Mai Bị nấm lạ

  • Thread starter hongphucpt
  • Ngày gửi
Sau khi đi làm 2 tuần trở về ra thăm mấy cây mai thì thấy những cây nấm giống như nấm mèo vậy nhưng màu trắng mọc trên rễ cây mai mọc gần gốc rất nhìu nhưng thấy lá mai và thân vẫn xanh tốt không biết có ảnh hưởng gì không mong các bác giúp
 


Sau khi đi làm 2 tuần trở về ra thăm mấy cây mai thì thấy những cây nấm giống như nấm mèo vậy nhưng màu trắng mọc trên rễ cây mai mọc gần gốc rất nhìu nhưng thấy lá mai và thân vẫn xanh tốt không biết có ảnh hưởng gì không mong các bác giúp

cái đám nầm quỉ quái này..mọc ăn trên các mô chết của cây đó mà...quét sạch nó đi..đắp lên đó 1 lớp phân hữu cơ mục và mỏng, hoặc đất cũng được...chúng sẽ chết hết
đừng để bất cứ cây gì, con gì.. kí sinh trên rễ cả
 
mấy cái nấm này mà quất 1 phát chắt sùi bọt mép . hihi
trông chúng rất là đẹp mắt.
 
phân biệt nấm độc khá dễ :
1..màu sắc rực rỡ
2..hoặc 1 màu duy nhất nhưng có "đăng ten" tức là cái viền rủ xuống chung quanh đầu nấm
theo cuốn "những lòai nấm độc"
 
mấy cái nấm này cũng gây hại đó nó làm hư các mạch dẫn trong thân >> hạn chế hấp thu nước và muối khoáng, hạn chế trao đổi chât bên cạnh đó còn khiến thân dể bị mục và gãy đỗ
(mình nghĩ vậy )
namtancongthan.jpg
 
làm hư mạch dẫn nhựa..nguy hiểm nhất là nấm hồng nắm hồng phát triển mạnh khi trời nóng ẩm..Từ sau tết đến tháng 6 al. cành nào bị nấm hồng tấn công cành đó trông vỏ giống như bị khô đi..khi độ ẩm không khí cao sẽ thấy những tơ nấm màu như bã tràu...
cành bị nấm hồng bám vào.. do mạch dẫn bị nấm làm chai nên lá không được cung cấp đủ nhựa nên bạc màu.biến màu .cháy lá ..v..v. không cứu chữa kịp thời cành đó chết chắc chắn..và sau đó sẽ lan rộng ra cuối cùng nguyên cây chết...đứng
cách ly cây bị nấm hồng vì bjnh này lây nhanh cho cây khác
Dùng cọ chấm AnVil đậm đặc quét quanh cành bị nấm..
pha AnVil theo liều hướng dẫn phun toàn bộ cây
chữa nấm hồng tương đối khó do đó phải làm nhiều lần

Không nên dùng ViVaDamy 50D (hoạt chất Validamycine đặc trị nấm hồng cho cây cao su) vì đã từng thấy : phun thuốc này 1 số ít cây mai không kết được nụ..1 số cây mai khác giảm năng xuất nụ
 
bác ThienThu nói đúng lắm
bệnh này ko cách ly cây và chạy chữa kịp thời có thể gây hại cho toàn vườn khiến cây chết hàng loạt có thể dẫn đến mất tất cả.
 

nấm hồng

Bác thiên thu nói quá đúng nhưng khi em đọc được những dòng cxhử này thì đả muộn mất rồi.Vườn mai của em đả bị tiêu tan rồi hu..hu....sau này em không chơi mai nửa đâu.
 
Vườn mai của em đả bị tiêu tan rồi hu..hu....sau này em không chơi mai nửa đâu.

sao vội nản chí thế ??!! nếu bạn chăm sóc được cây Mai vàng cho khỏe mạnh...nở bông hoành tráng vào tết, và sau tết cây này vẫn mạnh mẽ phục hồi lại sức sống...thì bạn đã có quyền hiên ngang đi vào thế giới cây kiểng trồng trong chậu..
Vì Mai Vàng là cây khó nhất..mà bạn vẫn chăm sóc được...thì hầu như tất cả các cây kiểng khác nếu đưa vào tay bạn chắc chắn sẽ phải xanh tốt, và khỏe ra
còn dáng thế, tạo hình...chỉ là chuyện nhỏ thôi
 
đúng rồi bác hãy cố gắng lên. thất bại là mẹ thành công mà. với lại bác đã có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng mai rồi bỏ thì phí lắm ạ.
 
có thể phun phòng bằng Macozeb hay pha dung dich booc-do quét lên. phòng được cả rong riêu luôn.
 
Bác BM ơi vườn mai của cỏlau có khoảng vài trăm cây mà mới phát hiện ra 3 cây có những sợi tơ nấm bé xíu màu như bã trầu mà bác BM nói,cỏlau có phun và quét coc 85 nhưng hôm qua cỏlau thấy nó cứ đơm hồng hết cả thân cây ,chắc do cỏ lau quét thuốc chưa đủ liều ,đọc thấy có bác hư hết cả vườn mai vì nấm mà cỏlau run quá,thương cây quá mà cỏlau chăm cây (nhờ người) không đạt.hu hu Ôi! giờ không biết phải làm sao nữa .Cái nắng khắc nghiệt vừa qua đã mang đi của cỏlau hết mấy chục cây rồi.Có bác nào có thể chăm sóc định kỳ vườn mai giùm cỏlau đươc không .cỏlau giờ chỉ biết xem kinh nghiệm của các bác rồi phổ biến cho ngươi làm vườn chăm sóc nhưng họ làm không có kết quả. có bác nào gở rối giúp cỏlau không?Xin đa tạ.hu hu hu...
 
Bác BM ơi vườn mai của cỏlau có khoảng vài trăm cây mà mới phát hiện ra 3 cây có những sợi tơ nấm bé xíu màu như bã trầu mà bác BM nói,cỏlau có phun và quét coc 85 nhưng hôm qua cỏlau thấy nó cứ đơm hồng hết cả thân cây ,chắc do cỏ lau quét thuốc chưa đủ liều ,đọc thấy có bác hư hết cả vườn mai vì nấm mà cỏlau run quá,thương cây quá mà cỏlau chăm cây (nhờ người) không đạt.hu hu Ôi! giờ không biết phải làm sao nữa .Cái nắng khắc nghiệt vừa qua đã mang đi của cỏlau hết mấy chục cây rồi.Có bác nào có thể chăm sóc định kỳ vườn mai giùm cỏlau đươc không .cỏlau giờ chỉ biết xem kinh nghiệm của các bác rồi phổ biến cho ngươi làm vườn chăm sóc nhưng họ làm không có kết quả. có bác nào gở rối giúp cỏlau không?Xin đa tạ.hu hu hu...


chưa chắc đã là nấm hồng. vì khi bị nấm hồng..cành như khô đi và lá cháy..sau đó cành chết..
lá còn xanh mướt...thì không phải nấm hồng đâu, nhưng đề phòng bao giờ cũng là trên hết..

Bạn để riêng 3 cây đó ra..dùng máy bơm áp lực cao ( máy rửa xe) hoặc cùng bàn chải với vòi nước..chà cho sạch toàn cây...sau đó dùng cọ mềm chấm AVIL quyết lên các cành ngi là nấm hồng,, sau đó phun lên toàn bộ khối lá..avil (pha theo liều chỉ định)
hoặc dùng Vivadamy quét lên cây...sau đó dùng anvil phun lên lá. phải làm nhiều lần
Vivadamy đặc trị nấm hồng cho cây cao su rất hiệu quả thuốc này rẻ tiền...nhưng đừng phun thuốc này lên lá...vì có thể mai sẽ mất năng xuất bông
nấm hồng nên ngừa là...chắc ăn nhất bằng cách :
ngay sau tết
..sau khi xả tàn..thay đất, bạn dùng anvil hoặc coc 85.. quét lên toàn bộ thân cành gốc, kể cả cổ rễ...là năm đó bạn yên chí cây này sẽ không bị nấm hồng tấn công

Ngừa bao giờ cũng hiệu quả hơn là trị..vì khi trị bạn nên dùng thuốc của ngoại quốc mới chắc ăn
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn bác BM ,mà cây này hôm đầu năm đang xanh tốt gốc cũng đẹp,nhưng từ từ nó héo lá rồi trụi cả cây sau đó cho thay đất thì thấy mặt dưới bộ rễ có môt nạm trắng kết tũa như hạt tròn be bé ,cạo hết phần hạt trắng đi rồi ,thay đất mới, cây lên đọt non được khỏang 1 tháng thì quéo lá sau đó ra tiếp đợt 2,hư hết mấy chi, cứ thế cho tới cuối cùng phải đoạn chi hư bỏ, chăm sóc thuốc phân đầy đủ,thời gian đó thì cây không có dấu hiệu nấm hồng( hoặc đang có vấn đề rồi mà cỏlau chưa biết.) nhưng cây trông khô héo lắm,tưởng là chết rồi duy chỉ cạo nhẹ lớp da thì thấy còn màu xanh của nhựa thôi . khi mưa xuống khoảng tháng thì cây phục hồi ,lánon ra xanh tốt lại đồng thời với những sợi nấm mà cọng mảnh như sợi tơ mang trên đầu 1 cái mủ nấm cưc kỳ bé, colau cạo nó đi rất khó, nó bé nhưng
bám rất dai.bôi thuốc cho nó nhưng mà nó lại trổ ra đợt khác. Lần này bận nên khoảng 1 tháng colau mới nhìn lại nó hôm qua thì thấy 1 rừng sợi tơ màu hồng đã nhổ giò cao ,đưa tay gỡ thì nó lên theo ,colau đang không biết phải làm gì với nó nên mới nhờ các bác giúp, còn thuốc thì colau không ngại thuốc ngoại đắt chỉ sợ mình sơ suất làm không đúng thôi.colau cám ơn bácBM,để colau về họp lại với xếp của colau xem sao chứ để cây qua đời hoài vừa hao tài mà vừa hổ thẹn với cây mai quá.
 
tôi có cảm giác như cây mai bạn bị sưng rễ hay tuyến trùng, nên cây yếu đi, tạo cơ hội cho nấm bịnh tấn công.nhưng thú thật với bạn, BM luôn luôn coi trọng sự phòng bịnh. như : thay đất hằng năm...đất trồng đúng tiêu chuẩn..phân bón cân đối...môi trường ( độ ẩm..ánh nắng.gió V..V vừa đủ )..phòng sâu bịnh đúng cách và định kì..nước tưới và cách tưới rất cẩn thận...
Vườn cây của BM hầu như không bịnh..nên BM không giỏi về chữa bịnh
trường hợp của bạn...BM bó tay..
Bác DOVANLO có ý kiến gì không....giúp.. Cỏ Lau đi
 
Last edited by a moderator:
Em cũng chưa hình dung được cây của bác colau bị nấm gì chắc phải xin chút hình ảnh. Nhân đây em đưa lên bài viết này để anh em, các bạn nắm được đặc điểm của bệnh nấm hồng nhằm phân biệt với các nấm bệnh khác.
<link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CNTCOM%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com<img src=" images="" smilies="" ohmy.gif="" border="0" alt="" title="<img src=" smilieid="2" class="inlineimg">
</o:smarttagtype><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com<img src=" images="" smilies="" ohmy.gif="" border="0" alt="" title="<img src=" smilieid="2" class="inlineimg"></o:smarttagtype><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><style> <!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Verdana; panose-1:2 11 6 4 3 5 4 4 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-1593833729 1073750107 16 0 415 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Bệnh nấm hồng (còn gọi là mốc hồng) là một bệnh phổ biến trên cây thân gỗ ở các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Bệnh rất phổ biến trên cây ăn quả đặc biệt trên khu vực rìa phía <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> của Tây Nguyên. Những vùng có lượng mưa cao trên 250 mm/tháng, có thời tiết nóng ẩm dài ngày trong mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vùng Tân Phú, Định Quán của Đồng Nai, Ma Đ’hoai, Đam B’ri, Cát Tiên của Lâm Đồng, phía Bắc tỉnh Bình Dương, Bình Phước… là những nơi bệnh phát triển phổ biến và gây thiệt hại đáng kể. Các cây ăn quả thân gỗ như cây xoài, sầu riêng, cây mít, nhãn, chôm chôm, mãng cầu ta, mãng cầu xiêm, cây có múi, cây bơ, cây măng cụt …là những cây bị gây hại phổ biến. Bệnh nấm hồng còn là dịch hại nguy hiểm trên một số cây công nghiệp như cây cao su, cà phê, cây tiêu, cây điều, cây ca cao...

Ký sinh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh nấm hồng phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm. Điều kiện khí hậu thời tiết ở <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> bộ trong mùa mưa khá thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển (trừ một số nơi có độ cao, trời mát).

Bệnh tấn công chủ yếu trên vỏ của thân và cành của cây trưởng thành. Vết bệnh thường xảy ra ở vị trí phân cành hoặc các cành mọc ngang. Triệu chứng ban đầu là dạng chỉ màu trắng của khuẩn ty phát triển trên bề mặt của vỏ cây. Trong điều kiện nóng ẩm, vết bệnh lây lan nhanh chóng tạo thành một lớp khuẩn ty bao phủ quanh thân cành. Khuẩn ty ngày càng dày đặc như lớp phấn phủ có màu trắng phấn, về sau chuyển màu hồng phấn. Ở giai đoạn cuối chuyển màu xám trắng. Đồng thời trong quá trình lan rộng của vết bệnh, nấm kı sinh xâm nhập vào bên dưới phá hại mạch dẫn và tượng tầng làm làm chết vỏ cây; nước và chất dinh dưởng không được vận chuyển lên trên làm cho phần cành phía trên vết bệnh khô và chết sau đó. Phần vỏ nơi bị bệnh thường bị nứt và chảy nhựa.

Quản lý bệnh nấm hồng

Vườn cây ăn quả trồng gần các lô cao su thường dễ bị lây lan bệnh từ các vườn cao su. Những nơi nằm sâu dưới các thung lũng hoặc dọc theo các con suối sâu nơi có ẩm độ cao nhiều giờ trong ngày, thiếu ánh nắng trực tiếp và độ thông thoáng thấp nguy cơ bị bệnh gây hại nghiêm trọng rất cao.

Mặc dù nấm bệnh tấn công hầu hết các giống cây ăn quả thân gỗ. Tuy nhiên, cũng có những giống rất mẫn cảm với bệnh làm cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hạn chế sử dụng những giống mẫn cảm mạnh với bệnh ở những khu vực nguy cơ bệnh cao. Ở Malaixia, hầu như tất cả các giống xoài được thử nghiệm điều nhiễm bệnh nấm hồng. Tất cả những giống sầu riêng được trồng phổ biến ở miền Đông <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> bộ đều bị nhiễm bệnh nấm hồng trong điều kiện ngoài đồng. Các cây thuộc nhóm cây có múi như cây bưởi, quıt đường, chanh, cam sành, quıt tiều; cây mãng cầu, cây nhãn ... đều bị bệnh ngoài đồng.

- Tạo vườn cây thông thoáng, có gió lưu chuyển không khí và ánh nắng mặt trời xuyên qua bên trong tán sẽ giúp hạn chế được bệnh. Nên trồng cây ở mật độ vừa phải; tránh trồng xen dày đặt, tỉa bớt tán cây chắn gió trong mùa mưa, thoát nước tốt cho vườn cây sau mưa là những biện pháp có lợi cho việc hạn chế bệnh. Nên tiến hành tỉa cánh tạo tán cho tán cây, tạo một khoảng trống hình ống trên đĩnh tán đi vào bên trong cành chính và thân nơi phân nhánh. Đây là kỹ thuật tạo tán hiện đại đã được áp dụng nhiều trên các cây nhãn, cây bơ, chôm chôm, cây xoài... Cách tạo tán này giúp tán cây thông thoáng, nhận nhiều ánh sáng mặt trời giúp tăng năng suất và giảm bệnh.

- Ngăn ngừa lây lan là cần thiết. Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng hiệu quả mới cao. Những vườn chớm bệnh cần tập trung theo dõi và phòng trị kịp thời để hạn chế lây lan. Tránh mang cây của cây bị bệnh hay từ vườn bị bệnh vào vườn khác (hay sử dụng cành nhánh làm trụ cho cây tiêu, để chống đỡ cây trong vườn hay vất trong vườn làm củi đun…)

- Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh sớm, phòng trừ bệnh kịp thời để giảm thiệt hại, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí phòng trừ. Vườn cây và các khu vực có lịch sử nhiễm bệnh cần được chú ý theo dõi. Những tháng có mưa nhiều và tập trung (tháng 6 – 7 và tháng 9 - 10) cần tập trung theo dõi để phát hiện bệnh. Ở <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> bộ, mưa cũng thường tập trung và kéo dài khi có các áp thấp nhiệt đới và bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và ngăn cản việc phòng trừ bằng thuốc hóa học.

- Trong điều kiện bệnh nặng, việc phòng trừ chủ yếu là tỉa bỏ, tiêu huỷ nguồn bệnh và sử dụng thuốc hóa học. Các cành nhánh bị bệnh cần được cắt và đem tiêu hủy, sau đó bôi hoặc phun thuốc trừ nấm. Những phần vỏ chớm bệnh có thể cạo bỏ phần mô bệnh đem tiêu huỷ và bôi thuốc trừ nấm lên vết thương.

- Bôi thuốc: sau khi cạo bỏ mô bệnh hay cắt tỉa cành bệnh, cần bôi thuốc vào các vết thương. Việc quét thuốc có thể tiến hành để phòng bệnh trên các đoạn phân nhánh, nơi dễ bị bệnh… Duy trì lớp thuốc bảo vệ cho đến khi vết thương lành sẹo hoặc điều kiện thuận lợi cho bệnh đi qua.

- Phun thuốc: có thể phun phòng khi thời tiết thích hợp cho bệnh phát triển hoặc phun sau khi tiến hành tỉa cành tạo tán, xử lý vết bệnh….

Các loại thuốc có thể sử dụng như dung dịch Bordeaux 1%, Oxyt Clorua đồng, Validacin 5L, Bonaza 100DD... Validacin 5L pha 10-15 ml/bình 8 lít, Bonaza 100DD 5 - 12 ml/bình 8 lít. Phun đều lên thân cành. Nên phun vào buổi sáng để tránh các cơn mưa chiều và phun thuốc lúc tán cây khô ráo. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện có thể phun 1 - 2 lần, tiếp tục theo dõi để quyết định có cần phun tiếp theo.

- Có thể kết hợp giữa bôi thuốc và phun thuốc. Để giảm chi phí có thể phối hợp luân phiên với thuốc gốc đồng. Lưu ý, không nên pha trộn thuốc gốc đồng với thuốc trừ nấm hoặc thuốc trừ sâu khác khi chưa hoặc không rõ về chúng.

Nguồn: Tin Hội khuyến nông phía <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>, 2004.

---------------
...Có bác nào có thể chăm sóc định kỳ vườn mai giùm cỏlau đươc không .cỏlau giờ chỉ biết xem kinh nghiệm của các bác rồi phổ biến cho ngươi làm vườn chăm sóc nhưng họ làm không có kết quả. có bác nào gở rối giúp cỏlau không?...
Ở TPHCM bạn liên hệ thầy Hai Riều 0903958605 xem có thể mời thầy đến vườn bạn 1 chuyến không, nếu được sẽ có nhiều điều hay lắm đấy.
 
Last edited by a moderator:
mình tìm dc một vài tấm hình trên mạng không biết có giống cây ở nhà bạn kô
1 nấm hồng
namhong.jpg


2 nấm Sclerotium spp
sclerotium.jpg


bác coi có giống không. nếu chuẩn đoán dc bệnh thì dể dàng cho việc điều trị hơn.
 
...Có bác nào có thể chăm sóc định kỳ vườn mai giùm cỏlau đươc không .cỏlau giờ chỉ biết xem kinh nghiệm của các bác rồi phổ biến cho ngươi làm vườn chăm sóc nhưng họ làm không có kết quả. có bác nào gở rối giúp cỏlau không?...
Ở TPHCM bạn liên hệ thầy Hai Riều 0903958605 xem có thể mời thầy đến vườn bạn 1 chuyến không, nếu được sẽ có nhiều điều hay lắm đấy.
 
bác dovanlo nói đúng đó. bác kiếm ai có có nghề về chăm vườn định kì hàng tuần 1 vài lần để khảo sát bệnh cây chăm sóc ... vậy thì rất tốt đó. hihi
 


Back
Top