Máy bơm cho vùng... thiếu điện

Ở những vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa mất điện kinh niên hay chưa biết đến ánh sáng đèn điện, chiếc máy nặng chưa tới 1,5 kg nằm gọn trong lòng bàn tay – phát minh của một “kỹ sư nông dân”, có thể hỗ trợ bà con dễ dàng bơm nước tưới cây, trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày…
MÁY BƠM ĐỘNG CƠ… XE MÁY
Phải đến 4 lần hẹn chúng tôi mới gặp được kỹ sư Nguyễn Văn Thắng – tác giả của chiếc máy bơm nước độc đáo, do anh bận túi bụi đi chuyển giao chiếc máy bơm nước “chê” điện cho bà con nông dân ở các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh. Mới nhìn, tôi cứ tưởng đang gặp một ông nông dân miền Tây sông nước bởi làn da anh ngăm đen vì rám nắng. Anh xuề xòa cười nói: “Bà con hỏi nhiều quá nên đi suốt, chẳng có thời gian làm việc khác nữa”. Vừa nói anh vừa khoe chiếc máy bơm nước được anh đặt tên là Gamma-P100, mới được cải tiến hoàn chỉnh hơn để có thể phát huy tối đa khả năng bơm nước tùy thuộc vào đối tượng được thụ hưởng là cây hay con gì.
29032011163028_1.jpg

Nhìn chiếc máy nhỏ xíu, chúng tôi tỏ vẻ nghi ngờ về việc nó có thể làm thay cho những chiếc máy bơm nước cồng kềnh nặng hàng chục ký lô và vô cùng tiêu tốn điện năng. Biết vậy, anh Thắng lập tức dựng chiếc xe máy Dream ra sân rồi nhoay nhoáy ráp một đầu máy bơm mini vào động cơ xe máy và một đầu vào vòi nước nhựa có sẵn tại nhà. Trong vòng 5 phút, anh nổ máy và kéo tay ga, trong tích tắc nước từ vòi phun thông qua chiếc máy bơm mini phóng ra bay cao quá 2 tầng nhà.
Anh Thắng khẳng định, so với các loại máy bơm nước thông dụng trên thị trường, chiếc máy bơm Gamma-P100 có ưu điểm vượt trội hơn, nhiều khi nó biết “dựa hơi” vào chiếc xe máy đang rất thông dụng ở nông thôn hiện nay. Với bà con nông dân, chiếc xe máy chỉ đơn giản là phương tiện vận chuyển, chuyên chở, nhưng với kỹ sư Nguyễn Văn Thắng, chiếc xe máy còn hữu ích hơn thế. Từng nhiều lần thấy cảnh nông dân điêu đứng không thể tưới cây, chăm vườn, tắm rửa, vệ sinh chuồng trại cho gia súc, gia cầm vì cúp điện triền miên; hay cảnh người dân vùng sâu, vùng xa cưỡi xe máy chở lỉnh kỉnh can, chậu đi múc nước vất vả, kỹ sư Thắng đã tự nhủ lòng sẽ phải làm gì đó để thay đổi điều này. Sau đó, ý tưởng về một chiếc máy bơm gắn vào động cơ xe máy đã hình thành và bám riết lấy anh. Với sự trợ giúp đắc lực của bạn học cũ là kỹ sư Dương Thanh Giang, ý tưởng của anh đã dần thành hình qua hàng chục bản vẽ. Sau đó là giai đoạn khó khăn nhất: thiết kế và hình thành khuôn đúc. Do loại máy này phải phù hợp với vận tốc vòng quay của xe máy và khi vận tốc quay càng lớn thì lực hút càng mạnh, vì thế khuôn đúc phải thật cứng, chắc, kín và dày trên 10 cm mới chịu nổi áp lực ép hàng chục tấn của máy. Phải mất gần 1 năm trời cho bước hình thành khuôn đúc, hai người bạn mới cho ra đời chiếc máy bơm nước Gamma-P100 đầu tiên (tên được viết tắt với nghĩa: Găm vào xe máy có công suất động cơ tối thiểu 100 phân khối).
Ngay khi áp dụng thử nghiệm, chiếc Gamma-P100 đã chứng tỏ ưu điểm vượt trội của mình tại các vùng nông thôn: Nông dân có thể dễ dàng mang ra đồng chỉ bằng một bịch nilon; chiếc máy có thể vận hành bất cứ ở đâu, trong rừng, giữa cánh đồng hay gần các con sông; vận hành bất cứ khi nào, ngay khi cúp điện hay ở những vùng chưa bao giờ có nguồn điện; tiêu hao nhiên liệu rất ít chỉ từ 0,6 – 0,7 lít/h. Thứ duy nhất chiếc máy “dựa hơi” là chiếc xe máy, phương tiện đang rất phổ biến có thể thấy ở bất cứ vùng nông thôn nào của Việt Nam hiện nay.
29032011163030_1.jpg

1.001 ỨNG DỤNG “ĐỘC”
Theo dự tính ban đầu của kỹ sư Thắng, chiếc máy chỉ giúp bà con nông dân vùng nghèo khó, thiếu điện thuận tiện trong việc bơm nước tưới cây, bơm nước sạ mạ, chống hạn, tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại và bơm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, khi đi vào đời sống, chính những người sử dụng đã làm giàu thêm công dụng cho chiếc máy “chê” điện độc đáo này.
<table width="285" align="right" border="0" cellpadding="2" cellspacing="2" height="2"> <tbody> <tr> <td bgcolor="#fffcc0"> Kỹ sư Thắng tâm sự, hiện tại máy bơm Gamma-P100 đã được nhiều nông dân ở vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL ứng dụng hiệu quả. Vì thế, anh rất mong có sự trợ giúp của các nhà KHKT, các nhà chuyên môn về thị trường, các nhà đầu tư về nguồn vốn để sản phẩm ngày càng hoàn chỉnh, hạ được giá thành thấp nhất và đến được rộng rãi với bà con nông dân, đặc biệt là các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa thiếu nguồn điện sản xuất và sinh hoạt.
Ai quan tâm đến chiếc máy Gamma-P100 này, có thể liên hệ với kỹ sư Nguyễn Văn Thắng, địa chỉ: 228/10 Lê Quang Định, P.14, Q.Bình Thạnh, TPHCM. ĐT: 0903.843644.
</td> </tr> </tbody> </table> Đầu tiên là biến chiếc máy thành phương tiện… phòng cháy chữa cháy (PCCC). Nhiều người dân TPHCM sống tại một số hẻm nhỏ khi biết đến chiếc máy Gamma-100 đã chủ động liên hệ tới kỹ sư Thắng để trang bị thiết bị phòng cháy nhỏ gọn, cơ động theo dạng “tủ thuốc gia đình”. Từ ý tưởng của người dân, kỹ sư Thắng khẳng định có thể đây là giải pháp PCCC hiệu quả cho những khu dân cư chật hẹp mà xe cứu hỏa không thể tiếp cận. Cụ thể, chỉ cần các khu dân cư lập các hộp cứu hỏa và ống nối (có răng nối 42 mm) ở các địa điểm trọng yếu, khi có sự cố hỏa hoạn thì chỉ cần nguồn động lực của 1 xe gắn máy là có thể tham gia chữa cháy ngay khi ngọn lửa mới bùng phát.
Trong khi đó, nhiều điểm rửa xe tại TPHCM và Bình Dương cũng có ý tưởng sử dụng chiếc máy Gamma-P100 này trong những mùa mất điện kinh niên. Còn một số đơn vị kiểm lâm cũng trao đổi ý tưởng với kỹ sư Thắng cung cấp cho các đội kiểm lâm cơ động chiếc máy bơm nước đa năng này để làm nhiệm vụ khống chế tức thời những đám cháy nhỏ có nguy cơ gây cháy rừng. Riêng tại Tây Ninh, một số cơ sở chuyên làm dịch vụ khoan giếng cũng tận dụng sản phẩm này để hút nước thay cho các máy bơm nước cồng kềnh và ngốn điện năng. Gần đây, nhiều nông dân còn kết hợp chiếc máy này với một số đầu voi phun sương để đứng từ xa có thể phun thuốc BVTV trên diện rộng, tránh nguy cơ ngộ độc thuốc.
Theo kỹ sư Thắng, tính đa năng của chiếc Gamma-P100 là không chỉ lắp được vào động cơ xe máy mà cũng có thể lắp vào bất cứ loại động cơ nào có công suất và tốc độ vòng quay từ 2.200 – 3.000 vòng/phút với đầu nối cỡ ống 42 mm. Khi chạy, Gamma-P100 có thể hút nước ở độ sâu 6 – 8m và bơm cao đến 12m với lưu lượng nước tối đa 18m khối/h, áp lực bơm đạt 4,5 – 6,5 kg/cm<sup>2</sup>.
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/76109/Default.aspx
 


Last edited by a moderator:
Đây sẽ là một sản phẩm có lợi ích thiết thực cho bà con nông dân.
Diễn đàn mình nếu có ai xài rồi vui lòng cho ý kiến để bà con tham khảo nha.!!!
 
Xin cảm ơn chủ topic đã sưu tầm 1 bài rất có giá trị giúp bà con nông dân chúng tôi.
 
Tuyệt vời, người Việt mình rất sáng tạo đấy chứ. Tôi hy vọng còn nhiều sáng chế tuyệt vời nữa để giúp bà con mình phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
 
khoảng 6,..7 năm trước, tờ khoa học phổ thông có đăng 1 sáng chế của 1 anh nông dân : kết hợp đầu bơm vào trục động của xe honda..hết sức tiện lợi...với hình chụp và viết như sau :
Anh nông dân buổi sáng chở vợ ra chợ bán hàng...sau đó anh chạy về ruộng lúa đang thiếu nước. dựng xe lên bờ ruộng dùng máy bơm kết hợp sẵn rất gọn gàng bơm nước cho lúa, hết sức tiện lợi
Nhưng sáng tạo này, theo ý Mục tui thì nên kết hợp đầu bơm với xe...tay ga thì tốt hơn...vì xe tay ga giải nhiệt bằng....quạt...
Hôm nay theo tin bác TranVi dẫn..sáng tạo này lại thuộc về 1 anh kĩ sư ?
có 1 cái gì lập lại của người đi trước..rồi nhận của mình..nhưng vẫn chưa đúng, vì kĩ sư giải quyết vấn đề kĩ thuật...rất là kĩ thuật..không có chuyện té cái...oạch vì không tính đến việc giải nhiệt cho động cơ
 
Chổ tôi bây giờ anh em hay ra đồng tưới cây bằng máy ... phát cỏ, thấy cũng tiện lợi lắm.
 
công nhận là tiện lợi
 

khoảng 6,..7 năm trước, tờ khoa học phổ thông có đăng 1 sáng chế của 1 anh nông dân : kết hợp đầu bơm vào trục động của xe honda..hết sức tiện lợi...với hình chụp và viết như sau :
Anh nông dân buổi sáng chở vợ ra chợ bán hàng...sau đó anh chạy về ruộng lúa đang thiếu nước. dựng xe lên bờ ruộng dùng máy bơm kết hợp sẵn rất gọn gàng bơm nước cho lúa, hết sức tiện lợi
Nhưng sáng tạo này, theo ý Mục tui thì nên kết hợp đầu bơm với xe...tay ga thì tốt hơn...vì xe tay ga giải nhiệt bằng....quạt...
Hôm nay theo tin bác TranVi dẫn..sáng tạo này lại thuộc về 1 anh kĩ sư ?
có 1 cái gì lập lại của người đi trước..rồi nhận của mình..nhưng vẫn chưa đúng, vì kĩ sư giải quyết vấn đề kĩ thuật...rất là kĩ thuật..không có chuyện té cái...oạch vì không tính đến việc giải nhiệt cho động cơ

Nếu sợ động cơ nóng quá, nên trích một lỗ nhỏ để dẫn nước ra tưới vào động cơ như người ta vẫn làm với két nước không quạt gió của động cơ Diezen của Trung Quốc, chắc là ổn bác nhỉ. Cái khó ló cái khôn chứ, mong sao cái khó đừng bó chặt cái khôn.
 
Chổ tôi bây giờ anh em hay ra đồng tưới cây bằng máy ... phát cỏ, thấy cũng tiện lợi lắm.


Dùng máy cắt cỏ.. hoặc máy đuôi tôm kết hợp thêm 1 ống dẫn. biến thành 1 máy bơm “đầu bò” ( chỗ tôi họ dung từ này để gọi kiểu bơm trên ) là 1 sáng tạo để tận dụng , kiêm nhiệm cho 1 máy móc sẵn có rất hay. ( đã có từ trước năm 1975)
Nhưng cái hay khi kết hợp đầu bơm vào trục của xe Honda 1 là 1 sáng tạo độc đáo..vì rất cơ động…ruộng thì ở xa..xe để đi chơi gắn thêm rờ moọc để vận chuyển… đi thăm ruộng đồng, thấy thiếu nước là bơm nước luôn

Người nông dân năm xưa trên báo Khoa học phổ thông. kết hợp rất gọn.. và cố định luôn..trông đẹp mắt…
1 ruộng lúa thiếu nước phải bơm vài chục mét khối nước.. do đó máy sẽ nóng lên ghê lắm đấy…bài báo không thấy viết về cách giải nhiệt…nhưng theo tôi ngĩ giải nhiệt bằng nhỏ nước lên động cơ là cách hiệu quả nhất….dù chả đẹp mắt tí nào
 
khoảng 6,..7 năm trước, tờ khoa học phổ thông có đăng 1 sáng chế của 1 anh nông dân : kết hợp đầu bơm vào trục động của xe honda..hết sức tiện lợi...với hình chụp và viết như sau :
Anh nông dân buổi sáng chở vợ ra chợ bán hàng...sau đó anh chạy về ruộng lúa đang thiếu nước. dựng xe lên bờ ruộng dùng máy bơm kết hợp sẵn rất gọn gàng bơm nước cho lúa, hết sức tiện lợi
Nhưng sáng tạo này, theo ý Mục tui thì nên kết hợp đầu bơm với xe...tay ga thì tốt hơn...vì xe tay ga giải nhiệt bằng....quạt...
Hôm nay theo tin bác TranVi dẫn..sáng tạo này lại thuộc về 1 anh kĩ sư ?
có 1 cái gì lập lại của người đi trước..rồi nhận của mình..nhưng vẫn chưa đúng, vì kĩ sư giải quyết vấn đề kĩ thuật...rất là kĩ thuật..không có chuyện té cái...oạch vì không tính đến việc giải nhiệt cho động cơ
Ông anh quan-tâm đến chuyện giải-nhiệt cũng hợp-lý, bởi máy đậu tại chỗ, chạy tốc-độ cao có chở nặng (hút và đẩy nước).
Tui cũng nhớ trước đây bà con dùng máy đuôi tôm Kohler trở ngược cánh quạt bơm nước sông lên tưới ruộng, hoặc có khi đặt cố-định trên ruộng, tưới từ mương vào.
Ở bên Úc, người ta bán 1 đầu bơm nhỏ bằng bàn tay, gắn vào 1 cái khoan điện để bơm nước cũng ngon lành lắm.
Trở lại cái bơm dùng cơ-năng của 1 xe gắn máy như trên, thì cốt máy cũng như đầu khoan điện, quay đầu bơm. Nhìn hình thì đây là bơm ly-tâm. Các chi-tiết về năng-xuất như vậy không biết là có cường-điệu để quảng-cáo? Có bà con nào biết rõ thêm về năng-xuất của bơm như bài trên không?
Thân.
 
Tôi cũng hơi phân vân là tác dụng tốt đến thế mà sao không thấy được phổ biến rộng rãi? Tôi đi hỏi nhiều ngoài miền Trung mà thực tế chưa thấy ai dùng, người ta đều bảo mới nghe tôi nói là đầu tiên.
Liệu có bất lợi gì trong quá trình sử dụng mà người ta né đi không nói đến không ? Ví dụ như phức tạp về dụng cụ tháo lắp vào xe máy? Có làm giảm tuổi thọ của máy xe không?(rão máy). Độ ổn định của đầu bơm thế nào? Tuổi thọ của nó?...
Riêng tôi thấy bất tiện khi đi tưới là phải chở theo lỉnh kỉnh vài cuộn ống dây rồi hì hục lắp nối. Mà chỗ có nguồn nước chưa chắc xe đã đi đến gần được.
Nó chỉ thuân tiện với những nơi đã có thiết kế sẵn đường nước để phòng hờ mất điện dài ngày thôi
 
cũng là một sáng tạo nhưng theo tôi nó vẩn không cơ động và tiện lời bằng đầu bơm gắn vào máy cắt cỏ.
 
Xác định tưới cây ở vùng thường xuyên mất điện thì mua một động cơ nổ,gắn bơm nước cho nó chuyên nghiệp và sẽ kinh tế hơn,dùng kohler,honda,yamaha hay động cơ diezen có công suất lớn để bơm nước cho lúa.Chế kiểu này, khi mà bạc đạn cốt máy bị rơ thì vô lăng đánh lửa có vấn đề,tiêu động cơ xe luôn!
 
Tôi mới mua 1 cái bơm loại này về hộ cho một người bà con. Nhưng dùng thử hai hôm thì người ta nản vì:
- Tháo lắp lách cách, dây bơm không gọn gàng (tuy tháo lắp đơn giản nhưng vẫn khó đối với đàn bà).
- Công suất quá nhỏ , chỉ bằng máy bơm nửa ngựa nên không thể dùng tưới mía, lúa được vì quá lâu.
- Nghe người ta bàn tán sợ...hư xe máy ???!!!
 
Cái này cũng ứng dụng được nhiều trường hợp . Bạn mua bao nhiêu và mua ở đâu thế? Tôi cũng định mua 1 cái
 
Ở những vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa mất điện kinh niên hay chưa biết đến ánh sáng đèn điện, chiếc máy nặng chưa tới 1,5 kg nằm gọn trong lòng bàn tay – phát minh của một “kỹ sư nông dân”, có thể hỗ trợ bà con dễ dàng bơm nước tưới cây, trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày…
MÁY BƠM ĐỘNG CƠ… XE MÁY
Cái này thì tôi xài rồi. Hôm nay để tôi kể cho nghe:
- Số là ở miếng vườn của tôi không có điện , khi bơm nước lên phải dùng máy dầu để bơm lên. Hôm nọ đọc trên báo thấy bài này mừng quá liền lặn lội đến nơi tìm mua.( Bình Thạnh-TpHcm)
Sau khi đem về gắn vào xe Wave Nhật cho bơm nước lên từ giếng thì hỡi ôi : không thể bơm lên được.
Thực chất là loại máy này chỉ có công dụng tát nước khi bị ngập , không có khả năng hút nước ở độ sâu 6-8m như quảng cáo đâu! Nghe lời quảng cáo tiền mất tật mang đấy bà con ơi!

--------

Tôi mới mua 1 cái bơm loại này về hộ cho một người bà con. Nhưng dùng thử hai hôm thì người ta nản vì:
- Tháo lắp lách cách, dây bơm không gọn gàng (tuy tháo lắp đơn giản nhưng vẫn khó đối với đàn bà).
- Công suất quá nhỏ , chỉ bằng máy bơm nửa ngựa nên không thể dùng tưới mía, lúa được vì quá lâu.
- Nghe người ta bàn tán sợ...hư xe máy ???!!!
Đây cái giếng này chỉ với độ sâu 4 m mà em ko thể bơm với P100 (tên của máy), và sau vài lần vật lộn thì máy này hư luôn. Bực mình vì tốn công tốn tiền.
 
Last edited by a moderator:
Sản phẩm và Cty cung cấp chính thức sản phẩm

Cty TNHH TMDV KHÁNH SƠN.
Bán máy bơm nước Gamma P100 dành cho xe máy, tiện dụng cho bà con nông dân và những vùng chưa có điện và không thể kéo điện đến nơi cần thiết
Sản xuất máy bơm nước dùng bằng động cơ xe Gắn máy 100 phân khối.
Thông số kĩ thuật:
• Trọng lượng: 1.450 gram.
• Công suất kéo: 0,75- 1,5 HP.
• Hao phí nhiên liệu: 0,6- 0,7 lít xăng/giờ.
• Vòng quay: 2.200- 3.000 vòng/phút.
• Tổng cột áp hút đẩy: 8- 12m (4- 6,5 kg/cm2).
• Kích cỡ ống hút và đẩy: hút ф42 & đẩy ф34.
• Lưu lượng tối đa: 12- 18 m3/giờ.
• Vỏ bơm được đúc áp lực.
• Tiện ích: lắp ráp vào trục động cơ xe máy để bơm nước.
Nhản hiệu Bơm nước GAMMA P.100.
Chúng tôi cần tìm Khách hàng, Đại lý khu vực, các Tỉnh Thành.
Quý Khách , Công ty, Đại lý có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng cản ơn.
• Mr Khánh : 0122.511.0586 - Mr Thắng : 0903.290.658
• Mail : cty_khanhson@yahoo.com - khanhntq86@yahoo.com
• Địa chỉ : 228/10 Lê Quang Định F14 Q.bình thạnh HCM
 
khoảng 6,..7 năm trước, tờ khoa học phổ thông có đăng 1 sáng chế của 1 anh nông dân : kết hợp đầu bơm vào trục động của xe honda..hết sức tiện lợi...với hình chụp và viết như sau :
Anh nông dân buổi sáng chở vợ ra chợ bán hàng...sau đó anh chạy về ruộng lúa đang thiếu nước. dựng xe lên bờ ruộng dùng máy bơm kết hợp sẵn rất gọn gàng bơm nước cho lúa, hết sức tiện lợi
Nhưng sáng tạo này, theo ý Mục tui thì nên kết hợp đầu bơm với xe...tay ga thì tốt hơn...vì xe tay ga giải nhiệt bằng....quạt...
Hôm nay theo tin bác TranVi dẫn..sáng tạo này lại thuộc về 1 anh kĩ sư ?
có 1 cái gì lập lại của người đi trước..rồi nhận của mình..nhưng vẫn chưa đúng, vì kĩ sư giải quyết vấn đề kĩ thuật...rất là kĩ thuật..không có chuyện té cái...oạch vì không tính đến việc giải nhiệt cho động cơ

Ông Lão Mục à, sau khi tui chết thì hổng biết sao! chứ từ nhỏ tới từng tuổi này tôi chưa thấy xe gắn máy nào chạy bằng chân ga cả! :bash:

--------

cũng là một sáng tạo nhưng theo tôi nó vẩn không cơ động và tiện lời bằng đầu bơm gắn vào máy cắt cỏ.

Dồn một đống phiếu cho bác!
 
Last edited by a moderator:


Back
Top