Mong các Anh các Chị có kinh nghiệm giúp e với !

  • Thread starter Anh Bán Chuối
  • Ngày gửi
E năm nay 26t thất học từ nhỏ ,ba mẹ mới cho căn nhà và 2ha làm vốn,e cầm sổ đỏ xuống được 2ha ớt ,mới bắt đầu hái đợt 1 thì phát hiện bị các hiện tượng sau , phen này chắc chia tay cái nhà và bạn gái ! e lo quá ! mong các a,c giúp e với !
h1 : Lá xanh ,trên lá có nhiều đốm màu nâu viền màu vàng (như hình 1) cả lá già và lá non,trái không bị gì hết.
h2 :Lá vàng ,cả lá già và lá non có những vết bầm trên lá (hình 2),bị được 10 cây 1 chỗ luôn,trái không bị gì ,nó lây lan nhanh quá !
h3: cây và lá héo rũ ,thân khô ,nhổ lên xem rễ thì vỏ bóc ra khỏi rễ giống như bị ngập nước lâu ngày mà không phải do ngập nước hệ thống tưới tiêu e tốt lắm không biết tại sao luôn ,có vài cây thôi mấy a,c !
Cảm ơn các anh các chị !
K5ustR.jpg



56373be6633ce.jpg




56373d9731f69.jpg

Không ai biết hết
 


Các cây ở hình 1 và hình 2 là bệnh ốm lá. Ban có thể dùng các thuốc như Ridomil God Mancozeb; Zineb; liều 3g/lít, Antracol; Anvil, Daconil dạng nước,… liều 2mm/lit phun ướt lá.
Cây ở hình 3 là héo vi khuẩn (héo xanh, chết yểu,..). Cái này gần như không có thuốc đặc trị hiệu quả. Biện pháp tốt là phòng tránh.
Với vườn ớt của bạn, theo mình nên làm như sau:
Bón vôi nông nghiệp vào gốc (liều 2-3 muổng cafe cho 1 gốc) để tiêu diệt phần nào nấm + vi khuẩn gây thối rễ.
Phun ngay thuốc đốm lá (1 trong các loại theo liều như trên). 4 ngày sau phun ngay Phytocide liều 2g/l. Đây là thuốc đặc trị nấm thối thân. Mục đích là để phòng và trị các loại nấm phát sinh khi rễ cây của bạn bị vi khuẩn tấn công. Ưu tiên của lần phun này là phun ướt gốc (vẫn phun trên lá vì nó vẫn giải quyết được đốm lá nhưng không đặc hiệu bằng mấy thằng kia.
3 ngày sau bạn dùng nấm đối kháng Trichoderma bón hoặc tưới trực tiếp vào gốc để tiêu diệt các nấm vào vi khuẩn còn lại. Loại này chỉ có lợi không có hại nên dùng liều cao cho những cây mới bắt đầu héo, những cây đã héo sau 3 ngày thì nên nhổ bỏ để tránh lây lan. Vì nó đã không còn đường cứu chữa!
5 ngày sau khi sử dụng nấm Trichoderma bạn phun lại 1 loại thuốc trị đốm lá như trên nhưng không trùng thuốc (ví dụ, lần trước phun Ridomil God thì giờ dùng Anlvil; bản chất cảu Ridomil God với Mancozeb là như nhau nên không dùng 2 loại này trong 2 lần phun liên tiếp).
Tăng cường bón Canxi Nitrate để tăng sức đề kháng cho cây.
Sau đó bạn chăm sóc như bình thường, có thể dùng Trichoderma thường xuyên hàng tháng để hạn chế bệnh cho cây.
Các lần phun thuốc và điều trị theo thứ tự như trên vì trong số các loại phân thuốc mình đưa có tính đối lập rất cao. Nếu bạn dùng Trichoderma mà phun thuốc vào gốc thì coi như không được gì!
Chúc bạn thành công!
Thienly!
 
Các cây ở hình 1 và hình 2 là bệnh ốm lá. Ban có thể dùng các thuốc như Ridomil God Mancozeb; Zineb; liều 3g/lít, Antracol; Anvil, Daconil dạng nước,… liều 2mm/lit phun ướt lá.
Cây ở hình 3 là héo vi khuẩn (héo xanh, chết yểu,..). Cái này gần như không có thuốc đặc trị hiệu quả. Biện pháp tốt là phòng tránh.
Với vườn ớt của bạn, theo mình nên làm như sau:
Bón vôi nông nghiệp vào gốc (liều 2-3 muổng cafe cho 1 gốc) để tiêu diệt phần nào nấm + vi khuẩn gây thối rễ.
Phun ngay thuốc đốm lá (1 trong các loại theo liều như trên). 4 ngày sau phun ngay Phytocide liều 2g/l. Đây là thuốc đặc trị nấm thối thân. Mục đích là để phòng và trị các loại nấm phát sinh khi rễ cây của bạn bị vi khuẩn tấn công. Ưu tiên của lần phun này là phun ướt gốc (vẫn phun trên lá vì nó vẫn giải quyết được đốm lá nhưng không đặc hiệu bằng mấy thằng kia.
3 ngày sau bạn dùng nấm đối kháng Trichoderma bón hoặc tưới trực tiếp vào gốc để tiêu diệt các nấm vào vi khuẩn còn lại. Loại này chỉ có lợi không có hại nên dùng liều cao cho những cây mới bắt đầu héo, những cây đã héo sau 3 ngày thì nên nhổ bỏ để tránh lây lan. Vì nó đã không còn đường cứu chữa!
5 ngày sau khi sử dụng nấm Trichoderma bạn phun lại 1 loại thuốc trị đốm lá như trên nhưng không trùng thuốc (ví dụ, lần trước phun Ridomil God thì giờ dùng Anlvil; bản chất cảu Ridomil God với Mancozeb là như nhau nên không dùng 2 loại này trong 2 lần phun liên tiếp).
Tăng cường bón Canxi Nitrate để tăng sức đề kháng cho cây.
Sau đó bạn chăm sóc như bình thường, có thể dùng Trichoderma thường xuyên hàng tháng để hạn chế bệnh cho cây.
Các lần phun thuốc và điều trị theo thứ tự như trên vì trong số các loại phân thuốc mình đưa có tính đối lập rất cao. Nếu bạn dùng Trichoderma mà phun thuốc vào gốc thì coi như không được gì!
Chúc bạn thành công!
Thienly!
Dạ cảm ơn A ! 3 sào đang hát đợt 1 thì bị như vậy ! còn 17 sào kia đang ra bông mà rụng nhiều quá e sốt ruột ghê mà e nghe nói đang ra bông thì không nên phun thuốc ! mấy cây bị vàng nhũng nước nó có lây không a ! khoảng 10 cây 1 hàng luôn ,e sợ nó lây quá ! mong a chỉ giúp !
 
Toa thuốc cho trên không trị hết bệnh, gây tốn kém mà bệnh vẫn bùng phát.
Việc điều trị khi ớt đã nhiễm bệnh rất tốn kém, và rất dễ đưa vào con đường bất trị, mất trắng.
Bạn ở đâu? nên tới đại lý VTNN uy tín nhất vùng, có tay nghề nhất vùng thì họ mới có thể lên phát đồ giải quyết được. Việc điều trị mà khi phát bệnh mới lên mạng hỏi thì e rằng mất trắng và lỗ 2 ha ớt không phải con số nhỏ; Trước khi mất trắng còn phải tốn kém thêm một số tiền cũng không nhỏ để điều trị nữa.
Tôi chỉ nêu lên nguyên lý để bạn nghiên cứu, cho dù đợt ớt này có thất bại thì sẽ rút được bài học cho lần trồng sau.
1. Ớt của bạn đã bị nấm tấn công, và có nấm là có vi khuẩn. Do đó, cần phải điều trị nấm + vi khuẩn. Trước khi điều trị cần phải nắm cơ chế lây lan của nấm và vi khuẩn thì mới điều trị hiệu quả: Bào tử phát tán trong không khí bám vào khí khổng, thủy khổng. Khi hàm ẩm kk trên 90% và nhiệt độ khí quyển trong khoảng 22 - 30 độ C rất thuận lợi cho nảy mầm chui sâu vào tế bào.
Do vậy, bạn phải áp dụng các cách sau tôgnr hợp để hóa trị:
1.1: Bao phủ một lớp thuốc xung quanh bề mặt lá và thân để bào tử tới nảy mầm bị chết ngay từ bên ngoài.
1.2. Dùng thuốc nội hấp thẩm thấu sâu vào thân cây để "tìm diệt".
Lưu ý: nếu bạn đt hỏi bất lỳ một đường dây tư vấn nào, thì đường dây đó vì phục vụ lợi ích thương mại bán thuốc của họ nên họ chỉ tư vấn cho bạn xài thuốc của Cty họ, không chấp nhận thuốc Cty khác - họ là trình dược viên - việc sử dụng dược thuộc về bác sỹ chứ không thuộc về trình dược. Bác sỹ chính là chủ đại lý VTNN.
Khái lược nguyên lý đó, tôi đưa ra toa thuốc như sau:
- Bao phủ bề mặt: dùng một chất cực độc cho nấm và vi khuẩn: Cu2O. Hóa nông hợp trí bán chất này rất tốt (thường gọi đồng đỏ).
- Dùng nội hấp trừ nấm: nên dùng Till.
- Diệt trừ vi khuẩn: dùng hoạt chất Streptomycin sulphat - loại này nếu phối thêm ZnO thì nó có thêm tính năng diệt nấm. Cũng cần chú ý là phải phối thêm oxytetracilin HCl thì hiệu quả mới cao. Khi trị nấm chỉ dùng hoạt chất này, không dùng sang thuốc khác cấp cao hơn; Nếu đã dùng kháng sinh cấp cao thì không chuyển sang dùng lại thuốc cấp thấp. 1 ngày sau sử dụng các acid hữu cơ diệt vi khuẩn (hóa nông hợp trí có bán) theo liều cao gấp 2 lần liều nhà sản xuất khuyến cáo.
- Tuyệt đối không sử dụng phân bón lá (vì có dinh dưỡng, khi phun lên trước khi cây lấy thì vi khuẩn và nấm lấy trước mất rồi).
Nếu bạn tới đại lý thì in phần này đưa cho đại lý và nói là hỏi trên mạng họ sẽ hiểu và lấy thuốc cho.
Việc điều trị là điều trị, còn phải do ông trời có thương bạn không, nếu mà nó cứ mưa dầm thì thật là khó khăn cho bạn.
 
Không liên quan nhưng bác @leviet_law cho cháu hỏi là cháu cũng muốn học nhiều loại bệnh trên cây trồng và cách chữa trị nhưng kinh nghiệm chưa có nhiều, cháu làm bên ngành phân bón đi nhiều vùng thấy bà con mình điêu đứng với nhiều loại bệnh lắm nhiều khi muốn giúp mà lực bất tòng tâm không biết giúp như thế nào, bác có nguồn tài liệu hay trang học tập nào có thể giới thiệu cho cháu cũng như các nông dân khác tìm hiểu học tập không ạ, cháu thấy bác nhiều kinh nghiệm chữa trị trên cây trồng nên cũng muốn học hỏi nhiều lắm ạ
 
Không liên quan nhưng bác @leviet_law cho cháu hỏi là cháu cũng muốn học nhiều loại bệnh trên cây trồng và cách chữa trị nhưng kinh nghiệm chưa có nhiều, cháu làm bên ngành phân bón đi nhiều vùng thấy bà con mình điêu đứng với nhiều loại bệnh lắm nhiều khi muốn giúp mà lực bất tòng tâm không biết giúp như thế nào, bác có nguồn tài liệu hay trang học tập nào có thể giới thiệu cho cháu cũng như các nông dân khác tìm hiểu học tập không ạ, cháu thấy bác nhiều kinh nghiệm chữa trị trên cây trồng nên cũng muốn học hỏi nhiều lắm ạ
Oh! em gái, xem ra làm khó cho em rồi...
Bởi bạn bè cùng nghề của em có rất nhiều người học chuyên ngành BVTV.
Và gu gồ thì em giỏi hơn anh nhiều, chắc em sẽ dễ dàng tìm được cuốn "giáo trình bệnh cây chuyên khoa"; "Giáo trình hóa bảo vệ thực vật".
Nhưng tất cả những điều đó không quan trọng.
Mỗi vùng có thể có 1 - 2 nông dân sản xuất giỏi và giàu có. Hãy sống, làm việc, nói cùng ngôn ngữ với họ thì từ từ sẽ được ...bằng họ thôi.
 

Dạ đúng là cần phải học nông dân nhiều, cảm ơn anh leviet đã gợi ý, sắp tới em được đi làm nông dân nhiều sẽ có cơ hội học hỏi từ những bác nông dân kinh nghiệm hy vọng sẽ giỏi được như nông dân vậy :)))
 


Back
Top