Mời Vô Sửa Tài Liệu Nuôi Nhím

  • Thread starter TinhMotDem
  • Ngày gửi
First9
xin mời bà con , chú bác , anh em ai thấy tài liệu viết chưa đúng ,
hoặc thiếu xin đăng nhập

tên đăng nhập : tinhmotdem
pass : tinhmotdem

và sửa lại .


hãy giúp đỡ mọi người xung quanh khi có thể
dù họ có giúp lại ta hay không
bởi cuộc đời không dài như ta nghĩ
chỉ với ba tỷ, sáu trăm vạn giây
ta đã kết thúc 1 đời người ở đây
kiến thức ta biết lâu nay
vì tính ít kỷ nên ta giấu
ôi giờ ta sắp chết
kiến thức có nghĩa lý chi
giá như cho thời gian quay lại
ta xin giúp đỡ mọi người khi có thể
dù họ có giúp lại ta hay không



chân thành cám ơn.(khi sửa vui lòng viết chữ màu xanh để bà con biết là à chổ đó là mới được sửa)




ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÍM
Nhím thuộc loại lớn nhất trong bộ gặm nhấm. Nhím trưởng thành nặng trung bình 13 - 15 kg/ con. Thân và đuôi dài 80 - 90 cm. Hình dáng nặng nề, mình tròn đầu to, mõm ngắn. Có 4 răng cửa dẹt và rất sắc. Chân ngắn, 2 chi sau ngắn hơn 2 chi trước, móng chân nhọn sắc. Trên lưng lông biến thành gai cứng, nhọn nhất từ nửa lưng về phía sau (dài từ 10 đến 30 cm). Nhím là loại động vật có tính gia đình cao, con đực chỉ chấp nhận ở cùng nhím con do chúng đẻ ra. Những nhím cái đã mang thai với đực khác, nếu ghép đôi với đực mới, khi đẻ ra con đực sẽ cắn chết những con con này. Nhưng ở lứa đẻ sau do con của chính đực đó thì chúng lại sống với nhau bình thường. Không nên nuôi thả nhím sinh sản thành từng bầy đàn, nên ghép chúng thành từng đôi nuôi riêng từng ô và có thể đổi đực giống.
Nhím chủ yếu sinh hoạt về ban đêm. Ban ngày nhím tập trung ngủ từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Người chăn nuôi không nên có những hoạt động làm mất giấc ngủ của nhím trong thời gian nhím ngủ.



-----------------------Nhím không chịu được lạnh---------------------------------------
chào bạn , mình xin thêm là : nhím nó không chịu được lạnh , nên không thể nuôi ngoài hà nội được.
bằng chứng là ở tphcm người ta phải bật đèn sưởi ấm cho nhím vào các mùa mưa.
người thêm : Nguyễn Hoài Nam

bạn viết sai rồi . nhím nó có khẳ năng thích ứng với thay đổi của khí hậu . nó có khả năng chịu lạnh , bằng chứng ư : ngoài bắc có mấy trang trại nuôi nhím đó . nếu nó ko chịu lạnh được người ta đâu có nuôi.
người viết : Đặng Trung Kiên
-------------------------------------------------------------------------------------------------




CHĂM SÓC NHÍM SINH SẢN
Từ 8 tháng tuổi nếu sinh trưởng phát triển tốt, nhím có thể ghép đôi. Nhím mang thai từ 90 - 95 ngày. Bụng nhím chửa thường to ra 2 bên. Trong thời gian này nên tách hẳn đực giống để nhím cái được yên tĩnh và nhím cái không ăn tranh thức ăn của nhím đực quá nhiều dẫn đến thai to và khó đẻ.
Nhím thường đẻ vào ban đêm, nhưng cũng có một số con đẻ ban ngày.
Số con đẻ ra từ 1 đến 5 con. Trung bình là 2 con. Nếu đẻ 3 - 4 con, thì 1 - 2 con sẽ khó tranh bú với những nhím con mạnh hơn. Vì thế nên tách từng cặp và cho bú luân phiên, được 10 ngày có thể nhốt chung trở lại.
Luôn theo dõi nhím mẹ có đủ sữa cho nhím con hay không để có chế độ nuôi dưỡng hợp lý cho nhím mẹ
Thường tách con lúc 2 tháng tuổi. Tuy nhiên có thể tách con sớm hơn (30 - hoặc 45 ngày tuổi) nếu nhím con khoẻ mạnh. Trong trường hợp này phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhím con.
-----------------------------------------------------------------Nhím sinh sản ---------------------------------------
nhím nói chung cũng dể sinh sản . nhưng khi cho giao phối (nhốt nhím đựt và cái chung lại)
đặt biệt :
+ ngoài lúc cho ăn ra , tuyệt đối ko bén mảng tới , tránh tối đa việc làm ồn ào , cũng như quấy nhiễu tại nơi nhím bắt cặp
+ cho nhím ăn cần bổ sung thêm đạm , 1 chút xíu chất béo để tăng khả năng giao phối (ko cho ăn nhiều nha tránh việc tiêu chảy)

người viết : Phúc Linh , biết nhiêu đó thôi hi vọng giúp được bạn
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

THỨC ĂN NUÔI NHÍM
Thức ăn của nhím rất đa dạng như: các loại rau, củ, quả, ngô, thóc, sắn, đậu tương, bí đỏ...
Khẩu phần thức ăn hàng ngày trong từng giai đoạn nuôi:
- Từ 1 - 3 tháng tuổi: 0,3 kg rau, củ, quả + 0,1 kg thức ăn tinh (thóc, ngô…)/ con/ngày.
- Từ 4 - 6 tháng tuổi: 0,5 kg rau, củ, quả + 0,2 kg thức ăn tinh (thóc, ngô…)/ con/ ngày.
- Từ 7 - 9 tháng tuổi: 0,7 -1,0 kg rau, củ, quả các loại + 0,3 kg thức ăn tinh (thóc, ngô…)/ con/ ngày.
- Từ 10 - 12 tháng tuổi: 1,0-1,5 kg rau, củ, quả các loại + 0,4 kg thức ăn tinh (thóc, ngô, sắn…)/ con/ ngày.
Bổ sung can xi bằng xương lợn, trâu bò đã nấu chín, hoặc tảng đá liếm.
Bổ sung thêm đậu tương, khô dầu lạc vào trong khẩu phần ăn hàng ngày.
NƯỚC UỐNG
Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do. Trung bình 1 lít/ 5 con/ ngày. Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị nhím sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục không tốt.
CHUỒNG NUÔI
Chuồng nuôi nhím cần tránh mưa và nắng nóng, khô sạch thoáng mát. Kích thước dài 1,2–1,5 m, rộng 1-1,2 m/ô chuồng. Tường xây cao 0,7-1 m. Bên trên có lưới sắt. Nền chuồng láng bê tông dày 8 - 10 cm, dốc 3 – 50 để dễ thoát nước. Máng uống rộng khoảng 20 - 25 cm, cao 20 - 25 cm để nhím không ỉa đái vào máng uống và nước không bị vung vãi ra làm ướt bẩn nền chuồng.

------------------------------------------Vệ Sinh Chuồn Trại Trước Khi Thả Nhím-----------------------------------------
+ Thuốc sát trùng chuồng trại:
* Khi chuồng còn trống, chưa thả nhím: Vime Protex pha nồng độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước phun khắp chuồng).
* Khi trong chuồng có nhím: Chọn một trong các loại sau hoặc luân phiên sử dụng:
. Vimekon pha nồng độ 0,5% (100ml pha 20 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.
. Vime-Iodine pha nồng độ 33% (15ml pha 4 lít nước) phun khắp chuồng, có thể phun lên mình nhím.
người thêm nội dung : First9
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Cách nhốt, ghép đôi, ghép đàn:
Nhím cái giống nên nhốt riêng từng ô và có thể nuôi tại một ô suốt cả đời. Nhím con mới đẻ ra sẽ ở chung với mẹ đến ngày cai sữa. Nhím nhỏ và nhím hậu bị có thể nhốt chung nhau và phân theo lứa tuổi.
Giai đoạn phối giống, nhím đực nhốt chung với nhím cái. Thời gian này có thể 20 - 60 ngày. Con cái sau khi cai sữa cho con mới đưa đực giống về.
PHÒNG BỆNH:
Nhím ít bị bệnh dịch, Một số bệnh thông thường có thể gặp:
+ Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn, có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi.
Phòng bệnh: Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi 1 - 2 lần/ tháng.
+ Bệnh đường ruột: Do thức ăn gây nên nhím có thể bị tiêu chảy. Trị bệnh bằng thuốc chữa tiêu chảy hoặc cho ăn ổi xanh, rễ cau…
Phòng bệnh: Cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần, không cho nhím ăn các loại thức ăn thiu, bẩn mốc, thối…
Chú lưu ý thêm một số điểm sau:
- Chuồng nuôi nhím phải khô, thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
- Hạn chế người lạ vào xem nhím.
- Nếu nhím bị vết thương bên ngoài nên dùng dung dịch Oxyvet-L.A bôi 1lần/ngày sẽ khỏi bệnh.
- Trường hợp nhím bị tiêu chảy tiêm Enroseptyl-L.A hoặc Lincocin (1ml/10kgP, 1lần/ngày) hoặc Lincoseptin với liều 1ml/5kgP, 1lần/ngày, liên tục 3 - 5 ngày.
 


Last edited by a moderator:
nuôi nhím

Bác nào có kinh nghiệm xem nhím con đực-cái xin viết giúp, cách xem cụ thể vì nhím con bộ phận sinh dục còn nhỏ sờ mãi không phân bệt được!:D xin đa tạ!
 


Back
Top