Mô hình chăn nuôi khép kính c.a.t chỉ cần ít vốn và diện tích đất canh tác

  • Thread starter Mr.suri@Trăn&rắn@bentre
  • Ngày gửi
ĐÂY LÀ MÔ HÌNH DO THỰC TẾ EM PHỐI HỢP CÓ HIỆU QUẢ VÀ ĐÃ ĐƯỢC MỘT SỐ NGƯỜI ÁP DỤNG CŨNG TƯƠNG ĐỐI THÀNH CÔNG, VÀ CHẮC CHẮN CÓ NHIỀU CHỔ CHƯA HỢP LÝ VÀ NHIỀU SAI SÓT, MONG ĐƯỢC MỌI NGƯỜI ĐÓNG GÓP ĐỂ MÔ HÌNH CÓ THỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỬNG VÀ HIỆU QUẢ CAO. Ở TOPIC EM CHỈ NÊU TÓM TẮT SƠ LƯỢT, CÒN CỤ THỂ ĐI SÂU VÀO NỘI DUNG CHÚNG TA SẼ TÍP TỤC THẢO LUẬN VÀ GÓP Ý CHO NHAU.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BÁC ĐÃ QUAN TÂM.
CHUNG TAY ĐỂ NÔNG THÔN VIETNAM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ( ĐẶT BIỆT NHỮNG THANH NIÊN HAM CÓ VỢ VÀ CÓ KINH TẾ THẤP GIỐNG NHƯ EM, ĐÂY LÀ NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ THÀNH hộ nghèo cao nhất)
Để tận dụng thời gian nhàn rổi cũng như những phế phẩm từ chăn nuôi, chúng ta có thể tận dụng để nuôi một vài con vật để tăng thêm thu nhập từ cùng trên một diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nếu có đủ vốn và kỉ thuật chúng ta có thể tăng thu nhập len gấp đôi hiện tại trên diện tích 1000 m2 có thể đạt trên 100tr. Mô hình này do em tự chế ra thôi chứ ko phải do ông kỉ sư nào hết nên nhất định còn nhiều thiếu xót và mong mọi người đóng góp ý kiến thêm, và ae nào máu thì đầu tư, nhất định sẽ thành công trên 70%. Mô hình có tên là CAT. Nó bao gồm 2 chuồng ( heo + gà). Ao nuôi cá trê phi. Và con trăn con cùng con trăn trên 10kg.
Sau đây em xin trình bày cu thể hơn về mô hình là thế này: gốm 30 heo con nuôi thương phẩm, 2 heo nái sinh sản. 100 gà thả vườn ( lúc nhỏ nuôi chuồng). 1 kg trùng quế. 20 trăn con + 2 trăn trên 10kg, 2kg cá trê phi. Tổng chi phí khoảng 47tr nhà làm nông thì ai cũng có sẵn chuồng heo, gà và ao cá rồi nên ko tính vào chi phí đầu tư, chỉ tốn thêm 1tr để làm chuồng trăn thôi. Nói chung với 1 người đã có nuôi heo thịt và sinh sản + gà thả vườn thì chỉ còn tốn thêm 10 tr nửa để mua trăn và làm chuồng + cá giống. nhưng sau 1 năm lợi nhuận có thể tăng gấp đôi tối thiều là thêm 50% lợi nhuận nửa
Heo gà cá trùng quế thì ko cần bàn nuôi thế nào nửa vì có lẽ ai cũng biết rồi, khó nhất ở mô hình này là giai đoạn dưỡng trăn con, chúng ta có thể liên hệ ở các lò ấp gà vịt đề có nguồn mồi ổn định, khi trăn đạt trên dưới 1 kg thì ta đã chủ động dc nguồn mồi đó là gà nhà gồm những con ốm yếu. Trọng lượng phù hợp cho trăn nếu to quá có thể cắt nhỏ ra, hoặc có 2 con trăn lớn cho nó ăn là xong. Vẩn mua 1 số gà vịt xác về để nhử cho trăn ăn sau đó bắt cá trê phi đúc thêm, nguốn mồi như vậy đã ổn, cứ thế mà nuôi tới 6kg xuất bán.
Phân gà bỏ quai ủ trùng quế cho gà ăn nhanh lớn thêm thu nhập. Cá trê ăn phân heo, thế là gần như đã tạo dc một qui trình khép kín trong chăn nuôi, chugn1 ta thấy vị trí của con trăn rất đơn giản trong mô hình nầy nhưng thật ra đó mới chính là yếu tố quyết định mức đọ tăng lợi nhuận cao hơn trước đây. Nó đóng vai trò thứ nhất là don vệ sinh ở những con gà yếu, heo sinh sản thế nào cũng có heo con bị ngợp + nhao heo là trăn sẽ no nê, vai trò thứ 2 là su khi xuất bán gần như ta có lợi nhuận trên 70% giá trị con trăn, -> tăng thu nhập trên cùng diện tích.
KẾT LUẬN
CHỈ cần bỏ thêm ít thời gian và nguồn vốn tương đối thấp chúng ta sẽ có thêm 1 khoảng lợi nhuận ko nhỏ từ 22 con trăn sau 1 năm, mà đa phần nguồn thức ăn sẳn có ( lợi nhuận từ con trăn khoảng 25->30tr ).
Anh em nào có ý nghĩ giống em xin cùng em thực hiện.



CHUỒNG TRẠI, CON GIỐNG, KĨ THUẬT CHĂM SÓC
_ CHUỒNG TRẠI: chuồng 2 tầng thì 3 cái, 1 cái 1 tầng 2 kai 2 tầng
+chuồng 1 tầng cho trăn lớn: 70*30*150cm cách đất 50 cm. Ngăn làm 2.
+chuồng 1 tầng cho trăn nhỏ nuôi tới xuất bán: 70*30*150cm ngăn làm 3 ngăn.
Chuồng trăn đáy lót ván khít, 3 mặt ván hoặc lưới, lưới thì loại nhỏ đễ trăn lúc nhỏ không thoát ta dc. Tối thiểu phải 1 mặt lưới. Làm cửa trên nóc tùy ý thích mỗi người, có đặt chậu nước uống nhé.
Mỗi ngăn 4 con vậy còn dư 1 ngăn đễ nuôi 1 thời gian tách những con kén ăn ra chăm sóc đặt biệt.
_CON GIỐNG: tốt nhất nên chọn nhưng nơi có uy tín tốt nhất là quen biết. Lựa trăn con đều nhau không chênh lệch nhiều trọng lượng mỗi con từ 100->120g là chuẩn nhất, trăn con phải linh hoạt, da bóng bẩy, lưởi liên tục cử đọng khi có vật lạ xuất hiện trước mắt nó. Còn chuyện lựa đực cái thì mình không ý kiến.giá mùa tới giao động từ 250->300 tùy địa phương cũng như chất lượng con giống.
Bà con nào đặt hàng sớm ngay hôm nay sẽ có giá ưu đãi, và con giống sẽ có nguồn gốc đảm bảo hơn không phải trăn trôi nổi đã qua chon lựa.
_ KĨ THUẬT CHĂM SÓC:
+ cho ăn: dù nhỏ hay lớn tốt nhất đừng bao giờ cho nó ăn con mồi quá 10% trọng lượng cơ thể. 1 chu kỳ thay da cho ăn 30->40% trọng lượng chia nhỏ làm 4->6 lần
+nước uồng: phải có dũng cụ cho trăn uống nuoc1 thường xuyên và thay nước trong 48 giờ, có điều kiện có thể tắm cho trăn vào những buổi trưa nắng gắt.
+bệnh tật: tương đối íc chỉ có viêm phổi, đẹn miệng và nổi mụn nước trên da, đa số là do khâu vệ sinh chuồng trại và không giử dc kín gió, thuốc điều trị hiện nay có nhiều loại nhưng có thể dùng thuốc của rắn tiện dụng và hiệu quả cũng cao.
Ngoài ra có thể bị suy hô hấp ép tim, phổi do cho ăn quá nhiều, cho nên mội người nên tránh trường hộp chủ quan này nhé.
TRÊN CƠ BẢN CHỈ CÓ NHIÊU ĐÓ THÔI. NẾU GẶP TRƯỜNG HỢP CỤ THẾ NÀO BÀ CON CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TÍP VỚI EM ĐỂ CÙNG NHAU TÌM RA HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỤ THỂ, HOẶC THAM KHẢO LẠI NHỮNG BÀI VIẾT TRÊN CHỦ ĐỀ NÀY CỦA EM VÀ NHỮNG Ý KIẾN ĐỐNG GÓP CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC ĐỂ NGHỀ NUÔI TRĂN DC PHÁT TRIỂN VÀ BÀ CON TĂNG THU NHẬP .
CHÚ Ý nếu trăn kén ăn cứ bỏ đói nó 1 lần ăn, lần ăn sau nó chịu ăn ta chịu khó nhéc mồi hoặc cột lại 1 sâu . nó ăn vài lần như vậy sẽ ăn mạnh lại đùng quá lo lắng mà banh miệng nó ra nhéc mồi nha mọi người, nguy hiễm lắm. Làm như em nói nó sẽ tăng tiết dịch tiêu hóa, vài lần thì nó sẽ không chịu nổi và tự ăn thôi, chúc mọi người thành công.
 


Last edited by a moderator:
bác anhmytran ơi ! nghe nói ở bên mỹ nhà vườn phải trả tiền cho người nuôi ong họ mới đem ong đến vườn phải không bác?
Tôi cũng nghe nói, nhưng chưa thấy. Bang của tôi không phải là bang nông nghiệp. Các trang trại ở đây rất nhỏ bé, mỗi chiều chỉ 2-3 trăm mét, tức là chưa được 10 hecta. Họ tự nuôi lấy ong, có mật bán, nhưng chắc không nhiều, vì họ còn đi mua mật về bán lẫn với mật của họ, nói rằng đó là mật ong nhà. Tự nuôi lấy ong, thì năng suất không cao. 6 tháng mùa đông hoàn toàn phải để ong trong kho, sưởi ấm, và cho ăn. Chỉ có vài tổ thôi.

Tuy thế, ong tự nhiên thì rất nhiều chủng loại. Không có ong bự như ở Việt Nam. Chúng chỉ bằng ong mật và bé hơn. Số lượng cũng rất nhiều. Vườn nhà tôi trồng Cà, Cà Chua, Ớt, Kinh Giới, Tía Tô, Thì Là, là những cây bông hoa rất nhỏ, và số lượng rất lớn. Thế mà tôi coi kỹ, thấy một bông hoa được nhiều lần ong chui vào hay vòi vào để lấy mật. Kết quả cà chua, cà, ớt, mướp và dưa chuột (có bông rất lớn) đều có nhiều trái, và trái có nhiều hạt.

Dựa vào đó, tôi có thể nói, mấy trại trồng cây ở quanh vùng, nếu có vài tổ ong, chỉ là để làm cảnh, rồi bán mật ong ở các bang miền nam, hay nhập khẩu mật ong của Trung Quốc. Thực sự những con ong đó không đủ cho công việc thụ phấn hoa. Công việc này đã có ong địa phương làm tốt nhiệm vụ thụ phấn rồi. Tôi nhiều lần tự hỏi, chúng làm sao sống qua 6 tháng mùa đông, nhưng chưa bức thiết đến đỗi phải tìm hiểu đến nơi đến chốn. Những bang rét hơn, mùa đông có thể 7 hay 8 tháng. Ở Canada, mùa đông có thể dài hơn, và có nhiều nơi thì không trồng cấy gì hết.

* * * * * * * * * * * *

Không nói chuyện với anh hùng bàn phím? Đó là câu nói bị dồn vào bước đường cùng, hết cách chống đỡ nên mới vu cáo người khác là anh hùng bàn phím. Tôi không bao giờ gọi ai là anh hùng bàn phím cả.

Tôi xin nhắc lại đinh đóng cột rằng: Hầm biogas là không đầy tràn và độc hại. Mục đích của nó là để tiêu hóa chất dinh dưỡng hữu cơ trong cứt và rác thải, làm cho bớt độc hại và hôi thối đi. Điểm thứ hai, đầu ra của Biogas là phân bón hữu cơ rất tốt cho cây, chứ không thể chăn nuôi được.

Ai mà nói trái lại, thì là ngụy biện, giả dối, lừa đảo bà con. Bà con hãy nhận xét cho kỹ. Có hầm Biogas nào làm trái với kỹ thuật và lý thuyết tôi nêu trên mà thành công chăng?
 


Last edited:
Mô hình của bạn mới đang nghĩ trong đầu, chứ chưa có ai làm cả.
*
Ví dụ cho cá ăn cứt lợn, thì ao của bạn diện tích bao nhiêu,
sâu bao nhiêu, và mỗi ngày thảy vào đó mấy chục ký cứt lợn?
Thảy vào mấy hôm thì ao thối hoăng đặc sệt cá chết nổi bụng?
*
Ví dụ cho trùn ăn cứt gà, thì diện tích nuôi trùn bao nhiêu,
mỗi ngày thảy vào mấy ký cứt gà, và nhặt trùn thương phẩm ra
để nuôi các con khác thế nào? Để giữ trùn giống lại thế nào?
Cứt trùn để vào đâu, hay bán mỗi ngày bao nhiêu ký? vân vân.
Trùn có thể sống với cứt trâu bò, đã chắc đâu sống được với
cứt gà?
*
Nói chung, các mô hình nuôi khép kín, con nọ ăn cứt con kia
đều không thể thực hiện được, vì cứt là chất thải, có độc,
chỉ làm thức ăn phụ với số lượng rất ít thôi. Chủ yếu cứt
phải ủ làm phân bón, thì mô hình mới thực hiện được. Đừng
để tiết kiệm tiền mua vài ký thức ăn mà làm ô nhiễm môi trường
chăn nuôi, lợi không bù hại. Thực tế có ai nuôi tôm nuôi cá
chuyên nghiệp mà cho ăn cứt đâu? Cho ăn thức ăn tốt mà vẫn còn
bị ô nhiếm kia. Nuôi bằng cứt, thì ở ngoài bắc năm 1950 mấy
Đảng và Chính phủ đã hô hào, cử cán bộ đến huyện xã bắt tay
làm thì điểm rồi, nhưng chỉ được một hôm, thì thấy ngay kết
quả. Bà con nông dân cả làng đến coi, trong bụng không tin,
đến khi thấy kết quả, thì lý thuyết này bị phá sản ngay.
*
"Cứt con lọ - con kia ăn" em đang làm đây bác ơi :). Nuôi con vịt để kiếm tiền ở con Cá chẳng hạn :p
 
Cám nuôi heo gà không rẻ. Mà nếu nuôi heo gà mà để con yêu với con bệnh đủ cung cap cho trăn thì lỗ bể mặt. Mình nuôi có khi 300 gà chết có 3 con thế trăn lấy đâu ra thức ăn hả bạn.
 


Back
Top