"Mơ" chuyện ứng xử có văn hóa trên Internet

  • Thread starter hoclachinh
  • Ngày gửi
H

hoclachinh

Guest
"Mơ" chuyện ứng xử có văn hóa trên Internet

19/12/2010 13:52:02
bee_logo.png
-
Trên các diễn đàn mạng, chẳng khó khăn để bắt gặp những câu chửi thề, những bài viết mang tính chất bôi nhọ, nói xấu hoặc lăng mạ người khác...

Chuyên gia nói gì?

ThS Phạm Liên Kết (Phó trưởng phòng Đào tạo - Viện Xã hội học Việt Nam): Cần có các chuẩn mực phù hợp pháp luật


Càng ngày tình trạng lợi dụng internet để lăng mạ, nói xấu nhau hay lợi dụng nhau càng nhiều. Đây là thời điểm cần phát ra tiếng chuông báo động để có sự chấn chỉnh phù hợp. Internet là công cụ có thể thoải mái sử dụng, đưa hình ảnh hay thông tin lên, tuy nhiên, nếu sử dụng thái quá cũng mang lại những điều không tốt cho chính người đưa thông tin, bị đưa thông tin và xã hội.
Vì thế, trước vấn đề này cần có sự hướng dẫn của các tổ chức, người lớn đối với trẻ nhỏ cũng như cơ quan pháp luật nhằm mục đích hướng người sử dụng đảm bảo các yếu tố như: tôn trọng quyền của người khác, đúng với tiêu chí đạo đức, nghề nghiệp và nghiệp vụ, ứng xử có văn hóa... Ngoài ra, cần đề ra các tiêu chuẩn phù hợp với pháp luật nhằm nghiêm trị các trường hợp lợi dụng internet vào việc phá hoại, lạm dụng hay ảnh hưởng đến cộng đồng hay cá nhân nào đó.

images591918_T6_internet..jpg
Thế giới mở nhưng không phải nói gì cũng đượcNhà văn Bắc Sơn (tác giả tiểu thuyết Cha con và Luật đời): Đừng nghĩ mở thì nói gì cũng được

Internet là một thế giới mở. Ở đấy, chúng ta, mà ở đây chủ yếu là các bạn trẻ, thoải mái viết, bày tỏ quan điểm cá nhân, chia sẻ tình cảm, giao lưu bạn bè. Hiện nay, có một bộ phận đã lấy internet để viết nói xấu, bài xích một cá nhân, thậm chí là một tập thể.
Đừng nghĩ rằng thế giới mở thì thích nói gì thì nói, thích làm gì thì làm. Cần nhớ rằng, những câu nói, những bài viết ấy cũng là một cách thể hiện nhân cách của chính người viết. Đừng để hình ảnh của mình xấu đi trong mắt mọi người. Cuộc sống luôn cần những ứng xử văn minh có văn hóa. Internet cũng vậy, đừng biến thế giới mạng thành thế giới "bẩn".
Ngày 23/10, bloger Cô gái đồ long đã bị cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành bắt khẩn cấp. Việc bắt giữ này có liên quan đến một số nội dung trên trang blog "cô gái đồ long".
Trong đó có những thông tin được cho là sai sự thật về gia đình của một cán bộ lãnh đạo cấp bộ, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của những người liên quan. Bloger Cô gái đồ long từng bị ca sĩ Phương Thanh khởi kiện đòi xin lỗi vì cho rằng, trên blog Cô gái đồ long đã viết không đúng sự thật về live show "Mưa" của Phương Thanh.
Dưới góc nhìn của luật sư

LS Giáp Văn Điệp (Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Fanci):Các hành vi bị cấm khi sử dụng internet

Điều 6, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet quy định rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm.
Theo đó, việc tổ chức, cá nhân lợi dụng internet để chống lại Nhà nước; Gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; Tuyên truyền chiến tranh xâm lược; Gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; Phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định; Đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; Danh dự, nhân phẩm của công dân; Hoặc lợi dụng internet để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật đều không được phép.
Nếu những thông tin đó nêu đích danh một đối tượng cụ thể khiến họ cảm thấy uy tín, danh dự, nhân phẩm bị xâm hại thì họ có quyền đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ đối tượng đăng tải thông tin trên mạng internet, mục đích của việc đưa tin cũng như mức độ ảnh hưởng đối với cá nhân, tổ chức đó để có căn cứ xử lý trước pháp luật.
Ngày 4/8, những thông tin bôi nhọ sản phẩm diệt virus BKAV của Trung tâm An ninh mạng Bách khoa (Bkis) liên tục xuất hiện trên mạng xã hội Facebook phiên bản tiếng Việt. Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin bôi nhọ BKAV xuất hiện trên Facebook.
Trước đó, vào ngày 27/6/2009, những lời lẽ tục tĩu về phần mềm BKAV, Bkis và cá nhân ông Nguyễn Tử Quảng, giám đốc Bkis đã xuất hiện trên trang chủ của trang web Facebook tiếng Việt.

LS Nguyễn Văn Tú (phó trưởng văn phòng Luật sư Khánh Hưng):Tội làm nhục người khác hoặc vu khống

Trên thực tế, đã có trường hợp cả một tập thể trường bị "bêu xấu" bằng một loạt những "bom thư" nặc danh, kẻ xấu đã làm nội bộ nhiều trường này bất ổn, nghi kỵ lẫn nhau và gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của trường học nhưng khi báo cáo cơ quan chức năng thì vẫn không điều tra, truy lùng được thủ phạm.
Theo tôi biết, việc truy lùng địa chỉ các email gửi từ máy nào không khó nhưng chỉ với các máy có thuê bao internet, còn đối với các máy dùng internet card (thẻ truy cập mạng) thì khó như "mò kim đáy bể".

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, những nội dung đăng tải trên internet nhằm kích động, bôi xấu, nhục mạ, xúc phạm danh dự, bới móc đời tư của người khác có thể bị xem xét ở các tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống. Điều 121 quy định, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 122 quy định, người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Cộng đồng mạng lên tiếng

Chị Nguyễn Mai Hiên (Thái Thịnh, Hà Nội): Đừng nghĩ không ai kiểm soát

Tôi thường xuyên lướt mạng, tham gia một số diễn đàn. Phải nói rằng, ở đó, rất nhiều người ứng xử văn minh. Tuy nhiên, cũng có không ít bạn cho rằng, internet là thế giới mở, không ai kiểm soát vì thế tha hồ mà bày tỏ quan điểm cá nhân.
Nhẹ thì viết câu sai ngữ pháp, tự mình chế ra những câu nghe lạ hoắc. Nặng hơn một tí là văng tục, chửi bậy. Nặng hơn nữa là nói xấu, bôi nhọ người khác. Họ đã biến internet từ môi trường sạch thành môi trường "bẩn".

Chị Trần Hoài Thu (Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội): Bất bình


Tôi có thói quen, mỗi buổi sáng lại "tạt" vào một số diễn đàn mà tôi là thành viên. Tôi rất ngạc nhiên là có một số người rất thích viết những bài viết mang tính chất đả kích với những lý lẽ mang tính chất hết sức chủ quan. Vậy mà lập tức có rất nhiều người cũng "nhào" vào cùng đả kích.
Thậm chí, có nhiều người quá khích còn có những lời lẽ xúc phạm, nói xấu mang tính chất bôi nhọ, hạ thấp uy tín của người bị nêu ra trong bài viết. Đọc những bài viết như thế, tôi thấy bất bình vô cùng.
Nhóm PV TSKH (thực hiện)
 


Chào bạn Hoclachinh !
Bạn mở topic rất hay.
Mình nghĩ tuy không thấy mặt nhưng cũng thấy ngượng khi đọc những lời lẽ không hay mà.
Bạn thấy lúc nào mình viết tên các bạn cũng viết hoa chữ đầu ( mặc dù nguyên gốc là chử thường ) để tỏ sự tôn trọng nhau và trao đổi cùng nhau nhiều hơn.
 
Chào bạn Hoclachinh !
Bạn mở topic rất hay.
Mình nghĩ tuy không thấy mặt nhưng cũng thấy ngượng khi đọc những lời lẽ không hay mà.
Bạn thấy lúc nào mình viết tên các bạn cũng viết hoa chữ đầu ( mặc dù nguyên gốc là chử thường ) để tỏ sự tôn trọng nhau và trao đổi cùng nhau nhiều hơn.
Chào bạn!
Văn hóa nghe, nói, đọc, viết cẩn thận không bao giờ thừa. Đúng không bạn!
Ông bà ta đã đúc kết:
"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"
Lâu quá không trao đổi, công việc tiến triển tốt chứ? Rắn nuôi sao rồi?
Vẫn là Hocnuoiran hay là "thầy rắn" rồi:D:D:D
 
Chào bạn!
Văn hóa nghe, nói, đọc, viết cẩn thận không bao giờ thừa. Đúng không bạn!
Ông bà ta đã đúc kết:
"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"
Lâu quá không trao đổi, công việc tiến triển tốt chứ? Rắn nuôi sao rồi?
Vẫn là Hocnuoiran hay là "thầy rắn" rồi:D:D:D
Cảm ơn bạn Hoclachinh !
Vẫn là " anh học trò nghèo mang bị đi học nghề " thôi à.
 
theo tôi nghĩ văn hóa trên internet chính là cái tôi của con người ngoài thực tế. Làm sao có thể nhận định được một người là có văn hóa thực sự .. Theo tôi nghĩ cũng rất khó khăn. Vì một người có văn hóa ở ngoài đời nhưng vì 1 phút bốc đồng trên internet họ cũng có thể là vô văn hóa. Bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghĩ tôi là một người có văn hóa. Mặc dù tôi chưa có làm điều gì có lỗi với ai cả. Nhưng biết đâu rằng có lúc chính bản thân mình không kiềm chế dc cơn tức giận của mình sao. Nhất là trên trang mạng xã hội ảo... Vài lời viết lang man vậy thôi
 
theo tôi nghĩ văn hóa trên internet chính là cái tôi của con người ngoài thực tế. Làm sao có thể nhận định được một người là có văn hóa thực sự .. Theo tôi nghĩ cũng rất khó khăn. Vì một người có văn hóa ở ngoài đời nhưng vì 1 phút bốc đồng trên internet họ cũng có thể là vô văn hóa. Bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghĩ tôi là một người có văn hóa. Mặc dù tôi chưa có làm điều gì có lỗi với ai cả. Nhưng biết đâu rằng có lúc chính bản thân mình không kiềm chế dc cơn tức giận của mình sao. Nhất là trên trang mạng xã hội ảo... Vài lời viết lang man vậy thôi
Ai cũng có "cái tôi" cả. Nhưng đôi khi "cái tôi" trở thành ... "cái tội".
Biết làm sao được. Con người mà, ai không mắc sai lầm!
Hòa khí sinh tài!
Chiến thắng vẻ vang nhất là chiến thắng bản thân mình!:D
 
Cám ơn bạn hoclachinh,
Đọc lại, thấy đoạn trích dưới đây nó gần mình hơn.
Thân.

LS Nguyễn Văn Tú (phó trưởng văn phòng Luật sư Khánh Hưng):Tội làm nhục người khác hoặc vu khống

Trên thực tế, đã có trường hợp cả một tập thể trường bị "bêu xấu" bằng một loạt những "bom thư" nặc danh, kẻ xấu đã làm nội bộ nhiều trường này bất ổn, nghi kỵ lẫn nhau và gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của trường học nhưng khi báo cáo cơ quan chức năng thì vẫn không điều tra, truy lùng được thủ phạm.
Theo tôi biết, việc truy lùng địa chỉ các email gửi từ máy nào không khó nhưng chỉ với các máy có thuê bao internet, còn đối với các máy dùng internet card (thẻ truy cập mạng) thì khó như "mò kim đáy bể".

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, những nội dung đăng tải trên internet nhằm kích động, bôi xấu, nhục mạ, xúc phạm danh dự, bới móc đời tư của người khác có thể bị xem xét ở các tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống. Điều 121 quy định, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 122 quy định, người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Cộng đồng mạng lên tiếng

Chị Nguyễn Mai Hiên (Thái Thịnh, Hà Nội): Đừng nghĩ không ai kiểm soát

Tôi thường xuyên lướt mạng, tham gia một số diễn đàn. Phải nói rằng, ở đó, rất nhiều người ứng xử văn minh. Tuy nhiên, cũng có không ít bạn cho rằng, internet là thế giới mở, không ai kiểm soát vì thế tha hồ mà bày tỏ quan điểm cá nhân.
Nhẹ thì viết câu sai ngữ pháp, tự mình chế ra những câu nghe lạ hoắc. Nặng hơn một tí là văng tục, chửi bậy. Nặng hơn nữa là nói xấu, bôi nhọ người khác. Họ đã biến internet từ môi trường sạch thành môi trường "bẩn".

Chị Trần Hoài Thu (Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội): Bất bình


Tôi có thói quen, mỗi buổi sáng lại "tạt" vào một số diễn đàn mà tôi là thành viên. Tôi rất ngạc nhiên là có một số người rất thích viết những bài viết mang tính chất đả kích với những lý lẽ mang tính chất hết sức chủ quan. Vậy mà lập tức có rất nhiều người cũng "nhào" vào cùng đả kích.
Thậm chí, có nhiều người quá khích còn có những lời lẽ xúc phạm, nói xấu mang tính chất bôi nhọ, hạ thấp uy tín của người bị nêu ra trong bài viết. Đọc những bài viết như thế, tôi thấy bất bình vô cùng.
Nhóm PV TSKH (thực hiện)
 



Back
Top