Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” giảm trừ được sâu hại

  • Thread starter neunhumotnu
  • Ngày gửi
619511_4.gif

Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” trồng thí điểm ở HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt.


Sau 2 mùa vụ ứng dụng thí điểm mô hình công nghệ sinh thái trên đồng ruộng, hay còn gọi là mô hình “ruộng lúa bờ hoa”, xã viên Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền) đã thấy được hiệu quả thiết thực của mô hình này và sẽ nhân rộng ra trong những vụ sau.


Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” được Chi cục bảo vệ thực vật triển khai thí điểm tại cánh đồng lúa đội 3 của HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt trong vụ mùa 2011 và vụ đông xuân 2011-2012. Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, xung quanh khu ruộng rộng 10ha, bà con xã viên trồng 5.000 cây hoa đủ loại. Khi cây ra hoa sẽ tạo môi trường sống hấp dẫn các loài ong, côn trùng. Chúng sẽ tìm đến hút mật và phấn hoa, sau đó nhiều loài sẽ đẻ trứng trên ruộng lúa và tấn công các loài sâu hại nên nông dân chỉ phải sử dụng rất ít thuốc trừ sâu.

Chị Nguyễn Thị Tô, xã viên HTX An Nhứt cho biết, trước đây, mỗi vụ chị phải xịt hai lần thuốc trừ sâu cuốn lá, ba lần thuốc trừ rầy nâu, tổng chi phí khoảng 2,5 triệu đồng/ha. “ Nhưng hai vụ lúa thí điểm vừa rồi, tôi chỉ phải phun mỗi vụ đúng một lần thuốc diệt cỏ, chứ không phải tốn một đồng tiền thuốc trừ sâu nào, mà ruộng lúa của tôi vẫn xanh tốt, nặng bông”, chị Tô vui mừng cho biết.

Anh Phan Đức Đạt, một xã viên khác cũng chia sẻ, khi tiến hành thí điểm vụ lúa đầu tiên, anh còn bán tín bán nghi, bởi vì thuốc đặc trị đôi khi sâu rầy còn kháng lại được, huống hồ giờ chỉ trồng mấy cây hoa dại. “Nhưng đúng là hiệu nghiệm thật, tôi quan sát thấy ban đầu ruộng lúa của mình vẫn có sâu bọ xuất hiện, nhưng sau đó chúng tự chết hết, nên cả mùa vụ tôi rất nhàn”, anh Đạt gật gù.

ruong-hoa.jpg


Hoa được trồng xung quanh ruộng chủ yếu gồm : trâm ổi, sao nhái, xuyến chi, đậu phộng dại. Đây là những loài hoa dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và cho nhiều bông. Theo các cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, những thứ hoa dại này không chỉ đẹp, mà còn dẫn dụ côn trùng rất tốt và đặc biệt là “khắc tinh” của loài chuột. Mùi hương của hoa trâm ổi làm loài chuột rất khó chịu, nên chúng không đám đến gần. Rất nhiều loài côn trùng thích ăn mật hoa và phấn hoa vì có nhiều chất đường, protein...

Qua theo dõi 2 mùa vụ của HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt, cho thấy mô hình ruộng lúa bờ hoa mang lại hiệu quả rất lớn, tạo được một hệ sinh thái ruộng lúa khỏe mạnh, cân bằng, làm mật độ nhóm bắt mồi, bọ xít mù xanh, nhóm ký sinh ở mô hình luôn duy trì ở mức cao hơn hẳn so với ruộng lúa đối chứng, mật độ rầy nâu, sâu bọ giảm đáng kể.

Theo ông Huỳnh Trung Thành, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt, hai vụ lúa vừa qua, ở những cánh đồng thực hiện mô hình “ruộng lúa bờ hoa”, xã viên đều không phải sử dụng loại thuốc trừ sâu rầy nào, nhưng năng suất vẫn đạt khá cao, trong vụ mùa đạt 4,5 tấn/ha và vụ đông xuân đạt 5,5 tấn/ha. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thí điểm mô hình “ruộng lúa bờ hoa” trong vụ hè thu sắp tới, sau đó, sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn bộ 218 ha diện tích ruộng lúa của HTX”, ông Thành cho biết.
- http://baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201205/Mo-hinh-ruong-lua-bo-hoa-giam-tru-duoc-sau-hai-229176/
 


Cảm ơn bài viết của bạn,
Trước đây không lâu mình đọc rất nhiều bài báo về tính hiệu quả của mô hình này ở Tỉnh An Giang từ năm 2001, nhưng không hiểu sao mô hình này lại không được nhân rộng.
 
Cảm ơn bài viết của bạn,
Trước đây không lâu mình đọc rất nhiều bài báo về tính hiệu quả của mô hình này ở Tỉnh An Giang từ năm 2001, nhưng không hiểu sao mô hình này lại không được nhân rộng.
Mô hình này nhảm òm..diện tích hoa bao nhiêu mới thu hút ong được, có ong thì có bướm, có bướm thì có sâu. Giai đoạn ra hoa cũng là giai đoạn cây phát triển mạnh rồi, tác dụng diệt sâu bọ cũng giảm, công đâu mà chăm sóc hoa, những nhà ở giữa cánh đồng thì chả có ích gì. Cái này làm đề tài cho vui thì được, chứ chả có ích bao nhiêu so với công lao động bỏ ra!
 
[QUOTE="hoangson121vx, post: 754808, member: 144398" ] diện tích hoa bao nhiêu mới thu hút ong được, có ong thì có bướm, có bướm thì có sâu.[/QUOTE]
Có ong thì có bướm và có bướm thì có sâu ? Lạ nhỉ ...
Ngoài ong bướm thì còn có nhiều loài vật khác nữa nhé như chuồng chuồng ...
4c826dc1_741433ae_s6.jpg
 
Thuốc bán để xịt sâu trên hoa..quá ngon. Không thấy cái hình trên có con rệp bu trên hoa đó à!
Con rệp có nhiều loại nhé .
Không phải loại nào cũng có hại đâu nha .
Trồng hoa là tạo điều kiện tự nhiên cho những loài thiên địch có lợi cho lúa chứ .
Chắc mô hình này không được mở rộng là bởi vì người ta còn đang bán thuốc BVTT .
 

em nghĩ mô hình này còn hạn chế vì bờ ruộng thì nhỏ chỉ đủ bước chân người đi. có trồng hoa thì chỉ trồng đc ven bờ gần đường quốc lộ lớn. mà đất ven bờ quốc lộ rất cằn cỗi, chăm hoa rất mất công với lại chỉ trồng hoa ven bờ ruộng gần đg quốc lộ thì hiệu quả cũng ko cao.

chưa kể khi cây ra hoa, côn trùng, gió thổi mang hạt hoa đi khắp các ruộng. lúc đó thì vừa diệt cỏ lại phải nhổ bỏ hoa cho cây trong ruộng.
 
Con rệp có nhiều loại nhé .
Không phải loại nào cũng có hại đâu nha .
Trồng hoa là tạo điều kiện tự nhiên cho những loài thiên địch có lợi cho lúa chứ .
Chắc mô hình này không được mở rộng là bởi vì người ta còn đang bán thuốc BVTT .
Chú em mang về trồng đi ..xem hiệu quả tới đâu. Quyền trồng hoa là quyền của người dân chứ phải của người bán thuốc BVTV đâu..Sao não nhiều đứa nó thiếu chất giữ vậy!
 
Đây là video chương trình khuyến nông của đài truyền hình Tiền Giang.


Cũng không thể nói báo và TV là đúng 100% được, nhưng nếu chưa thử mà đã chê trước thì bó tay rồi. Phải chi có bác nông nào thử mô hình này rồi lên đây nói thì xác thực hơn.

Bạn @hoangson121vx nói nó "nhảm" là bạn đã thử và thấy không hiệu quả hay bạn suy luận vậy?

Còn về tâm lý sợ sâu, rệp, côn trùng nói chung của nông dân mình thì cũng là hệ quả của việc chúng ta bị thuốc trừ sâu tẩy não sạch quá rồi :D
Cũng giống như dân thành thị đụng tí bụi là sợ dơ, phải rửa tay xà bông vậy. Cái gì cũng phải "tiệt trùng" mà không biết cái bụng của mình là một cỗ máy khổng lồ được vận hành bởi hằng tỉ vi trùng. Thế là mất cân bằng sinh thái trong chính bụng mình, người ta lại chế ra các loại "thực phẩm chức năng" có vi khuẩn để bổ sung vào. Dư tiền quá mà ko bít làm gì thì tốn tiền diệt rồi tốn tiền bổ sung vậy thôi.
Hồi nhỏ mình không hiểu, nhưng khi biết về các hệ sinh thái, mình mới hiểu thế nào là "ở dơ sống lâu". "Dơ" đây ko phải là mất vệ sinh một cách vô ý thức mà là không "quá sạch", không quá chiều chuộng cơ thể để nó mất cân bằng, mất khả năng đề kháng.
 
Last edited by a moderator:
Tuyệt vời! Trong video trên giám đốc trung tâm BVTV phía Nam Hồ Văn Chiến đã cho biết, rằng từ năm 2009-2010 đã làm thí điểm, và đến nay (2014) công nghệ sinh thái đã có mặt trên đồng ruộng của 22 tỉnh thành phía Nam, trong đó mạnh nhất là ở An Giang, Tiền Giang. Như vậy là mô hình này đã được kiểm chứng thực tế, và có hiệu quả kinh tế, môi trường rõ rệt. Bây giờ anh Định mà đăng được cho bà con qui trình thì không còn gì tuyệt hơn. VD: trồng loại hoa gì, mùa nào, diện tích bao nhiêu... Các loại côn trùng nào đã được dẫn dụ, chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa như thế nào. Các chỉ tiêu để kiểm soát (monitoring) là gì (vd: cách lấy mẫu để đếm lượng côn trùng). Và xa hơn là nguyên tắc chung để áp dụng sang vùng khác).

Cảm ơn bạn neunhumotnu đã mở màn cho chủ đề đáng giá này!
 
Bài và chủ đề này đã từng có trong diễn đàn
có lẽ hơn một năm nay, và tôi đã có phản đối
trong đó. Nay tôi lại nhắc lại.

Từ xưa, kỹ thuật nông nghiệp có nói phải phát
quang bờ bụi để sâu hại không có chỗ ẩn nấp
và sinh đẻ. Sâu hại sinh đẻ nhiều sẽ ăn hại
mùa màng, chứ không chịu ở một chỗ nơi chúng
sinh đẻ ra.

Bài này cũng nhìn nhận bờ bụi là nơi sâu bọ
có chỗ ăn ở đẻ sinh sôi nảy nở. Chỉ có khác
là nó cho rằng sâu bọ chỉ tụ lại một chỗ mà
chúng ta quy định thôi, chứ không phá hoại
mùa màng.

Tôi cho rằng, mỗi loại sâu bọ chỉ thích vài
loại cây thôi, chứ không bạ cây nào cũng ăn,
cũng phá. Sau khi không có cây chúng thích
thì nó mới kiếm đến các cây khác xài đỡ. Vì
vậy, bờ bụi là nơi chúng xài đỡ ở tạm, để
chính thức thật sự tấn công hoa màu chúng
thích. Ví dụ Sâu Xám, Sâu Keo ăn hại Lúa và
Ngô, nhưng cũng ăn đủ các loại cây lá khác.
Chúng có thể ăn các bờ bụi như bài báo nói,
và chúng vẫn khoái cắn Ngô Lúa hơn.
 
Bài và chủ đề này đã từng có trong diễn đàn
có lẽ hơn một năm nay, và tôi đã có phản đối
trong đó. Nay tôi lại nhắc lại.

Từ xưa, kỹ thuật nông nghiệp có nói phải phát
quang bờ bụi để sâu hại không có chỗ ẩn nấp
và sinh đẻ. Sâu hại sinh đẻ nhiều sẽ ăn hại
mùa màng, chứ không chịu ở một chỗ nơi chúng
sinh đẻ ra.

Bài này cũng nhìn nhận bờ bụi là nơi sâu bọ
có chỗ ăn ở đẻ sinh sôi nảy nở. Chỉ có khác
là nó cho rằng sâu bọ chỉ tụ lại một chỗ mà
chúng ta quy định thôi, chứ không phá hoại
mùa màng.

Tôi cho rằng, mỗi loại sâu bọ chỉ thích vài
loại cây thôi, chứ không bạ cây nào cũng ăn,
cũng phá. Sau khi không có cây chúng thích
thì nó mới kiếm đến các cây khác xài đỡ. Vì
vậy, bờ bụi là nơi chúng xài đỡ ở tạm, để
chính thức thật sự tấn công hoa màu chúng
thích. Ví dụ Sâu Xám, Sâu Keo ăn hại Lúa và
Ngô, nhưng cũng ăn đủ các loại cây lá khác.
Chúng có thể ăn các bờ bụi như bài báo nói,
và chúng vẫn khoái cắn Ngô Lúa hơn.
Vậy là mấy bài báo đó là sai hả bác? Tất nhiên, chỉ có một số loại hoa được chọn để trồng thôi, đặc biệt là hoa thu hút các thiên địch của côn trùng gây bệnh cho lúa.
Các thiên địch đó sẽ bị hoa thu hút, khi tới hút nếu mà có con bọ nào bay ngang qua là nó tấn công liền. Mình có lần bị con ong nó rượt khi tới gần bụi hoa cúc dại đó, xuýt bị đốt rồi :D
 
Cháu ko đồng ý với bác anhmytran. Tuy cháu ko phải người trực tiếp trồng lúa và tham gia dự án trên, nhưng cháu có thể nhận xét như sau:
- "Từ xưa, kỹ thuật nông nghiệp có nói phải phát
quang bờ bụi để sâu hại không có chỗ ẩn nấp
và sinh đẻ. Sâu hại sinh đẻ nhiều sẽ ăn hại
mùa màng, chứ không chịu ở một chỗ nơi chúng
sinh đẻ ra." - Đúng, sâu, côn trùng nói chung (không riêng gì sâu hại) thường không ở một nơi chúng sinh đẻ ra. Phát quang bờ bụi - đúng. Nhưng tại đây người ta dùng các loài thực vật có hoa, và hoa phải nở đúng lúc cây lúa phát triển, sao cho hấp dẫn và qui tụ trong hệ sinh thái ruộng số lượng ong kí sinh, côn trùng có ích, áp đảo sâu hại. Điểm khác biệt so với "từ xưa" ở đây là sự tác động có chọn lọc của con người vào đa dạng sinh học (thông qua "bờ bụi" có chủ định), để đạt được hướng có lợi cho sản xuất, chứ không phải để bờ bụi tự phát.
Tuy nhiên, mọi công nghệ đều có ưu, nhược điểm riêng.
Nhược điểm của công nghệ này cháu thấy là: khó khăn về giống hoa, kĩ thuật chăm sóc hoa, khó khăn liên quan đến hiểu biết về các mối quan hệ sinh thái trên đồng ruộng. Để đảm bảo hệ sinh thái ruộng cân bằng thì người nông dân sẽ phải cập nhật kiến thức không chỉ canh tác lúa, mà còn về trồng hoa (nhiều loại), về côn trùng học. Cái này đến kĩ sư được đào tạo chính qui còn vất vả.

Nhưng ưu điểm của ứng dụng này thì sẽ là lâu dài: giảm ảnh hưởng hóa chất BVTV lên người nông dân (tăng sức khỏe người sx), giảm chi phí thuốc BVTV (thực tế kiểm nghiệm), và có thể sản xuất ra sp mà ít ảnh hưởng đến môi trường hơn là tiêu chuẩn trong thế kỉ này (áp nhãn thân thiện môi trường).

Thực tế là 22 tỉnh thành phía Nam đã đưa vào ứng dụng công nghệ này rồi, và từ năm 2009 rồi, nên cháu nghĩ không cần thiết phải tranh luận công nghệ này có khả thi hay không nữa. Mà có lẽ công nghệ này chỉ mới với cháu (nông dân tập sự, đang học lí thuyết) thôi, chứ thực tế sản xuất bà con biết cả rồi.
Và cũng chia sẻ thêm là cơ chế áp đảo sâu hại về mặt lí thuyết là thực sự rất tốt. VD: ong xanh sẽ đẻ trứng vào ổ trứng của sâu đục thân hại lúa. Ấu trùng ong xanh nở ra sẽ ăn trứng của sâu đục thân. Như vậy ta đã phá hủy chu kì sống tự nhiên của sâu đục thân. Xét trên quan điểm sinh thái học (cũng như dịch tễ học), đây là biện pháp rất có hiệu quả (tựa kiểu ngta cổ súy cho chống muỗi vằn gây sốt xuất huyết bằng việc cho cá vào chum ăn lăng quăng). Tất nhiên biện pháp này sẽ không giết được hoàn toàn sâu hại, nhưng ta có thể kiểm soát sao cho mức phá hủy của chúng nằm trong vùng có lợi về kinh tế là được (nếu cần thiết vẫn dùng hóa chất, nhưng sẽ ít hơn nhiều)
 
Thực tế là 22 tỉnh thành phía Nam đã đưa vào ứng dụng công nghệ này rồi, và từ năm 2009 rồi, nên cháu nghĩ không cần thiết phải tranh luận công nghệ này có khả thi hay không nữa. Mà có lẽ công nghệ này chỉ mới với cháu (nông dân tập sự, đang học lí thuyết) thôi, chứ thực tế sản xuất bà con biết cả rồi.
Cho xin hình ảnh 22 tỉnh thành thực hiện ngoài cái phóng sự kia....Anh em miền tây ra ruộng lúa xem có ai trồng hoa như trên kia không ..cho xin ít ảnh để mở mang kiến thức.
Ong có lợi cho nhà nông chúng sẽ ở đâu khi hoa hết...chả nhẽ chúng ngồi chầu chực nông dân trồng hoa để xuất hiện..chắc có được 1 con.
 
Mình sẽ thử với chùm ngây và rau ngót :) và các loại rau khác :da:
 
Việc trừ sâu bằng sinh học đã bắt đầu từ lâu,
nhưng mới chỉ được áp dụng cho một số sâu bọ
thôi. Ví dụ sâu vẽ bùa. Ở Mỹ, sâu vẽ bùa đã
được khống chế tới mức thấp nhất. Họ chi tiền
để có một nhà kính để nuôi côn trùng giết sâu
vẽ bùa. Những nhà nông nghèo hơn thì không thể
làm vậy, mà họ đặt tiền để những nhà kính này
bán cho họ những vỉ trứng côn trùng. Những vỉ
trứng này đặt vào ruộng của họ, và trứng nở ra,
giết hại sâu vẽ bùa. Sau khi sâu vẽ bùa chết,
thì những con sâu này cũng chết hết, vì không
có gì ăn, và môi trường không thuận lợi.

Ngoài ra, cũng còn có những nơi nuôi bọ rùa.
Đó là những con bọ ăn rệp. Ở Mỹ, bọ rùa có khá
nhiều, khắp mọi nơi. Người ta cũng giết rệp
bằng thuốc nữa. Vì vậy, nghề nuôi bọ rùa không
được bằng nghề nuôi bọ giết sâu vẽ bùa.

553534-ladybug.jpg


Cách trồng bông như bài báo, hẳn là tiên tiến
hơn phun thuốc hóa học, nhưng chưa chắc đủ để
có thể áp dụng thực tế đem lại lời lãi. Phải
trồng bao nhiêu héc ta bông, trồng lúc nào, chỗ
nào, giống nào, thì mới được, chứ không phải dễ
dàng như thế mà thành công ngoài sức tưởng tượng.

Đây là bài về trồng xen các cây để dụ côn trùng
khỏi phá mùa màng - Trap Crop

http://en.wikipedia.org/wiki/Trap_crop

Đây là vài hình tham khảo:

7.29.13%20Rockingham.JPG


993dd8b6eecb8906e043bfb22387c098.jpg


Đây là sơ đồ trồng lúa chính ở giữa, và bên
ngoài cũng trồng lúa nhưng sớm hơn để dụ sâu bọ.
Diện tích này bằng 1/4, và không trông mong gì
thu hoạch ở đám này.

trap_crop.jpg
 
Cháu cảm ơn bác anhmytran đã giới thiệu thêm về mô hình sử dụng trap crop rất thú vị. Cháu cũng lần đầu được tìm hiểu.
Còn biện pháp sử dụng ở trên không phải dùng trap crop bác nhé. Trap crop mục đích là để dụ côn trùng có hại, khuyến khích chúng phát triển trong diện tích định trước. Còn biện pháp ở chủ đề này(cháu ko biết t.anh là gì, bác biết chỉ cháu luôn) thì dụ côn trùng có lợi (thiên địch), để cân bằng với côn trùng có hại. Cháu ko biết hết mùa hoa thì thiên địch đi đâu, nhưng cháu đồ là: hết mùa hoa (đồng thời hết mùa lúa) --- sâu bệnh hại không còn thức ăn, số lượng sâu bệnh hại giảm --- số lượng thiên địch giảm, và ngược lại. Trong kĩ thuật này nhấn mạnh đến việc tạo được đa dạng sinh học loài (thực vật và côn trùng). Cả kĩ thuật bác nêu và kĩ thuật trong chủ đề này đều nằm trong mảng Ecological engineering.
 
Cũng là theo hướng tạo tạo hoặc dẫn dụ thiên địch vào ruộng lúa, việc nuôi cá rô đồng trong ruộng lúa không biết đã có nơi nào áp dụng chưa? Nhiều lần mình đã đi câu đồng ở trong ruộng lúa và không ít lần bắt gặp cá rô đớp côn trùng rất bạo.
Nhưng bữa nay thì không gặp nữa vì dân chích điện bắt cá đã sát hại gần như hết cá trong ruộng rồi. Chỉ còn lại những con cá nhỏ không đớp nổi một con kiến!
 


Back
Top