Hợp tác Men Vi Sinh Hoạt Tính - Men Ủ Vi Sinh

  • Thread starter chephamsinhhocbalasa
  • Ngày gửi
Thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính dùng để nuôi các đối tượng động vật nuôi nào?

Thức ăn ủ men vi sinh hoạt tính dùng để nuôi các đối tượng động vật nuôi nào?

Có thể dùng Men vi sinh hoạt tính (Men ủ vi sinh NN1) để lên men thức ăn nuôi các loại động vật nuôi như bò sữa, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, tôm, cá…

- Bò sữa: Kết quả thực nghiệm trên đàn bò sữa ở Ba Vì - Hà Tây và một số hộ chăn nuôi ở xã Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội cho thấy bò rất thích ăn, tăng cao được khả năng cho sữa.

- Các loại động vật nuôi khác như gà, vịt, ngan, ngỗng và tôm cá: Các gia đình sử dụng thức ăn lên men để nuôi các loại trên đều nhận thấy có tác dụng tốt đối với tăng trọng, có hiệu quả tốt trong việc kháng bệnh; Gà, vịt có tỷ lệ đẻ cao.

- Lợn đực giống: Nuôi cả giai đoạn.
- Lợn nái: Chỉ giảm hoặc ngừng cho ăn ở giai đoạn 20 ngày trước và sau khi đẻ.
- Lợn thịt: Nuôi từ lúc tách mẹ đến khi xuất chuồng.
 


Ủ men với Men vi sinh hoạt tính (men ủ vi sinh) thế nào cho tốt?e

Ủ men với Men vi sinh hoạt tính (men ủ vi sinh) thế nào cho tốt?

Phương pháp ủ men như đã hướng dẫn nên chỉ nhấn mạnh thêm ở một số điểm sau:

- Dụng cụ ủ: Có thể dùng các loại dụng cụ khác nhau nhưng để thuận tiện có thể dùng bao dứa, túi nilon hoặc ủ đống trên nền nhà có trải tấm lót nền, phải chú ý phủ kín khối thức ăn ủ

- Lượng nước cho vào để có đủ độ ẩm như đã hướng dẫn nhưng phải tuỳ theo loại thức ăn mà điều chỉnh lượng nước cho thích hợp để có độ ẩm tốt nhất cho lên men nhằm đảm bảo cho lên men nhanh, thức ăn có mùi vị thơm ngon, kéo dài thời gian sử dụng. Trong các loại thức ăn bột đường thì cám gạo cần độ ẩm thấp hơn các loại bột khác, nếu ủ cám gạo có độ ẩm cao sẽ bị chua nhanh hơn. Nhưng nếu ủ các loại bột khác mà độ ẩm thấp sẽ lên men chậm

- Phải đảm bảo trộn đều men với các bột đem ủ bằng cách lấy lượng men cần ủ trộn trước với khoảng 20% lượng bột sau đó mới trộn với lượng bột còn lại. Sau khi trộn men mới cho nước vào xoa tơi.

- Thức ăn sau khi được trộn men, cho nước vào xoa tơi thì bốc vào dụng cụ ủ không được lèn chặt để đảm bảo độ tơi xốp cho lên men tốt.

- Phải đảm bảo nhiệt độ khi ủ tốt, mùa hè nên để chỗ mát, mùa đông nên để chỗ ấm thì lên men nhanh.
 
Last edited by a moderator:
Toi muon mua che pham nay thi mua o cho nao, toi o ben tre, ba dau u co can lam chinh khong hay u ba dau song
 
Toi muon mua che pham nay thi mua o cho nao, toi o ben tre, ba dau u co can lam chinh khong hay u ba dau song
Hiện tại ở Bến Tre chỉ có đại lý phân phối Balasa-N01 và Vườn Sinh Thái; Men ủ vi sinh thì bạn để lại số điện thoại mình sẽ liên hệ gửi hàng từ Sài Gòn về. Bã đậu chỉ cần ủ sống.
 
Vay o tien giang co khong
Xin lỗi bạn, Ở Tiền Giang mình có đại lý phân phối Balasa-N01 thôi, về Men VI Sinh Hoạt Tính thì anh em nhờ gửi về dùng thôi, chưa có người nhận làm đại lý sản phẩm này. Ở Cần Thơ thì có: 0166.4500.323 (Tâm - Cần Thơ)
 
Kính chào quý khách hàng !
TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC trân trọng thông báo Chương trình khuyến mạiTUẦN LỄ VÀNG”.

* Thời gian: từ 17/04/2013 đến 27/04/2013

* Website : www.chephamsinhhoc.net

– Hotline : 08.35.104.001 - 08.350.31.351

* Đối tượng áp dụng: tất cả khách hàng mua sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học

* Hình thức khuyến mại: + Đơn hàng trên 500.000: được giảm 10% và 1 CD ghi nhận các mô hình sử dụng Chế Phẩm Sinh Học thành công trên toàn Quốc.
Chân thành cảm ơn sự tin tưởng của các bạn !
 

Last edited by a moderator:
Vì sao thức ăn ủ không lên men tốt

Vì sao thức ăn ủ men không lên men tốt
Lên men không tốt thường có những biểu hiện lên men chậm hoặc khối thức ăn ủ rất nóng nhưng không có mùi thơm đặc trưng mà chỉ ngửi thấy mùi mốc hoặc có mùi vị của thức ăn lên men nhưng kém thơm ngon, dễ biến chua, mốc…Nguyên nhân có thể là do:

- Nhiệt độ thấp không đủ cho lên men. Mùa đông không để nơi ấm lên men sẽ kéo dài, thậm chí không lên men.

- Thức ăn ủ quá khô không đảm bảo cho sự lên men. Thức ăn ủ quá ướt cũng hạn chế sự lên men và dễ biến chua, mốc nhất là ủ trong mùa hè; Khi ủ để thức ăn nơi quá nóng, bị lọt khí nhiều. Vì vậy cần chú ý ủ ở nhiệt độ thích hợp, mùa hè để nơi thoáng mát và tránh để hở làm lọt khí nhiều.

- Thức ăn bị nén chặt khi cho vào dụng cụ ủ do đó không có độ tơi xốp thiếu oxy ở giữa các tầng thức ăn sẽ cho lên men kém.

- Lượng men dùng ít: Lượng thức ăn đem ủ lớn hơn so với quy định.

- Dụng cụ ủ không được vệ sinh sạch sẽ bị nhiễm mốc và các vi khuẩn tạp. Do đó nên định kỳ vệ sinh dụng cụ ủ và nơi ủ.

- Chất lượng men giống kém: Trong sản xuất mỗi một lô men mới trước khi đưa ra thị trường đều được chúng tôi tiến hành cho lên men thử nên chất lượng giống được đảm bảo. Tuy nhiên chất lượng men giống bị giảm có thể do quá trình vận chuyển và bảo quản. Men giống bị phơi nắng, bảo quản ở nơi quá nóng không thoáng khí, túi men bị rách thủng hút ẩm…đều làm giảm chất lượng.

Nếu người dùng sau khi làm lại theo đúng quy trình kỹ thuật mà lên men vẫn không tốt chứng tỏ là do men giống, cần xem lại cách bảo quản, kiểm tra bao bì… nếu thấy có vấn đề thì cần chỉnh sửa còn nếu không phát hiện thấy điều gì thì cần liên lạc với nơi bán hoặc nơi sản xuất để được tư vấn và đổi lại men khác

 
Last edited by a moderator:
Làm thế nào để giảm công chế biến?
Thực hiện phương pháp ủ men thức ăn chăn nuôi đương nhiên sẽ tăng thêm công chế biến nhưng bù lại sẽ tăng được hiệu quả nuôi dưỡng, giảm tỷ lệ bị bệnh và giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy nếu xét một cách toàn diện thì chúng ta thấy vẫn có lợi nhiều, trong đó có thể giảm được gánh nặng của một số công việc khác như vệ sinh chuồng trại và chữa trị bệnh. Tuy nhiên có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giảm tối đa công chế biến.

- ở các cơ sở chăn nuôi nhỏ có thể thực hiện biện pháp ủ một lần cho lượng thức ăn của 5 – 7 ngày; Thức ăn sau khi trộn men, nước và xoa tơi thì chia đều vào 5-7 túi ủ, sau khi lên men thì mỗi ngày chỉ việc lấy một túi ra cho ăn.

Riêng đối với Men ủ vi sinh NN1 (Men vi sinh hoạt tính) có thể dùng biện pháp này bởi vì như phần đầu đã nói những giống nấm men trong men “Vi sinh NNI” được chọn lọc có khả năng chuyển hoá tốt, cho mùi vị thơm mát đặc trưng và đặc biệt là tạo nồng độ rượu thấp do đó có thể duy trì thờ gian lên men kéo dài mà không bị chua hỏng. Song cũng cần căn cứ vào loại thức ăn và thời tiết khí hậu để quyết định lượng thức ăn đem ủ để cho ăn nhiều ngày hay ít ngày. Nói chung mùa hè ủ với lượng thức ăn để cho ăn ít ngày hơn mùa đông.

- ở các cơ sở chăn nuôi tương đối lớn, lượng dùng thức ăn hàng ngày đem ủ cũng khá lớn cho nên khó thực hiện bằng biện pháp thủ công mà phải thực hiện cơ giới hoá trong khâu đảo trộn thức ăn với men và nước. Tuỳ theo quy mô chăn nuôi của từng cơ sở mà thiết kế một máy trộn có công suất phù hợp, không cần lớn lắm vì có thể trộn làm nhiều mẻ. ở các nước tiên tiến quá trình lên men được cơ giới hoá toàn bộ, sau đó thức ăn lên men được phối trộn với các loại thức ăn khác và được chuyển tải đến các chuồng nuôi cũng bằng máy mọc tự động

Nếu thấy rõ được lợi ích của việc lên men thức ăn thì sự đầu tư cho việc làm này không phải là lớn

 
Muốn đạt hiệu quả tốt khi dùng Men vi sinh hoạt tính (Men ủ vi sinh NN1) nuôi lợn cần chú ý những điểm gì?

Ngoài các biện pháp chung là chọn giống tốt, phối hợp khẩu phần thức ăn cân đối hợp lý, vệ sinh ăn uống và chuồng trại, phòng bệnh và chăm sóc quản lý tốt còn cần chú ý hai điểm:

- Lên men thức ăn tốt: Thức ăn đem ủ phải nghiền nhỏ, thực hiện đúng quy trình ký thuật ủ men để đảm bảo lên men tốt, thức ăn có mùi vị thơm ngon và có thể duy trì được trong khoảng thời gian 5-10 ngày mà không bị chua, mốc

- Đảm bảo cho lợn ăn hết khẩu phần thức ăn và uống nước đủ

Ở các cơ sở chăn nuôi dùng thức ăn đậm đặc thì đem thức ăn đã lên men trộn với thức ăn đậm đặc rồi cho ăn hoặc sau khi trộn cho thêm một lượng nước tuỳ ý. Cách làm tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở.

Ở các hộ chăn nuôi chỉ dùng chủ yếu là thức ăn tinh bột hoặc có một ít thức ăn đậm đặc thì có thể hoà với nước có cho thêm một chút thức ăn có mùi vị kích thích như mắm tôm, mắm cua, nước cá,…để cho lợn ăn tốt và uống tốt.

Trường hợp lợn bắt ở nơi khác về có thể chưa ăn quen thức ăn lên men thì chú ý chỉ cho ăn một phần thức ăn lên men sau đó tăng dần đến khi lợn ăn tốt khẩu phần có phối hợp toàn bộ lượng thức ăn lên men

 
Chất lượng thịt của lợn ăn thức ăn ủ men bằng Men vi sinh hoạt tính như thế nào?

Chất lượng thịt của lợn ăn thức ăn ủ men bằng Men vi sinh hoạt tính như thế nào?

Có thể khẳng định rằng lợn ăn thức ăn ủ men nhìn chắc thịt nên tỷ lệ móc hàm cao được những người mổ giết và người tiêu dùng ưa thích. Đặc biệt là lợn nuôi bằng thức ăn lên men có tỷ lệ nạc cao, thịt đảm bảo sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và có mùi vị rất thơm ngon khi chế biến
 
Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học NN1 tự sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hóc Môn

Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học NN1 tự sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hóc Môn

Để tồn tại trong tình hình chăn nuôi khó khăn như hiện nay, nhiều hộ nông dân đang có xu hướng sử dụng các nguyên liệu như lúa mỳ, đại mạch, cám gạo, khô dầu dừa… làm thức ăn cho vật nuôi để giảm giá thành. Tuy nhiên, phương pháp này lại làm giảm tỉ lệ tiêu hoá và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm năng suất sinh trưởng của vật nuôi. Để giải quyết vấn đề trên, tiến sĩ Nguyễn Khắc Tuấn đã tạo ra Men Ủ Vi Sinh NN1 (Men vi sinh hoạt tính).
Một trong số mô hình sử dụng đầu tiên ứng dụng Chế phẩm sinh học NN1 vào chăn nuôi là anh Trần Bảo Minh tại xã Tân Hiệp, Hóc-Môn.

1.JPG
Khi áp dụng Men Ủ Vi Sinh NN1 vào chăn nuôi bò sữa, anh Minh đã thu được nhiều hiệu quả rõ rệch về kinh tế: "Nếu mà dùng đúng như bài bản thì một lần cho ăn như bình thường, tính ra thành tiền thì khoảng 30.000, trong khi nếu mình ủ nguyên liệu thì chi phí chỉ vào khoảng 10.000 -12.000" đối với bò thì "mau tiêu hóa, tiêu tốn hết thức ăn, phân đẹp, ít mùi hôi…"
Anh Mình còn chia sẻ: "Chế độ ăn của bò ở nhà là 20-25kg cỏ/ngày, nếu dùng cỏ cho ăn trực tiếp thì bò ăn không hết, nhưng mà khi ủ với Men Ủ Vi Sinh NN1 thì đưa vô 30kg cỏ bò ăn cũng hết…thức ăn tạo được mùi, dễ tiêu hóa". Anh cho biết thêm cỏ được trộn với Chế phẩm sinh học NN1 còn có thể làm "bài dụ" cho nghé ăn, vì có mùi thơm hấp dẫn.

th%E1%BB%A9c%20%C4%83n%20%E1%BB%A7%20men%20vi%20si  nh%20ho%E1%BA%A1t%20t%C3%ADnh%20t%E1%BB%AB%20b%C3%  A3%20m%C3%AC%20v%C3%A0%20c%C3%A1m%20%C4%91%E1%BA%A  1i%20m%E1%BA%A1ch.jpg

Thức ăn ủ men vi sinh nn1
Nhờ hệ thống tiêu hóa và hô hấp được cải thiện nên khả năng chóng chịu với nóng của bò tốt hơn, bên cạnh đó vi sinh gây hại bị Chế phẩm sinh học NN1 khống chế nên bò không bị tiêu chảy. Từ đó bò khỏe hơn, nên năng suất và chất lượng sữa được cải thiện: "Dùng cách này cho ăn, bò tiêu hóa phân hết, đưa ra độ béo vào khoảng 4,5 còn độ khô 12,70-13… độ khô lúc nào cũng được thưởng, độ béo lúc nào cũng được thưởng, vượt chỉ tiêu của Vinamilk…"

co-da-u-che-pham-sinh-hoc-nn1.jpg

Cỏ đã ủ men vi sinh nn1
Đối với bò kén ăn, bò kém sức, mới sinh con, anh Minh dùng Chế phẩm sinh học NN1 để ủ cỏ cho bò ăn,cỏ sau 2 ngày ủ men sẽ có "mùi thơm, màu sắc đẹp, dễ tiêu hóa, bò ăn nhiều hơn".
Ngoài ra, đối với những vùng không có nhiều diện tích trồng cỏ, vấn đề tạo thức ăn thay thế là rất cần thiết, việc ủ tinh bột bổ sung vào khẩu phần ăn của bò càng quan trọng.
Không những giảm chi phí về thức ăn chăn nuôi, Men Ủ Vi Sinh NN1 còn giúp đàn bò nhà anh Minh nâng cao chất lượng sữa, tiêu hóa tốt, không tiêu chảy và chịu nóng tốt hơn. Đây được xem là một kết quả vượt ngoài sự mong đợi ban đầu của anh.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chế phẩm sinh học ngày càng đóng góp nhiều lợi ích vào chăn nuôi. Men Ủ Vi Sinh NN1 được xem là một giải pháp hiệu quả nhằm góp phần giảm chi phí về thức ăn cho vật nuôi, qua đó giúp bà con an tâm hơn trong sản xuất chăn nuôi.
 
Last edited by a moderator:
Chào anh Đào, sau 2 đợt nuôi gà mà tôi đã áp dụng đệm lót sinh thái Balasa-no1 cho kết quả rất tốt, tôi rất thích sản phẩm này. Tôi ở cái bè, tiền giang. Anh cho tôi hỏi có địa chỉ nào pán sản phẩm này không, nếu có cho tôi sđt và địa chỉ, vì ở sài gòn xa quá mà kêu ông anh qua mua dùm hoàj nên ngại.
 
Chào anh Đào, sau 2 đợt nuôi gà mà tôi đã áp dụng đệm lót sinh thái Balasa-no1 cho kết quả rất tốt, tôi rất thích sản phẩm này. Tôi ở cái bè, tiền giang. Anh cho tôi hỏi có địa chỉ nào pán sản phẩm này không, nếu có cho tôi sđt và địa chỉ, vì ở sài gòn xa quá mà kêu ông anh qua mua dùm hoàj nên ngại.
Phần này mình trả lời bên bài đăng về Balasa-N01 rồi, đăng lại bị baned nick mất ^_^
link: http://agriviet.com/home/threads/127660-Dem-lot-sinh-thai-Nuoi-Heo-Khong-Tam-Nuoi-Ga-Khong-Don-Phan/page4#axzz2Td0ERvec
 
Mô hình Men vi sinh hoạt tính ở Đồng Nai

 
Last edited by a moderator:
" Tự Cứu Trước Khi Được Cứu " Trong Chăn Nuôi

MEN VI SINH HOẠT TÍNH – GIẢI PHÁP “TỰ CỨU TRONG LÚC CHỜ ĐƯỢC CỨU” CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI

Ngành chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là “giá giống cao, giá thức ăn cao - sản phẩm giá thấp, hiệu quả thấp”; chưa bao giờ ngành chăn nuôi rơi vào tình trạng mà được xem là:
>> Ngành chăn nuôi khốn đốn vì ế ẩm
>> Ngành chăn nuôi điêu đứng với thịt “ngoại”
>> Khẩn cấp tìm giải pháp cứu ngành chăn nuôi
>> Ngành chăn nuôi kêu cứu
>> Ngành chăn nuôi gia cầm trước nguy cơ kiệt quệ…

Hàng loạt cụm từ được đưa ra, từ khốn đốn đến khẩn cứu, hấp hối…
Ngày 22.5, tại Đồng Nai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết, 6,5 triệu hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm cả nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó Khu vực Đông Nam Bộ hiện có khoảng 1.500 trại nuôi có nguy cơ bị “bỏ hoang”.
Trước tình hình đó, người chăn nuôi chỉ còn cách “Tự cứu trong lúc chờ được cứu”.Nhiều bà con nông dân đang tham khảo các mô hình phát triển để vận dụng một cách hợp lý nhằm tìm lối ra có hiệu quả cho trang trại của mình. Tiêu biểu trong số những mô hình này và việc áp dụng Men Vi Sinh Hoạt Tính để tự sản xuất thức ăn cho cơ sở chăn nuôi của ông Vòng A Nàm ở Tây Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai.


ong%20vong%20a%20nam%202.jpg

ông Vòng A Nàm , Trảng Bom, Đồng Nai​

Khi nuôi heo bình thường như trước đây thì:
“…tiền heo giống cộng thêm ba triệu mấy tiền lương thực cho nó ăn, chưa tính thuốc men, bán ra thấy lỗ trắng 200.000, đó là siêu rồi chứ mà hong siêu thì còn lỗ khiếp nữa…”
Kết quả thực tế khi dùng Men Vi Sinh Hoạt Tính:
“Với một con heo, nuôi bình thường thì 3 tạ cám hơn 3.000.000. Nếu mình ủ cám thì 70000/kg, 3 tạ cám ủ thì tốn 2.100.000, thêm 100.000 tiền Men Vi Sinh Hoạt Tính; tổng chi phí khoảng 2.200.000- 2.300.000, không kiếm được ít tiền công thì cũng không lỗ được, không mất được gốc…”
Ngoài ra, nuôi heo bằng Men Vi Sinh Hoạt Tính cũng giúp hạn chế ô nhiểm môi trường, qua đó giảm được dịch bệnh: “Phân nó ra dạng đặc biệt hơn loại phân heo kia, phân nó không có hôi, nhiều khi lười mình không hốt được kịp thì cái phân đó tự nó tự rã mà lại có mùi lên men và trắng trắng, nó phân hủy cái phân heo nó không có hôi…nếu mà hôi là không khá rồi, hôi là sớm muộn gì cũng bị nhiễm khuẩn…chỉ sợ không có lương thực cho nó ăn thôi chứ không sợ gì, ít bệnh lắm, nó không có bệnh từ lúc nuôi tới lúc bán luôn”.

cam%20da%20u%20men%20vi%20sinh%20hoat%20tinh.jpg


Thức ăn sau khi đã lên men vi sinh hoạt tính​

Khi áp dụng vào thực tế chăn nuôi, theo kinh nghiệm của ông A Nàm thì Men Vi Sinh Hoạt Tính còn vượt xa sự mong đợi: “Cái ủ men này thì rất tốt, phải nói là theo như tài liệu giới thiệu thì công dụng thực tế còn công hiệu hơn, thường ủ 24-48 tiếng thì đây mình chỉ cần ủ từ 18-24 tiếng là dám cho ăn, heo ăn không có phản ứng…theo như địa bàn ở đây mình ủ trực tiếp thì mình ủ 1 gói men (0.5kg) với 150kg chứ không phải 100kg, ủ cám gạo, cám bắp, bã mì (mì xắt lát)…18-24 tiếng là dư sức cho ăn rồi, không bị rối loạn tiêu hóa, heo ăn thoải mái…”
Cùng với việc phát triển kinh tế cho gia đình mình, ông A Nàm luôn sẵn sàn chia sẽ cho bà con xung quanh để mọi người cùng nhau phát triển. Thiết nghĩ những mô hình như của ông A Nàm cần được phổ biến, nhân rộng hơn nữa để góp phần vào việc giải quyết khó khăn trong chăn nuôi, qua đó giúp ngành chăn nuôi tự đứng trên đôi chân của mình và phát triển bên vững hơn.
 
Nên sử dụng men ủ vi sinh ủ thức ăn để giảm giá thành chăn nuôi

Thứ trưởng Vũ văn Tám: Nên sử dụng men ủ vi sinh ủ thức ăn để giảm giá thành chăn nuôi

(Agroviet-23/05/2013) -Ngày22/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị “Phát triển chăn nuôi khu vực các tỉnh phía Nam giai đoạn 2013-2015”. Tham dự hội nghị có đại diện 32 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012 đàn lợn của cả nước đạt gần 26,5 triệu con (giảm 2,1% so với năm 2011). Mặc dù đàn lợn của cả nước có biến động giảm nhưng do khâu giống, phương thức chăn nuôi và tổ chức sản xuất đã được cải thiện nên sản lượng thịt lợn xuất chuồng hàng năm vẫn liên tục tăng bình quân 2,2%/năm. Riêng đàn gia cầm tiếp tục tăng trưởng về quy mô và sản lượng. Tổng đàn gia cầm năm 2012 của cả nước đạt hơn 308 triệu con (giảm 4,4% so với năm 2011). Cả nước có gần 5,2 triệu con bò trong năm 2012 (giảm 4,5% so với 2011). Tổng đàn dê, cừu năm 2012 đạt hơn 1,3 triệu con (tăng trên 12% so với năm 2011). Ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng tiếp tục tăng trưởng về sản lượng và thu hút vốn FDI, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu trong ASEAN và đứng thứ 12 trên thế giới.

Tuy nhiên, đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi trong năm qua cho thấy, từ đầu năm 2012 đến nay giá lợn liên tục giảm (giá lợn hơi hiện chỉ còn 35.000 đồng/kg). Giá gà không ổn định có lúc lãi, lúc lỗ. Hiện tại giá gà xuống rất thấp (gà trắng giá 19.000 đồng/kg, gà màu giá 38.000 đồng/kg). Cá biệt, có thời điểm giá gà trắng xuống chỉ còn từ 12.000 đến 13.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao (khoảng 11.500 đồng-12.000 đồng/kg). Người chăn nuôi thua lỗ nặng nề.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thời gian qua, đàn lợn có nhiều biến động do ảnh hưởng của giá cả, phương thức chăn nuôi và dịch lợn tai xanh xảy ra trên diện rộng. Nhưng đàn gia cầm lại tiếp tục tăng trưởng cả về quy mô đàn và sản lượng qua các năm. Cục Chăn nuôi cho biết, trong giai đoạn 2013-2015, mục tiêu tăng trưởng ngành chăn nuôi đạt từ 5-6%/năm. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 27% lên 32%. Để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi và định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2013-2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang định hướng về mô hình bằng cách tổ chức lại chăn nuôi nhỏ lẻ theo hướng nông hộ và trang trại có áp dụng khoa học kỹ thuật…
Tại hội nghị này, đại biểu các tỉnh, thành phố đã đề xuất nhiều giải pháp để phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2013-2015, gồm: Hoàn thiện quy hoạch phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh gắn với hệ thống giống, hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; khuyến khích mô hình sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; khuyến khích thành lập hiệp hội, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, tạo điều kiện cho các tổ chức này tiếp cận được nguồn vốn và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, sử dụng men ủ vi sinh và trộn thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành sản phẩm…

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, đã đến lúc phải nhìn thẳng vào những tồn tại của ngành chăn nuôi; trước mắt là tổ chức lại ngành theo hướng chuyên nghiệp và minh bạch. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, lợi thế của ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn là con lợn, gia cầm và gia súc ăn cỏ (đặc biệt là bò sữa).

Được biết, sau hội nghị này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tổ chức hai hội nghị về phát triển chăn nuôi các tỉnh miền núi phía Bắc tại Cao Bằng; các tỉnh đồng bằng sông Hồng – Bắc Trung bộ tại Nghệ An./.

Nguồn: TTXVN
 
Last edited by a moderator:


Back
Top