mọi người giúp em : cây này là cây gì ạ

em nghe ông anh nói là cây sơn trà hay hồng trà gì đó. mấy anh em đi 3 tiếng xe máy thì đến khu rừng này.hoa nở vào dịp tết giờ đang có quả nhưng hạt còn non. @ThanTai47
Agriviet.Com-030520142538.jpg

Agriviet.Com-030520142539.jpg

Agriviet.Com-030520142540.jpg

Agriviet.Com-030520142541.jpg

Agriviet.Com-030520142547.jpg
 


Last edited:
cảm ơn các bạn.mình đăng trên fb cũng có nh bạn nói giống hoa hải đường và trà mi. nhưng mình tra cứu thì thấy cũng có sự khác biệt
 
"Tiếc thay một đóa......!
Con ong đã tỏ đường đi lối về".
 

Trà mi rừng đó ! có bạn làm đề tài về cây này mới hỏi xong, Thầy thì chưa hỏi chờ ý kiến phản hồi của anh em rồi hỏi , Trà mi có nhiều loại lắm, có loại lá thon dài và thân leo nữa cơ, chủ yếu là có cấu tạo hoa để định danh nhanh nhất, nếu bác tìm thấy ở khu rừng nam cát tiên thì có thể đúng.
 
Trà mi rừng đó ! có bạn làm đề tài về cây này mới hỏi xong, Thầy thì chưa hỏi chờ ý kiến phản hồi của anh em rồi hỏi , Trà mi có nhiều loại lắm, có loại lá thon dài và thân leo nữa cơ, chủ yếu là có cấu tạo hoa để định danh nhanh nhất, nếu bác tìm thấy ở khu rừng nam cát tiên thì có thể đúng.
cản ơn bạn nhiều!mình tả cứu thấy nó giống trà mi rừng thậtcó khi nào mình vô tình phát hiện ra giống hoa quí mà không hay biết:
http://www.khoahoc.com.vn/khampha/s...rung/44120_phat-hien-hoa-tra-mi-quy-hiem.aspx
"Tiếc thay một đóa......!
Con ong đã tỏ đường đi lối về".
ban đầu em đọc mà không hiểu. thì ra .... là đóa trà mi. cảm ơn anh ngoc ly lan nhiều!!!
 
Công báo thiên hạ ngay ! biết đâu cậu được nổi tiếng, và tên tuổi lại được lưu sử sách đời đời !
 
Hoa của cậu chắc là hoa trà mi rừng, mình mới hỏi và tìm hiểu, trông nó hoang dại hơn hoa trà mi bình thường và hoa hải đường. Mình thích cái tên sơn trà hơn.
Có cái tiểu thuyết về hoa trà mi này giờ mình mới biết, sưu tầm và post lên cả nhà đọc chơi để hiểu thêm về một loài hoa đẹp hihi:
Khi linh mục Kamêli được phái tới Nhật Bản để truyền đạo thì ông không ngờ rằng ông lại bắt gặp ở đây những vị thần có khả năng quyến rũ cả những cha cố tiếng tăm. Ông thề rằng ông sẽ tránh xa mọi cám dỗ trần thế và tự hành hạ mình bằng cái đói và cái khát. Bởi vậy các thầy học của ông và bản thân ông đều tin rằng với sự trong sáng của mình ông rất đáng được ơn huệ của Chúa, và Chúa sẽ giúp ông biến những người Nhật Bản lầm lạc theo đạo.

Ở Nhật Bản, trong lúc chuẩn bị cho công việc đại sự, cứ chiều chiều ông lại vào rừng nhặt nhạnh các rễ cây và bắt châu chấu đem phơi khô dành cho mùa đông. Phải nói rằng số lượng lớn châu chấu mà ông kiếm được là ở trên các cành của một cái cây lớn. Châu chấu nhiều đến nỗi dù ông cố bắt hết thì sang chiều hôm sau chúng lại phát triển thành bầy nhung nhúc.

Vào một buổi chiều nóng bức, Kamêli dừng chân trong một làng xa, kể chuyện cho những người nông dân nghe về buổi truyền đạo trên núi và mãi tới tận nửa đêm ông mới tới được cái cây lạ lùng kia. Mặt trăng tròn vành vạnh nhô cao trên đỉnh rừng, cây cối đứng im lìm tựa như đã thấm mệt, còn lũ châu chấu thì im lặng hoặc có thể vị linh mục đã quá quen với tiếng kêu ri rỉ của nó đến nỗi chẳng buồn nghe nói nữa.

Ingr_Tsubaki.jpg


Khi Kamêli chắp hai tay vẻ thành kính và ngước lên trời tạ Thượng Đế vì ơn huệ của một ngày qua thì trong đám lá cây bỗng vang lên tiếng cười ngọt ngào của một thiếu phụ.

- Ha ha ha! - một sinh vật như một chú thỏ, thoăn thoắt nhảy từ cành nọ qua cành kia, phô hàm răng trắng xoá.

- A! Một kẻ vô đạo đã phái con quỷ này đến cám dỗ ta đây ư ? - Kamêli quả quyết.

Sau cái khoát tay của ông, con quỷ dường như hừng chí hơn, nó liền nhảy ngay xuống cành cây thấp nhất và bắt đầu huơ huơ đôi chân trắng ngay trên đầu vị linh mục.

Kamêli lùi lại vài bước, chăm chú nhìn cái sinh vật kỳ dị kia. Toàn thân nó được bao bọc một lớp xanh hòa lẫn trong màu xanh lá cây, chỉ có đôi chân trắng muốt và cái đầu nhỏ tóc vàng lấp lóa ánh trăng là thấy rõ và được thu lại tựa một bông hoa sặc sỡ đang kỳ nở rộ.

- Ngươi là ai? - tu sĩ hỏi

- Hi hi! Ha ha!

- Ngươi là nữ nhi ư?

Sinh vật lắc đầu quầy quậy

- Vậy ngươi là ai? Tên ngươi là gì?

- Ta là Đơriađa, linh hồn của cái cây này, - đầu tóc vàng thú nhận - Ta đến để tạ ơn ngươi vì ngươi đã làm cho thân cây của ta sạch bóng lũ châu chấu tanh hôi.

Nói xong, hồn cây nhảy luôn vào lòng bàn tay của tu sĩ, đoạn ôm chầm lấy ông và gắn vào bộ râu của ông một nụ hôn. Kamêli lúng túng đến nỗi đáng lẽ phải đẩy cô gái rừng xanh ấy ra xa thì ông lại kéo diết cô ta lại phía mình và cứ để nguyên giây phút kỳ diệu như thế trong đời một hồi lâu.

- Ta không thể ở lại với nhà ngươi lâu hơn được nữa - Đơriađa thì thào - nếu không cái cây của ta sẽ khô héo mất.

Con quỷ vùng ra khỏi tay ôm của Kamêli và nhảy lên một cành cây xanh. Chỉ đến lúc này vị tu sĩ mới hiểu rằng ông đã phá bỏ lời thề về sự trinh trắng và ông trở về nhà trong tâm trạng đầy u uất. Biết làm sao được? Liệu ta có còn xứng đáng là một vị linh mục nữa hay không?

camelliajaponicakurotsuvv8.jpg


Cho đến tận đêm khuya lạnh lẽo, cái đầu bốc lửa của Kamêli mới nguôi ngoai được đôi chút. Ông bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về những sự việc vừa xảy ra. Ông đã phá bỏ lời thề rồi ư? Người đã hôn ông không phải là một thiếu phụ mà là một linh hồn, bởi vậy, cái hôn này chẳng phải đem lại niềm vui sướng xác thịt. Nàng không phải là phù thủy, nếu không nàng đã biết sợ dấu hiệu của nhà thờ. Phải, trong kinh thánh không hề nói đến chuyện tiếp xúc với thần linh, như vậy là đã phạm tội. Sau khi tự chấn an như vậy, vị linh mục thấy tự tin hẳn lên.

Nửa đêm hôm sau, bị tính tò mò thôi thúc, Kamêli lạiđến trước cái cây lạ.

- Đơriađa! - Ông cất tiếng gọi và dừng lại dưới một chiếc lá to bản.

- Hi hi! Ha ha! - Một tiếng cười hỉ hả cất lên. Và qua tiếng lá cây sột soạt có thể đoán ra cô gái rừng xanh đang tụt xuống đất.

1696962693_2a6936b32a.jpg


Ngay từ lúc trưa, vị tu sĩ đã nghĩ cách giải thích lý do ông trở lại chỗ cây này. Khi Đơriađa đã ngồi trên một cành cây thấp, ông không hề lúng túng thanh minh:

- Tôi đến để xem lũ châu chấu có còn quấy rối các cây của bà nữa không.

- Một tên vô lại nào đó đã leo lên tận ngọn cây rồi,- Cô gái rừng xanh than phiền - nếu ngươi bắt được nó, ta sẽ rất biết ơn người.

Kamêli quấn hai vạt áo quanh thắt lưng và thoăn thoắt leo lên cây. Một con châu chấu đã bị tóm và ông đã được thưởng công xứng đáng.

Cả lũ châu cháu đã bị diệt gọn, song Kamêli không hề lúng túng, nghĩ cách đoạt được nụ hôn của Đơriađa. Mùa đông đã đến gần, không khí bắt đầu nhuốm lạnh. Trong một đêm Đơriađa đã nói với Kamêli:

- Ngày mai ngươi đừng đến đây nữa. Trước mùa xuân, cái cây phải nghỉ ngơi và ta sẽ cùng nghỉ với nó.

316623493_f57658da09.jpg


Cái tin lạ lùng khiến Kamêli sửng sốt. Ông sẽ sống ra sao đây nếu thiếu niềm vui? Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, rồi nhiều tháng cứ qua đi thì sao? Còn linh hồn dịu dàng - Đơriađa - hẳn nàng đang bị chết cóng trong hốc cây không, phải nghĩ ra một điều gì đó, phải làm một cái gì đấy để cứu nàng.

Giá như còn thời gian hẳn Kamêli sẽ nghĩ ra được điều gì đấy, nhưng bây giờ chẳng còn thời gian để nghĩ nữa, cần phải hành động. Ông túm lấy co gái rừng xanh, giấu dưới vặt áo rộng và đem về nhà mình. Suốt dọc đường Đơriađa đành câm miệng hến, chỉ khi bước vào gian phòng mà vị linh mục đặt nàng xuống giường, nàng mới kêu lên:

- Ngươi làm cái trò gì thế? Giờ này chắc cái cây của ta đang bắt đầu chết héo....

- Mặc cho nó chết héo. Chẳng lẽ trong rừng hiếm cây sao? Kamêli an ủi nàng.

- Ông hiểu việc đó như thế nào. Nếu cái cây của tôi khô héo thì tôi sẽ chết. - Đơriađa nói, giọng buồn bã.

- Đó là chuyện nhảm nhí, ta sẽ giải phóng nàng khỏi nơi này - Vị tu sĩ thề thốt.

Tới mùa xuân, khi các lá cây bắt đầu trổ màu xanh, Đơriađa cứ yếu dần và gày rộc hẳn đi.

- Hãy trả ta về với cây của ta! - Nàng khẩn khoản nói với Kamêli và ông đã sẵn sàng thực hiện yêu cầu của nàng, đồng thời hy vọng không khí mùa xuân sẽ chữa cho Đơriađa lành bệnh.

- Thật là đau khổ! - Đơriađa kêu lên khi Kamêli đặt nàng ngồi trên cành cây thấp - Cái cây của tôi đã chết rồi.

Trước mắt Kamêli nàng cứ tự tan biến đi và hòa lẫn vào cây xanh. Mãi tới một ngày kia, hệt như bông hoa lộng lẫy, mớ tóc hung hung của nàng bừng đỏ lên, rồi sau đó chúng cứ lấp loáng.

- Xin nàng đừng bỏ đi, hãy nói với ta, dù chỉ là đôi lời!

Kamêli thất vọng cầu xin và ông đã nghe được giọng nói yếu ớt đáp lại:

- Trên đỉnh ngọn cây kia vẫn còn hơi thở nóng hổi của cuộc sống. Hãy bẻ lấy một nhành cây trên đó và đem trồng ngay xuống đất.

Kamêli bẻ ngay một cành cây tươi và đau đớn trở về nhà. ít lâu sau, từ cành cây đó mọc lên một bụi cây và nở ra những bông hoa đỏ sặc sỡ.

Vài năm sau, vị tu sĩ già từ Nhật Bản trở về Châu Âu. Ông là người duy nhất mang theo về một chậu hoa mà ai cũng phải trầm trồ. Kamêli đặt tên nó là Hoa Đơriađa nhưng người đời không thể nhập tâm được một cái từ khó đọc như vậy nên đã gọi tên hoa bằng tên vị linh mục: Camellia - Hoa Trà mi.

Camellia_amplexicaulis.jpg




camelliajaponicatamaamelu9.jpg




camelliajaponicahagoromqf6.jpg


HoaTra1.jpg


HoaTra5.jpg


camelliajaponicaginnotslh4.jpg



421184419_ea473af26f.jpg


3311351048_dda629f7cc.jpg


Còn được biết đến dưới tên gọi Hoa - hồng - Nhặt Bản, hoa trà là một trong những loài hoa dễ thương nhất từng du nhập vào Bắc Mỹ. Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa trà mang ý nghĩa là "sự duyên dáng nhất" cũng như là "Trái tim anh đã thuộc về em". Được đưa vào Châu Âu từ năm 1639 bởi một thầy tu dòng Tên Joseph Kamel, nên hoa trà có tên từ nguồn gốc của tên người này. Tiếc rằng dù có vẻ đẹp duyên dáng tuyệt vời nhưng hoa trà lại không có hương!

Ở Đà Lạt, hoa trà mi (Camellia japonica, họ Theaceae) có 2 giống mang 2 màu khác nhau: trắng và đỏ. Cánh hoa rất mảnh khảnh. Hoa kép, giống như hoa chè. So với các loài hoa khác, hoa trà mi không đẹp lắm nhưng được biết đến nhiều qua các câu thơ trong truyện Kiều:

"Tiếc thay một đóa trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi, lối về!
Chim hôm thoi thóp về rừng.
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành"

Và tên một quyển tiểu thuyết nổi tiếng của Alexandre Dumas con: Trà hoa nữ (La dame aux camélias).

Tên tiếng Anh của hoa Trà được đặt theo tên của

Joseph Camellus, một tu sĩ dòng Tên từ Moravia

vùng Trung bộ Tiệp Khắc ( cũ ) đã du hành qua Ấn

Độ, Trung Hoa, Nhật Bản là những xứ sở quê hương

của loài hoa này. Hoa Trà thường được đưa vào văn

học nghệ thuật phương Đông. Đặc biệt, chúng đã có

vai trò nổi bật trong tác phẩm Trà Hoa Nữ ( The

Lady of the Camellias ) , trong đó người nữ nhân vật

chính đã bày tỏ cảm nghĩ của nàng cho những kẻ

theo đuổi nàng bằng cách đeo hoa Trà màu đỏ....Hoa Trà đỏ tượng trưng cho sự đáng yêu tuyệt vời ,

còn hoa Trà trắng mang ý nghĩa sự xuất sắc không

giả tạo. Tác phẩm nổi tiếng Trà Hoa Nữ đã góp phần

mang lại sự nổi tiếng cho tác giả Alexandre Dumas,

tiểu thuyết gia và kịch tác giả Pháp thế kỷ XIX, đồng

thời gợi nhớ đến một loài hoa từng làm say đắm bao

người. Người Pháp xem hoa Trà như là biểu tượng

cho sự chung thủy.

Pink Camellia : Longing for you

Red Camellia : You're a flame in my heart.

White Camellia : You're adorable!
Camellia
, thuộc họ nhà Trà. Trong tiếng Việt người ta thường gọi Camellia

Trà, Trà Mi, Trà Nhật Bản. Gọi là Trà Nhật Bản là vì loài này sống nhiều ở

khắp nơi, trải dài từ Bắc Ấn, Himalayas, sang Trung Quốc, Nhật Bản và kéo dài

xuống tận Sumatra, Indonesia nhưng đặc biệt phát triển & nhân rộng giống tại

Nhật Bản. Và Trà Nhật Bản (Camellia Japonica) cũng là loài được đặt tên sớm

nhất trong hơn 250 loài Camellia.

Camellia thân gỗ, cao tối đa khoảng 20m (cổ thụ). Ở Hoa Kỳ, Camellia rất được

ưa chuộng để trồng làm cây cảnh cho mùa Đông. Vì cây xanh quanh năm, và nở

hoa vào cuối Đông đầu Xuân. Tùy theo thổ nhưỡng của vùng, Camellia nở hoa

sớm vào cuối tháng 12 đến đầu tháng Giêng. Mùa nở hoa thông thường từ

tháng Giêng đến đầuTháng Ba, và những cây nở muộn sẽ cho hoa vào giữa

tháng Ba.

Camellia thường có 3 tông màu: trắng, hồng và đỏ. Có cả màu vàng nhưng rất

hiếm. Cây màu trắng cũng là cây nở hoa sớm, vào cuối tháng 12.

Hai cây Camellia đỏ thì thuộc hàng nở muộn
icon_smile.gif


trahoavang.jpg


Quả Camellia hổng có ăn được. Chứa toàn hạt cứng. Khi quả già, rụng xuống

đất, nếu gặp điều kiện

thích hợp và nảy mầm, đâm chồi, mọc thành cây con.

Ở một vài nước mà đặc biệt là Nhật, người ta nghiên cứu & sử dụng dầu ép từ

hạt Camellia để làm ra

nhiều sản phẩm, có thể kể đến như sau:

- Camellia Oil: dầu Camellia bán rất nhiều ở các siêu thị tại Nhật & Hoa Kỳ (mấy nước khác bạn H chưa

thấy qua nên không dám liệt kê). Camellia oil thuộc dạng “dầu ngọt”, được giới

thiệu là có khả năng

ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch, giảm cholesterol,…tốt hơn cả dầu

olive (^_^)

- Dầu chiết xuất từ hạt Camellia còn được dùng trong điều chế mỹ phẩm như là:

phấn, phấn phủ trên

giấy thấm dầu, xà bông tắm chống khô da trong mùa Đông, dầu gội đầu dưỡng

da & làm mềm mượt

tóc,..v.v…

- Và người ta còn dùng gỗ Camellia để làm lược chải tóc, nghe nói là giảm

lượng tóc gãy rụng!!! (^_^)

Camellia là loài hoa biểu trưng của tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, loài Camellia cho ra tinh dầu ưu việt nhất, không phải nằm ở

Alabama mà được trồng tại đảo

Toshima, Nhật Bản. Toshima, 1 đảo nhỏ nằm trong chuỗi đảo Izu, nằm về phía

Nam Tokyo. Hàng năm,

khoảng từ tháng 11 đến tháng Ba, có rất nhiều du khách bắt phà hoặc đi trực

thăng từ đảo Izu Oshima

bay đến Toshima để ngắm màu đỏ rực của Camellia nở khắp trên đảo. (Tui

cũng đang mơ 1 chuyến

như dzậy…khà..khà…
icon_smile.gif
)
Các nhà khoa học Việt Nam vừa phát hiện một quần thể trà hoa vàng, loài cây

có giá trị kinh tế và y dược cao rất quý hiếm tại một cánh rừng thuộc thành phố

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đây là quần thể trà hoa vàng thứ ba được phát hiện tại tỉnh Lâm Đồng, sau hai

quần thể trà hoa vàng ở huyện Đạ Huoai và Vườn quốc gia Cát Tiên. Những

phát hiện này có ý nghĩa lớn đối với công tác bảo tồn loài này vì trà hoa vàng là

loài quý hiếm, có giá trị y dược cao.

Theo TS. Trần Ninh, ĐHKH Tự nhiên – ĐHQGHN, Camellia Dormoyana – loài trà

hoa vàng đầu tiên của thế giới được phát hiện ở Lâm Đồng vào đầu hế kỷ XX.

Được biết, trà hoa vàng mới chỉ được phát hiện ở Việt Nam và Trung Quốc. Hiện

nay, Trung Quốc đã xây dựng Vườn Camellia Quốc tế; trồng nhân tạo vùng trà

hoa vàng nguyên liệu rộng hàng chục hécta; nghiên cứu thành công các chế

phẩm và sản xuất, xuất khẩu hàng loạt dược liệu và thực phẩm chức năng làm

từ trà hoa vàng như Superior tea, Golden Camellia… Một chai Golden Camellia

trị giá khoảng 4,76 triệu đồng Việt Nam.

Trong khi đó, chúng ta mặc dù đã phát hiện trà hoa vàng gần một thế kỷ nhưng

đến nay công tác bảo tồn chưa được chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu như

còn bỏ ngỏ. TS. Ninh khuyến cáo không chỉ 2 loài trà hoa vàng có tên trong

Sách đỏ Việt Nam mà hàng chục loài trà hoa vàng khác đều đang trong tình

trạng nguy cấp. Trước mắt, chủ yếu là bảo tồn tại chỗ, đồng thời nghiên cứu di

thực về trồng khảo nghiệm tại Đà Lạt, vườn Quốc gia Tam Đảo… Về lâu dài, cần

tập trung nhân giống để trồng với qui mô lớn.

Hoa sơn trà cánh lá thường xanh, hoa to đẹp, vẫn dùng làm cây cảnh. Có hàng

nghìn giống sơn hà, hoa màu vàng kim và gọi là Trà hoa vàng.

Trà hoa vàng là cây thân gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 2-5m, cành thưa, vỏ

cây màu vàng xám nhạt, họ sơn trà (Theaceae). Lá đơn mọc cách, dài hẹp hình

tròn. Hàng năm cứ đến tháng 4 – tháng 5 đâm lộc, ra lá mới, sau 2-3 năm lá già

mới rụng. Tháng 11 bắt đầu nở hoa, hoa kéo dài đến tháng 3 năm sau. Hoa

mọc ở nách lá mới mọc riêng lẻ. Màu vàng kim có sáp bóng, đẹp mắt, long lanh

khiến con người cảm giác nửa trong suốt. Đường kính hoa 5-6cm, dạng cốc

hoặc bát, thế hóa đa dạng và kiều diễm.

Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, thường mọc ở nơi đất tơi xốp bên bờ suối có

bóng râm, thoát nước tốt. Phạm vi phân bố tự nhiên rất hẹp, chỉ thấy mọc

hoang ở vùng đồi gò 100-200m, huyện Ung Nhinh – Nam Ninh – Quảng Tây –

Trung Quốc. Thuộc loại cây bảo hộ cấp I của Trung Quốc.

Trà hoa vàng có giá trị kinh tế và y dược rất cao. Lá có thể pha uống, làm thuốc

chữa kiết lỵ và rửa vết thương, lở loét, cũng có thể dùng

làm màu thực phẩm. Gỗ cứng có thể làm đồ dùng gia đình và hàng mỹ nghệ.

Hạt có thể để ép ra dầu.
 
Hình ảnh Trà mi với hải đương lộn tùm lum. Có lẽ nhờ ai đó nêu cách phân biệt giữa 2 loài hoa này !
 


Back
Top