Mô hình trồng ổi xen canh cây có múi

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
Mô hình trồng ổi xen canh cây có múi phòng chống bệnh vàng lá greening đã và đang được nông dân các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao trong việc hạn chế mật số rầy chổng cánh.
Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp đã phát triển mô hình trồng ổi xen canh cây có múi với diện tích hơn 150 ha. Qua kết quả khảo sát của các nhà khoa học ở các vườn áp dụng mô hình trên cho thấy: Mật số rầy hiện diện thấp và tỉ lệ cây có múi suy kiệt do bệnh vàng lá greening giảm hẳn. Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp “sinh học” trồng ổi xen canh cây có múi phòng chống bệnh vàng lá greening cũng đạt hiệu quả cao hơn so với các biện pháp khác như nuôi kiến vàng, áp dụng thuốc lưu dẫn...Hơn nữa, khi trồng cây có múi xen cây ổi , nhà vườn sẽ có nguồn lợi “cộng hưởng” từ cây ổi để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
ĐBSCL hiện có hơn 73.000 ha cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi), chiếm 27,4% trong tổng số 282.000 ha cây ăn trái toàn vùng. Các tỉnh có diện tích cây có múi nhiều nhất là Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre...Thời gian qua, tuy diện tích cây có múi ở ĐBSCL vẫn được duy trì, nhưng chất lượng vườn cây có múi ở nhiều địa phương giảm sút đáng kể, chủ yếu là do bệnh vàng lá Greening và bệnh vàng lá thối rễ gây ra.
 


tiduta!
Tôi có ý kiến, mô hình trồng ổi xen canh cây có múi theo tôi là không thật sự hiệu quả. Rầy chổng cánh ở nước nào cũng có, nếu trồng ổi để xua đuổi thì chỉ là công dã tràng, vì đuổi nơi này thì nó đi nơi khác, đến khi mật độ đủ dày thì nó quay trở lại đẻ tấn công tiếp, vì đó là nguồn thức ăn, là sự sống của nó. Tôi thiết nghĩ các nhà khoa học nên tìm cách diệt nó hay hơn là xua đuổi nó. Vả lại trồng ổi cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Thứ nhất: Trồng ổi thì cũng phải tốn tiền mua giống, tốn tiền phân bón cho nó ăn.
Thứ hai: Ổi mau lớn nên tàn của nó che chụp cây có múi, nên vườn rậm rạp dể xuất hiện bệnh nấm, năng suất cây có múi sẽ thấp...
Tôi nghĩ biện pháp tốt nhất để hạn chế bệnh vàng lá cho cây có múi là: Nên chọn mua cây giống sạch bệnh, Phân bón chính cho cây là phân hữu cơ, cải tạo vườn thông thoáng và thoát nước tốt.
 
Theo tui nghĩ mục đích chính của mô hình này hiện nay là lấy ngắn nuôi dài, tức là trồng ổi xen canh vào vườn cây có sẳn nhằm xua đuổi rầy chổng cánh và hạn chế bệnh vàng lá. Tuy nhiên các nhà khoa học khuyến cáo bà con nên bao trái ổi để không bị ruồi đục trái tấn công và thường xuyên điều chỉnh độ cao tán ổi bằng hoặc thấp hơn chiều cao của cây có múi khoảng 20 cm. Hai nữa ổi cũng là ký chủ của ruồi đục trái như cam, quýt, bưởi ... nên về lâu dài cần nghiên cứu việc ly trích hương liệu từ lá ổi để phun lên vườn cây có múi nhằm mục đích xua đuổi rầy chổng cánh mà không cần trồng ổi.
 
Cho tui hỏi, sao tui trồng ổi mà cứ bị cái con ong gì đó khoét lá 1 lỗ tròn rồi cắp bay đi, cứ thế nó làm hết lá trên cây ổi. Cây ổi chịu hông nổi chết lun. Có ai biết cách trị loài ong này ko? tui cũng có xit thuốc sâu mà làm như cũng chẳng thấm với nó.... rầu ghê. Muốn xem canh với Bưởi cũng ko đuợc.
 
Anh tranvi ơi!
Mô hình trồng ổi xen cây có múi mà tôi đã phân tích ơ trên, theo tôi thì khó mà đem hiệu quả lợi ích cho bà con nông dân trồng cây có múi. Vấn đề trích ly hương liệu từ lá ổi để xua đuổi rầy chổng cánh thì lại càng không hiệu quả. Thứ nhất là về giá thành của hương liệu là bao nhiêu, đắt hay rẻ? Thứ hai là thời gian phun xịt của hương liệu kéo dài bao lâu? Thứ ba là xua đuổi rầy chổng cánh thì nó bay đi đâu? và nó sẽ quay lại phá hại nặng nề hơn khi vườn cây có múi hết hương liệu. Như vậy tất cả việc xua đuổi rầy chổng cánh là không khả thi, cách tốt nhất là nên diệt nó. Nhưng diệt nó bằng cách nào? Tôi thiết nghĩ các nhà khoa học đã tìm ra nấm trắng và nấm xanh Ometar để diệt rầy nâu rất hiệu quả. Như vậy cũng có thể tìm ra loại nấm để diệt rầy chổng cánh, tại sao lại không?
---------------
Cho tui hỏi, sao tui trồng ổi mà cứ bị cái con ong gì đó khoét lá 1 lỗ tròn rồi cắp bay đi, cứ thế nó làm hết lá trên cây ổi. Cây ổi chịu hông nổi chết lun. Có ai biết cách trị loài ong này ko? tui cũng có xit thuốc sâu mà làm như cũng chẳng thấm với nó.... rầu ghê. Muốn xem canh với Bưởi cũng ko đuợc.
Anhmap78!
Con ong mà anh nói nó mau đen, có khoan trắng ở bụng, nó hay xén lá cong hình chữ C. Nó thừng xén lá trên nhiều loại cây như lá ổi, lá cây hoa mai, lá hoa hồng... để về là tổ, thường thì loài ông này không nhiều nên ta có thể diệt bằng cách thủ công dể dàng. Khi bạn nhìn thấy nó đang xén lá thì bạn dùng cái vợt bắt muỗi vợt bắt nó, tránh dùng tay để bắt vì nó chích nhức lắm. Chúc bạn thành công, chào ban.
 
Last edited by a moderator:
Theo một số tài liệu mà em đọc thì nếu xen canh cam-ổi thì chỉ có ổi xá lị trắng mới có hiệu quả xua đuổi cao.
 
Rắn!
Nếu chúng ta trồng cây có múi thì trong vườn có thể xuất hiện vài cây bị vàng lá, đó cũng là chuyện bình thường. Nhà tôi chuyên canh chanh không hạt, cá nhân tôi thấy bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh truyền bệnh cũng bình thường như các bệnh khác, không có gì đáng ngại cả. Vì theo kinh nghiệm của tôi bệnh vàng lá Greening chỉ xuất hiện nhiều khi cây có múi bị già cỏi yếu sức, cây bị ún do thoát nước kém, cây thiếu phân hữu cơ và thiếu công chăm sóc... Vì vậy việc trồng ổi xen cây có múi để xua đuổi rầy chổng cánh là việc làm vừa tốn công, tốn tiền mà không mang lại hiệu quả.
 

Vừa bán ổi vừa bán cam thì cũng không phải là tốn công tốn của lắm, nhưng đúng như bác nói, nếu không tìm cách diệt mà cứ xua đuổi thì không phải là cách hay vì vườn nhà ai không có xen ổi phải lãnh hết .
Còn vụ bị vàng lá Greening thì sao mà giống bệnh khác được bác, bệnh khác trị là hết, còn Greening thì phải đốn bỏ. 6 năm trước em phải đốn hết vườn cam, giờ còn chưa dám nghĩ tới việc trồng lại.
 
Mật số rầy chổng cánh hiện diện thấp cũng có nghĩa là có rầy, mà có rầy thì rầy có khả năng chích hút trên nhiều cây, như vậy cây vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh rất cao. Cho đến nay cũng chưa có ai dám khẳng định một cách chắc chắn như đinh đóng cột rằng trồng xen ổi trong vườn cây có múi có thể phòng được bệnh vàng lá Greening. Vậy thì có lẻ ý kiến của bạn Zonenuong là đúng chăng?
 
Tôi có đôi điều muốn chia sẻ với các bác trong diễn đàn quan tâm đến cây có múi.
Mình làm kinh tế vườn thì trước tiên phải nghĩ đến tính kinh tế của nó. Nếu áp dụng mô hình thì nên nghĩ đến tính hiệu quả của nó.Tất cả những điều mà tôi phân tích ở trên là hoàn toàn có cơ sở và tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm với bà con. Vì tôi là người trồng cây có múi thành công ( cây đạt năng suất và ít bệnh).
 
mình nghĩ không nên trồng xen vì khi cả hai cây cùng lớn tán lá khít nhau thi năng suất không cao
, đốn đi một cây thì tiếc -
- vả lại hiện nay có giống ổi đài loan thu nhập năm thứ 3-4 có thể lên đến trên 500tr/ha ( có xem chương trình nhà nông làm giàu của ông nguyễn lân hùng trên vtv thì rõ) , nên ổi có thể là cây chính chứ không c6n2 là cây phụ phòng bệnh cho cây có múi nữa
www.giongcaytrong.tk
 
Tôi thấy các trại trồng cây ăn trái ở Mỹ trồng cây cách thưa nhau rất xa.
*
Khi tôi hỏi, thì họ trả lời, trồng dày thì năng suất không hơn theo tỷ
lệ với diện tích và số cây đâu, nhưng cây bệnh nhiều, và chất lượng trái
kém đi, dẫn đến tốn tiền chữa bệnh phòng bệnh nhiều hơn, và khó bán trái
hơn, có thể không bán được trái, thì phá sản. Ví dụ, 1 hécta trồng 100
cây, thu hái được 100 kilô trái, bán được 1 đôla 1 kilô, nhưng trồng 120
cây, không hái được 120 kilô, mà chỉ được 110 kilô thôi, nhưng mỗi kilô
chỉ bán được với giá 90 xu, thì tổng cộng chỉ bán được tiền 99 đô, so
với trồng thưa lại còn thiếu 1 đô. Khi người ăn chỉ thích trái loại một,
không chịu mua trái loại hai, thì loại hai rớt giá, hay ế hàng.
*
Rành ăn trái có câu "Ổi cành La, Na cành Bổng" nhưng cành La và cành Bổng
đều phải là những cành phơi nắng mà không bị cành khác che, thì trái mới
ngon và thơm. Người trồng trái giỏi phải biết tỉa cành tạo dáng từ khi
cây non đang mọc lên, và còn phải tiếp tục tỉa cành hàng năm ít nhất 2
lần thì trái mới đậu, mới to, và thơm ngon. Nhà nông ViệtNam ít để ý đến
tỉa cắt cành, và kỹ thuật tỉa cành cũng kém.
*
 
anhmytran nói đúng đấy! Bà con mình rất nhiều người chỉ quan tâm đến số lượng nhưng lại chẳng quan tâm đến chất lượng. Có người thu hoạch 100 trái nhưng số tiền bán được thu về không bằng ông hàng xóm chỉ bán có 20 trái nhưng số tiền thu về của ổng lại cao hơn! Hỏi ra mới biết ông nọ thấy cây ra hoa đậu bao nhiêu trái thì để bấy nhiêu trái, đến khi thu hoạch chỉ toàn loại 2 với loại 3 nên giá bán quá thấp. Trái lại, ông hàng xóm thì hang ngày đi thăm vườn, tỉa bỏ những trái nào bị đèo, sâu bọ cắn chích... chỉ để lại những trái nào còn nguyên vẹn, da đẹp, khi thu hoạch bán với giá rất cao (vì người mua thích như vậy mà).
Đây là một cây bưởi điển hình:
pinghe_pomelo.jpg



Có một kỹ thuật mà người ta gọi là "training", tạm hiểu là uốn nắn cây, nghĩa là lúc cây còn nhỏ, người ta uốn các nhánh cây theo các hướng khác nhau để cho cây có tán đều theo 4 hướng, khi lớn lên sẽ hấp thu ánh sáng mặt trời đều nhau, có nhiều cành to khỏe, hứa hẹn năng suất sẽ rất cao.
bc52007f16.jpg
 
Đồ tỉa cành tiếng Anh gọi là Pruner .
Có nhiều cỡ để cắt các cành từ nhỏ đến lớn .
Cỡ nhỏ nhất thì bằng cái kìm cầm tay, cắt cành bằng đũa ăn cơm:
*
B175_ex.jpg

*
Cỡ vừa, để cắt cành cỡ ngón tay, phải cần 2 tay mới cắt được:
*
hybrid_1.jpg

*
Cỡ lớn, cắt được cành cỡ ngón chân cái, phái gồng 2 tay mới cắt được:
*
Brustman-with-loppers_jpg.jpg

*
Cành cỡ ngón chân cái trở lên, phải cắt bằng cưa thợ mộc.
Các đồ xén tỉa hay cưa, trước khi cắt một cây, phải lau bằng cồn, như bác sĩ
tiêm cho người bệnh vậy, để chống lây nấm bệnh.
*
Xén tỉa cây có thể tóm gọn lại 2 loại: cây xanh quanh năm, và cây rụng lá mùa đông.
Bưởi, Cam, Chanh là cây nhiệt đới, xanh lá quanh năm, xén tỉa vào mùa Xuân.
Nho (dây leo), Táo (cây thân gỗ đứng) rụng lá mùa thu, xén tỉa sau khi rụng lá.
*
Xén tỉa cam chanh, khi cây còn nhỏ, hầu như không xén tỉa.
Cây càng lớn, các cành trở nên rậm rạp, mới xén tỉa, những cành quá gần nhau theo
chiều ngang quanh thân, sao cho các cành chĩa đều ra mọi phía. Theo chiều dọc,
thẳng đứng, thì tỉa những cành thẳng phía trên của cành dưới mà không đủ cao xa.
Cắt hết tất cả các cành mọc theo chiều thẳng đứng hay chĩa lên, chĩa xuống.
Chỉ để những cành hơi chĩa lên chĩa xuống một chút thôi. Những cành gần ngọn thì
cho phép được xiên chéo lên nhiều hơn một chút.
Ví dụ cành cỡ ngón tay, ở gần ngọn thì xa cách cành dưới 1 gang tay, nhưng cành
cỡ cổ tay ở gần gốc, phải cách xa cành dưới nó nửa thước.
Cam trồng hạt, năm thứ 3 mới tỉa cành, chỉ để không quá 3 cành chĩa ra các phía
cách mặt đất hơn 3 gang tay. Khi có trái, lá cành này có thể chạm đất. Phải tỉa
cành sao cho trái ở cành cao nhất thì người đứng dưới đất cũng với tới được.
Cam trồng chiết cành, thì không có khó khăn xén tỉa khống chế chiều cao, nhưng
lại có khó khăn các cành thấp quá, và mọc dày, gần nhau quá.
Ngoài xén tỉa định hình, còn xén tỉa thường xuyên, nhất là sau khi hái trái,
cắt bỏ những cành gầy nhỏ, đang teo lại, cằn cỗi, và những cành đè lá lên nhau.
*
Xén tỉa Nho và Táo, thì cây mới mọc, mỗi năm để dài hơn năm trước chừng 1 mét.
Năm thứ 3 hay thứ 4 thì không để mọc dài hơn nữa, và cứ cắt hết những cành vừa
mọc ra năm vừa rồi. Xén tỉa trước mùa đông, và khi mùa Xuân đến, cây đâm chồi,
thì bẻ (chồi non) hay cắt đi hết, chỉ chừa lại 2 hay 3 mầm chĩa ra các hướng
không chĩa hay không đè lên nhau. Không để bất cứ mầm nào mọc thẳng đứng. Khi
cây ra lá phủ đầy giàn rồi, cũng tỉa luôn luôn những cành mới mọc đè lên nhau,
sao cho cành lá nào cũng được nắng.
*
Đây là cây nho sau khi rụng lá, trước khi xén tỉa:
*
dechaunac-unpruned.jpg

*
Sau khi xén tỉa:
*
dechaunac-pruned.jpg

*
Lẽ ra những cành nhỏ trong hình này cũng phải cắt hết mới đúng.
*
 
Last edited:
Cac bai viet cua bac anhtranmy cu the va co chat luong qua,ngay ca nguoi ko biet gi ve lam vuon nhu em ma khi doc la hieu va co the lam ngay,bai lai co anh minh hoa nua. That la tuyet qua! Chuc bac nhieu suc khoe va co nhieu bai viet hay nua!
 
Cám ơn anh Amytran, bài viết của anh rất bổ ích cho nhưng người mới bắt đầu làm vườn ăn trái. Anh có thể nói rõ hơn về xén lá tỉa cành cho cây cam quýt được không? Nếu có hình vẽ minh họa như xén lá tỉa cành nhó thì quá tốt. Tôi cũng rất quan tâm việc này. Cám ơn anh
 
Thực tế ở ViệtNam, làng tôi chỉ trồng cam chiết, nên
kỹ thuật xén tỉa cam của tôi rất hạn chế, vì cam
chiết mọc chậm, không đủ cành mà xén tỉa. Kỹ thuật hay
xài nhất là cắt tất cả các mầm mọc thẳng đứng hay gần
thẳng đứng .
*
Sang đến Mỹ, vùng tôi ở chỉ có vườn Nho và Táo, chứ
không có vườn Cam . Tôi cũng học cách xén tỉa Nho và
Táo, và đã từng tình nguyện đi xén tỉa Nho và Táo cho
bà con ViệtNam, và bị bà con kêu là quá mạnh tay. Lẽ
ra họ nên để tôi tiếp tục xén cho đủ 1 năm mới đánh
giá kết quả, chứ mới cắt mùa thu, mà không tỉa mùa
Xuân, thì cành lá vẫn quá rậm, hay tán không đúng chỗ.
*
À, mà xin nói rõ bà con ViệtNam ở Mỹ quanh đây đều vốn là
người không mấy quen thuộc nghề nhà nông, và đến Mỹ nếu có
cây trái, thì chỉ là cây cảnh quanh nhà, chứ không phải có
vườn cây trái làm ăn lớn. Ở những bang miền nam không có
tuyết, mới có bà con ViệtNam làm nghề nông, chủ yếu trồng
rau nhiệt đới, nhằm bán cho người Việt, vì những rau này
đắt tiền hơn so với các vườn rau Mỹ. Các chủ vườn rau Mỹ
mà trồng rau ta, thì bà con mình sập tiệm sớm, không thể
trồng rau tốt mà giá rẻ như nhà nông Mỹ được. Tôi không làm
nghề nông ở Mỹ, nên không học được các kỹ thuật thường ngày
của họ.
*
Kinh nghiệm chỉ có thể nói gọn lại là: dự đoán các
mầm mọc ra sẽ như thế nào để cắt bớt đi cho đủ ánh
nắng, chứ không để các cành lá che nắng của nhau.
Dễ nhất là cắt các mầm mọc thẳng, vì không cần phải
dự đoán tưởng tượng gì cả. Ngoài ra, các cành nhỏ
yếu có lá nhỏ và già cũng phải cắt hết, vì chúng
sẽ không bao giờ lớn, không bông trái, mà chỉ rậm
rạp che nắng những cành tốt thôi.
 
Last edited:
Tôi cũng đọc được trên internet về kỹ thuật trồng xen cây có múi và ổi. Ngoài ra còn có cách chống ruồi đục trái ổi bằng cách trồng sả ở tầng dưới cây ổi. Không biết có chính xác không nữa?
 
8fTbHu.jpg

aOnY5b.jpg

32853960846_349cfabbc9_o.jpg

ciiFFo.jpg


Thực tế ở ViệtNam, làng tôi chỉ trồng cam chiết, nên
kỹ thuật xén tỉa cam của tôi rất hạn chế, vì cam
chiết mọc chậm, không đủ cành mà xén tỉa. Kỹ thuật hay
xài nhất là cắt tất cả các mầm mọc thẳng đứng hay gần
thẳng đứng .
*
Sang đến Mỹ, vùng tôi ở chỉ có vườn Nho và Táo, chứ
không có vườn Cam . Tôi cũng học cách xén tỉa Nho và
Táo, và đã từng tình nguyện đi xén tỉa Nho và Táo cho
bà con ViệtNam, và bị bà con kêu là quá mạnh tay. Lẽ
ra họ nên để tôi tiếp tục xén cho đủ 1 năm mới đánh
giá kết quả, chứ mới cắt mùa thu, mà không tỉa mùa
Xuân, thì cành lá vẫn quá rậm, hay tán không đúng chỗ.
*
À, mà xin nói rõ bà con ViệtNam ở Mỹ quanh đây đều vốn là
người không mấy quen thuộc nghề nhà nông, và đến Mỹ nếu có
cây trái, thì chỉ là cây cảnh quanh nhà, chứ không phải có
vườn cây trái làm ăn lớn. Ở những bang miền nam không có
tuyết, mới có bà con ViệtNam làm nghề nông, chủ yếu trồng
rau nhiệt đới, nhằm bán cho người Việt, vì những rau này
đắt tiền hơn so với các vườn rau Mỹ. Các chủ vườn rau Mỹ
mà trồng rau ta, thì bà con mình sập tiệm sớm, không thể
trồng rau tốt mà giá rẻ như nhà nông Mỹ được. Tôi không làm
nghề nông ở Mỹ, nên không học được các kỹ thuật thường ngày
của họ.
*
Kinh nghiệm chỉ có thể nói gọn lại là: dự đoán các
mầm mọc ra sẽ như thế nào để cắt bớt đi cho đủ ánh
nắng, chứ không để các cành lá che nắng của nhau.
Dễ nhất là cắt các mầm mọc thẳng, vì không cần phải
dự đoán tưởng tượng gì cả. Ngoài ra, các cành nhỏ
yếu có lá nhỏ và già cũng phải cắt hết, vì chúng
sẽ không bao giờ lớn, không bông trái, mà chỉ rậm
rạp che nắng những cành tốt thôi.
Tôi cũng mới trồng một ít bưởi da xanh và xen cây ổi Lê Đài Loan. Theo như hình. Tôi thì ko nghĩ trừ rầy chổng cánh ji cả. Mà tôi trồng với mục đích ban đầu la tranh thu đất trống kiếm thêm thu nhập từ cây ổi. Tôi trồng 4-5 tháng là cây ổi bất đầu để trái được. Hình tôi chụp là cây trồng được 6 tháng.
Nhưng có 1 băng khoan là cây ổi thu hoạch được bao nhiêu năm. Vi tôi nghi khoảng hơn 2 năm là cây bưởi đụng tàn cây ổi rồi. Cây ổi có thế khống chế độ rộng tán cây được, nhưng cây bưởi thi khó.
Con sợ cây ổi che cây bưởi thi ko có rồi. Không để cao hơn.
Định nhân rộng mô hình này thêm 1,2ha. Ma thấy phân vân quá. Ae có kinh, hoặc thây ai trồng mô hình này trên 3 năm cho mình lời khuyên.
Trong hình có cây bưởi hơi héo, lá hơi vàng. Nó cứ như thế hơn 2 tháng rồi, ko phát triển ji thêm n
 


Back
Top