Măng Tây Xanh (asparagus): Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây

  • Thread starter phuclocthoflowers
  • Ngày gửi
P

phuclocthoflowers

Guest
TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS) DỄ HAY KHÓ ?



Cây Măng tây xanh (Asparagus), tên khoa học là Asparagus Officinalis L., thuộc họ Măng tây Asparagaceae, là một loại cây trồng với mục đích thu hoạch lấy chồi măng tây xanh non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, đã được du nhập vào nước ta từ những năm 1960. Đến thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây Măng tây xanh để lấy Măng tây xanh phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng),…<O:p</O:p

Ở nước ngoài, Măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng sử dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày; họ còn đóng hộp xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới.Thị trường nhập khẩu Măng tây xanh của thế giới hiện nay đã lên đến hàng trăm ngàn tấn/năm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chủ yếu là thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan, Korea,...<O:p</O:p

Ở các nước láng giềng, tính đến năm 2007 người Thái Lan đã trồng được khoảng 2.000 hecta và ở Trung Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến, Giang Tô,…) nông dân đã trồng được khoảng 65.000 hecta cây Măng tây xanh với sản lượng trên 500.000 tấn măng tươi/năm (tăng 25% so với năm 2006). Để tiếp tục duy trì và phát triển thêm sản lượng đang cung cấp cho thị trường xuất khẩu trên thế giới,hiện nay các nước có trồng cây Măng tây xanh vẫn còn đang tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm để luân phiên trẻ hóa, thay thế dần dần từng phần các diện tích đất cũ đã trồng cây Măng tây xanh 4-6 năm trước đây nay phải bỏ đi vì đã kết thúc một vòng đời chu kỳ thu hoạch măng 4-6 năm của cây.<O:p</O:p

Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và khách sạn cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Măng tây xanh, và ngày càng tăng lên rất nhiều.
<O:p</O:p
Năm 1988, một Việt kiều ở Ðức đã mang 600 gr giống cây Măng tây xanh Mary Washington (F1) của Hoa Kỳ về trồng ở Ðà Lạt. Nhưng khi cây Măng tây xanh vừa được 2-3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim xinh tươi mơn mởn làm kiểng đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành để lấy tiền, khiến dự án lúc ấy bị thất bại. <O:p</O:p

Mười bảy năm sau, năm 2005 cây Măng tây xanh lại được Trung tâm Khuyến nông TPHCM Công ty Cẩm Hon (chuyên cung cấp giống và thu mua, xuất khẩu sản phẩm Măng tây xanh) phối hợp tổ chức đưa về trồng thí điểm 4 hecta tại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức (huyện Củ Chi, TPHCM). Sau gần 3 năm trồng thử nghiệm, kết quả cho thấy cây Măng tây xanh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất xám Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu thụ lớn ở trong và ngoài nước.
<O:p</O:p
Với chi phí đầu tư ban đầukhoảng 100.000.000 đồng/hecta,người trồng Măng tây xanh ở Củ Chi hiện nay đã có thể thu hoạch năng suất ổn định khoảng 80-150 kg măng tươi/ngày/haxbình quân 20.000 đồng/kg=> 2.000.000 đồng/ngày x khoảng 200 ngày thu hoạch/năm=đạt doanh thu > 400.000.000 đồng/năm/ha.Sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng còn thu nhậpkhoảng 300.000.000 đồng/năm/ha.

<O:p</O:p
(Giá thu mua sản phẩm Măng tây xanh của Công ty Cẩm Hon, thị trường 2008 tại TPHCM: Loại 1: Đường kính gốc >10-30mm, dài 25cm = 24.000 đ/kg.Loại 2: Đường kính gốc 5-10mm, dài 22cm = 15.000 đ/kg).

Tháng 10-2008, hai anh nông dân Nguyễn Văn Ô và Huỳnh Văn Thanh ở xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi TPHCM xác nhận: Mỗi công đất (1.000 m<SUP>2</SUP>) trong 4 công đất trồng cây Măng tây xanh của hai anh đang cho thu hoạch từ 8-15kg Măng tươi mỗi ngày (bình quân 10kg/ngày/1.000m<SUP>2</SUP>). Người mua đến tận vườn của hai anh thu mua Măng tươi giòn rụm với giá 50.000-70.000 đồng/kg (loại 1)30.000-35.000 đồng/kg (loại 2) để đem về phân phối cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ trung tâm ở TP Hồ Chí Minh.<O:p</O:p

Tính ra, mỗi ngày hái Măng tươi cả hai anh đều có thể thu được 200.000-300.000 đồng/1.000m<SUP>2</SUP> đất trồng cây Măng tây xanh.<O:p</O:p

Các bà nội trợ chắc không ai ngạc nhiên khi chúng tôi nêu giá bán sản phẩm Măng tây xanh tươi hiện nay ở các siêu thị lớn tại TP Hồ Chí Minh mà các khách hàng, nhà hàng, khách sạn vẫn mua vào hàng ngày để phục vụ thực khách của mình: 100.000-120.000 đồng/kg (giá thị trường TPHCM, tháng 10-2008).
<O:p</O:p
Trước đó, từ giữa tháng 8-2008, Thông tấn xã Việt Nam và các báo trong nước đã đồng loạt đưa tin từ Hội nghị sơ kết mô hình trồng cây Măng tây xanh của Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh: “Từ năm 2005, một số hộ nông dân ở các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ, Nhuận Đức (huyện Củ Chi TPHCM) trồng thử nghiệm khoảng 4 hecta cây Măng tây xanh, đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao: Trồng cây Măng tây xanh thu nhập 300-400 triệu đồng/hecta/năm. TP Hồ Chí Minh đang xây dựng kế hoạch phấn đấu đến năm 2010 trồng được 100 hecta cây Măng tây xanh”.

Thế nhưng, việc trồng cây Măng tây xanh ở nước ta dễ hay khó ? Thực tế cho thấy, bên cạnh các nông dân thành công như đã nêu trên cũng có không ít người đã bị thất bại khi trồng giống cây mới này !

Là những người đã đi nghiên cứu, tìm hiểu học tập kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Măng tây xanh ở Trung Quốc và ở Thái Lan, đồng thời theo dõi sát sườn các vườn rẫy trồng cây Măng tây xanh ở phía Nam nước ta trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy:

- Cây Măng tây xanh rất khó trồng với những ai không chuyên tâm, chí thú công việc nhà nông và không thích nghi được với cường độ lao động cao,ngày nào cũng phải ra đất rẫy trồng cây Măng tây xanh đúng giờ, đúng việc như công nhân công nghiệp phải tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt trong khi làm nghề;

- Nhưng, cây Măng tây xanh cũng rất dễ trồng đối với bà con nông dân đã từng chịu thương chịu khó sinh sống với nghề trồng rẫy rau màu, thật sự chuyên tâm, chí thú làm nông nghiệp đúng giờ, đúng việc theo tác phong công nghiệp, biết tìm hiểu nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu kỹ thuật trồng cây Măng tây xanh để học hỏi và biết kết hợp vận dụng nhuần nhuyễn kinh nghiệm truyền thống về trồng trọt và thổ nhưỡng, thời tiết riêng có lâu đời của từng vùng đất khi quyết định trồng cây Măng tây xanh, thì hy vọng vẫn sẽ thành công mỹ mãn và sẽ vượt lên thoát nghèo (từ 20 năm nay, ở Thái Lan các nông hộ trồng cây Măng tây xanh ai cũng giàu lên rất rõ). <O:p</O:p

Ngoài ra, việc trồng cây Măng tây xanh hiện nay còn có một cơ hội thuận lợi có một không hai, đó là: Trong khi người trồng các loại nông sản đang vất vả tìm đầu ra, thì ở TP. Hồ Chí Minh có một doanh nghiệp là Công ty Cẩm Hon sẵn sàng cung cấp giống và bao tiêu, thu mua sản phẩm Măng tây xanh để xuất khẩu.
<O:p</O:p
Tài liệu “Cẩm nang thực hành kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Măng tây xanh” này có mục đích giới thiệu phần nào những kinh nghiệm ban đầu mà chúng tôi đã học hỏi, tích lũy được với mong muốn giúp đỡ bà con nông dân trồng cây Măng tây xanh hạn chế những rủi ro, thất bại có thể có khi muốn trồng loại cây mới này. Dẫu vậy, kinh nghiệm thực tiễn sinh động của người trồng lúc nào cũng ngồn ngộn và rất phong phú, mỗi người mỗi địa phương đều có cách làm và kinh nghiệm hay khác nhau, chúng tôi rất mong được mọi người quan tâm tiếp tục đóng góp thêm ý kiến để tài liệu ngày càng được hoàn chỉnh hơn.<O:p</O:p

Ks LÊ HỒNG TRIỀU - Tel: 0984.617.637
 


Last edited by a moderator:
CÁCH TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH (APRAGUS)
Ks LÊ HỒNG TRIỀU

4. Cách bón phân cho cây Măng tây xanh:

Để bảo đảm ổn định năng suất và chất lượng măng cao, cần tiến hành thường xuyên, đầy đủ và đều đặn việc cung cấp dinh dưỡng cho cây: Cứ 15 ngày/1 lần phải tiến hành bón phân NPK, và cứ 3 tháng/1 lần phải bón phân trùn quế hoặc phân hữu cơ cho cây Măng tây xanh.

Việc sử dụng phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma có chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng, sẽ giúp hạn chế mầm bệnh gây hại cho cây; giúp thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển bến vững hơn, thời gian thu hoạch măng kéo dài hơn, sản lượng và chất lượng măng cũng tốt hơn; giảm bớt đáng kể chi phí sử dụng phân hóa học. Tính ra hiệu quả kinh tế, bón nhiều phân hữu cơ vẫn có lợi hơn bón phân hóa học.

Lượng phân bón cho 1 ha đất trồng cây Măng tây xanh cụ thể như sau:

a. Bón lót:

Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân hỗn hợp: 15-20-25 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) tùy khả năng người trồng, kết hợp với chế phẩm Trichoderma + 150 kg NPK 16-16-8.

b. Bón thúc:

- Sau khi trồng 15 ngày: Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 150 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.

- Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ, và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 150 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.

Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau khoảng 3-4m, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi (kẹp cây măng vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50cm để chống đổ ngả cây.

- Sau khi trồng 45 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 200 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.

- Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 200 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
<O:p</O:p

- Sau khi trồng 75 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc 250 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.

- Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 250 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
<O:p</O:p
Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây) lên các độ cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm để chống đổ ngả cây.

- Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 12-15 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm Trichoderma + 300 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây.

- Sau khi trồng 120 ngày (4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 300 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.

- Sau khi trồng 135 ngày (>4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơ này,khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh,tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng,rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 400 kg NPK 21-7-14;đồng thời phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây.

+ Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12-15 ngày thì bón thúc300 kg NPK 21-7-14; thu hoạch tiếp 12-15 ngày nữa thìphảitạm ngưng thu hoạch măng ngay.
<O:p</O:p
+ Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 25-30 ngày (1 tháng) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau.

<O:p</O:p
c. Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế:

Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, xới xáo vun đất đậy gốc, làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc400 kg NPK 15-15-15, kết hợp phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. <O:p></O:p>
Khoảng 15-20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích trổ măng (+dưỡng cành lá cho thật sum suê để quang hợp với ánh nắng nuôi dưỡng cây); bón thúc12-15 tấn phân trùn quế (hoặcphân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm vi sinh Trichoderma + 400 kg NPK 21-7-14. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
<O:p</O:p

+ Sau khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng; sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ khoảng 1 tháng, rồi thu hoạch tiếp lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Cứ thế, tiếp tục dưỡng cây và thu hoạch các lứa măng tiếp theo.

Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi măng chỉ cần giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay thế. Ở các lứa măng sau, năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7 chồi măng làmcây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần lên.

Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài 30-35 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần với12-15 tấn phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoaikết hợp chế phẩm Trichoderma + 300 kg NPK 15-15-15. Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau.

d. Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng:<O:p</O:p

Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 80-85 ngày, cần bón thúc 15 ngày/lần với 300-400 kg NPK 21-7-14. Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn. Có thể kết hợp phun thêm các loại phân sinh học bón lá (như Agrostim, Atonik, Antracol, Biotech PP 222) để kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng tốt hơn.

Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt để ngập úng bộ rễ, hoặc để sâu đất, trùn đất, dế nhũi, côn trùng,... xâm hại bộ rễ, cây măng sẽ chậm phát triển, chồi măng sẽ kém chất lượng, biến dạng hình thù cong vẹo làm mất giá trị thương phẩm, không thu hoạch được.

+ Sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn sản lượng và chất lượng măng trong mùa nắng. Trong mùa mưa, người trồng măng tây xanh có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch măng (không nhất thiết phải kéo dài thu hoạch đủ 3 tháng) để tập trung dưỡng cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch nhiều măng hơn trong mùa nắng tiếp theo.

5. Tưới, tiêu thoát nước:<O:p</O:p

Măng tây xanh là cây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày để làm thực phẩm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đều đặn, đầy đủ nước tưới hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới thường xuyên mỗi ngày, giữ đều độ ẩm của đất khoảng65-70% để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao. Mùa mưa phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để úng ngập quá 24 giờ, sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho măng hoặc măng bị giảm chất lượng đáng kể không thể thu hoạch được.

Với diện tích sản xuất lớn, cách tưới thấm qua rãnh là biện pháp thường được dùng vì ít tốn kém. Tùy khả năng và điều kiện của người trồng, cũng có thể dùng biện pháp tưới nhỏ giọt, tưới ngầm,hoặctưới phun sương.Cách tưới phun có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại, đến giai đoạn cây cho măng có thể làm hỏng măng chưa thu hoạch nếu không kịp chụp nón bảo vệ lá đài trên đầu các chồi măng. Cách tưới rãnh có thể tránh được nhiều cỏ dại, nhưng sau khi tưới nếu gặp trời mưa to hay gây ra hiện tượng úng ngập làm hỏng mầm các chồi măng non.

+ Chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm.Vì vậy, không được tưới nước cho cây măng tây xanh sau 17 giờ chiều mỗi ngày,vì nước tưới (hoặc nước trời mưa to vào buổi tối nếu có) sẽ làm cong vẹo đầu chồi măng, làm ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào ngày hôm sau.

Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây xanh vào các buổi sáng sớm mỗi ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng hàng ngày vào mỗi buổi sáng.

6. Làm cỏ:<O:p</O:p

Trồng măng trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay tốn nhiều công sức và mất nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ từ khi chuẩn bị đất trồng,để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất và bón phân về sau:

- Ngay từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm và xử lý cỏ thật kỹ, kết hợp phun thuốc diệt cỏ và phòng ngừa sâu bệnh.

- Khi chuẩn bị liếp trồng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng cây cho thẳng hàng cách nhau 100cm (mặt liếp trồng) và 20cm (mặt rãnh thoát nước). Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm cỏ bằng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất, đồng thời tạo đường đi thuận lợi để bón phân, chăm sóc cây và vận chuyển măng thu hoạch sau này.

- Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phải làm cỏ thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu + Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay việc làm cỏ + Không dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ, vô tình ngăn cản sự quang hợp ánh nắng làm hỏng bộ rễ chùm và ngăn cản sự phát triển của các chồi măng non.Sau khi bón phân, cần lấy lớp đất trên mặt liếp bổ sung vào gốc cây măng; cách làm này cũng giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại.

- Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ thay cây mẹ. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ đúng hướng dẫn (theo nguyên tắc “4 đúng”), không để thuốc ảnh hưởng làm mất sức cây măng, đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ có một số loại thuốc trừ cỏ có thể dùng được cho cây măng như: Fagon 20 AS, Agropac 25 SL, Dual, Onecide, Glyphosat, 2,4D, Trifluralin, Dicamba, Terbacil, Napropamide, …

7. Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây:<O:p</O:p

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn, tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng. Lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây. Cách làm: Trên cùng hàng cây trồng, chen giữa các cây măng, tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau 3-4m. Dùng dây cước nilon chắc chắn giăng thành hàng đôi (kẹp cây măng ở giữa), cách mặt liếp ở độ cao 50cm; rồi giăng thêm dây hoặc nâng dần đôi dây lên cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm tuỳ theo độ cao lớn của cây để giữ cây luôn đứng thẳng.

8. Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng:<O:p</O:p

Như trên đã nói, ở thời điểm sau khi trồng 135ngày(4,5-5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch. Để cây măng tây phát triển nhanh và nhiều chồi măng, cần tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m, để giúp cây mẹ phì to gốc và làm tăng thêm đáng kể lượng cành lá quang hợp cho cây, kích thích mạnh việc trổ măng, đồng thời giúp cây tăng năng suất, chất lượng măng lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.

9. Chụp nón trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đài:

Phần ngọn khoảng 10cm trên đầu các chồi măng non có phân bố các lá đài rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài sẽ làm hư thối các lá đài, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của măng.<O:p</O:p

Khi các chồi măng xuất hiện trên ruộng trồng cao khoảng 5-6cm, cần tạo ra các mũ chụp hình chóp nón cao khoảng 6-8cm bằng nhựa để chụp nón trên đầu các chồi măng để bảo vệ các lá đài+ làm hạn chế sự phát triển của các lá đài+ đồng thời kềm hãm sự già hóa của chồi măng, giúp tạo ra các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao hơn.

10. Thu hoạch và phân loại măng:<O:p</O:p

a. Thu hoạch măng:<O:p</O:p

Việc thu hoạch sản phẩm măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ và lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua.
Khi các chồi măng nhú lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm-30cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao. Sau khi thu hoạch, không nên để măng tây xanh tiếp xúc với ánh nắng làm cho chồi măng nhanh chóng bị già hóa, măng sẽ có nhiều xơ, mất dinh dưỡng, giảm chất lượng và mất giá trị thương phẩm.
Thời gian thu hoạch măng tây xanh là buổi sáng, thường từ 5-9 giờ sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc để măng tránh tiếp xúc với ánh nắng. Chọn các chồi măng đã đạt chiều cao >25cm (loại 1) >22cm (loại 2) theo quy cách hợp đồng thu mua, dùng tay nắm chặt gốc chồi măng, nghiêng 30<SUP>0</SUP>-45<SUP>0</SUP> giật nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ dễ dàng. Đem vào phân loại măng loại 1 và loại 2 theo yêu cầu thu mua sản phẩm, rửa sạch đất, cát (chú ý không để nước ướt đầu măng sẽ làm thối hỏng lá đài, làm hỏng chồi măng), bó lại thành bó 1-1,5 kg, xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa.

Cứ thế, tiếp tục khai thác măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch măng, khi thấy cây mẹ sắp chuyển lá vàng (lão hóa) thì ngưng thu hoạch ngay, chọn giữ lại 4-6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), tỉa bỏ cây nhỏ, cây mẹ già và cây bị sâu bệnh. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây có thể cho 1-2 chồi măng/ngày, từ năm thứ 2 mỗi cây có thể cho 2-3 chồi măng/ngày hoặc nhiều hơn tùy theo chế độ chăm sóc, trong đó có khoảng 80% là măng loại 1.

Sau khi thu hoạch măng, cần phải nén chặt đất trồng nơi đã lấy măng.

+ Măng tây xanh sau khi thu hoạch nếu để tiếp xúc với ánh nắng và bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm sẽ bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 2 ngày. Để tiếp xúc với ánh nắng, măng sẽ bị hóa già (xơ hóa), bị héo làm mất dinh dưỡng và giảm chất lượng, không thể phân phối cho thị trường được. Vì vậy, ngay sau khi thu hoạch, cần tiến hành sơ chế phân loại, rửa sạch, cắt cỡ, cột thành bó xong phải chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng đã thu hoạch nếu chưa sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 2*C hoặc cắm chân măng vào 3-5cm nước (đá) lạnh.

b. Phân loại măng:

Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm măng tây xanh:

- Măng loại 1: Đường kính thân măng cỡ >10mm-30mm, dài 25cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.

- Măng loại 2: Đường kính thân măng cỡ 5mm-10mm, dài 22cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người.

Ks LÊ HỒNG TRIỀU (Tel: 0984.617.637)<O:p</O:p
 
Last edited by a moderator:
<HR style="COLOR: #e1e1e1" SIZE=1><!-- / icon and title --><!-- message -->
CÁCH TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH (APRAGUS)


Để bảo đảm ổn định năng suất aà câất lượng măng cao, âần têến hành thường xuyên, đầy đủ và đều đặn việc cung cấp dinh dưỡng cho cây: Cứ 15 ngày/1 lần phải tiến hành bón phân NPK, và cứ 3 tháng/1 lần phải bón phân trùn quế hoặc phân hữu cơ cho cây Măng tây xanh.

Việc sử dụng phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma có chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng, sẽ giúp hạn chế mầm bệnh gây hại cho cây; giúp thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển bến vững hơn, thời gian thu hoạch măng kéo dài hơn, sản lượng và chất lượng măng cũng tốt hơn; giảm bớt đáng kể chi phí sử dụng phân hóa học. Tính ra hiệu quả kinh tế, bón nhiều phân hữu cơ vẫn có lợi hơn bón phân hóa học.
<O:p</O:p
Lượng phân bón cho 1 ha đất trồng cụ thể như sau:
<O:p</O:p
a. Bón lót:
<O:p</O:p
Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân hỗn hợp: 15-20-25 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) tùy khả năng người trồng, kết hợp với chế phẩm Trichoderma + 150 kg NPK 16-16-8.
<O:p</O:p
b. Bón thúc:
<O:p</O:p
- Sau khi trồng 15 ngày: Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 150 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
<O:p</O:p
- Sau khi trồng 30 ngày (1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ, và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 150 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
<O:p</O:p
Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 120cm, cách nhau khoảng 3-4m, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi (kẹp cây măng vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50cm để chống đổ ngả cây.
<O:p</O:p
- Sau khi trồng 45 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 200 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
<O:p</O:p
- Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 200 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
<O:p</O:p
- Sau khi trồng 75 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc 250 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
<O:p</O:p
- Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 250 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
<O:p</O:p
Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây) lên các độ cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm để chống đổ ngả cây.
<O:p</O:p

- Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 12-15 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm Trichoderma + 300 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây.
Ks LÊ HỒNG TRIỀU - Tel: 0984.617.637<O:p</O:p
 
Last edited by a moderator:
tôi tham khảo nhiều trang nhưng có trang cũng sinh động lắm
như trang này: http://mangtayxanh.tk/
tôi có trò chuyện thì anh nthanhba rất nhiệt tình,
A.Ba có giới thiệu về bài thuốc chửa bênh ung thư từ măng tây
các bạn tham khảo trang đó thử xem sao:
link liên kết: http://mangtayxanh.tk/

tìm hoài mới thấy thêm trang này nữa
món ăn măng tây có nhiều bài thuốc mà người ta ca tụng
sao không làm cách nào để nó lanng rộng để chúng ta cùng góp sức
giúp những người gặp những cơn bệnh đang rình rặp xung quanh chúng ta nhỉ.
A.Ba ơi! anh ít lên tiếng quá,
anh lên tiếng cho bà con đi chứ
đay cũng là trang của A.Ba http://thanhba.forumotion.com
http://thanhba.forumotion.com
http://mangtayxanh.forumotion.com/
thật thì tôi thấy anh cũng có khiếu
mọi người nên giúp A.Ba này
để A.Ba có tiếng nói gì đó để ảnh phổ biến rộng rải cho mọi người
1-54.jpg
 
chào các bác:
tìm hoài mới ra trang để chia sẽ kĩ thuật trồng măng tây
máy bác từ khâu đúc hạt đến khâu cho sản phẩm ra thị trường như thế nào, chứ tui thấy khó khăn quá.
tui cũng không là người đi trước cũng không biết nhiều kỹ thuật trồng nhưng tui thấy có ít kinh nghiệm chia sẽ đây:
từ khâu chọn giống đến khâu đem ra đất trồng tui điều trải qua hết. nói chung khó cũng hok khó, nhưng biết cách chọn hạt giống.
lúc trước tui có chọn giống của Ks Triều gì đó, lúc đó đúc hạt nhưng mà lên le que máy cây, từ khi tui tự tìm hạt giống cho mình thì đúc lên khoảng 85% đến 90%, vậy là tui thấy hạt giống Ks triều có vấn đề, giờ tui thấy công ty măng tây Thiên Hưng cung cấp giống rẽ hơn và năng xuất nãy mầm cao hơn, giờ thì công ty Thiên Hưng thu mua sản phẩm giá cũng rất tốt, vừa rồi trước tết hàng tui lên đến 30kg - 40kg vậy mà công ty cũng nhận hết, gia đình tui dự định trồng tiếp 7 công nữa, và công ty Thiên Hưng cũng hỗ trợ giá nhiều,
ví dụ: Công ty thiên Hưng 1tr8 ( 100g)
còn Ks Triều 1tr6 (45g)
so sánh ra thì công ty Thiên Hưng rẽ hơn
và còn giống công ty Thiên Hưng cho năng xuất nãy mầm cao hơn giống Ks triều
và còn giá thu mua của công ty thiên Hưng cũng cao hơn nhiều, nhưng giá của Ks lúc lên lúc xuống. tiền mua thì trả chậm trể.
khi nào có kinh nghiệm gì tui chia sẽ cho các bác tiếp nhé,
giờ tui chăm sóc đám măng tui đây, chào ... máy bác
 
Chào bạn!
Cho mình hỏi vườn măng tây nhà bạn trồng lúc này thế nào rồi? Bạn vui lòng cho mình đến tham quan học hỏi thêm được không vậy? Cám ơn rất nhiều!
Thân ái!
 

măng tây xanh

Xin chào mấy cô chú

Hiện con tính thử nghiệm 1000m2 măng tây xanh ở tỉnh Bình Thuận , không biết kỹ thuật chăm sóc khó không , thu hoạch sản phẩn có nơi thu mua không ? xin có chú giúp con với
 
chào các bác:
tìm hoài mới ra trang để chia sẽ kĩ thuật trồng măng tây
máy bác từ khâu đúc hạt đến khâu cho sản phẩm ra thị trường như thế nào, chứ tui thấy khó khăn quá.
tui cũng không là người đi trước cũng không biết nhiều kỹ thuật trồng nhưng tui thấy có ít kinh nghiệm chia sẽ đây:
từ khâu chọn giống đến khâu đem ra đất trồng tui điều trải qua hết. nói chung khó cũng hok khó, nhưng biết cách chọn hạt giống.
lúc trước tui có chọn giống của Ks Triều gì đó, lúc đó đúc hạt nhưng mà lên le que máy cây, từ khi tui tự tìm hạt giống cho mình thì đúc lên khoảng 85% đến 90%, vậy là tui thấy hạt giống Ks triều có vấn đề, giờ tui thấy công ty măng tây Thiên Hưng cung cấp giống rẽ hơn và năng xuất nãy mầm cao hơn, giờ thì công ty Thiên Hưng thu mua sản phẩm giá cũng rất tốt, vừa rồi trước tết hàng tui lên đến 30kg - 40kg vậy mà công ty cũng nhận hết, gia đình tui dự định trồng tiếp 7 công nữa, và công ty Thiên Hưng cũng hỗ trợ giá nhiều,
ví dụ: Công ty thiên Hưng 1tr8 ( 100g)
còn Ks Triều 1tr6 (45g)
so sánh ra thì công ty Thiên Hưng rẽ hơn
và còn giống công ty Thiên Hưng cho năng xuất nãy mầm cao hơn giống Ks triều
và còn giá thu mua của công ty thiên Hưng cũng cao hơn nhiều, nhưng giá của Ks lúc lên lúc xuống. tiền mua thì trả chậm trể.
khi nào có kinh nghiệm gì tui chia sẽ cho các bác tiếp nhé,
giờ tui chăm sóc đám măng tui đây, chào ... máy bác

Theo tui thì Bác nên nghĩ lại các Công ty vừa nêu cũng như nhau mà thôi (Thiên Hưng + Ks T), đừng có nghe họ nói mà hãy xem cách họ làm. Họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận cho họ mà thôi. Bà con bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc để tạo ra sản phẩm vừa chất lượng vừa đạt về số lượng (tức là bà con rất giỏi), còn họ thì khi số lượng nhiều lên là bị ép giá rẻ mạt nêu đủ lý do để không mua (tức là làm kinh doanh rất dở). Nào là cam kết, ký hợp đồng, tổ chức hội thảo,…chỉ để lòe thiên hạ và bà con!. Bà con nên cẩn thận, tự lượng sức của mình để sản xuất và kinh doanh hiệu quả!
 


Back
Top