Lúa hữu cơ là gì? Lợi ích của lúa hữu cơ

  • Thread starter nongnghiepgap
  • Ngày gửi
N

nongnghiepgap

Guest
[h=2]Lúa hữu cơ, lợi ích lớn[/h]

<tbody>
</tbody>

Còn vài ngày nữa, ông Võ Văn Lỡ, nông dân ấp Trung Bình (Xã Trung Lập Thượng, Củ Chi, TP HCM) mới bắt tay vào thu hoạch lúa vụ ĐX. Nhưng khi cùng tôi ra thăm ruộng lúa hữu cơ, nét mặt ông Lỡ rạng rỡ niềm vui được mùa.

Nông dân mừng
Tuổi gần 60, hơn 40 chục năm gắn bó với ruộng đồng, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong SX lúa cũng đã nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên ông Lỡ làm lúa theo phương pháp hữu cơ. Chưa dám tin tưởng lắm, ông chỉ dành 1 ha (trên tổng diện tích lúa của gia đình là hơn 2 ha) để làm thí nghiệm hữu cơ. Diện tích còn lại, ông vẫn SX theo phương pháp thông thường, vừa để làm đối chứng, vừa cho… chắc ăn.
Sau mấy tháng vừa làm vừa hồi hộp, đến thời điểm này, ông Lỡ đã có thể yên tâm rằng làm lúa hữu cơ là một lựa chọn đúng đắn. Ông khoe: “Cách đây chưa lâu, phần lớn ruộng ở cánh đồng này "dính" rầy nhiều lắm, ruộng lúa hữu cơ của tôi, gần như bị bao vây tứ phía bởi các ruộng lúa nhiễm rầy nặng nề. Vì thế, trên ruộng lúa hữu cơ cũng xuất hiện rầy nhưng có điều lạ là mật số rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/10 so với các ruộng xung quanh. Bởi vậy, trong khi các ruộng khác thi nhau cháy rầy thì ruộng lúa hữu cơ của tôi không hề hấn gì”.
Về hiệu quả kinh tế, dù chưa thu hoạch, nhưng ruộng hữu cơ đã cho thấy có thể tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với ruộng bình thường. Đầu vụ, trên 1 ha làm lúa hữu cơ, ông Lỡ bón lót 70 kg phân hữu cơ. Sau đó không bón thêm gì nữa. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa hữu cơ, ông Lỡ chỉ phải phun 1 lần thuốc BVTV (trên ruộng SX thông thường ông phải phun thuốc tới 4 lần). Tính ra, tổng chi phí SX lúa hữu cơ của ông Lỡ chỉ khoảng 6 triệu đ/ha, giảm được tới 50% so với ruộng SX theo phương pháp thông thường.
luahuuco.jpg
Niềm vui của ông Lỡ bên ruộng lúa hữu cơ

<tbody style="font-size: 12px; padding: 0px; margin: 0px; border: 0px initial initial;">
</tbody>
Còn về năng suất lúa? Giải đáp sự thắc mắc này của tôi, ông Lỡ ngồi thụp xuống bên bờ ruộng, đưa tay nâng vài bông lúa hữu cơ lên ngắm nghía, rồi chỉ vào từng lá cây nói: “Cậu xem nè, bông lúa nào cũng dày hạt, hạt lúa đã vàng, lá lúa cũng vàng nhưng hãy còn tươi mà chưa khô queo. Hạt nhìn rất sáng màu. Như vậy chắc chắn trúng mùa”. Rồi ông dẫn tôi sang bên ruộng lúa làm theo phương pháp thông thường. “Ruộng bên này tôi cũng chăm sóc rất tốt, nhìn qua cũng thấy sẽ được mùa, nhưng màu hạt lúa không sáng như bên ruộng hữu cơ, nên chắc chắn năng suất sẽ không bằng”, ông nói.
Trong vụ ĐX này, ở ấp Trung Bình, có 5 ha lúa được SX theo phương pháp hữu cơ. Cùng tham gia làm lúa hữu cơ với ông Lỡ, còn có mấy nông dân khác. Ông Chiến, người cũng đem 1 ha đất ruộng làm thử nghiệm lúa hữu cơ, khẳng định: “Đây là vụ đầu tiên tôi trồng lúa hữu cơ, nhưng đã có thể thấy ngay mấy điều lợi. Thứ nhất là giảm hẳn việc sử dụng phân và thuốc hóa học, nên sức khỏe người làm ruộng tốt hơn. Thứ hai là sâu bệnh cũng có nhưng rất ít. Bằng chứng là vừa rồi trong ấp những ruộng lúa SX theo biện pháp thông thường bị cháy rầy rất nhiều, nhưng các ruộng hữu cơ hầu không việc gì”.
Mở rộng lúa hữu cơ
Theo bà Lê Thị Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Nông nghiệp GAP, 5 ha lúa hữu cơ nói trên chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng diện tích khoảng 320 ha lúa hữu cơ mà công ty này đã liên kết với nông dân Nam bộ cùng triển khai thực hiện trong vụ ĐX 2011- 2012. Trong đó, tỉnh Long An có diện tích lớn nhất với gần 200 ha, tiếp đó là Sóc Trăng với 48 ha …
Tới thời điểm này, những diện tích lúa nói trên đã và đang chuẩn bị được thu hoạch, với những kết quả rất khả quan. Về năng suất, các ruộng lúa hữu cơ đã thu hoạch đều cho năng suất cao. Ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Nông nghiệp Bình Hòa (xã Bình Hòa Đông, Mộc Hóa, Long An) cho hay, ông vừa thu hoạch lúa hữu cơ, đạt năng suất rất cao, tới 9,1 tấn/ha.
Về chi phí SX, các ruộng lúa hữu cơ ở TP HCM cũng như các tỉnh đều giảm được nhiều so với SX theo lối thông thường. Như ở ruộng của ông Nguyễn Đức Thắng, cả vụ ông hầu như không phải xịt thuốc BVTV, do đó đã tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Bà Tú Anh cho biết, trên các diện tích lúa hữu cơ đã thử nghiệm, giảm được ít nhất là hơn 50% chi phí thuốc BVTV, có nơi giảm tới 90%; chi phí cho phân hữu cơ cũng thấp hơn so với dùng phân hóa học.
Ở những diện tích lúa hữu cơ mà Cty CP Nông nghiệp GAP ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân trong vụ ĐX này, Cty sẽ mua lúa với giá cao hơn 5% so với giá thị trường. Trước mắt, gạo từ lúa hữu cơ sẽ được công ty đóng bao, đưa vào hệ thống siêu thị để tiêu thụ trên thị trường nội địa.
Trước sự thành công của 320 ha lúa hữu cơ nói trên, ngành nông nghiệp ở nhiều địa phương đã đồng ý hợp tác với Cty CP Nông nghiệp GAP mở rộng diện tích lúa hữu cơ trong vụ hè thu 2012, theo hướng hình thành các cánh đồng mẫu theo phương pháp hữu cơ. Ở Kiên Giang, Cty CP Nông nghiệp GAP đang xúc tiến thực hiện trên diện tích 1.300 ha tại 7 huyện, ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) 170 ha …
Ở TP HCM, dù cây lúa không được chú trọng phát triển, nhưng ngành nông nghiệp cũng đang muốn hợp tác cùng Cty CP Nông nghiệp GAP làm 1 cánh đồng mẫu khoảng 100 ha theo hướng hữu cơ. Dự kiến trong vụ hè thu này, Cty CP Nông nghiệp GAP sẽ thực hiện làm lúa hữu cơ trên tổng diện tích khoảng 2.000 ha ở TP HCM và nhiều tỉnh ĐBSCL.
Theo bà Tú Anh, công ty đang nghiên cứu làm sao để nông dân có thể giảm chi phí dùng phân hữu cơ hơn nữa, nhằm tăng thêm lợi nhuận cho nông dân. Đồng thời sẽ đẩy mạnh tiêu thụ gạo hữu cơ trên thị trường nội địa, qua đó có thể hướng tới việc bao tiêu lúa hữu cơ cho nông dân với giá cao hơn 10- 20% so với giá thị trường.
Nguồn: nongnghiep.vn


<tbody>
</tbody>
 


Về hiệu quả kinh tế, dù chưa thu hoạch, nhưng ruộng hữu cơ đã cho thấy có thể tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với ruộng bình thường. Đầu vụ, trên 1 ha làm lúa hữu cơ, ông Lỡ bón lót 70 kg phân hữu cơ. Sau đó không bón thêm gì nữa. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa hữu cơ, ông Lỡ chỉ phải phun 1 lần thuốc BVTV (trên ruộng SX thông thường ông phải phun thuốc tới 4 lần). Tính ra, tổng chi phí SX lúa hữu cơ của ông Lỡ chỉ khoảng 6 triệu đ/ha, giảm được tới 50% so với ruộng SX theo phương pháp thông thường.
Nguồn: nongnghiep.vn


<tbody> </tbody>
Phân này "Ngon" thiệt !
 
Last edited by a moderator:
Bón phân hữu cơ vốn có từ cổ xưa, không có gì lạ cả.
Mấy chục năm nay mới có bón phân vô cơ, và chứng minh sự hơn hẳn của chúng.
Sau đó mới thấy phân vô cơ có những yếu kém nếu không bón bổ sung phân hữu cơ.
Bây giờ trở lại bón phân hữu cơ mà không có phân vô cơ, là nguỵ thuyết.
Bà con không nên nhẹ dạ nghe các nhà báo. Họ nói những lời gió thổi bay.
Cần phải hỏi những nhà chuyên môn ở ngay địa phương mình.
*
 
.............................
Trên 1 ha làm lúa hữu cơ......bón lót 70 kg phân hữu cơ. Sau đó không bón thêm gì nữa..................
................................

Có ai có thể giải thích được sự "mầu nhiệm" của phân "hữu cơ" này không?
Quả tình với vốn hiểu biết ít ỏi của mình tôi không dám phủ nhận điều này, bởi vì "báo đã đăng đàng hoàng"!!!?
Nhưng tôi phân vân và nghi ngờ quá thể!
 
Xin được góp ý:
Bài chủ "Lúa hữu-cơ" có 2 ưu-điểm (do bón hữu-cơ):
1- Kháng sâu rầy, và
2- Năng-xuất tăng.
*
Theo thiển-ý:
(1) Đám lúa tốt chịu đựng sâu rầy khá hơn đám lúa "không tốt bằng" là điều có thể tin được.
(2) Năng-xuất tăng: Tui tin đúng.


Một thửa ruộng đã từng được trồng một thời-gian dài hàng chục năm theo lối:
- Bón phân vô-cơ (hóa-học)
- Thu-hoạch lúa xong, đốt hết rơm rạ, trồng ngay mùa kế. Không trả lại chất mùn cho đất.

Canh-tác theo lối nầy là dựa vào phân hóa-học, lạm-dụng đất. Thu-hoạch xong mà không hề trả lại chất hữu-cơ (rơm, rạ, trấu...) cho đất khiến cho đất ngày càng "chai", mùa sau phải bón tăng thêm phân (hóa-học) nhiều hơn mùa trước, do phần lớn phân vô-cơ quăng vào không được vi-sinh từ chất hữu-cơ phân-giải, phóng-thích ra cho cây lúa dùng, bởi phần lớn phân nầy đã bị "cố-định" trong đất.

Lão nông trên (qua quảng-cáo của Công-ty Cổ-phần Nông-nghiệp GAP), đã dùng phương-pháp cải-tạo đất hết sức thông-thường : "Dùng phân Hữu-cơ để phóng-thích phân Vô-cơ bị cố-định".

Bài chủ nếu không nói đó là một bài "không lương-thiện", thì cũng là một bài coi thường nông-dân, với mục-đích lợi-dụng. Bởi sau 1-2 mùa, số phân hóa-học bị cố-định, nhờ phân hữu-cơ "phóng-thích" đã sử-dụng hết, thì tui xin thưa mà không sợ lầm là: "Đất đó sẽ không còn mầu mỡ gì, không còn gì để sản-xuất, ngoại-trừ được tiếp-tục bón hỗn-hợp vừa hữu-cơ vừa vô-cơ".

Một cách khác cải-tạo đất "chai" do bón phân hóa-học lâu ngày là: Dùng phân Trùn. Các bạn nuôi trùn nào cũng hiểu rõ cách dùng phân trùn để cải-tạo đất nầy.
Vài hàng thô-thiển.
Thân.
 
Cảm ơn

Cảm ơn các bác đã quan tâm chủ đề này của lão nông về chủ đề này. Trước những vấn đề bệnh tật mà con người đang mắc phải thì phần lớn nguyên nhân là do các yếu tố môi trường ngoài và nguồn thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Phân hóa học khi mới ra đời đã đáp ứng được mong mỏi của con người về năng suất. Nhưng phân hóa học cũng như một con dao hai lưỡi: một mặc nó buộc con người vào suy nghĩ muốn tăng năng suất thì bón thêm phân vào (tăng chi phí) và mặt khác nó gây ra những tác hại to lớn cho môi trường và sức khỏe con người. Việc đất đai thoái hóa đã làm người nông dân tốn rất nhiều chi phí phân bón cho mùa vụ, chưa kể là chi phí cho việc phòng trừ bệnh dịch phát sinh =>nguồn nông sản không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Không chỉ lúa, ,mà các loại cây trồng khác cũng vậy, việc hạn chế phân hóa học xuống và tăng phân hữu cơ lên. Là một hướng đi, con đường bền vững cho nông nghiệp và tương lai của những thế hệ chúng ta.
Nhưng phân hữu cơ cũng có nhiều loại. Nếu chúng ta bón phân chuồng, lá cây...chưa phân hủy thì chúng ta không cung cấp được dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng, vì chúng sẽ lấy đạm trong đất phân hủy cho mình thành chất dinh dưỡng dễ hấp thu, thì sau đó cây trồng mới hấp thu được. Và hàm lượng dinh dưỡng lại thấp, không đồng đều, lẫn hạt cỏ dại nữa.
Chính vì thế việc lựa chọn loại phân bón cho cây trồng rất quan trọng và cần phải có những kiến thức tốt về thành phần dinh dưỡng của phân bón và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
 
Có ai có thể giải thích được sự "mầu nhiệm" của phân "hữu cơ" này không?
Quả tình với vốn hiểu biết ít ỏi của mình tôi không dám phủ nhận điều này, bởi vì "báo đã đăng đàng hoàng"!!!?
Nhưng tôi phân vân và nghi ngờ quá thể!

Không biết bạn đang ở đâu ạ. Bạn mua 1 gói về sủ dụng cho bất kì cây trồng nào trong gia đình thì bạn sẽ cảm nhận được hết những gì mà ở đây bài báo chưa nói ra hết.
Nếu bạn chơi các loại cây cảnh, cắt ghép cành thì bạn có thể sử dụng . Nó giúp liền các vết cắt, kích thích bung chồi, mọc rễ rất nhanh, hoa lâu tàn, màu đẹp.
 

Không biết bạn đang ở đâu ạ. Bạn mua 1 gói về sủ dụng cho bất kì cây trồng nào trong gia đình thì bạn sẽ cảm nhận được hết những gì mà ở đây bài báo chưa nói ra hết.
Nếu bạn chơi các loại cây cảnh, cắt ghép cành thì bạn có thể sử dụng . Nó giúp liền các vết cắt, kích thích bung chồi, mọc rễ rất nhanh, hoa lâu tàn, màu đẹp.
Bạn nên giải thích vào trong tâm câu hỏi của bác Botienthi chứ không nên nói lòng vòng không hay hé !
 
Nếu bây giờ tôi hỏi ngược lại bạn là bạn đang ở đâu và đã sử dụng chế phẩm đó chưa thì bạn trả lời như thế nào ? Rồi hả, hay là chưa ? riêng tôi chắc chắn rằng bạn chưa từng sử dụng, cũng như bạn chưa từng trồng cấy !
 
Nổ quá nông nghiệp gap ơi

Chào cả nhà, thấy Nông Nghiệp Gap nổ quá chịu không nổi luôn đó, cái gì nó củng có cái hạn chế của nó hết, phân hữu cơ sử dụng rất là tốt nó sẻ cải tạo lại đất và làm tăng keo liên kết của đất lên và khi kết hợp với phan vô cơ thì những chất keo này giử chất dinh dưỡng được tốt hơn tránh tình trạng rửa trôi. còn về cánh đồng mẫu ở Sóc Trăng chưa đền cho nông dân 48ha vụ lúa Đông Xuân nữa kìa ở đó mà lo nổ cho dữ vô. mọi người gọi điện thoại hỏi thăm nông dân ở đó rồi biết. Ấp Đắc Thắng xã Hồ Đắc Kiện, Châu Thành Sóc Trăng
 
Có ai có thể giải thích được sự "mầu nhiệm" của phân "hữu cơ" này không?
Quả tình với vốn hiểu biết ít ỏi của mình tôi không dám phủ nhận điều này, bởi vì "báo đã đăng đàng hoàng"!!!?
Nhưng tôi phân vân và nghi ngờ quá thể!

SỰ MÀU NHIỆM CỦA SẢN PHẨM PHÂN HỮU CƠ:
Cũng như sản phẩm phân hóa học, sản phẩm hữu cơ cũng chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, chỉ khác về nguồn gốc của chúng. Và phân hữu cơ có các thành phần từ tự nhiên, ko phải tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Phân hóa học thì do kết cấu thành phần của nó mà nó tan rất nhanh, cũng như dễ bốc hơi khi nhiệt độ tăng cao và nó có các gốc axit ở thành phần của nó. Chính vì vậy việc bón phân hóa học thường gây ra lãng phí (cây trồng không kịp hấp thu hết); làm chua đất và tiêu diệt những vi sinh vật có lợi trong đất, cũng như phá hủy hệ sinh thái của đất trồng; từ đây sẽ gia tăng dịch hại, mầm bệnh = >đất đai ngày càng chai cứng = >tăng chi phí = > nông sản không an toàn (bởi dư lượng đạm, thuốc BVTV tích lũy trong cây trồng, môi trường) =>như một vòng luẩn quẩn.
Khác với phân hóa học, phân hữu cơ với nguồn gốc tự nhiên, tan chậm, tan theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Phân hữu cơ giúp tăng lượng mùn, độ tơi xốp cho đất = >cải tạo đất; Phân hữu cơ giúp cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất và dịch bệnh sẽ được kiểm soát. Và quan trọng hơn, đó là thực phẩm an toàn. Và cái an toàn là cái quan trọng nhất
Và người nông dân trong bài báo này bón 70Kg phân hữu cơ dạng hạt Black Castings và phun thêm 4 lần sản phẩm phân bón lá Vermaplex của công ty. Và ngoài ra không sử dụng thêm loại phân bón hay hóa chất nào nữa.
Câu trả lời lần trước của NNG còn nhiều thiếu xót do không đọc kĩ và hiểu rõ ý của Botienthi. Xin lỗi nha. Ý của NNG là, mọi thông tin đều cần phải được kiểm nghiệm lại. Nếu mọi người không tin thì hãy dùng thử với một số lượng nhỏ để cảm nhận. Và sản phẩm của công ty đã có mặt ở các tỉnh ĐB SCL
 
Xin lỗi cả nhà về việc em đã trả lời cho các bác không được trọn vẹn, đến nơi đến chốn. Như ý muốn của người lập ra diễn đàn này là: Đây là nơi chia sẽ những kiến thức kinh nghiệm thật sự, chứ ko phải là nơi rêu rao quảng cáo hay ném đá nhau. Và NNG rất tôn trọng diễn đàn này cũng như những thành viên đang đóng góp chia sẽ kiến thức trên đây. Chính vì vậy khi nói ra một điều gì về sản phẩm của mình, thì NNG luôn cân nhắc và suy xét trước sau rồi mới nói. Và NNG không muốn mình miêu tả hay nói về sản phẩm mình như thế này như thế kia, mà chỉ muốn nói thực tế sản phẩm của mình đã làm được gì cho cây trồng, môi trường và cả những con người bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhiều hơn. Nên NNG chỉ đăng những kết quả thực nghiệm trên các loại cây trồng, những cảm nhận thực sự của bà con, những quy trình đã được công nhận. Ngoài ra, NNG có để lại chữ kí dưới mỗi bài là địa chỉ website, nếu các bác nào thực sự quan tâm muốn tìm hiểu, thì đây là nơi NNG nói với các bác mình là ai, là nơi NNG quảng cáo cho mình. Còn ở diễn đàn này, bài được đăng lên thì có thể các cô, các chú...những người đáng tuổi cha mẹ của mình đọc. Mà tuổi đời còn trẻ, kiến thức lại rộng lớn, nên em nói ra những cái mình đã thấy và luôn mong muốn từng bài mình post lên luôn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của mọi người một cách chân thành nhất, để NNG hoàn thiện kiến thức cũng như cái tâm của mình đối với nghề nghiệp, công ty, những người nông dân chân chất và cả cái nguồn gốc của em là một người nông dân mà em luôn tự hào về điều đó.
Một sản phẩm ra đời thì nó là kết quả của một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm đầy tâm huyết của người tạo ra nó. Sản phẩm luôn đi liền với thương hiệu của công ty đúng ko ạ. Và sự thành công hay thất bại của một sản phẩm thì điều quyết định nhiều nhất là chất lượng của nó. Tiếp đến là con người, sản phẩm là cái vật vô tri vô giác, con người là kẻ hành động. Hành động sai thì cái lỗi ở con người, ko thể đồng nhất nó với chất lượng, và chỉ cần sản phẩm tốt thì sẽ vượt qua được tất cả. Có thể một người quản lí không tốt, một chiến lược không hợp lí có thể dẫn đến những hoài nghi về sản phẩm đó. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác tác động đến cái kết quả đó nữa, nhưng dù có thế nào thì chất lượng là yếu tố tiên quyết đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của sản phâm đó. Chính vì vậy khi lựa chọn gắn bó với công ty nào em luôn xem xét về chất lượng sản phẩm đó như thế nào, tương lai của nó như thế nào. Có thể chế độ đãi ngộ không được như những công ty khác, người quản lí không kinh nghiệm, nhưng nếu chúng ta đều có cái TÂM – một tấm lòng dành cho người nông dân – những ng cha người mẹ mình, công việc, cùng nhau đoàn kết vượt qua những khó khăn ban đầu của một sản phẩm mới thì nếu đó là 1 sản phẩm tốt thật sự thì thành công là một điều chắc chắn. Và với em khi làm 1 việc gì, nói cái gì, hành động gì đều nghĩ về cái TÂM, cái TÂM để nhìn mặt nhau, yêu thương nhau và vươn đến những điều tốt đẹp.

Chắc hẳn rằng ko ai phủ nhận được những lợi ích của phân hữu cơ đối với cây trồng và môi trường đúng ko ạ. Chính vì vậy ko những ở VN mà các nước trên thế giới việc canh tác theo hướng nông nghiệp hữu cơ ngày càng phổ biến đúng ko ạ, và sản phẩm hữu cơ luôn được người tiêu dùng lựa chọn cho sức khỏe những người thân yêu của mình. Nhưng lựa chọn loại phân bón hữu cơ nào khi trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại phân bón hữu cơ mới. Đã là phân bón thì cái đích đến của nó là cung cấp bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Như vậy cây trồng mới phát triển khỏe mạnh và có năng suất, và năng suất này chính là điều mong mỏi cuối cùng của bà con. Có một điều mà NNG nhận thấy sự khác biệt vượt trội của sản phẩm của mình đó là khả năng giúp cây trồng tăng kháng thể và phòng trừ nấm bệnh hại (phòng: tăng sức đề kháng trước bệnh do nấm vi rút, chặn đứng lây lăn dịch hại; trừ: tác dụng tiêu diệt một số loại nấm). Nếu là cung cấp dinh dưỡng thì đó là điều tất yếu của phân bón; nếu là cải tạo đất thì các sản phẩm hữu cơ nào cũng có tác dụng này; còn ngăn ngừa nấm bệnh hại thì đây là điều đặc biệt của sản phẩm của NNG. Và một điều nữa NNG nhận thấy ở sản phẩm của mình là thành phần dinh dưỡng của nó: không những cân đối mà còn đầy đủ, đặc biệt là giàu các axit amin, các nguyên tố vi lượng. Cây rau và cây hoa là 2 cây trồng thể hiện được ưu điểm này của sản phẩm khi sử dụng.
Và một cuối cùng NNG muốn nói thêm, một mùa vụ bội thu chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, một sự phối hợp tốt, và sản phẩm của NNG dù có hay như thế nào thì nó ko phải là thuốc thần thuốc tiên, khi mà tập quán canh tác sử dụng phân hóa học tồn tại mấy chục năm qua, khi mà trong đất trồng tồn tại quá nhiều dư lượng và chất độc. Qua một mùa vụ chưa thể thấy hết cái tốt của sản phẩm, và làm cái gì chúng ta cũng phải suy xét bằng cái đầu của mình, biết mình biết ta, thiên thời địa lợi nhân hòa cho thành công lớn. NNG xin có một câu nói vui như thế này: một người bị bệnh tiêu chảy, thì việc ăn những thức ăn bổ dưỡng có giúp người đó cầm được bệnh hay không? Và cây trồng của chúng ta cũng vậy, khi đang bị dịch bệnh thì hãy giúp cây trồng của chúng ta chữa bệnh, tăng kháng thể và có như vậy cây trồng mới hấp thu tốt dinh dưỡng phân bón cung cấp và phát triển khỏe manh. Và NNG có 1 cái TÂM và 1 sản phẩm tốt thật sự và NNG tự tin về điều đó.
Cảm ơn những chia sẽ của mọi người.
 
XIN ĐỪNG ĐÁNH LỪA NÔNG DÂN!

Đúng là như bạn "canthoqueta" nói, thấy công ty này "nổ" quá nên tôi không chịu nổi.

Tôi có cảm giác đội ngũ Công ty nông nghiệp GAP quảng cáo quá mức và phi thực tế, xem sản phâm của họ như loại phân "thần kỳ". Hoặc là đội ngũ ks này quá kém hiểu biết về thế nào là sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn hữu cơ...

Xin thưa, để có sản phẩm hữu cơ không phải chỉ dùng thuốc hay phân là được mà cần hàng loạt tiêu chuẩn khác. Đặc biệt là yêu cầu về đất, nguồn nước. Để có sp đạt tiêu chuẩn hữu cơ (trên cả tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP) nhất thiết phải trồng cây trên vùng đất có lịch sử chưa được khai thác trước đó (đất hoang, không bị ảnh hưởng độc chất...) hoặc đất đã canh tác trước đó thì phải có thời gian tạm ngưng 5 - 7 năm tùy quy định Mỹ hay EU. Và phải qua kiểm tra an toàn chất đất, nguồn nước....Đó là yêu cầu tối cần, phân thuốc chỉ là yếu tố cần bởi có nhiều loại để chọn lựa (các loại phân thuốc có gốc an toàn/hữu cơ/sinh học đều được dùng cho sx sạch, GAP, hữu cơ).

Nói cách khác để có sp được công nhận hữu cơ cần yếu tố đất, canh tác (không dùng thuốc BVTV tùy tiện hay phân bón tùy tiện mà dùng sp phân bón/thuốc BVTV có gốc an toàn - cái này thì có trên thị trường rất nhiều)

Do đó, không biết đất trồng lúa ở TPHCM thuộc nhóm đất hoang, đất ngưng sử dụng 5 - 7 năm hay không? Hoàn toàn không thể có sp hữu cơ nhờ phân bón mà nguồn gốc đất không đạt tiêu chí như đã nêu. Vì vậy, cách nêu vấn đề của công ty Nông nghiệp GAP àm người ta hiểu nhầm sp phân bón của Cty như là "thần dược" biến trái cây bình thường thành "hữu cơ".

Nếu là sp hữu cơ phải có tổ chức uy tín chứng nhận chứ không thể muốn nói hữu cơ hay GAP là cứ nói. Còn chưa thì chỉ là sp thông thường. Vì vậy không thể gọi là sp hữu cơ được (Bịa đặt).

Xin khẳng định rằng, cho tới hôm nay ở VN chỉ có duy nhất Công ty Viễn Phú sản xuất gạo ở rừng U Minh (Cà Mau) đạt chứng nhận hữu cơ - đó là gạo Hoa Sữa, chứ không có gạo hữu cơ nào khác. Gạo hữu cơ ở đây sx trên vùng đất mới khai hoang hoàn toàn và đạt chỉ tiêu về lịch sử đất (an toàn, không nhiễm hóa chất, ô nhiễm...), nguồn nước....Họ trồng lúa trên ruộng hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV, phân hóa học, chỉ bổ sung dinh dưỡng sinh học thôi. Tổ chức quốc tế đến kiểm tra cấp chứng nhận hẳn hoi (đầu năm 2012), còn công ty nông nghiệp GAP này cố tình nêu sai sự thật.

Trên cây lúa, xin thưa rằng, nếu không bị áp lực dịch bệnh, sâu hại, canh tác đúng quy trình "3 giảm, 3 tăng" thì việc hạn chế hay giảm thuốc BVTV là bình thường. Nếu sx lúa trên đất phù sa sau ngập lũ, việc dùng phân bón lá đôi khi không cần thiết.


Hiện nay rất nhiều sp phân bón, chế phẩm...quảng cáo ngất trời, thậm chí đặt mục tiêu bao tiêu theo thời giá cho nông dân, khi ngon ăn thì không nói gì, khi không ngon thì áp dụng "mua theo thời giá do công ty quy định với mức rẻ bèo để nông dân không bán được...như tìm cách trốn chạy. Điều này từng xảy ra trên nhiều loại nông sản.

Bà con nông dân hết sức cảnh tỉnh trước bài báo này, hay kiểu thông tin PR, quảng cáo qua mức. Chúng ta nên khuyến khích kiểu làm ăn chân chính! Công ty nông nghiệp gap đã có nhiều thông tin quá trớn, sai sự thật. Nông dân cần lưu ý (có bài quảng cáo về thanh long hữu cơ nhờ phân bón lá của họ). Trụ sở công ty NN gap nghe ở 50 - 52 HỒ Văn Huê cho oai, chứ thật ra đây là trụ sở công ty Lam Sơn, bỏ phế cũ kỹ , đơn vị này thuê một góc làm VP thôi.

Bức xúc vì cách nổ quá đáng!
HDQ

 
"Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về"
Cần Thơ là mảnh đất trù phú, ở đây cũng có diện tích lớn trồng lúa. NNG cũng đã có hơn 1 lần ghé thăm đây và rất quyến luyến bởi không những phong cảnh hữu tình mà con người nồng hậu hiếu khách ở đây. Cũng hi vọng sẽ còn nhiều lần được ghé thăm nữa.
Cảm ơn bác đã đọc chủ đề và có những comment góp ý để NNG nhìn nhận lại vấn đề.
 
XIN ĐỪNG ĐÁNH LỪA NÔNG DÂN!

Đúng là như bạn "canthoqueta" nói, thấy công ty này "nổ" quá nên tôi không chịu nổi.

Tôi có cảm giác đội ngũ Công ty nông nghiệp GAP quảng cáo quá mức và phi thực tế, xem sản phâm của họ như loại phân "thần kỳ". Hoặc là đội ngũ ks này quá kém hiểu biết về thế nào là sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn hữu cơ...

Xin thưa, để có sản phẩm hữu cơ không phải chỉ dùng thuốc hay phân là được mà cần hàng loạt tiêu chuẩn khác. Đặc biệt là yêu cầu về đất, nguồn nước. Để có sp đạt tiêu chuẩn hữu cơ (trên cả tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP) nhất thiết phải trồng cây trên vùng đất có lịch sử chưa được khai thác trước đó (đất hoang, không bị ảnh hưởng độc chất...) hoặc đất đã canh tác trước đó thì phải có thời gian tạm ngưng 5 - 7 năm tùy quy định Mỹ hay EU. Và phải qua kiểm tra an toàn chất đất, nguồn nước....Đó là yêu cầu tối cần, phân thuốc chỉ là yếu tố cần bởi có nhiều loại để chọn lựa (các loại phân thuốc có gốc an toàn/hữu cơ/sinh học đều được dùng cho sx sạch, GAP, hữu cơ).

Nói cách khác để có sp được công nhận hữu cơ cần yếu tố đất, canh tác (không dùng thuốc BVTV tùy tiện hay phân bón tùy tiện mà dùng sp phân bón/thuốc BVTV có gốc an toàn - cái này thì có trên thị trường rất nhiều)

Do đó, không biết đất trồng lúa ở TPHCM thuộc nhóm đất hoang, đất ngưng sử dụng 5 - 7 năm hay không? Hoàn toàn không thể có sp hữu cơ nhờ phân bón mà nguồn gốc đất không đạt tiêu chí như đã nêu. Vì vậy, cách nêu vấn đề của công ty Nông nghiệp GAP àm người ta hiểu nhầm sp phân bón của Cty như là "thần dược" biến trái cây bình thường thành "hữu cơ".

Nếu là sp hữu cơ phải có tổ chức uy tín chứng nhận chứ không thể muốn nói hữu cơ hay GAP là cứ nói. Còn chưa thì chỉ là sp thông thường. Vì vậy không thể gọi là sp hữu cơ được (Bịa đặt).

Xin khẳng định rằng, cho tới hôm nay ở VN chỉ có duy nhất Công ty Viễn Phú sản xuất gạo ở rừng U Minh (Cà Mau) đạt chứng nhận hữu cơ - đó là gạo Hoa Sữa, chứ không có gạo hữu cơ nào khác. Gạo hữu cơ ở đây sx trên vùng đất mới khai hoang hoàn toàn và đạt chỉ tiêu về lịch sử đất (an toàn, không nhiễm hóa chất, ô nhiễm...), nguồn nước....Họ trồng lúa trên ruộng hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV, phân hóa học, chỉ bổ sung dinh dưỡng sinh học thôi. Tổ chức quốc tế đến kiểm tra cấp chứng nhận hẳn hoi (đầu năm 2012), còn công ty nông nghiệp GAP này cố tình nêu sai sự thật.

Trên cây lúa, xin thưa rằng, nếu không bị áp lực dịch bệnh, sâu hại, canh tác đúng quy trình "3 giảm, 3 tăng" thì việc hạn chế hay giảm thuốc BVTV là bình thường. Nếu sx lúa trên đất phù sa sau ngập lũ, việc dùng phân bón lá đôi khi không cần thiết.


Hiện nay rất nhiều sp phân bón, chế phẩm...quảng cáo ngất trời, thậm chí đặt mục tiêu bao tiêu theo thời giá cho nông dân, khi ngon ăn thì không nói gì, khi không ngon thì áp dụng "mua theo thời giá do công ty quy định với mức rẻ bèo để nông dân không bán được...như tìm cách trốn chạy. Điều này từng xảy ra trên nhiều loại nông sản.

Bà con nông dân hết sức cảnh tỉnh trước bài báo này, hay kiểu thông tin PR, quảng cáo qua mức. Chúng ta nên khuyến khích kiểu làm ăn chân chính! Công ty nông nghiệp gap đã có nhiều thông tin quá trớn, sai sự thật. Nông dân cần lưu ý (có bài quảng cáo về thanh long hữu cơ nhờ phân bón lá của họ). Trụ sở công ty NN gap nghe ở 50 - 52 HỒ Văn Huê cho oai, chứ thật ra đây là trụ sở công ty Lam Sơn, bỏ phế cũ kỹ , đơn vị này thuê một góc làm VP thôi.

Bức xúc vì cách nổ quá đáng!
HDQ

Cây ngay không sợ chết đứng, sản phẩm tốt không sợ không có tương lai
 
Bạn Nongnghiepgap,
Tui cũng thành-thật nói với bạn, là bạn đem sản-phẩm của bạn bón lên một miếng đất hoàn-toàn bạc màu mà vẫn thu-hạch vượt trội, thì tui sẽ xin theo bạn đi bán phân hữu-cơ của bạn mà không lãnh lương.

Bạn có thể đưa lên cho xem trong sản-phẩm của bạn có chứa gì không?

Cũng xin nhắc bạn. Tui dù không biết được hết chiều sâu, nhưng đây là một Diễn-đàn của nông-dân, thì cho dù Cha nó có lú, thì cũng có Chú nó khôn. Bạn không nên coi mọi người đều khờ-khạo, dễ tin.
Suy nghĩ lại, bạn nhé!
 
"Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về"
Cần Thơ là mảnh đất trù phú, ở đây cũng có diện tích lớn trồng lúa. NNG cũng đã có hơn 1 lần ghé thăm đây và rất quyến luyến bởi không những phong cảnh hữu tình mà con người nồng hậu hiếu khách ở đây. Cũng hi vọng sẽ còn nhiều lần được ghé thăm nữa.
Cảm ơn bác đã đọc chủ đề và có những comment góp ý để NNG nhìn nhận lại vấn đề.
Ý gì đây bạn ?!
Tôi thân mời bạn ghé Cần thơ để trình diễn mấy "Chế phẩm Thần diệu" của CTy bạn trên mãnh vườn của tôi và mấy đám lúa của hàng xóm nữa, bạn nhận lời không ?
 
Ý gì đây bạn ?!
Tôi thân mời bạn ghé Cần thơ để trình diễn mấy "Chế phẩm Thần diệu" của CTy bạn trên mãnh vườn của tôi và mấy đám lúa của hàng xóm nữa, bạn nhận lời không ?
Mình ko có ý gì với bạn cả. Mình post comment đó cho bạn Canthoqueta - đang ở Cần Thơ - hình như mình quen nguời bạn này nếu mình nhớ không nhầm. Tại Cần Thơ công ty của mình có tham gia hội chợ Triển lãm nông nghiệp vào tháng 12 năm vừa rồi và thỉnh thoảng công ty mình có hỗ trợ một số đại lý ở đây tổ chức hội thảo để giới thiệu quy trình sử dụng sản phẩm cho bà con..
Tiếc quá, sau 1 năm thử nghiệm và vừa qua sản phẩm phân bón của công ty đã được Cục Trồng Trọt cấp giấy phép đưa vào danh mục nên bên công ty của mình đã dừng việc thử nghiệm và đẩy mạnh bán hàng.
Nhưng nếu thời gian tới có cô hội xuống Cần Thơ làm việc, thì mình không dám hứa trước điều gì, nhưng nếu được mình có thể giúp bạn về những gì bạn muốn được hiểu rõ về sản phẩm công ty mình, nếu như thật sự bạn quan tâm
 
Tuổi gần 60, hơn 40 chục năm gắn bó với ruộng đồng
Trong hình đăng lên có chụp bác nông dân với cánh đồng lúa đã vàng.
Với 40 kinh nghiệm gắn bó với ruộng đồng mà lão nông kia ko ước đoán được năng xuất thì ko biết là kinh nghiệm kiểu gì?

Câu hỏi của bác Trung (Thủy-canh) và còn các câu hỏi của thành viên trên dđ gần như ko được trả lời rõ ràng. Những thông tin trả lời cũng chỉ loanh quanh quảng cáo tốt cho sản phẩm. Cố tình né tránh những câu hỏi và bình luận thực tế.
Nghiêm túc yêu cầu bạn trả lời rõ nghĩa theo ý hỏi.

Còn đây là câu hỏi của riêng tôi:
1> Theo tìm hiểu sơ bộ thì bài viết này được đăng lên mạng vào khoảng ngày 3/4/2012. Tạm bỏ qua thời gian người viết thu thập thông tin + viết bài thì đã 17 ngày rồi. Không biết cánh đồng đó đã thu hoạch chưa? Được bao nhiêu tấn? Tỷ lệ chắc/lép? (đầu đề có ghi "còn vài ngày" thì chắc là ko hơn nữa tháng đâu nhỉ?)
2> Mật độ trồng của lão nông kia là bao nhiêu cây/ha? 1 cây đẻ bao nhiêu tép?
3> Giống lúa gì? Năng xuất ước đoán của tác giả?
4> Một cây lúa như vậy cần bao nhiêu N-P-K trong chu kỳ sống?
5> "4 lần phun bón lá" mà bên bạn cho người ta sử dụng cung cấp cho cây lúa bao nhiêu N-P-K (quy đổi)? Trong phân bón lá đó có vi sinh ko?
6> Nếu quy trình làm đất để trồng theo kiểu sinh học bên bạn ko bán mà hướng dẫn miễn phí cho nông dân thì vui lòng đưa lên đây để mọi người tham khảo + nhận xét.

Nếu còn tiếp diễn kiểu trả lời như từ trước tới nay thì tôi buộc lòng đưa bạn vào danh sách đen và xóa sạch bài viết.
 


Back
Top