Mô hình nuôi ốc hương trong ao đất ở Cam Ranh-Khánh Hòa

  • Thread starter exciter_1827
  • Ngày gửi
Đây là mô hình của đa số người nuôi ốc hương ở Cam Ranh,trong đó có em...vì chỉ là nông dân nên kiến thức còn hạn chế khi giới thiệu cái mô hình này...tuy chẳng có gì hay ho nhưng chắc cũng phần nào giúp 1 số người hiểu được thế nào là nuôi ốc hương trong ao đất có giai...có gì sai xót mong các bác bỏ qua cho....thân...



Lưu ý : cái mô hình nuôi ốc này chỉ để xem cho vui chứ không khuyến khích mọi người học hỏi và áp dụng...


28017553.jpg
70406316.jpg
28017553.jpg
Đầu tiên,chủ mô hình tiến hành cải tạo đìa bằng biện pháp bơm cạn nước, vét bùn đáy, phơi khô. Sau đó tiến hành cắm giai trong đìa, dùng cọc dài 2m cắm thành một ô hình chữ nhật có diện tích theo ý muốn... giai làm bằng lưới trũ với chiều cao 2m... Sau khi buộc giai vào các cọc tre chủ mô hình sẽ đổ một lớp cát dày khoảng 8-10cm để ốc vùi thân...sau đó lấy nước vào,cấy vi sinh đồng thời cho chạy máy quạt nước rồi chờ ngày thả ốc giống...


Cát này được ghe hút từ những bãi cát bồi ven biển rồi bơm vào ao







Trước đây,size ốc giống được thả khá lớn(khoảng 6-9000con/kg...nhưng do sau này lượng ốc giống không đủ cung cho người nuôi nên size ốc giống được suất bán nhỏ dần...hiện tại size hợp lý khoảng 10-15000con/kg...mật độ tối đa có thể khoảng 600con/m2...ốc giống trước khi thả xuống ao cần cho làm quen với môi trường nước khoảng 30phut và sau đó được rải đều khắp ao...

Sau khi thả ốc giống không nên cho ốc ăn liền mà chỉ cần chạy máy quạt nước để tăng oxy cho ốc khỏe và dần thích nghi với môi trường mới...Chú ý,ốc giống sau khi thả càng đùn xuống cát nhanh thì ốc càng khỏe mạnh...

Mỗi sang,chủ mô hình phải lặn khắp ao để vớt thức ăn thừa và các phế phẩm để làm sạch đáy ao,đồng thời theo dõi lượng thức ăn thừa thiếu để điều chỉnh cho phù hợp...nước trong ao được thay hàng ngày theo thủy triều...





Thức ăn thừa cùng các phế phểm sau khi đuọc vớt từ ao lên đuọc người nuôi sàng sạch cát rồi nhặt những con ốc còn sống lẫn trong ấy để thả lại xuống ao...











Sau khi vệ sinh sạch sẽ có thể tiến hành cho ốc ăn...thường thì cho ăn 1 lần vào buổi chiều vì tập tính của con ốc là ăn đêm...thức ăn chủ yếu là tôm,cua hoặc cá tạp...




Ốc nuôi khoảng 4-6 tháng tùy theo mật độ và tỷ lệ hao hụt(thường khoảng 20-30%),khi ốc đạt trọng lượng khoảng 140con/kg thì có thể tiến hành xuất bán...







Nuôi ốc hương trong giai lưới đặt trong đìa có ưu điểm quản lý được ốc tránh bò đi gây thất thoát, dễ dàng quản lý chăm sóc, kiểm soát được lượng thức ăn hàng ngày. Khi có sự cố về môi trường ví dụ như đáy cát trong giai bị ô nhiễm có màu đen, có mùi hôi có thể xử lý bằng cách chuyển ốc nuôi sang một giai mới, phủ một lớp cát sạch mới, đặt trong một đìa nuôi mới, ốc sẽ tăng trưởng nhanh không bị dịch bệnh.
Theo Exciter
 


Last edited by a moderator:
Hàng ngày phải lặn nhặt thức ăn thừa thì vất vả quả . Bác EX mà ra chỗ em . Mùa đông nhảy xuống nước thì vui lắm nhỉ.

Bài viết của bác rất hay . Nhưng còn thiếu về mực nước . Nuôi ốc hương cần mực nước khoảng bao nhiêu bác chưa nói ...
 


mực nước khi nuôi ốc hương không được xem trọng lắm,khoảng tầm 1.2-1.5m là ok...chỉ cần tránh tháo nước quá cạn khi trời nắng nóng và lấy được nước vào tối đa có thể...
 
bạn exciter_1827 mổi một mô hình nuôi có khác được kinh nghiệm nhiều năm đúc kết thành
-về chứng minh bằng khoa học thì tôi kg dám bàn tới,chỉ bàn tìm ra những giải pháp cải thiện môi trường,bằng những năm lăn lộn với vật nuôi.nếu nuôi trong ao có phân vèo thì biện pháp chuyển vèo bạn đã thực hiện rồi. còn bà con phải lặn xuống vớt bằng thủ công (hàng ngày)sao vất vã quá !bạn có thử qua xi phong đáy bằng máy hút ???(bạn sợ ốc sẻ bị hút theo)
-trong ao có thể bạn thiết kế thêm máy bơm nước để tạo dòng chảy nhẹ,vừa tạo thông thoáng cho nước vừa nhờ sức ly tâm để cho những chất lơ lửng tập trung vào "rốn" sẻ dể xử lý hơn.
-mô hình ao đáy cát tôi chưa từng nuôi chứ theo diện tích 1200m vuông nền đất hoặc vải bạt xử lý đáy là chuyện nhỏ
vài lời góp ý
thân
 
Hì hì, cám ơn em Exiter,
Thật ra chú chưa có nuôi cá quy-mô lớn, mà chỉ nuôi nhỏ thôi : 100 bồn cá, nhiều loại, chú nuôi 3 năm. Nên nhìn vào hình, thấy màu xanh cuả hữu-cơ trong nước, hoạt-động của quạt và người nuôi lội vớt thường-xuyên, chú giựt mình.
Thật ra, ở đây chúng ta góp ý nhau, bổ-túc nhau mà không hề xử-dụng (ngay). Vả lại, đối với bà con đang nuôi trồng, thì riêng cá-nhân chú, rõ-ràng chú là người "ngoại đạo". Nên khi góp ý, chú nhấn mạnh ngay trước, là chú "mạo-muội".

Chúng ta đã cùng bàn rồi, cũng "rào đón" trước khi góp ý rồi, nên chú "méo mó nghề-nghiệp" qua kinh-nghiệm nuôi cá của chú, để xin góp thêm ý nầy, là : Cố gắng hết mình, đừng để cá (ở đây là ốc) có vấn-đề trong lúc đang nuôi. Bởi khi đã có vấn-đề, thì các biện-pháp chạy chữa chỉ toàn là chạy theo đuôi mà thôi. Khó lắm!

Thủy-sản khác với thú nuôi trên bờ. Thủy-sản bài-tiết ngay trong chỗ chúng sống, chúng ăn và lớn. Nên chú và anh Tám chỉ quan-tâm có bao nhiêu đó thôi. Em nghĩ lại có đúng không? Và cả anh Tám và chú cũng như anh Vĩnh đều cùng quan-tâm về môi-trường thủy-sản (ốc) đang sống trong đó để khỏe mạnh, lớn và tránh bớt rủi-ro thôi.

Vậy, nếu bà con đang nuôi với kết-quả tốt như vậy, thì bài góp ý của chú, anh Vĩnh, anh Tám không cần phải để ý. Không cần phải để ý, nhưng xin giữ đó, bởi chú tin đây là tiền-đề của những cải-thiện nuôi trồng mà chú, anh Vĩnh, anh Tám sẽ nhận được thêm những góp ý quý báu của bà con thật sự nuôi trồng, để bổ-túc cho hiểu biết thiếu sót của chú.
Thân ái chúc Em và bà con quan-tâm hanh-thông trong cuộc làm ăn.
 
Last edited:
đưa lên một đệ tài,một mô hình chăn nuôi kg phải là điều dể..kg biết là gì mục đích gì ?
nhưng theo tôi dù là mô hình đã được gọt dủa thì vẩn kg thể kg thiếu sót !
các bác đã nhìn thấy nó ưu khuyết điểm gì ?chỉ chê mà kg đóng góp?
đã là người chăn nuôi được sự đóng góp là vui mừng lắm đó
thân

chỉ chê mà kg đóng góp?
Tám Lúa thích chê ...thích chỉ điểm cái chổ "Đi Chết" của người dân nghèo ....còn đã làm tốt của người giàu của Đại Gia thì cần gì Tám Lúa nầy tốn nước bọt để khen ....Tám Lúa gọi ĐT nói chuyện với exciter_1827 thì bác ấy biết....đâu cần Tám Lúa phải trình làng. Lợi nhuận quá cao 1400m2 lãi từ 500-800 ...đây là giấc mơ thiên đàng ...ngồi trên đống vàng ...cứ mãi mê chiến thắng mà quên đi 1 ngày nào đó vàng sẽ bốc hơi ...bốc hơi bởi qui trình ngắn hạn (Vụt tốc bất đạt), không xây nền tảng lâu dài ...để ăn chắc mặc bền. Nếu không thích cái mô hình của mình bị chỉ trích khuyết điểm thì đừng đưa lên diễn đàn...không chấp nhận khuyết điểm thì ngàn đời cũng không học hỏi được gì. Khen: "Mô hình của bạn hay quá, làm tốt quá" ...tức là cho mầy chết luôn ....
Ca dao VN:(Thương cho roi cho giọt ...Ghét cho ngọt cho bùi)
 
Last edited by a moderator:
thưa cùng anh tám ,anh trung..cùng bà con, diễn đàn sân chơi chung vừa chơi vừa học không ai dại gì đưa nói lên những điều mình dở..nhưng nếu kg nói ai biết mình đang dở chổ nào ?anh nói đúng sẻ kg dư hơi đâu để nói khi người nghe kg cần !
tôi biết có nhiều người kg nói ra nhưng đang chờ anh hướng dẩn để mà học.trong đó có tôi.
cái mình biết mà kg nói lên cho bà con học hỏi có phí lắm kg ?
thân
 
Anh Tám,
Tui với anh hiểu nhau nhiều. Suy nghĩ về thủy-sản hoàn-toàn không khác nhau. Nhưng khi tiếp-cận với trao đổi trên Diễn-đàn thì có khác. Anh bộc-trực, thẳng-thắn. Bà con hiểu thì quý anh.Tui có điều nầy thưa với anh. Đây là Diễn-đàn Nông-nghiệp, nhưng người tham-dự "không phải nông-dân". Vậy chúng ta có khi cũng nên "cất" cái "cách nói nông-dân" lại. Chỉ có điều tui vẫn tự hỏi :
- Nuôi như vậy mà sao thành-công nhỉ?
- Chúng ta có nên học theo không? Hỏi như vậy để buồn rầu trả lời : - Không!

Thưa với anh Vĩnh,
Chắc anh đã từng thấy tui rầu-rĩ giữa cách nuôi trồng hợp-lý và nuôi trồng "theo truyền-thống"? Tui đã từng than với anh : - Khi đụng tới "nuôi trồng theo truyền-thống" là tui đụng 1 bức tường, khó vượt qua. Cho nên, tui hiểu anh Tám.
Thân.
 

Last edited:
thưa với anh trung tụi tui kg còn cách nào khác,muốn đào sâu muốn được học thật nhiều cái được gọi là khoa học,nhà nông thiệt mà chẳng qua ham học ham hỏi ,chỉ tội cái là người chỉ cố gắng chỉ mà người nhận nhét kg vô càng nghe càng ..hổng biết
hay là ..nếu có lòng các anh cố gắng đổi phương thức hướng dẩn cho tụi tôi dể tiếp nhận hi..hi (đòi hỏi)
xin lổi tui nói gì có lộn sân kg ?
 
thưa với anh trung tụi tui kg còn cách nào khác,muốn đào sâu muốn được học thật nhiều cái được gọi là khoa học,nhà nông thiệt mà chẳng qua ham học ham hỏi ,chỉ tội cái là người chỉ cố gắng chỉ mà người nhận nhét kg vô càng nghe càng ..hổng biết
hay là ..nếu có lòng các anh cố gắng đổi phương thức hướng dẩn cho tụi tôi dể tiếp nhận hi..hi (đòi hỏi)
xin lổi tui nói gì có lộn sân kg ?

Tui quen với cá nước ngọt, chuyện nầy anh Tám "gành" hơn tui! Xin cho tui được nghe.
Thân.
 
@maquemau :đúng là hàng ngày phải lặn hụp thì khổ thật,nhưng cũng chính nhờ công đoạn này mà đáy ao phần nào bớt ô nhiễm đó bác...còn về dùng máy hút thì trên mô hình của em có tấm hình về cái máy ấy đấy..máy này vừa dùng vệ sinh đáy ao vừa dùng để thu hoạch ốc luôn...nhưng nó không được người nuôi ốc tin dùng và hiện tại dùng sức người là hiệu quả nhất tuy chi phí để thuê nhân công là không nhỏ...
trong ao có thể bạn thiết kế thêm máy bơm nước để tạo dòng chảy nhẹ,vừa tạo thông thoáng cho nước vừa nhờ sức ly tâm để cho những chất lơ lửng tập trung vào "rốn" sẻ dể xử lý hơn.
máy quạt nước và "máy lủi" tạo dòng chảy rất tốt đó bác...nhưng khó khăn là ở chỗ là những giai lưới này thường không đặt giữa ao nuôi(thường sát mép bờ ao về 1 bên) nên không thể tận dụng lực ly tâm được...bác nhìn kỹ mấy tấm hình em post ấy....

- Nuôi như vậy mà sao thành-công nhỉ?
- Chúng ta có nên học theo không? Hỏi như vậy để buồn rầu trả lời : - Không!
đúng là cái mô hình này còn rất nhiều thiếu xót,đặc biệt là khâu xử lí ô nhiễm nguồn nước và đáy ao...nhưng nếu mọi người tận mắt xem cái cách mà người nông dân áp dụng cho mô hình này(có những công đoạn mà em chưa trình bày được cụ thể cùng với 1 điều kiện về tự nhiên hết sức lý tưởng) thì các bác sẽ hiểu hơn vì sao họ thành công và chấp nhận mạo hiểm...em không khuyến khích bà con áp dụng mô hình này vì em hiểu rồi sẽ có ngày dịch bệnh sẽ tàn phá mô hình này...nhưng dù sao thì hiện tại vẫn tốt và thu nhập từ mô hình này vẫn rất khá...thân....
 
khi tôi góp ý tôi cũng đã mường tượng lời đáp của bạn.đúng mô hình chăn nuôi thủy sản nói chung nó có cái chung nhưng nó cũng có những cái riêng của nó mà chỉ những người sống chung với nó mới biết.bạn thử nêu ra khi sử dụng máy hút "máy lùi" nó mắc những khuyết điểm nào ?mà kg được bà con tin dùng !
 
Máy hoạt động theo nguyên tắc, bơm – đẩy để xịt nền đáy, khuấy đảo nước khi vệ sinh ao, hoặc xới nền đáy và thu hứng ốc vào lưới khi thu hoạch.
Cấu tạo máy gồm: khung cố định và phao nổi, một máy nổ, buồng bơm nước, bộ phận thu rác và lưới thu ốc. Nước được lấy ngay tại ao, bộ phận đầu ra của máy bơm được thế kế đặc biệt để sục xuống đáy ao nhằm đẩy bùn bật khỏi đáy, ốc cũng bật theo và lọt hết vào bộ phận thu ốc.Máy này thu hoạch được gần 100% lượng ốc trong ao và làm sạch đáy hơn cách làm thủ công.Giá thành một máy hơn 10 triệu đồng

Trên đây là loại máy được dùng để vệ sinh ao nuôi kiêm luôn cả thu hoạch ốc hương đấy...nhưng thật ra nó có khá nhiều khuyết điểm hơn khi làm thủ công...chẳng hạn khi ốc còn nhỏ thì không thể dùng vì vỏ ốc khá mỏng,với 1 lực bơm và đẩy rất mạnh của máy sẽ làm ốc chết rất nhiều...đặc tính của ốc hương là vùi mình trong cát vào ban ngày và nằm trên bề mặt rất ít nên nếu làm thủ công thì số lượng ốc lẫn vào bùn đất và thức ăn dư thừa sẽ ít hơn và đỡ tốn công phân loại ốc ra hơn...còn khi thu hoạch thì ốc vẫn xót khá nhiều(nghe nói có khi cả 100kg)...và còn vài khuyết điểm khác nữa...nói chung nó có những khuyết điểm mà khi làm thủ công sẽ tốt hơn cho người nuôi ốc nên nó không được người nuôi tin dùng là vậy...
 
chào bạn

Chân thành cảm ơn tấm lòng của bạn Tấn thành...không biết sách của bạn là của tác giả nào...???..mình cũng có 1 cuốn của TS Nguyễn Thị Xuân Thu...mình cũng đã nghiên cứu khá nhiều tài liệu trên net nhưng đa số đều viết chung chung,không có những điểm mấu chốt mà khi nuôi sẽ gặp phải...


chào bạn mình xem rồi giống sách của bạn .hẹn diệp khác nha

tấn thành thân chào
 
- Xin ai đó .... cho biết công trình, đề tài, luận án nuôi ốc hương hoặc có hồ nuôi ốc hương giống, ốc hương thương phẩm của TS Nguyễn Thị Xuân Thu?

- Tên con ốc hương bằng tiếng Anh là gì?

Thanks
 
Chân thành cảm ơn tấm lòng của bạn Tấn thành...không biết sách của bạn là của tác giả nào...???..mình cũng có 1 cuốn của TS Nguyễn Thị Xuân Thu...mình cũng đã nghiên cứu khá nhiều tài liệu trên net nhưng đa số đều viết chung chung,không có những điểm mấu chốt mà khi nuôi sẽ gặp phải...

tanthanh đã viết:
chào bạn mình xem rồi giống sách của bạn .hẹn diệp khác nha.

Nếu thu nuôi 1ha dược 80tấn x 30.000đ/kg = 2.400.000.000đ mà lãi có 80 triệu thì nuôi cá gi chăng chẳng lãi như vậy hả bạn
bác mà nghe theo mấy tay nhà báo thì có mà phá sản....họ có biết gì về nuôi trồng đâu,đa số toàn nói phét không ah...

tamlua_mientren đã viết:
- Xin ai đó .... cho biết công trình, đề tài, luận án nuôi ốc hương hoặc có hồ nuôi ốc hương giống, ốc hương thương phẩm của TS Nguyễn Thị Xuân Thu?

Tài liệu thì nói chung chung ....mấy tay nhà báo nói phét .....sách của bạn thì giống sách cuả mình.

Hỏi cái bà TS Nguyễn Thị Xuân Thu có luận án hay nuôi ốc hương thì không 1 ai biết ...mà ngay cã bạn tanthanh và bạn exciter_1827 đã cầm 2 cuốn sách của bà TS Nguyễn Thị Xuân Thu trên tay cũng mù tịt luôn về thân thế sự nghiệp của bà TS.

Thí dụ:

Có 1 con rắn hổ nằm khoanh giữa sân nhà bác Tám Lúa...hàng xóm bu lại xem, cái điểm mấu chốt ở đây là người chủ nhà muốn tiêu diệt nó mà không biết bằng cách nào ...thì có 1 người có trình độ nói rổn rảng ...đây là con rắn hổ mang màu đen, cái đầu hình tam giác, xuống hang bắt chuột ...mùa nước nổi ngập hang nên nó bò lên ... hay vào nhà người ta ...nói tràng giang đại hải ...cuối cùng rồi người nầy nói "nó là rắn độc giết nó".

Đến người thứ nhì trông tướng tá cũng được lắm, liền nói: "nó là con rắn độc, lấy đồ giết nó".

Rồi đến người thứ ba, tướng tá mảnh khảnh, từ tốn nói với bác Tám Lúa chủ nhà "bác muốn giết con rắn độc nầy thì bác phải dùng cái cây, thanh gỗ rắn chắc hoặc thanh sắt đập nó mà phải đập ngay cái đầu của nó mới giết nó được".

Từ câu chuyện trên cho ta thấy người thứ nhất có trình độ nói bao đồng bao quát nói chuyện trên trời, "nó là rắn độc giết nó", mà giết làm sao, bằng cách nào, lấy cái gì để giết?

Người thứ nhì nói phang ngang lờ lững "lấy đồ giết nó" mà lấy đồ gì, bằng cách nào, lấy cái gì để giết?

Còn người thứ ba khiêm tốn chỉ cho bác Tám Lúa dùng thanh gỗ, thanh sắt đập ngay cái đâu...tức là người thứ ba đang biết mình làm gì ... xử trí qui trình áp dụng từng công đoạn ...dùng đúng dụng cụ ...đánh đúng mục tiêu.

Kết Luận:

Ở đây chúng ta cần:

1) Người thứ nhất có trình độ (thuỷ sản) bao đồng bao quát nói chuyện trên trời.

2) Người thứ nhì nói phang ngang lờ lững giữa trời.

3) Người thứ ba khiêm tốm nói cái thực tế dưới trần gian, qui trình, áp dụng hiệu quả đạt được mục đích, mục tiêu ...

Các bạn có cần loại người thứ nhất và thứ nhì để tư vấn nuôi tôm nuôi cá nuôi ốc của bạn không?

Hay là người ở trần thế, dân gian cần loại người thứ 3 nầy .... các bạn nuôi trồng hãy tự quyết định lấy.

Các bạn nên nhớ, loại người thứ 3 lại là loại hàng hiếm mà lại là loại hàng độc.

***VN, biết đến bao giờ có người nghiên cứu tận tường tỉ mĩ từng loại, từ tập quán sống tới cách nuôi trồng từng chi tiết một, nghĩa là từ A tới Z, chắc còn lâu lắm, xin đừng ngạc nhiên, những cuốn sách thiếu chất lượng như Nguyễn Thị Xuân Thu vẫn được bày bán tại các cửa hàng sách (sách Thuỷ sản).
 
Last edited by a moderator:
Hỏi cái bà TS Nguyễn Thị Xuân Thu có luận án hay nuôi ốc hương thì không 1 ai biết ...mà ngay cã bạn tanthanh và bạn exciter_1827 đã cầm 2 cuốn sách của bà TS Nguyễn Thị Xuân Thu trên tay cũng mù tịt luôn về thân thế sự nghiệp của bà TS.

TS Nguyễn Thị Xuân Thu có luận án và nuôi ốc hương hay không chẳng liên quan gì ở đây cả bác ạh...còn về thân thế sự nghiệp ư,em cũng chẳng thèm quan tâm...em mua cuốn sách về tham khảo là để hiểu thêm về đặc tính của con ốc hương mà thôi...
bác có biết để viết nên một mô hình như thế này đối với 1 người nông dân như em là khó khăn như thế nào không.... cái mô hình này tuy còn quá nhiều thiếu xót nhưng đây là mô hình hiện tại mà đa số người nuôi ốc ở cam ranh đang áp dụng...dựa vào kinh nghiệm được đúc kết từ chính 5 năm nuôi ốc của chú ruột em và những người xung quanh...

VN, biết đến bao giờ có người nghiên cứu tận tường tỉ mĩ từng loại, từ tập quán sống tới cách nuôi trồng từng chi tiết một, nghĩa là từ A tới Z, chắc còn lâu lắm

theo em thì nghiên cứu và nuôi trồng thực tế khác nhau khá xa...vì ngày xưa ba của em từng tham gia cái mô hình "đẻ và nuôi con tôm sú" đầu tiên ở Việt Nam nhưng sau này phải lăn lộn với con tôm gần 30 năm mà cũng chẳng nên cơm cháo gì...

P/S : cái mô hình nuôi ốc này chỉ để xem cho vui chứ không khuyến khích mọi người học hỏi và áp dụng...thân....
 
TS Nguyễn Thị Xuân Thu có luận án và nuôi ốc hương hay không chẳng liên quan gì ở đây cả bác ạh...còn về thân thế sự nghiệp ư,em cũng chẳng thèm quan tâm...em mua cuốn sách về tham khảo là để hiểu thêm về đặc tính của con ốc hương mà thôi...
bác có biết để viết nên một mô hình như thế này đối với 1 người nông dân như em là khó khăn như thế nào không.... cái mô hình này tuy còn quá nhiều thiếu xót nhưng đây là mô hình hiện tại mà đa số người nuôi ốc ở cam ranh đang áp dụng...dựa vào kinh nghiệm được đúc kết từ chính 5 năm nuôi ốc của chú ruột em và những người xung quanh...



theo em thì nghiên cứu và nuôi trồng thực tế khác nhau khá xa...vì ngày xưa ba của em từng tham gia cái mô hình "đẻ và nuôi con tôm sú" đầu tiên ở Việt Nam nhưng sau này phải lăn lộn với con tôm gần 30 năm mà cũng chẳng nên cơm cháo gì...

P/S : cái mô hình nuôi ốc này chỉ để xem cho vui chứ không khuyến khích mọi người học hỏi và áp dụng...thân....

Nghiên cứu đẻ là khác, nghiên cứu nuôi trồng là khác, là lẽ đương nhiên.

Nghiên cứu đẻ ...khi con tôm con cá đẻ nở xong rồi trong thời kì tôm post cá con ốc con ...chỉ vài tuần là xuất bán ...thành ra sự cố rũi ro cũng hạn chế bởi thời gian ...trong khi nuôi trồng thời gian kéo dài ...ảnh hưởng bởi cách nuôi trồng từ mật độ (quãng canh - công nghiệp) đến thức ăn công nghiệp ...bao nhiêu sự cố đang rình rập ...từ đó qui trình nuôi phải khác hơn là sản xuất con giống.

Tôi dã từng nói "Phải cân bằng hệ sinh thái", nghĩa là mực nuớc như thế nào ...đánh men vi sinh ra sao ...cách cho ăn ...làm sao giảm thức ăn dư thừa đó là 1 bài toán ...chứ không phải nói là: "tôi có cái ao ...tôi muốn thả bao nhiêu con 1 m2 thì thả, không cần biết ao nuôi có đủ cái "Không gian" để con vật mình nuôi nó được ở 1 chổ thoải mái, hay là 1 chổ ngục tù ....

Nếu người nuôi biết cân bằng hệ sinh thái ..nghĩa là người nuôi đải ngộ con vật mình nuôi, thì cuối vụ con vật nó trả ơn mình ...còn người nuôi biết (cố ý muốn lãi nhiều) hoặc không biết những tiến trình những công đoạn mình phải làm ...thì tình trạng trong ao không còn sinh thái ...tức là trở thành tù đày ..nghĩa là người nuôi vô tình hay cố ý như đã nêu trên đã ngược đải con vật mình nuôi ..thử hỏi con vật mình nuôi có khoẻ mạnh không? ...lẽ đương nhiên là không ...từ đó con vật mình nuôi bị bệnh tật, ốm yêu mang đến tử vong.

Con vật bị ngược đải thì nó trả thù người nuôi trồng ...bằng cách nó bị nhiểm bệnh và lăng đùng ra chết ...thì mọi người biết kết quả như thế nào cho người nuôi trồng rồi.

Mô hình nuôi ốc dễ nuôi, chẳng có gì khó hơn nuôi tôm sú, tôm thẻ ...cái căn bản nó giống nhau ...biết áp dụng cân bằng hệ sinh thái thì nuôi con gì cũng được (thuỷ sản).
 
Last edited by a moderator:
Nghiên cứu đẻ là khác, nghiên cứu nuôi trồng là khác, là lẽ đương nhiên.

Nghiên cứu đẻ ...khi con tôm con cá đẻ nở xong rồi trong thời kì tôm post cá con ốc con ...chỉ vài tuần là xuất bán ...thành ra sự cố rũi ro cũng hạn chế bởi thời gian ...trong khi nuôi trồng thời gian kéo dài ...ảnh hưởng bởi cách nuôi trồng từ mật độ (quãng canh - công nghiệp) đến thức ăn công nghiệp ...bao nhiêu sự cố đang rình rập ...từ đó qui trình nuôi phải khác hơn là sản xuất con giống.

Tôi dã từng nói "Phải cân bằng hệ sinh thái", nghĩa là mực nuớc như thế nào ...đánh men vi sinh ra sao ...cách cho ăn ...làm sao giảm thức ăn dư thừa đó là 1 bài toán ...chứ không phải nói là: "tôi có cái ao ...tôi muốn thả bao nhiêu con 1 m2 thì thả, không cần biết ao nuôi có đủ cái "Không gian" để con vật mình nuôi nó được ở 1 chổ thoải mái, hay là 1 chổ ngục tù ....

Nếu người nuôi biết cân bằng hệ sinh thái ..nghĩa là người nuôi đải ngộ con vật mình nuôi, thì cuối vụ con vật nó trả ơn mình ...còn người nuôi biết (cố ý muốn lãi nhiều) hoặc không biết những tiến trình những công đoạn mình phải làm ...thì tình trạng trong ao không còn sinh thái ...tức là trở thành tù đày ..nghĩa là người nuôi vô tình hay cố ý như đã nêu trên đã ngược đải con vật mình nuôi ..thử hỏi con vật mình nuôi có khoẻ mạnh không? ...lẽ đương nhiên là không ...từ đó con vật mình nuôi bị bệnh tật, ốm yêu mang đến tử vong.

Con vật bị ngược đải thì nó trả thù người nuôi trồng ...bằng cách nó bị nhiểm bệnh và lăng đùng ra chết ...thì mọi người biết kết quả như thế nào cho người nuôi trồng rồi.

Mô hình nuôi ốc dễ nuôi, chẳng có gì khó hơn nuôi tôm sú, tôm thẻ ...cái căn bản nó giống nhau ...biết áp dụng cân bằng hệ sinh thái thì nuôi con gì cũng được (thuỷ sản).

xin lổi bạn exciter_1827 mượn trang của bạn nói chuyện phiếm chút.
gởi anh bạn tám lúa miền trên tôi chưa kịp đọc hết nhiều bài anh viết,làm anh nông dân tập tành @đọc bài nầy tôi thấy nó gần gủi và dể thương,mong là anh sẻ viết nhiều bài như thế nầy.dù biết thời gian của anh là quý,bỏ ra giúp ích cho đời,đời thêm ý nghĩa
cảm ơn bài viết .thân
 


Back
Top