Mảnh vườn nhỏ của Thanh Thao

Hì, em hiểu rồi. Chị tìm hiểu nhiều rồi chắc cũng biết cách làm hệ thống này rồi, em ngồi hóng ảnh.
Chị cũng mới tìm hiểu thôi, tính rủ em làm chung cho vui đó mà he,he. Vậy để lúc nuôi cá chị làm thử một cái rồi đưa lên em coi, rồi trao đổi thêm ha.
Thân!
 


Em ThanhThao với em Thắng,
Tui đã dùng khá nhiều bơm nước, bơm thường và bơm điện chìm. Tui thì táy-máy lắm, hầu như ngày nào cũng đụng tới bơm nước ngoài nông-trại cũng như bồn cá kiểng (100 bồn), thì ngoài bơm nước, tui cũng lo hệ-thống bơm hơi và ống Si-phon. Nên tui biết chắc, nhu-cầu bơm nước không cần máy, gió hay dòng nước thay vì phải dùng điện hay máy nổ thì hay quá!
Hai em, riêng bơm nước mà vận-hành được, không cần nhờ sức điện hay động-cơ. thì đối với tui là một niềm ao-ước! Nhứt là bơm điện, mà bị cúp điện, thì tổn-hại khó lường..! Nên khi các em quan-tâm đến mục-tiêu nầy, tui mừng lắm! Vậy, nếu không bận lắm, thì chúng ta tìm hiểu thêm. Hai em nhé!
Thân ái.
 
Tui nhận-xét : Ống nầy nầy hết sức đắc-dụng. Tui biết ở VN cũng có bán nhiều cho dân xây cất. Đề-nghị : Xin bà con dùng thử 1 lần, để thấy nó tiện-dụng thế nào.
Thân.
Em,
Các bác và quý bạn đến thăm Mảnh Vườn Nhỏ của vợ chồng em, em bắt cá, bắt ốc, lặt sau nhúc... tui góp thêm vô nồi cho ThanhThao một vài trái cà.
Con phải công nhận là rau trái Bác trồng tươi tốt thật, cầu mong nhiều người trồng được như Bác.
Cuối tuần này chắc con chuẩn bị xong cơ bản vật tư trồng. Sang tuần là bắt tay làm được rồi.
Kính Bác!
 
Vườn tiêu mùa này đang bắt đầu chín.
Bác @nguyenminhhai và các bác có trồng tiêu thì giờ này đang phải có mặt 24/24 ngoài vườn để giữ vườn (sợ ăn trộm tiêu). Để tưới nước... có khi phải bỏ gấu nằm 1 mình ở nhà :).
Muốn gặp để lai rai chắc không được. Vì của cải ở đâu thì lòng của chủ nhân cũng ở đó. Dù có kéo được xác các bác ấy đến thì cũng không ngon.
Bác @nguyenminhhai trồng tiêu dùng hệ thống tưới gì ?
Cho bà con vài "pô" ảnh xem vườn chút nào.
Hồi nhà tôi còn tiêu thì chỉ tưới thủ công, kéo dây mềm HDPE 40mm tưới vào từng gốc tiêu. Khi tưới thì luôn cho ngón trỏ vào vòi nước để giảm xói mòn đất ở gốc tiêu. Bởi vậy ngón trỏ lúc nào cũng nứt nẻ như mặt ruộng tháng 3 :)
 
Hì, cháu cảm ơn bác lequangdata đã giải đáp, nhờ thế mà cháu thoát khỏi trạng thái tự cho mình là đúng. cháu suy nghĩ kỹ lại rồi, có một số điểm cần lưu ý, nhưng thôi, với cái bể cá nhỏ thì không cần để ý lắm. Bác đã từng làm ngư dân, cháu xin hỏi bác cách gom chất thải của ao cá để hút lên như thế nào ạ. Cái này cháu hình dung mãi mà chưa ra.
Hai em, riêng bơm nước mà vận-hành được, không cần nhờ sức điện hay động-cơ. thì đối với tui là một niềm ao-ước!
Về vấn đề này cháu xin đưa ra ý kiến thế này. Để đưa được nước lên cao mà không cần bơm thì có guồng nước. Nhưng mà lại không hiệu quả như bơm điện. Còn hệ thống như ống siphon, tuân theo quy tắc của tự nhiên (nước chảy chỗ trũng) thì không cần điện. Còn như việc mất điện thì phải dùng năng lượng dự trữ như bể xây trên cao, bình khí nén, máy phát điện. Nếu mà chỉ dùng năng lượng gió hay mặt trời đều cũng gặp những sự cố tương tự với mất điện. Cháu lại lan man rồi.
Khi tưới thì luôn cho ngón trỏ vào vòi nước để giảm xói mòn đất ở gốc tiêu. Bởi vậy ngón trỏ lúc nào cũng nứt nẻ như mặt ruộng tháng 3
Cháu nghĩ sao bác không đẽo khúc gỗ giống với hình ngón tay khi đút vào ống rồi làm cái móc ở đầu ống, khi cần phun sương thì đút cái khúc đấy vào, khi nào cần tưới mạnh lại bỏ ra.
 
Chờ vụ ốc ma của Thanh thảo và bác Thuỷ Canh lâu quá. Đang phân suy nghĩ làm sao để vụ ốc ma không bị nhiễm ký sinh trùng quá. Sang năm em chơi vụ ốc nhồi trước đã. Còn con ốc ma này chắc tạm thời làm thưcs ăn cho gia súc và cá thôi. Vẫn chưa tự tin để ăn con ốc ma lắm.

Bác Xuân vũ còn nhớ con ốc đồng của bác không
 
Hì, cháu cảm ơn bác lequangdata đã giải đáp, nhờ thế mà cháu thoát khỏi trạng thái tự cho mình là đúng. cháu suy nghĩ kỹ lại rồi, có một số điểm cần lưu ý, nhưng thôi, với cái bể cá nhỏ thì không cần để ý lắm. Bác đã từng làm ngư dân, cháu xin hỏi bác cách gom chất thải của ao cá để hút lên như thế nào ạ. Cái này cháu hình dung mãi mà chưa ra.

Về vấn đề này cháu xin đưa ra ý kiến thế này. Để đưa được nước lên cao mà không cần bơm thì có guồng nước. Nhưng mà lại không hiệu quả như bơm điện. Còn hệ thống như ống siphon, tuân theo quy tắc của tự nhiên (nước chảy chỗ trũng) thì không cần điện. Còn như việc mất điện thì phải dùng năng lượng dự trữ như bể xây trên cao, bình khí nén, máy phát điện. Nếu mà chỉ dùng năng lượng gió hay mặt trời đều cũng gặp những sự cố tương tự với mất điện. Cháu lại lan man rồi.

Cháu nghĩ sao bác không đẽo khúc gỗ giống với hình ngón tay khi đút vào ống rồi làm cái móc ở đầu ống, khi cần phun sương thì đút cái khúc đấy vào, khi nào cần tưới mạnh lại bỏ ra.
Hì hì, Thắng quên xem đoạn ThanhThao cho xem về cái bè phao phu nước. Rồi tui xem thêm, thấy người ta làm bơm hay quá, không cần máy bơm!
Kể em nghe, năm 1969, tui có dịp ở rừng Cà-Mau 3 tháng, gần cửa sông Ông Đốc, dĩ-nhiên là ở đó, nước mặn. Dân ở đó, chỉ làm một nghề thôi, là nghề hạ-bạc. Đất rất thấp, cất chòi cao, rất cao, để mùa nước rong, chòi vẫn cao hơn triều-cường. vậy mà nhóm dân khai-phá vẫn có nước ngọt dùng. Họ khoan giếng! Khoan xuyên qua tầng đất sét thì gặp mạch nước ngọt. Chủ giếng bán nước, người mua nước, chờ chủ giếng chạy máy ép hơi. Hơi được ép xuống tầng nước ngọt, sẽ đẩy nước lên qua một ống sắt, kính khoảng 1 tấc.

Khi tui cầm vòi tưới, nếu không có đầu chỉnh, nhưng bởi ống mềm, nên tui chỉ cần gấp lại đầu vòi, thì sẽ phun nước được thật xa.

Bồn cá nhỏ, thì tui gom chầt thải, có thể dùng bơm nước, hoặc dùng bơm hơi để gom lại.
Bể lớn hơn, thì dùng trong-lực và ly-tâm lấy ra là không khấy động cá trong bể.
Thân.
Anh trung ơi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! nướng ốc chưa, để tôi còn ....
Tui hỏi ThanhThao, ốc đâu, để tui nướng?
ThanhThao cười lỏn-lẻn:
- Ốc mới nở, mấy bác chờ... 3 tháng nữa!
 
Chào bác !
120603bai5a2.jpg
Có ai biết cách lọc nước thải ở kênh mương thành phố không ạ .
 
Chờ vụ ốc ma của Thanh thảo và bác Thuỷ Canh lâu quá. Đang phân suy nghĩ làm sao để vụ ốc ma không bị nhiễm ký sinh trùng quá. Sang năm em chơi vụ ốc nhồi trước đã. Còn con ốc ma này chắc tạm thời làm thưcs ăn cho gia súc và cá thôi. Vẫn chưa tự tin để ăn con ốc ma lắm.

Bác Xuân vũ còn nhớ con ốc đồng của bác không
Em nhớ vụ Sơn-tinh Thủy-tinh không?
Một đứa ở cung Thủy-tề, còn đứa kia làm bạn với phong-lan gốc tùng trên núi. Hai đứa nầy không sống chung hòa-bình được.
Thân.
Hì, cháu cảm ơn bác lequangdata đã giải đáp, nhờ thế mà cháu thoát khỏi trạng thái tự cho mình là đúng. cháu suy nghĩ kỹ lại rồi, có một số điểm cần lưu ý, nhưng thôi, với cái bể cá nhỏ thì không cần để ý lắm. Bác đã từng làm ngư dân, cháu xin hỏi bác cách gom chất thải của ao cá để hút lên như thế nào ạ. Cái này cháu hình dung mãi mà chưa ra.

Về vấn đề này cháu xin đưa ra ý kiến thế này. Để đưa được nước lên cao mà không cần bơm thì có guồng nước. Nhưng mà lại không hiệu quả như bơm điện. Còn hệ thống như ống siphon, tuân theo quy tắc của tự nhiên (nước chảy chỗ trũng) thì không cần điện. Còn như việc mất điện thì phải dùng năng lượng dự trữ như bể xây trên cao, bình khí nén, máy phát điện. Nếu mà chỉ dùng năng lượng gió hay mặt trời đều cũng gặp những sự cố tương tự với mất điện. Cháu lại lan man rồi.

Cháu nghĩ sao bác không đẽo khúc gỗ giống với hình ngón tay khi đút vào ống rồi làm cái móc ở đầu ống, khi cần phun sương thì đút cái khúc đấy vào, khi nào cần tưới mạnh lại bỏ ra.

Em Thắng,,
Hôm nào rảnh, mình "tám" chơi cái ống Si-phon, nó đơn-giản thật, nhưng khi ứng-dụng thì thấy nó có rất nhiều điều thú-vị. Điều buồn cười là đã biết bao nhiêu người, khi bắt tay vào thì mới gọi là trải-nghiệm. Vui!
Về chuyện làm sạch chất thải trong bồn thì đó là một trong yếu-tố hàng đầu quyết-định thành-công hay thất-bại của một bồn cá. Tui xin trinh-bày tui làm như thế nào. Tui xin gởi lên một vài hình, để dễ thấy. Em nhé!
Thân.


 
gởi bạn @Phạm Quang Thắng,
Hồi trước tôi nuôi cá giống không dọn đáy ao khi đang nuôi. Tôi cũng đi tham quan bà con nuôi cá, thấy trong khi nuôi không có vệ sinh đáy ao.
Chỉ làm trước khi thả cá giống thôi...
Mà tôi nghĩ nói về chuyện này ở đây không hữu ích lắm. Vì ở đây tôi nghĩ đang tiến hành làm quy mô nhỏ.
******
Thôi, tôi viết nhiều bài lan man rồi... chờ chủ vườn trồng cấy có hình ảnh xem cho vui.
 
Thắng quên xem đoạn ThanhThao cho xem về cái bè phao phu nước. Rồi tui xem thêm, thấy người ta làm bơm hay quá, không cần máy bơm
Cháu có xem mà, hì hì, người ta dùng máy bơm hơi hay nén khí (vì người ta không quay phần này nên cháu không rõ) bơm vô cái ống con chạy dọc cái ống bự đấy ạ.
Tui xin gởi lên một vài hình, để dễ thấy. Em nhé!
Cháu cảm ơn bác đã post hình, nhưng chắc tại cháu dốt quá, vẫn chưa hình dung ra. Bác có thể nói rõ hơn không ạ.
Hồi trước tôi nuôi cá giống không dọn đáy ao khi đang nuôi. Tôi cũng đi tham quan bà con nuôi cá, thấy trong khi nuôi không có vệ sinh đáy ao
Hì, bác @lequangdata , nhà chú cháu ngày xưa cũng đào ao nuôi cá, nhưng mà ao nhỏ, cháu thấy cũng không dọn đáy ao. Nhưng mà mô hình mới này cháu thấy có hút lên như bác @Thuy-canh nói đấy ạ, có nhiều cái hay hơn nuôi truyền thống .
 
Last edited by a moderator:
Cháu cảm ơn bác đã post hình, nhưng chắc tại cháu dốt quá, vẫn chưa hình dung ra. Bác có thể nói rõ hơn không ạ.
Hình đó theo chị nghĩ là dùng để lắng cặn đó em. Nước dưới đáy bể chảy qua thành bể làm nước xoay tròn tạo lực li tâm, làm cho cặn lắng xuống dưới còn nước lên trên.
Thân!
 
Bác Thuỷ canh hiểu sai ý em rồi. Hai con này nuôi riêng bác à. Em thích con ốc nhồi này hơn con ốc bưu. Không biết em dùng tên có đúng. Về khẩu vị thì em thích con này hơn ốc bưu. Anh Xuân vủ biết rõ con ốc đồng này lắm. Em nuôi chủ yếu để ăn cho sướng đã. Vừa rồi có mấy vụ ăn ốc sên mà bị nhiễm sán đó bác nên phân vân làm sao để nuôi cho sạch. Giống thì bắt ngoài tự nhiên. Có cách nào làm như xổ giun cho gia súc , gia cầm không.
 
Hì, bác @lequangdata , nhà chú cháu ngày xưa cũng đào ao nuôi cá, nhưng mà ao nhỏ, cháu thấy cũng không dọn đáy ao. Nhưng mà mô hình mới này cháu thấy có hút lên như bác @Thuy-canh nói đấy ạ, có nhiều cái hay hơn nuôi truyền thống .
Nếu don sạch cặn bể nuôi, lượng oxy trong nước cao thì ít phải thay nước và mật độ nuôi rất cao. Nếu em xử lý được Nitrit, NH3, Nitrate thì khỏi phải thay nước luôn.
Thân!
 
Hình đó theo chị nghĩ là dùng để lắng cặn đó em. Nước dưới đáy bể chảy qua thành bể làm nước xoay tròn tạo lực li tâm, làm cho cặn lắng xuống dưới còn nước lên trên.
Yeah, em đã hiểu, lúc trước em chưa biết nước vào ra kiểu gì vì chưa được thấy cái này hoạt động nên chưa hiểu.
Em nghĩ cái nước xử lý được, nhưng tốn kém hơn thay nước. Ở singapor người ta nghiên cứu cả hệ thống nước thải thành nước uống được mà.
 
Ngày xưa bố em trồng cây phi khoa học nhưng trái vẫn nhiều. Ví dụ ông trồng bí nhé, ông cho bò từ gốc chính ra xong lấp đất ở khoảng giữa nhánh phụ. Vài ngày sau lấy xẻng cắt đoạn lấp đi. Thế là có thêm một gốc mới gần như gốc mẹ. Trái thì nhiều vô kể, bà con hàng xóm bảo em là" bố mày có tay trồng cây"
 
Ngày xưa bố em trồng cây phi khoa học nhưng trái vẫn nhiều. Ví dụ ông trồng bí nhé, ông cho từ gốc chính ra xong lấp đất ở khoảng giữa nhánh phụ. Vài ngày sau lấy xẻng cắt đoạn lấp đi. Thế là có thêm một gốc mới gần như gốc mẹ. Trái thì nhiều vô kể, bà con hàng xóm bảo em là" bố mày có tay trồng cây"
Em thấy khoa học mà, các nhánh bí gần lá, để ý sẽ thấy mấy cái rễ phụ con con, nếu cấp nước cho nó thì nó mọc rễ ra mà. Giờ các hộ trồng rau trên sân thượng toàn tạo rễ kiểu đấy để cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn và cho nhiều quả hơn.
 


Back
Top