MĂNG TÂY XANH / ASPARAGUS

  • Thread starter PhucLocThoFlowers
  • Ngày gửi
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: PhucLocThoFlowers
- Địa chỉ: tiengiang - vietnam
- Tel, Fax: 0984.617.637
- Email: PhucLocThoFlowers@ymail.com.vn / PhucLocThoFlowers@gmail.com.vn
================================

KỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY
(ASPARAGUS OFFICINALIS L.)

Măng tây là một loại rau cao cấp, sản phẩm là phần thân mầm (chồi măng non) có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit l,2%, xenluloza 2,3%, tro 0,6%, canxi 21 mg%).

Từ thời Pháp thuộc, người Pháp đã mang giống cây măng tây sang trồng ở nước ta. Đến những năm 1960-1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây măng tây để lấy măng non chế biến xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng). Thị trường xuất khẩu măng tây chủ yếu là các nước Tây Âu với hàng trăm ngàn tấn/năm và hiện nay nhu cầu còn tiếp tục tăng. Các nhà hàng, khách sạn ở trong nước cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ loại sản phẩm này.

Sau ngày nước nhà thống nhất, năm 1988 một Việt kiều Ðức là ông Nguyễn Thanh Lâm đã mang 600kg giống măng tây Washington F1 từ Mỹ về cho người dân ở Bình Dương, Bình Phước, Ðà Lạt trồng. Nhưng dự án thất bại vì khi ấy, cây măng tây đang mơn mởn lá xinh xinh thì người dân lại cắt đi, đem bán kèm chung với hoa hồng để lấy tiền. Họ chưa hiểu nhiều về cây măng tây, mà chỉ thấy cái lợi trước mắt. Mười bảy năm sau, cây măng tây ấy lại được đưa trở lại trồng ở TP.HCM và mô hình thử nghiệm trên vùng đất xám Củ Chi đã cho kết quả rất khả quan.

1. Đặc điểm thực vật và sinh học

Măng tây là một loại cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Cây có hoa đơn tính, khác gốc, có màu vàng hoặc lục nhạt. Có khoảng 50% số cây trồng mang hoa đực, 50% mang hoa cái. Các cây hoa đực hình thành rất nhiều mầm và sống lâu hơn, cho sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng măng kém hơn. Quả măng mọng, khi chín có màu đỏ, có ba ngăn, mỗi ngăn có 1-2 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng; bình quân có khoảng 40 - 60 hạt/gam, trọng lượng 20 gam có khoảng 1.000 hạt.

Hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20*C, nhưng thích hợp nhất là 25*C, và đây cũng là nhiệt độ trung bình cần thiết cho cây phát triển. Ngay sau khi hạt nảy mầm, rễ chính rất ngắn bị chết. Thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng được tạo thành và các rễ khác mọc ngang từ rễ trụ này. Sau đó ở khoảng cách gần mặt đất, trên các đốt của rễ trụ hình thành các thân mầm mới - được gọi là măng.

Măng là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Trước khi nhú khỏi mặt đất, măng có màu trắng mềm, khi mọc cao khỏi mặt đất chúng ngả màu xanh (lục hoá) và thành cây phát sinh cành có thể cao tới 2m.

Măng tây là cây ưa ánh sáng. Trồng măng tây ở nơi bị che rợp, hiệu suất quang hợp thấp, cây sinh sản kém, năng suất măng sẽ giảm. Măng có thể thu hoạch được trong nhiều năm (có thể từ 8 đến 10 năm), nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 - thứ 5. Sang năm thứ 7 - thứ 8, khi năng suất và chất lượng măng đã giảm thì cần phá đi để trồng mới.

Đất trồng măng tây phải có độ tơi xốp cao, giàu mùn, giàu chất hữu cơ, độ pH 6-7. Măng tây trồng thích hợp ở nhiệt độ 20-30*C, không chịu được rét dưới 10*C; chịu hạn tốt, nhưng không chịu đất phèn chua, chân đất thấp không thoát nước hay ngập úng. Để có măng ngọt, mềm, vào mùa nắng cần phải tưới thường xuyên để giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65 - 70%.

2. Giống cây măng tây: Có 2 nhóm măng tây được trồng hiện nay:

- Giống măng xanh California 500 (F1): Giống này năng suất cao, dễ trồng, dễ thu hoạch, nhưng giá trị thương phẩm không cao; nông dân thường trồng lấy lá trưng bày chung với hoa cắt cành.

- Giống măng trắng (măng vàng) Mary Washington (F1): Giống này phổ biến, cho năng suất và chất lượng cao.

Ở các điểm trồng thử nghiệm các giống măng tây tại Viện Nghiên cứu Rau - Quả (Gia Lâm), Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam (Thanh Trì) và Trung tâm Rau-Hoa-Quả (Từ Liêm) Hà Nội, năng suất năm thứ 1 đạt 7-8 tạ/ha, năm thứ 2 đạt 1,5-2 tấn/ha, năm thứ 3 trở đi đạt tới 3 tấn/ha.

3. Kỹ thuật trồng trọt

a. Nhân và chọn giống

Có 2 cách nhân giống:

+ Nhân giống vô tính

Dùng các gốc thân ngầm của cây năm trước (cây 1 tuổi) gieo thẳng ngoài ruộng sản xuất. Vào cuối mùa sinh trưởng năm đầu tiên (năm thứ 1), phần trên cây măng được cắt bỏ đi, phần gốc thân ngầm được ủ lại vào tháng 12 và tháng 1. Sau đó phần gốc ngầm được đào lên, tách ra và phân cấp. Những gốc có trọng lượng nhỏ hơn 45g và bị sây sát thì loại bỏ, những gốc mầm khoẻ tách ra thành 5 - 6 phần và phải đem trồng ngay, và trồng như các gốc mầm riêng biệt. Nếu thời tiết không thích hợp thì vùi lại hoặc bảo quản lạnh đến khi thời tiết thích hợp thì đem trồng.

+ Nhân giống hữu tính

Dùng hạt ươm qua vườn ươm để lấy cây con. Do hạt măng có vỏ cứng, trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước ấm 350C một ngày đêm, sau đó ủ hạt ở nhiệt độ 250C đến khi hạt nứt nanh mầm. Chọn những hạt có mầm đem gieo, những hạt còn lại đãi sạch và ủ tiếp để có mầm gieo sau. Cách gieo hạt trong vườn ươm giống như ươm hạt các loại rau khác, có thể gieo trong khay, trong bầu, trên luống... tuỳ hoàn cảnh cụ thể của người trồng.

b. Vườn ươm

Vườn ươm nên chọn nơi cao ráo, thoát nước tốt. Làm đất thật kỹ, trộn thêm phân chuồng hoai mục với 5% lân super, bón khoảng 1-1,5 kg/m2. Khoảng cách các hàng trong vườn ươm 15-20cm, khoảng cách các hốc 5cm. Hạt gieo sâu 1-1,5cm, phủ đất và rắc một lớp mùn hoặc trấu đã ủ mục rồi tưới ẩm. Để trồng số lượng 20.000-25.000 cây/ha, cần chuẩn bị khoảng 1 - 1,5 kg hạt giống (đã tính 20% dự phòng) và 300-400m2 vườn để ươm hạt cây giống.

+ Thời vụ:

Có thể gieo ươm cây con ở 2 thời vụ chính: Gieo hạt vào đầu mùa thu, khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 âm lịch để có cây con trồng vào tiết lập xuân, tháng 2 năm sau. Vụ đông-xuân gieo vào tháng 2-4 để trồng vào tháng 4-6 dương lịch, vụ này chủ yếu lấy gốc cho năm sau.

Khi cây con lên khỏi mặt đất cao 5-10cm, dùng nước phân loãng tưới thúc 10-15 ngày lần. Hạn chế dùng phân hóa học cho cây con trong vườn ươm. Khi cây được 1 tháng tuổi và 3 tháng tuổi, nhớ làm cỏ, xới xáo và vun gốc cho cây kết hợp với bón thúc nước phân. Khi cây đạt 10-12 tuần tuổi thì có thể đem ra trồng.

c. Trồng và chăm sóc

+ Đất trồng: Đất trồng cây măng tây phải cày bừa sâu và thật kỹ. Lên luống rộng 50-60cm, cao 40cm, rãnh rộng 30-40cm. Ở giữa các rãnh bổ hốc sâu 20cm với khoảng cách mỗi hốc 50cm. Độ sâu rãnh phụ thuộc vào loại đất, thông thường trồng sâu 20-30cm, cạn nhất là 15cm, Bỏ phân chuồng, phân hóa học và vôi bột (nếu cần) bón lót vào hố đảo đều, rồi lấp đất và đặt cây con vào.
Hai ngày trước khi bứng cây giống để trồng, cần tưới nước đẫm vườn ươm. Khi đem trồng, bứng cây còn nguyên rễ, trồng mỗi hốc 2 cây. Gốc mầm cây giống được đặt bằng tay với rễ trải rộng, nếu đặt gốc mầm không đúng thì những lứa măng đầu tiên sẽ bị ức chế và giảm thu hoạch. Ngoài ra, gốc mầm sau khi trồng cần phải phủ ngay một lớp đất mặt dày 5-8cm và cần phải được tưới nước ngay sau khi trồng bằng phương pháp tưới rãnh hoặc tưới phun.

Măng tây có thể trồng với mật độ 20.000-25.000 cây/ha hoặc 25.000-30.000 cây/ha. Trồng dày cây măng tây có thể cho thu hoạch cao ở thời gian đầu, nhưng sau đó năng suất và chất lượng măng sẽ giảm.

+ Bón phân

Lượng phân bón cho 1 hecta măng tây như sau:

- Bón lót: Thời gian đầu nên bón lượng phân hỗn hợp: 20-25 tấn phân chuồng/1ha + 200kg đạm urê + 300kg super lân + 150 kali sunfat. Nếu có điều kiện, nên dùng 50-60 tấn phân chuồng/1 ha để kéo dài thời gian thu hoạch và tăng sản lượng; tính ra vẫn cho hiệu quả cao hơn.

- Bón thúc: Sau khi trồng được 2 tháng, tiến hành bón thúc với lượng phân hóa học như sau: 60-70 kg urê + 90-100 kg lân super + 60-70 kg kali sunphat. Hàng năm, vào giữa mùa xuân khoảng tháng 2, tháng 3, lại tiến hành bón thúc thêm cho cây với số lượng phân như trên. Ngoài ra, vào thời điểm thu hoạch măng nhiều, cứ 2 tuần 1 lần, dùng nước phân pha loãng tưới cho cây, kết hợp xới xáo đất và vun gốc cho cây măng.

Cũng từ tháng thứ 2 sau khi trồng, khi cây đã cứng cáp, bắt đầu xả 50% lượng đất trên mặt luống để vun dần vào gốc cây. Sau đó 1 tháng, vun nốt 50% lượng đất còn lại, để hình thành luống cố định có kích thước 50cm, rãnh 30cm. Lần vun sau nhớ kết hợp bón thúc cho măng.

+ Làm cỏ

Hạt cây măng tây nầy mầm rất chậm, nên trước khi hạt nảy mầm có thể phun thuốc diệt cỏ tiếp xúc. Ngay sau khi các chồi cây nhú lên, thì bắt đầu làm cỏ bằng tay liên tục trong khoảng 2,5 tháng đầu, không để cỏ già rơi hạt làm phát sinh cỏ mới (không dùng thuốc nữa). Song song đó, lớp đất mặt trên luống cần được bổ sung thêm vào rãnh từng chút một để hoàn thiện dần liếp trồng; bằng cách này có thể giúp ích cho việc kiểm tra cỏ dại.

+ Làm giàn:

Cây măng sau 1 năm tuổi cần làm giàn chống đổ ngả: Ở 2 đầu luống trồng, cắm cọc xi măng hoặc cọc tre chắc chắn, cao khoảng 1,5 - 2m. Sau đó dùng dây kẽm hoặc dây ni lông căng 2 hàng ở độ cao khoảng 0,5m và 1m cách mặt luống để giữ cho cây khỏi đổ ngả. Khi cây cao đến 1m và 1,5m có thể bấm ngọn để hạn chế chiều cao, tăng thêm lượng cành lá cho cây và điều quan trọng nhất là để tăng sản lượng măng.

+ Tưới tiêu:

Cách tưới rãnh là biện pháp hay được dùng ở diện tích sản xuất lớn, đặc biệt vào mùa khô. Cũng có thể dùng biện pháp tưới phun. Cách tưới phun có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại. Tưới rãnh thì tránh được cỏ dại, nhưng sau khi tưới nếu gặp mưa rào thì hay gây ra hiện tượng úng cho các mầm mới trồng.

Măng tây là cây cho thu hoạch măng (chồi non) để làm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đầy đủ nước tưới ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Việc tưới nước nên tạm dừng sau khi các cây mẹ già lá vàng được chặt bỏ đi để bước vào giai đoạn ngủ nghỉ khoảng 1 tháng, chuẩn bị cho lứa cây mẹ mới sẽ mọc lớn lại vào mùa xuân.

d. Thu hoạch

Sản phẩm của cây măng tây là đoạn thân chồi non chứa nhiều thành phần: Nước chiếm 83%, chất khô 17%, trong đó protein 2,2%, đường 1,2%, chất xơ 2,3%, nhiều chất khoáng như kali, magne, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phốt-pho..., và nhiều vitamin quan trọng như K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Tryptophan, Folate…

Măng xanh thu hoạch vào lúc thân măng đã vượt lên khỏi mặt đất khoảng 25-30cm. Măng trắng cần thu hoạch vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc để măng khỏi biến thành màu xanh (lục hóa). Khi các chồi măng non nhú lên gần mặt đất (thấy mặt đất nứt nẻ), dùng dao bén bới nhẹ gốc và lấy tay tách thân măng khỏi rễ trụ, rửa sạch đất, dùng giấy bọc măng lại, xếp nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa. Nếu chưa sử dụng ngay. Sau khi thu hoạch, nén chặt đất lại, rồi dùng nước phân chuồng loãng tưới vào gốc cây măng. Nếu chưa giao hàng ngay, cần bảo quản măng trong tủ lạnh vì măng rất dễ hỏng sau 5-7 ngày cắt khỏi cây mẹ.

Tiếp tục thu hoạch măng cho đến khi cây mẹ già, lá vàng (lão hóa) thì chặt bỏ để thay cây mẹ khác (trẻ hóa) vì cây mẹ chỉ tồn tại khoảng 3 tháng, sau đó sẽ kém phát triển. Cần chú ý cân đối chức năng quang hợp tích lũy dinh dưởng để nuôi chồi và cây, khi chặt bỏ 3 cây mẹ già cần phải giữ lại 3 chồi măng con để chuẩn bị nuôi dưỡng 3 cây mẹ khác thay thế (sau lứa măng đầu tiên, chỉ cần dưỡng lại 2 cây mẹ mới) nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng cao cho lứa măng sau. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây cho 2-3 mầm, từ năm thứ 2 trở đi mỗi cây sẽ cho 8-10 mầm và nhiều hơn với trọng lượng 50-60 g/mầm.

Đường kính gốc măng là tiêu chuẩn phân loại măng. Với cùng chiều dài 15cm - 25cm, đường kính của gốc măng cỡ trên 2cm là tốt nhất có thể dùng xuất khẩu tươi; cỡ 1,5cm - 1,9cm là loại trung bình dùng để đóng hộp và cỡ dưới 1,4 cm dùng cho tiêu dùng nội địa.

e. Phòng trừ sâu bệnh

Cây măng tây ít khi bị bệnh. Khi phát hiện sâu xanh, bọ trĩ, bệnh cercospora asparagi hại lá thì dùng Bi 58, Triscophos; với sùng, dế trũi, nấm Fusarim hại rễ thì dùng Wofatox, Dipterex nồng độ 0,1% và các thuốc khác để diệt trừ ngay.

g. Để giống

Chọn quả măng già đỏ mọng, thu về bóp lấy hạt phơi kỹ 3-5 nắng rồi bảo quản để gieo vào mùa thu. Nhưng không nên thu hạt thu từ dòng cây F2 trở đi để làm giống.

hongtrieu.hcmc / phuclocthoflowers / tel: 0984.617.637


CÁC MÓN ĂN NGON CHẾ BIẾN TỪ MĂNG TÂY - KHÚC BIẾN TẤU CỦA MĂNG TÂY XANH

Măng tây có thể kết hợp bí quyết nấu ăn truyền thống với những phương pháp chế biến mới để tạo ra những món ăn ngon miệng, độc đáo, lạ mắt. Bạn có thể cảm nhận hương vị đặc biệt của salad, sức hấp dẫn với nhiều sự lựa chọn của các món làm từ măng tây. Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn độc đáo thể hiện sự sáng tạo ẩm thực từ măng tây vào thực đơn nhà bạn.

COCKTAILS CUA VÀ MĂNG TÂY

Nguyên liệu: Thịt cua 200g. Măng tây xanh 5 ngọn/người. Xốt mayonnaise: 80g. Nguyên liệu trang trí: Lá thì là, cà chua, xốt cocktails.
Cách làm: Luộc chín măng tây, cắt phần ngọn dài khoảng 6cm. Phần cuống măng băm nhỏ và trộn với thịt cua, xốt mayonnaise, nêm gia vị vừa ăn, cho vào khuôn tòn đẻ tạo hình rồi cho ra đĩa. Nhúng ngọn măng vào xốt cocktails, xếp xung quanh đĩa. Trang trí bằng lá thì là và cà chua.

CÁ MÚ RÁN & MĂNG TÂY CUỘN THỊT HUN KHÓI

Nguyên liệu: Thịt cá mú: 600g. Măng tây xanh: 5 ngọn/người. Thịt lợn hun khói lát mỏng: 12 lát. Nước dùng cá: 300ml. Kem tươi: 100ml. Muối, tiêu. Nguyên liệu trang trí: Cà chua bi, lá bạc hà tươi.
Cách làm: Rán miếng thịt cá trên lửa vừa. Đun sôi nước, thả ngọn măng tây vào luộc chín, vớt ra. Cuộn măng tây với thịt hun khói và rán cho đến khi miếng măng cuộn thịt ngả màu vàng. Ninh phần cuống măng với nước dùng cá, thêm một chút kem vào, khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn để làm xốt.
Đổ xốt ra đĩa, xếp miếng cá rán lên, xếp miếng măng tây cuộn thịt hun khói xung quanh. Trang trí bằng cà chua bí và lá bạc hà tươi.

MĂNG TÂY: THỰC PHẨM NGON & BỔ

(TNO) Măng tây là một loại rau đặc biệt, được sử dụng rất phổ biến ở các nước phương Tây. Măng tây có thể dùng để chế biến nhiều món ăn như: Súp, salad, xào, canh v.v... Măng tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B2, C, kali, sắt và canxi. Ngoài ra măng tây còn được biết đến như là một vị thuốc lợi tiểu, chữa bệnh huyết áp cao, tim mạch, giải độc gan.
Có nhiều loại măng tây. Măng tây của Hà Lan và Tây Ban Nha có màu trắng với chóp màu ngà. Loại này thường mọc dưới các mô đất và được thu hoạch khi chóp măng vừa mới mọc ra. Loại măng tây màu tím thường được trồng ở Pháp, thân cây có màu trắng và chóp thì nhuốm màu xanh hoặc tím. Ngược lại, măng tây của Anh và Mỹ thì lại mọc trên mặt đất và đọt măng hoàn toàn chỉ có màu xanh. Tại Việt Nam, măng tây được trồng vào khoảng năm 2005; có nhiều ở các vùng rau xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng) với hai loại chủ yếu là măng xanh và măng trắng. K.H.
 


CÁC MÓN ĂN NGON CHẾ BIẾN TỪ MĂNG TÂY - KHÚC BIẾN TẤU CỦA MĂNG TÂY XANH

Măng tây có thể kết hợp bí quyết nấu ăn truyền thống với những phương pháp chế biến mới để tạo ra những món ăn ngon miệng, độc đáo, lạ mắt. Bạn có thể cảm nhận hương vị đặc biệt của salad, sức hấp dẫn với nhiều sự lựa chọn của các món làm từ măng tây. Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn độc đáo thể hiện sự sáng tạo ẩm thực từ măng tây vào thực đơn nhà bạn.

COCKTAILS CUA VÀ MĂNG TÂY

Nguyên liệu: Thịt cua 200g. Măng tây xanh 5 ngọn/người. Xốt mayonnaise: 80g. Nguyên liệu trang trí: Lá thì là, cà chua, xốt cocktails.
Cách làm: Luộc chín măng tây, cắt phần ngọn dài khoảng 6cm. Phần cuống măng băm nhỏ và trộn với thịt cua, xốt mayonnaise, nêm gia vị vừa ăn, cho vào khuôn tòn đẻ tạo hình rồi cho ra đĩa. Nhúng ngọn măng vào xốt cocktails, xếp xung quanh đĩa. Trang trí bằng lá thì là và cà chua.

CÁ MÚ RÁN & MĂNG TÂY CUỘN THỊT HUN KHÓI

Nguyên liệu: Thịt cá mú: 600g. Măng tây xanh: 5 ngọn/người. Thịt lợn hun khói lát mỏng: 12 lát. Nước dùng cá: 300ml. Kem tươi: 100ml. Muối, tiêu. Nguyên liệu trang trí: Cà chua bi, lá bạc hà tươi.
Cách làm: Rán miếng thịt cá trên lửa vừa. Đun sôi nước, thả ngọn măng tây vào luộc chín, vớt ra. Cuộn măng tây với thịt hun khói và rán cho đến khi miếng măng cuộn thịt ngả màu vàng. Ninh phần cuống măng với nước dùng cá, thêm một chút kem vào, khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn để làm xốt.
Đổ xốt ra đĩa, xếp miếng cá rán lên, xếp miếng măng tây cuộn thịt hun khói xung quanh. Trang trí bằng cà chua bí và lá bạc hà tươi.

MĂNG TÂY: THỰC PHẨM NGON & BỔ

(TNO) Măng tây là một loại rau đặc biệt, được sử dụng rất phổ biến ở các nước phương Tây. Măng tây có thể dùng để chế biến nhiều món ăn như: Súp, salad, xào, canh v.v... Măng tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B2, C, kali, sắt và canxi. Ngoài ra măng tây còn được biết đến như là một vị thuốc lợi tiểu, chữa bệnh huyết áp cao, tim mạch, giải độc gan.
Có nhiều loại măng tây. Măng tây của Hà Lan và Tây Ban Nha có màu trắng với chóp màu ngà. Loại này thường mọc dưới các mô đất và được thu hoạch khi chóp măng vừa mới mọc ra. Loại măng tây màu tím thường được trồng ở Pháp, thân cây có màu trắng và chóp thì nhuốm màu xanh hoặc tím. Ngược lại, măng tây của Anh và Mỹ thì lại mọc trên mặt đất và đọt măng hoàn toàn chỉ có màu xanh. Tại Việt Nam, măng tây được trồng vào khoảng năm 2005; có nhiều ở các vùng rau xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng) với hai loại chủ yếu là măng xanh và măng trắng. K.H.
 
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: PhucLocThoFlowers
- Địa chỉ: tiengiang - vietnam
- Tel, Fax: 0984.617.637
- Email: PhucLocThoFlowers@ymail.com.vn / PhucLocThoFlowers@gmail.com.vn
================================

KỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY
(ASPARAGUS OFFICINALIS L.)

Măng tây là một loại rau cao cấp, sản phẩm là phần thân mầm (chồi măng non) có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit l,2%, xenluloza 2,3%, tro 0,6%, canxi 21 mg%).

Từ những năm 1960, cây măng tây xanh đã được du nhập sang trồng ở nước ta. Đến những năm 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây măng tây để lấy măng non chế biến xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng). Thị trường xuất khẩu măng tây chủ yếu là các nước Tây Âu với hàng trăm ngàn tấn/năm và hiện nay nhu cầu còn tiếp tục tăng. Các nhà hàng, khách sạn ở trong nước cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ loại sản phẩm này.

Sau ngày nước nhà thống nhất, năm 1988 một Việt kiều Ðức là ông Nguyễn Thanh Lâm đã mang 600kg giống măng tây Washington F1 từ Mỹ về cho người dân ở Bình Dương, Bình Phước, Ðà Lạt trồng. Nhưng dự án thất bại vì khi ấy, cây măng tây đang mơn mởn lá xinh xinh thì người dân lại cắt đi, đem bán kèm chung với hoa hồng để lấy tiền. Họ chưa hiểu nhiều về cây măng tây, mà chỉ thấy cái lợi trước mắt. Mười bảy năm sau, cây măng tây ấy lại được đưa trở lại trồng ở TP.HCM và mô hình thử nghiệm trên vùng đất xám Củ Chi đã cho kết quả rất khả quan.

1. Đặc điểm thực vật và sinh học

Măng tây là một loại cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Cây có hoa đơn tính, khác gốc, có màu vàng hoặc lục nhạt. Có khoảng 50% số cây trồng mang hoa đực, 50% mang hoa cái. Các cây hoa đực hình thành rất nhiều mầm và sống lâu hơn, cho sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng măng kém hơn. Quả măng mọng, khi chín có màu đỏ, có ba ngăn, mỗi ngăn có 1-2 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng; bình quân có khoảng 40 - 60 hạt/gam, trọng lượng 20 gam có khoảng 1.000 hạt.

Hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20*C, nhưng thích hợp nhất là 25*C, và đây cũng là nhiệt độ trung bình cần thiết cho cây phát triển. Ngay sau khi hạt nảy mầm, rễ chính rất ngắn bị chết. Thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng được tạo thành và các rễ khác mọc ngang từ rễ trụ này. Sau đó ở khoảng cách gần mặt đất, trên các đốt của rễ trụ hình thành các thân mầm mới - được gọi là măng.

Măng là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Trước khi nhú khỏi mặt đất, măng có màu trắng mềm, khi mọc cao khỏi mặt đất chúng ngả màu xanh (lục hoá) và thành cây phát sinh cành có thể cao tới 2m.

Măng tây là cây ưa ánh sáng. Trồng măng tây ở nơi bị che rợp, hiệu suất quang hợp thấp, cây sinh sản kém, năng suất măng sẽ giảm. Măng có thể thu hoạch được trong nhiều năm (có thể từ 8 đến 10 năm), nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 - thứ 5. Sang năm thứ 7 - thứ 8, khi năng suất và chất lượng măng đã giảm thì cần phá đi để trồng mới.

Đất trồng măng tây phải có độ tơi xốp cao, giàu mùn, giàu chất hữu cơ, độ pH 6-7. Măng tây trồng thích hợp ở nhiệt độ 20-30*C, không chịu được rét dưới 10*C; chịu hạn tốt, nhưng không chịu đất phèn chua, chân đất thấp không thoát nước hay ngập úng. Để có măng ngọt, mềm, vào mùa nắng cần phải tưới thường xuyên để giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65 - 70%.

2. Giống cây măng tây:

Có 2 nhóm măng tây được trồng hiện nay:

- Giống măng xanh California 500 (F1): Giống này năng suất cao, dễ trồng, dễ thu hoạch, nhưng giá trị thương phẩm không cao; nông dân thường trồng lấy lá trưng bày chung với hoa cắt cành.

- Giống măng trắng (măng vàng) Mary Washington (F1): Giống này phổ biến, cho năng suất và chất lượng cao.

Ở các điểm trồng thử nghiệm các giống măng tây tại Viện Nghiên cứu Rau - Quả (Gia Lâm), Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam (Thanh Trì) và Trung tâm Rau-Hoa-Quả (Từ Liêm) Hà Nội, năng suất năm thứ 1 đạt 7-8 tạ/ha, năm thứ 2 đạt 1,5-2 tấn/ha, năm thứ 3 trở đi đạt tới 3 tấn/ha.

3. Kỹ thuật trồng trọt

a. Nhân và chọn giống

Có 2 cách nhân giống:

+ Nhân giống vô tính

Dùng các gốc thân ngầm của cây năm trước (cây 1 tuổi) gieo thẳng ngoài ruộng sản xuất. Vào cuối mùa sinh trưởng năm đầu tiên (năm thứ 1), phần trên cây măng được cắt bỏ đi, phần gốc thân ngầm được ủ lại vào tháng 12 và tháng 1. Sau đó phần gốc ngầm được đào lên, tách ra và phân cấp. Những gốc có trọng lượng nhỏ hơn 45g và bị sây sát thì loại bỏ, những gốc mầm khoẻ tách ra thành 5 - 6 phần và phải đem trồng ngay, và trồng như các gốc mầm riêng biệt. Nếu thời tiết không thích hợp thì vùi lại hoặc bảo quản lạnh đến khi thời tiết thích hợp thì đem trồng.

+ Nhân giống hữu tính

Dùng hạt ươm qua vườn ươm để lấy cây con. Do hạt măng có vỏ cứng, trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước ấm 350C một ngày đêm, sau đó ủ hạt ở nhiệt độ 250C đến khi hạt nứt nanh mầm. Chọn những hạt có mầm đem gieo, những hạt còn lại đãi sạch và ủ tiếp để có mầm gieo sau. Cách gieo hạt trong vườn ươm giống như ươm hạt các loại rau khác, có thể gieo trong khay, trong bầu, trên luống... tuỳ hoàn cảnh cụ thể của người trồng.

b. Vườn ươm

Vườn ươm nên chọn nơi cao ráo, thoát nước tốt. Làm đất thật kỹ, trộn thêm phân chuồng hoai mục với 5% lân super, bón khoảng 1-1,5 kg/m2. Khoảng cách các hàng trong vườn ươm 15-20cm, khoảng cách các hốc 5cm. Hạt gieo sâu 1-1,5cm, phủ đất và rắc một lớp mùn hoặc trấu đã ủ mục rồi tưới ẩm. Để trồng số lượng 20.000-25.000 cây/ha, cần chuẩn bị khoảng 1 - 1,5 kg hạt giống (đã tính 20% dự phòng) và 300-400m2 vườn để ươm hạt cây giống.

+ Thời vụ:

Có thể gieo ươm cây con ở 2 thời vụ chính: Gieo hạt vào đầu mùa thu, khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 âm lịch để có cây con trồng vào tiết lập xuân, tháng 2 năm sau. Vụ đông-xuân gieo vào tháng 2-4 để trồng vào tháng 4-6 dương lịch, vụ này chủ yếu lấy gốc cho năm sau.

Khi cây con lên khỏi mặt đất cao 5-10cm, dùng nước phân loãng tưới thúc 10-15 ngày lần. Hạn chế dùng phân hóa học cho cây con trong vườn ươm. Khi cây được 1 tháng tuổi và 3 tháng tuổi, nhớ làm cỏ, xới xáo và vun gốc cho cây kết hợp với bón thúc nước phân. Khi cây đạt 10-12 tuần tuổi thì có thể đem ra trồng.

c. Trồng và chăm sóc

+ Đất trồng: Đất trồng cây măng tây phải cày bừa sâu và thật kỹ. Lên luống rộng 50-60cm, cao 40cm, rãnh rộng 30-40cm. Ở giữa các rãnh bổ hốc sâu 20cm với khoảng cách mỗi hốc 50cm. Độ sâu rãnh phụ thuộc vào loại đất, thông thường trồng sâu 20-30cm, cạn nhất là 15cm, Bỏ phân chuồng, phân hóa học và vôi bột (nếu cần) bón lót vào hố đảo đều, rồi lấp đất và đặt cây con vào.
Hai ngày trước khi bứng cây giống để trồng, cần tưới nước đẫm vườn ươm. Khi đem trồng, bứng cây còn nguyên rễ, trồng mỗi hốc 2 cây. Gốc mầm cây giống được đặt bằng tay với rễ trải rộng, nếu đặt gốc mầm không đúng thì những lứa măng đầu tiên sẽ bị ức chế và giảm thu hoạch. Ngoài ra, gốc mầm sau khi trồng cần phải phủ ngay một lớp đất mặt dày 5-8cm và cần phải được tưới nước ngay sau khi trồng bằng phương pháp tưới rãnh hoặc tưới phun.

Măng tây có thể trồng với mật độ 20.000-25.000 cây/ha hoặc 25.000-30.000 cây/ha. Trồng dày cây măng tây có thể cho thu hoạch cao ở thời gian đầu, nhưng sau đó năng suất và chất lượng măng sẽ giảm.

+ Bón phân

Lượng phân bón cho 1 hecta măng tây như sau:

- Bón lót: Thời gian đầu nên bón lượng phân hỗn hợp: 20-25 tấn phân chuồng/1ha + 200kg đạm urê + 300kg super lân + 150 kali sunfat. Nếu có điều kiện, nên dùng 50-60 tấn phân chuồng/1 ha để kéo dài thời gian thu hoạch và tăng sản lượng; tính ra vẫn cho hiệu quả cao hơn.

- Bón thúc: Sau khi trồng được 2 tháng, tiến hành bón thúc với lượng phân hóa học như sau: 60-70 kg urê + 90-100 kg lân super + 60-70 kg kali sunphat. Hàng năm, vào giữa mùa xuân khoảng tháng 2, tháng 3, lại tiến hành bón thúc thêm cho cây với số lượng phân như trên. Ngoài ra, vào thời điểm thu hoạch măng nhiều, cứ 2 tuần 1 lần, dùng nước phân pha loãng tưới cho cây, kết hợp xới xáo đất và vun gốc cho cây măng.

Cũng từ tháng thứ 2 sau khi trồng, khi cây đã cứng cáp, bắt đầu xả 50% lượng đất trên mặt luống để vun dần vào gốc cây. Sau đó 1 tháng, vun nốt 50% lượng đất còn lại, để hình thành luống cố định có kích thước 50cm, rãnh 30cm. Lần vun sau nhớ kết hợp bón thúc cho măng.

+ Làm cỏ

Hạt cây măng tây nầy mầm rất chậm, nên trước khi hạt nảy mầm có thể phun thuốc diệt cỏ tiếp xúc. Ngay sau khi các chồi cây nhú lên, thì bắt đầu làm cỏ bằng tay liên tục trong khoảng 2,5 tháng đầu, không để cỏ già rơi hạt làm phát sinh cỏ mới (không dùng thuốc nữa). Song song đó, lớp đất mặt trên luống cần được bổ sung thêm vào rãnh từng chút một để hoàn thiện dần liếp trồng; bằng cách này có thể giúp ích cho việc kiểm tra cỏ dại.

+ Làm giàn:

Cây măng sau 1 năm tuổi cần làm giàn chống đổ ngả: Ở 2 đầu luống trồng, cắm cọc xi măng hoặc cọc tre chắc chắn, cao khoảng 1,5 - 2m. Sau đó dùng dây kẽm hoặc dây ni lông căng 2 hàng ở độ cao khoảng 0,5m và 1m cách mặt luống để giữ cho cây khỏi đổ ngả. Khi cây cao đến 1m và 1,5m có thể bấm ngọn để hạn chế chiều cao, tăng thêm lượng cành lá cho cây và điều quan trọng nhất là để tăng sản lượng măng.

+ Tưới tiêu:

Cách tưới rãnh là biện pháp hay được dùng ở diện tích sản xuất lớn, đặc biệt vào mùa khô. Cũng có thể dùng biện pháp tưới phun. Cách tưới phun có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại. Tưới rãnh thì tránh được cỏ dại, nhưng sau khi tưới nếu gặp mưa rào thì hay gây ra hiện tượng úng cho các mầm mới trồng.

Măng tây là cây cho thu hoạch măng (chồi non) để làm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đầy đủ nước tưới ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Việc tưới nước nên tạm dừng sau khi các cây mẹ già lá vàng được chặt bỏ đi để bước vào giai đoạn ngủ nghỉ khoảng 1 tháng, chuẩn bị cho lứa cây mẹ mới sẽ mọc lớn lại vào mùa xuân.

d. Thu hoạch

Sản phẩm của cây măng tây là đoạn thân chồi non chứa nhiều thành phần: Nước chiếm 83%, chất khô 17%, trong đó protein 2,2%, đường 1,2%, chất xơ 2,3%, nhiều chất khoáng như kali, magne, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phốt-pho..., và nhiều vitamin quan trọng như K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Tryptophan, Folate…

Măng xanh thu hoạch vào lúc thân măng đã vượt lên khỏi mặt đất khoảng 25-30cm. Măng trắng cần thu hoạch vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc để măng khỏi biến thành màu xanh (lục hóa). Khi các chồi măng non nhú lên gần mặt đất (thấy mặt đất nứt nẻ), dùng dao bén bới nhẹ gốc và lấy tay tách thân măng khỏi rễ trụ, rửa sạch đất, dùng giấy bọc măng lại, xếp nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa. Nếu chưa sử dụng ngay. Sau khi thu hoạch, nén chặt đất lại, rồi dùng nước phân chuồng loãng tưới vào gốc cây măng. Nếu chưa giao hàng ngay, cần bảo quản măng trong tủ lạnh vì măng rất dễ hỏng sau 5-7 ngày cắt khỏi cây mẹ.

Tiếp tục thu hoạch măng cho đến khi cây mẹ già, lá vàng (lão hóa) thì chặt bỏ để thay cây mẹ khác (trẻ hóa) vì cây mẹ chỉ tồn tại khoảng 3 tháng, sau đó sẽ kém phát triển. Cần chú ý cân đối chức năng quang hợp tích lũy dinh dưởng để nuôi chồi và cây, khi chặt bỏ 3 cây mẹ già cần phải giữ lại 3 chồi măng con để chuẩn bị nuôi dưỡng 3 cây mẹ khác thay thế (sau lứa măng đầu tiên, chỉ cần dưỡng lại 2 cây mẹ mới) nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng cao cho lứa măng sau. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây cho 2-3 mầm, từ năm thứ 2 trở đi mỗi cây sẽ cho 8-10 mầm và nhiều hơn với trọng lượng 50-60 g/mầm.

Đường kính gốc măng là tiêu chuẩn phân loại măng. Với cùng chiều dài 15cm - 25cm, đường kính của gốc măng cỡ trên 2cm là tốt nhất có thể dùng xuất khẩu tươi; cỡ 1,5cm - 1,9cm là loại trung bình dùng để đóng hộp và cỡ dưới 1,4 cm dùng cho tiêu dùng nội địa.

e. Phòng trừ sâu bệnh

Cây măng tây ít khi bị bệnh. Khi phát hiện sâu xanh, bọ trĩ, bệnh cercospora asparagi hại lá thì dùng Bi 58, Triscophos; với sùng, dế trũi, nấm Fusarim hại rễ thì dùng Wofatox, Dipterex nồng độ 0,1% và các thuốc khác để diệt trừ ngay.

g. Để giống

Chọn quả măng già đỏ mọng, thu về bóp lấy hạt phơi kỹ 3-5 nắng rồi bảo quản để gieo vào mùa thu. Nhưng không nên thu hạt thu từ dòng cây F2 trở đi để làm giống.

Ks LÊ HỒNG TRIỀU - Tel: 0984.617.637
 
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI:

- Tên DN/Cá nhân: PhucLocThoFlowers
- Địa chỉ: tiengiang - vietnam
- Tel, Fax: 0984.617.637
- Email: PhucLocThoFlowers@ymail.com.vn / PhucLocThoFlowers@gmail.com.vn
================================

KỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY
(ASPARAGUS OFFICINALIS L.)

Măng tây là một loại rau cao cấp, sản phẩm là phần thân mầm (chồi măng non) có hàm lượng dinh dưỡng cao (protit 2,2%, gluxit l,2%, xenluloza 2,3%, tro 0,6%, canxi 21 mg%).

Từ những năm 1960, cây măng tây xanh đã được du nhập sang trồng ở nước ta. Đến những năm 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây măng tây để lấy măng non chế biến xuất khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng). Thị trường xuất khẩu măng tây chủ yếu là các nước Tây Âu với hàng trăm ngàn tấn/năm và hiện nay nhu cầu còn tiếp tục tăng. Các nhà hàng, khách sạn ở trong nước cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ loại sản phẩm này.

Sau ngày nước nhà thống nhất, năm 1988 một Việt kiều Ðức là ông Nguyễn Thanh Lâm đã mang 600gr giống măng tây Washington F1 từ Mỹ về cho người dân ở Bình Dương, Bình Phước, Ðà Lạt trồng. Nhưng dự án thất bại vì khi ấy, cây măng tây đang mơn mởn lá xinh xinh thì người dân lại cắt đi, đem bán kèm chung với hoa hồng để lấy tiền. Họ chưa hiểu nhiều về cây măng tây, mà chỉ thấy cái lợi trước mắt. Mười bảy năm sau, cây măng tây ấy lại được đưa trở lại trồng ở TP.HCM và mô hình thử nghiệm trên vùng đất xám Củ Chi đã cho kết quả rất khả quan.

1. Đặc điểm thực vật và sinh học

Măng tây là một loại cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Cây có hoa đơn tính, khác gốc, có màu vàng hoặc lục nhạt. Có khoảng 50% số cây trồng mang hoa đực, 50% mang hoa cái. Các cây hoa đực hình thành rất nhiều mầm và sống lâu hơn, cho sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng măng kém hơn. Quả măng mọng, khi chín có màu đỏ, có ba ngăn, mỗi ngăn có 1-2 hạt màu đen, vỏ hạt rất cứng; bình quân có khoảng 40 - 60 hạt/gam, trọng lượng 20 gam có khoảng 1.000 hạt.

Hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20*C, nhưng thích hợp nhất là 25*C, và đây cũng là nhiệt độ trung bình cần thiết cho cây phát triển. Ngay sau khi hạt nảy mầm, rễ chính rất ngắn bị chết. Thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng được tạo thành và các rễ khác mọc ngang từ rễ trụ này. Sau đó ở khoảng cách gần mặt đất, trên các đốt của rễ trụ hình thành các thân mầm mới - được gọi là măng.

Măng là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Trước khi nhú khỏi mặt đất, măng có màu trắng mềm, khi mọc cao khỏi mặt đất chúng ngả màu xanh (lục hoá) và thành cây phát sinh cành có thể cao tới 2m.

Măng tây là cây ưa ánh sáng. Trồng măng tây ở nơi bị che rợp, hiệu suất quang hợp thấp, cây sinh sản kém, năng suất măng sẽ giảm. Măng có thể thu hoạch được trong nhiều năm (có thể từ 8 đến 10 năm), nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 - thứ 5. Sang năm thứ 7 - thứ 8, khi năng suất và chất lượng măng đã giảm thì cần phá đi để trồng mới.

Đất trồng măng tây phải có độ tơi xốp cao, giàu mùn, giàu chất hữu cơ, độ pH 6-7. Măng tây trồng thích hợp ở nhiệt độ 20-30*C, không chịu được rét dưới 10*C; chịu hạn tốt, nhưng không chịu đất phèn chua, chân đất thấp không thoát nước hay ngập úng. Để có măng ngọt, mềm, vào mùa nắng cần phải tưới thường xuyên để giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65 - 70%.

2. Giống cây măng tây: Có 2 nhóm măng tây được trồng hiện nay:

- Giống măng xanh California 500 (F1): Giống này năng suất cao, dễ trồng, dễ thu hoạch, nhưng giá trị thương phẩm không cao; nông dân thường trồng lấy lá trưng bày chung với hoa cắt cành.

- Giống măng trắng (măng vàng) Mary Washington (F1): Giống này phổ biến, cho năng suất và chất lượng cao.

Ở các điểm trồng thử nghiệm các giống măng tây tại Viện Nghiên cứu Rau - Quả (Gia Lâm), Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam (Thanh Trì) và Trung tâm Rau-Hoa-Quả (Từ Liêm) Hà Nội, năng suất năm thứ 1 đạt 7-8 tấn/ha, năm thứ 2 đạt 15-20 tấn/ha, năm thứ 3 trở đi đạt tới 30 tấn/ha.

3. Kỹ thuật trồng trọt

a. Nhân và chọn giống

Có 2 cách nhân giống:

+ Nhân giống vô tính

Dùng các gốc thân ngầm của cây năm trước (cây 1 tuổi) gieo thẳng ngoài ruộng sản xuất. Vào cuối mùa sinh trưởng năm đầu tiên (năm thứ 1), phần trên cây măng được cắt bỏ đi, phần gốc thân ngầm được ủ lại vào tháng 12 và tháng 1. Sau đó phần gốc ngầm được đào lên, tách ra và phân cấp. Những gốc có trọng lượng nhỏ hơn 45g và bị sây sát thì loại bỏ, những gốc mầm khoẻ tách ra thành 5 - 6 phần và phải đem trồng ngay, và trồng như các gốc mầm riêng biệt. Nếu thời tiết không thích hợp thì vùi lại hoặc bảo quản lạnh đến khi thời tiết thích hợp thì đem trồng.

+ Nhân giống hữu tính

Dùng hạt ươm qua vườn ươm để lấy cây con. Do hạt măng có vỏ cứng, trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước ấm 350C một ngày đêm, sau đó ủ hạt ở nhiệt độ 250C đến khi hạt nứt nanh mầm. Chọn những hạt có mầm đem gieo, những hạt còn lại đãi sạch và ủ tiếp để có mầm gieo sau. Cách gieo hạt trong vườn ươm giống như ươm hạt các loại rau khác, có thể gieo trong khay, trong bầu, trên luống... tuỳ hoàn cảnh cụ thể của người trồng.

b. Vườn ươm

Vườn ươm nên chọn nơi cao ráo, thoát nước tốt. Làm đất thật kỹ, trộn thêm phân chuồng hoai mục với 5% lân super, bón khoảng 1-1,5 kg/m2. Khoảng cách các hàng trong vườn ươm 15-20cm, khoảng cách các hốc 5cm. Hạt gieo sâu 1-1,5cm, phủ đất và rắc một lớp mùn hoặc trấu đã ủ mục rồi tưới ẩm. Để trồng số lượng 20.000-25.000 cây/ha, cần chuẩn bị khoảng 1 - 1,5 kg hạt giống (đã tính 20% dự phòng) và 300-400m2 vườn để ươm hạt cây giống.

+ Thời vụ:

Có thể gieo ươm cây con ở 2 thời vụ chính: Gieo hạt vào đầu mùa thu, khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 âm lịch để có cây con trồng vào tiết lập xuân, tháng 2 năm sau. Vụ đông-xuân gieo vào tháng 2-4 để trồng vào tháng 4-6 dương lịch, vụ này chủ yếu lấy gốc cho năm sau.

Khi cây con lên khỏi mặt đất cao 5-10cm, dùng nước phân loãng tưới thúc 10-15 ngày lần. Hạn chế dùng phân hóa học cho cây con trong vườn ươm. Khi cây được 1 tháng tuổi và 3 tháng tuổi, nhớ làm cỏ, xới xáo và vun gốc cho cây kết hợp với bón thúc nước phân. Khi cây đạt 10-12 tuần tuổi thì có thể đem ra trồng.

c. Trồng và chăm sóc

+ Đất trồng: Đất trồng cây măng tây phải cày bừa sâu và thật kỹ. Lên luống rộng 50-60cm, cao 40cm, rãnh rộng 30-40cm. Ở giữa các rãnh bổ hốc sâu 20cm với khoảng cách mỗi hốc 50cm. Độ sâu rãnh phụ thuộc vào loại đất, thông thường trồng sâu 20-30cm, cạn nhất là 15cm, Bỏ phân chuồng, phân hóa học và vôi bột (nếu cần) bón lót vào hố đảo đều, rồi lấp đất và đặt cây con vào.
Hai ngày trước khi bứng cây giống để trồng, cần tưới nước đẫm vườn ươm. Khi đem trồng, bứng cây còn nguyên rễ, trồng mỗi hốc 2 cây. Gốc mầm cây giống được đặt bằng tay với rễ trải rộng, nếu đặt gốc mầm không đúng thì những lứa măng đầu tiên sẽ bị ức chế và giảm thu hoạch. Ngoài ra, gốc mầm sau khi trồng cần phải phủ ngay một lớp đất mặt dày 5-8cm và cần phải được tưới nước ngay sau khi trồng bằng phương pháp tưới rãnh hoặc tưới phun.

Măng tây có thể trồng với mật độ 20.000-25.000 cây/ha hoặc 25.000-30.000 cây/ha. Trồng dày cây măng tây có thể cho thu hoạch cao ở thời gian đầu, nhưng sau đó năng suất và chất lượng măng sẽ giảm.

+ Bón phân

Lượng phân bón cho 1 hecta măng tây như sau:

- Bón lót: Thời gian đầu nên bón lượng phân hỗn hợp: 20-25 tấn phân chuồng/1ha + 200kg đạm urê + 300kg super lân + 150 kali sunfat. Nếu có điều kiện, nên dùng 50-60 tấn phân chuồng/1 ha để kéo dài thời gian thu hoạch và tăng sản lượng; tính ra vẫn cho hiệu quả cao hơn.

- Bón thúc: Sau khi trồng được 2 tháng, tiến hành bón thúc với lượng phân hóa học như sau: 60-70 kg urê + 90-100 kg lân super + 60-70 kg kali sunphat. Hàng năm, vào giữa mùa xuân khoảng tháng 2, tháng 3, lại tiến hành bón thúc thêm cho cây với số lượng phân như trên. Ngoài ra, vào thời điểm thu hoạch măng nhiều, cứ 2 tuần 1 lần, dùng nước phân pha loãng tưới cho cây, kết hợp xới xáo đất và vun gốc cho cây măng.

Cũng từ tháng thứ 2 sau khi trồng, khi cây đã cứng cáp, bắt đầu xả 50% lượng đất trên mặt luống để vun dần vào gốc cây. Sau đó 1 tháng, vun nốt 50% lượng đất còn lại, để hình thành luống cố định có kích thước 50cm, rãnh 30cm. Lần vun sau nhớ kết hợp bón thúc cho măng.

+ Làm cỏ

Hạt cây măng tây nầy mầm rất chậm, nên trước khi hạt nảy mầm có thể phun thuốc diệt cỏ tiếp xúc. Ngay sau khi các chồi cây nhú lên, thì bắt đầu làm cỏ bằng tay liên tục trong khoảng 2,5 tháng đầu, không để cỏ già rơi hạt làm phát sinh cỏ mới (không dùng thuốc nữa). Song song đó, lớp đất mặt trên luống cần được bổ sung thêm vào rãnh từng chút một để hoàn thiện dần liếp trồng; bằng cách này có thể giúp ích cho việc kiểm tra cỏ dại.

+ Làm giàn:

Cây măng sau 1 năm tuổi cần làm giàn chống đổ ngả: Ở 2 đầu luống trồng, cắm cọc xi măng hoặc cọc tre chắc chắn, cao khoảng 1,5 - 2m. Sau đó dùng dây kẽm hoặc dây ni lông căng 2 hàng ở độ cao khoảng 0,5m và 1m cách mặt luống để giữ cho cây khỏi đổ ngả. Khi cây cao đến 1m và 1,5m có thể bấm ngọn để hạn chế chiều cao, tăng thêm lượng cành lá cho cây và điều quan trọng nhất là để tăng sản lượng măng.

+ Tưới tiêu:

Cách tưới rãnh là biện pháp hay được dùng ở diện tích sản xuất lớn, đặc biệt vào mùa khô. Cũng có thể dùng biện pháp tưới phun. Cách tưới phun có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại. Tưới rãnh thì tránh được cỏ dại, nhưng sau khi tưới nếu gặp mưa rào thì hay gây ra hiện tượng úng cho các mầm mới trồng.

Măng tây là cây cho thu hoạch măng (chồi non) để làm rau ăn cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp đầy đủ nước tưới ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Việc tưới nước nên tạm dừng sau khi các cây mẹ già lá vàng được chặt bỏ đi để bước vào giai đoạn ngủ nghỉ khoảng 1 tháng, chuẩn bị cho lứa cây mẹ mới sẽ mọc lớn lại vào mùa xuân.

d. Thu hoạch

Sản phẩm của cây măng tây là đoạn thân chồi non chứa nhiều thành phần: Nước chiếm 83%, chất khô 17%, trong đó protein 2,2%, đường 1,2%, chất xơ 2,3%, nhiều chất khoáng như kali, magne, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phốt-pho..., và nhiều vitamin quan trọng như K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Tryptophan, Folate…

Măng xanh thu hoạch vào lúc thân măng đã vượt lên khỏi mặt đất khoảng 25-30cm. Măng trắng cần thu hoạch vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc để măng khỏi biến thành màu xanh (lục hóa). Khi các chồi măng non nhú lên gần mặt đất (thấy mặt đất nứt nẻ), dùng dao bén bới nhẹ gốc và lấy tay tách thân măng khỏi rễ trụ, rửa sạch đất, dùng giấy bọc măng lại, xếp nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa. Nếu chưa sử dụng ngay. Sau khi thu hoạch, nén chặt đất lại, rồi dùng nước phân chuồng loãng tưới vào gốc cây măng. Nếu chưa giao hàng ngay, cần bảo quản măng trong tủ lạnh vì măng rất dễ hỏng sau 5-7 ngày cắt khỏi cây mẹ.

Tiếp tục thu hoạch măng cho đến khi cây mẹ già, lá vàng (lão hóa) thì chặt bỏ để thay cây mẹ khác (trẻ hóa) vì cây mẹ chỉ tồn tại khoảng 3 tháng, sau đó sẽ kém phát triển. Cần chú ý cân đối chức năng quang hợp tích lũy dinh dưởng để nuôi chồi và cây, khi chặt bỏ 3 cây mẹ già cần phải giữ lại 3 chồi măng con để chuẩn bị nuôi dưỡng 3 cây mẹ khác thay thế (sau lứa măng đầu tiên, chỉ cần dưỡng lại 2 cây mẹ mới) nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng cao cho lứa măng sau. Nếu chăm sóc tốt, năm đầu mỗi cây cho 2-3 mầm, từ năm thứ 2 trở đi mỗi cây sẽ cho 8-10 mầm và nhiều hơn với trọng lượng 50-60 g/mầm.

Đường kính gốc măng là tiêu chuẩn phân loại măng. Với cùng chiều dài 15cm - 25cm, đường kính của gốc măng cỡ trên 2cm là tốt nhất có thể dùng xuất khẩu tươi; cỡ 1,5cm - 1,9cm là loại trung bình dùng để đóng hộp và cỡ dưới 1,4 cm dùng cho tiêu dùng nội địa.

e. Phòng trừ sâu bệnh

Cây măng tây ít khi bị bệnh. Khi phát hiện sâu xanh, bọ trĩ, bệnh cercospora asparagi hại lá thì dùng Bi 58, Triscophos; với sùng, dế trũi, nấm Fusarim hại rễ thì dùng Wofatox, Dipterex nồng độ 0,1% và các thuốc khác để diệt trừ ngay.

g. Để giống

Chọn quả măng già đỏ mọng, thu về bóp lấy hạt phơi kỹ 3-5 nắng rồi bảo quản để gieo vào mùa thu. Nhưng không nên thu hạt thu từ dòng cây F2 trở đi để làm giống.

Ks LÊ HỒNG TRIỀU - Tel: 0984.617.637
 


Back
Top