNG là tốt thật sự, nên NNG tự tin mình không cần nói quá nhiều, giải thích nhiều để biến mình thành kẻ biện minh ở đây. Và có một quy luật thị trường như thế này: trong sự tồn tại của sản phẩm thì vai trò con người rất quan trọng, nhưng yếu tố quyết định sự tồn tại của nó là ở chất lượng của nó.
Sản phẩm của NNG phù hợp cho các quy trình trồng lúa hữu cơ, nông sản hữu cơ mà Bộ Nông Nghiệp đang khuyến khích và đượcchính thức đưa vào danh mục sản xuất kinh doanh vào tháng 03/2012 sau một thời gian dài khảo nghiệm. Sản phẩm Black Castings được viện nghiên cứu vật liệu hữu cơ OMRI chứng nhận là điều rõ ràng nhất để tin rằng sản phẩm phù hợp với các quy trình sản xuất VietGAP, globalGAP, hữu cơ…trong nông nghiệp. Và những quy trình sản suất sạch, sản xuất hữu cơ sau thử nghiệm đã và đang được NNG tiếp tục nhân rộng.
 


Back
Top