Mong các bác, các chú và anh chị cho cháu lời khuyên

  • Thread starter nghiabv
  • Ngày gửi
Chào các bác, các chú, anh chị trên diễn đàn agriviet,
Cháu cũng mới biết tới diễn dàn này và đã dành thời gian gần 1 tháng nay để đọc những chủ để thảo luận. Cháu thấy rất nhiều đóng ghóp tâm huyết từ các thành viên như bác tieudien, bác anhmytran... và cũng thấy có nhiều anh chị đi làm công ty như cháu đang có mong muốn trở về làm nông nghiệp. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, cháu cũng đang rất cần lời khuyên từ các bậc cha chú, đàn anh đi trước trong lĩnh vực này.
Cháu tốt nghiệp chuyên nhành công nghệ thông tin và đi làm trái ngành được gần 5 năm (hiện đang làm kinh doanh cho 1 hãng ô tô), hai vợ chồng 1 tháng thu nhập khoảng trên 10 triệu. Thực sự công việc và thu nhập hiện tại không như cháu kì vọng, cách đây 1 năm cháu cũng tự đặt ra hạn định cho mình là tới cuối năm nay phải có kế hoạch để thay đổi hiện trạng. Trong thời gian đó cháu cũng tìm hiểu nhiều cách trong khả năng mình có thể làm, như chưa từng nghĩ rằng mình quay về quê (Hải Hậu, Nam Định - quê cháu chỉ trồng lúa là chính). Khi thời gian đưa ra quyết định sắp hết mà một số dự định chết yểu ngay trong trứng nước, cháu có đọc trên báo chí, truyền hình thấy có 1 số anh chị có hoàn cảnh như cháu (cháu nghĩ có rất nhiều người như vậy) đã trở về làm nông dân rất thành công. Cháu đã tìm hiểu qua rất nhiều mô hình như nuôi ếch, lươn, bồ câu pháp, chim trĩ, cá tầm, cá chình... mà thật sự cũng chưa biết khu vực mình có áp dụng được không. Có 1 số bạn bè khuyên cháu nếu đã quyết tâm thì cứ về rồi tìm hiểu thực tế rồi tính tiếp, còn tham khảo ý kiến bố mẹ cháu thì không đồng ý vì chưa thấy ở ai làm giàu được như theo ý định của cháu (mô hình trang trại tại nơi mà chỉ có trồng lúa). Cháu vẫn quyết tâm qua tết này là về, rất mong các bác, các chú, anh chị trên diễn đàn cho cháu 1 lời khuyên?
Cháu xin cảm ơn rất nhiều!
 


Bạn chuẩn bị được những gì rồi? Vấn đề cơ bản và quan trọng nhất là tiền để mua được bao nhiêu diện tích đất, ruộng, ao, hồ... Thứ đến là tiền để triển khai được mô hình mà bạn cho là khả thi nhất
 
bạn đã đọc cuốn binh pháp chưa, cuốn sách mà rất nhiều người làm kinh doanh thành công khuyên nên đọc.
trong đó có 1 câu thế này : đạo, trời, đất, tướng, pháp. cái này giải nghĩa nôm na ra là :
-đạo : đường, hay là phương hướng mình chọn
-trời : tức là khí hậu, thời tiết, thời điểm mình định làm
-đất : tức lãnh thổ, khu vực mình đang nhắm tới
-tướng : tức là cán bộ, bộ khung trong đội ngũ
-pháp : tức phương tiện, phương pháp mình dùng để thực hiện
ở đây bạn định phương hướng làm nông nghiệp, bạn nên thử xây dựng một khung các yếu tố cần thiết như trên, rồi cân nhắc trước khi quyết định thực hiện.
ví dụ bạn định làm lúa, cần tính sẽ có diện tích bao nhiêu, năng suất quy thành sản lượng bao nhiêu, và nếu định làm thì nên chọn khởi sự lúc đầu vụ hay cuối vụ, thời điểm giá cả biến động thế nào, mưa nắng thế nào ...
nói chung là cần có những tính toán cơ bản trước khi khởi sự, chứ không nên làm kiểu quyết liều mạng trong khi chưa có những phác tính cụ thể. ví dụ bạn định làm lúa, bạn phác tính có 1 diện tích chừng vài mẫu, và bạn có thể đưa kỹ thuật làm đất máy nhỏ, và kỹ thuật cấy máy, gặt máy, từ đó ra được con tính có hiệu quả hơn làm bằng tay cổ truyền ở địa phương, thì bạn hãy làm, còn nếu mình không có được những phương tiện ấy, quay về làm như người ta thôi, thì ắt là bạn thua họ vì họ nhiều kinh nghiệm, nhiều sức lực và thời gian hơn bạn.
những người thành công như bạn kể thường là họ vận dụng tốt kỹ thuật vào hoàn cảnh cụ thể hơn những người khác ở địa phương. ví dụ họ khởi đầu nuôi cá quả khi mọi người nuôi chắm, trôi ...
tất nhiên vẫn phải có quyết tâm lớn mới vượt được các trở ngại để giành thắng lợi
 
bạn đã đọc cuốn binh pháp chưa, cuốn sách mà rất nhiều người làm kinh doanh thành công khuyên nên đọc.
trong đó có 1 câu thế này : đạo, trời, đất, tướng, pháp. cái này giải nghĩa nôm na ra là :
-đạo : đường, hay là phương hướng mình chọn
-trời : tức là khí hậu, thời tiết, thời điểm mình định làm
-đất : tức lãnh thổ, khu vực mình đang nhắm tới
-tướng : tức là cán bộ, bộ khung trong đội ngũ
-pháp : tức phương tiện, phương pháp mình dùng để thực hiện
ở đây bạn định phương hướng làm nông nghiệp, bạn nên thử xây dựng một khung các yếu tố cần thiết như trên, rồi cân nhắc trước khi quyết định thực hiện.
ví dụ bạn định làm lúa, cần tính sẽ có diện tích bao nhiêu, năng suất quy thành sản lượng bao nhiêu, và nếu định làm thì nên chọn khởi sự lúc đầu vụ hay cuối vụ, thời điểm giá cả biến động thế nào, mưa nắng thế nào ...
nói chung là cần có những tính toán cơ bản trước khi khởi sự, chứ không nên làm kiểu quyết liều mạng trong khi chưa có những phác tính cụ thể. ví dụ bạn định làm lúa, bạn phác tính có 1 diện tích chừng vài mẫu, và bạn có thể đưa kỹ thuật làm đất máy nhỏ, và kỹ thuật cấy máy, gặt máy, từ đó ra được con tính có hiệu quả hơn làm bằng tay cổ truyền ở địa phương, thì bạn hãy làm, còn nếu mình không có được những phương tiện ấy, quay về làm như người ta thôi, thì ắt là bạn thua họ vì họ nhiều kinh nghiệm, nhiều sức lực và thời gian hơn bạn.
những người thành công như bạn kể thường là họ vận dụng tốt kỹ thuật vào hoàn cảnh cụ thể hơn những người khác ở địa phương. ví dụ họ khởi đầu nuôi cá quả khi mọi người nuôi chắm, trôi ...
tất nhiên vẫn phải có quyết tâm lớn mới vượt được các trở ngại để giành thắng lợi
Cảm ơn bác tieudien,
Đúng là cháu còn chưa có được sự tính toán cụ thể trước khi làm, có lẽ cháu phải giành 1 thời gian nhất định để tìm hiểu và học hỏi thực tế.
Theo bác, thời điểm này mà biến đất trồng lúa thành đất trồng cỏ nuôi bò thì có khả quan không ah? nuôi theo quy mô trang trại cỡ nhỏ bác ah. Cháu cảm ơn bác! (Cháu có khoảng 1 mẫu bắc bộ đất trồng lúa và có thể huy động tối đa 300 triệu thôi ah)
 
Ngài @ tieu dien , muốn lên sao hỏa . mờ viết sai chính tả thế nầy á :
"ví dụ họ khởi đầu nuôi cá quả khi mọi người nuôi chắm, trôi ...tất nhiên vẫn phải có quyết tâm lớn mới vượt được các trở ngại để giành thắng lợi"




Link : http://agriviet.com/home/threads/16...-va-anh-chi-cho-chau-loi-khuyen#ixzz2rhKIIjR7

CÁ trắm , chứ không ai viết là cá" Chắm "cả

----------------------
bạn thân mến bạn có thể xem mô hình của cha con ông TRÁNG , con tên MINH , ở thị trấn CỒN hải hậu xem nó thế nào , Biển thì rộng , sông thì dài , tài nguyên là vô cùng , vấn đề là khai thác nó thế nào mà thôi
nếu cần tôi sẽ nhắn tin số đt của họ cho
 
vĩ mô quá. bác học quá!
cả nhà cho bác tieudien tràng vỗ tay để bác tiếp tục khí thế mà giúp đời nào.
bác tonhia vỗ tay to lên chứ!!!
 
Cảm ơn bác tieudien,
Đúng là cháu còn chưa có được sự tính toán cụ thể trước khi làm, có lẽ cháu phải giành 1 thời gian nhất định để tìm hiểu và học hỏi thực tế.
Theo bác, thời điểm này mà biến đất trồng lúa thành đất trồng cỏ nuôi bò thì có khả quan không ah? nuôi theo quy mô trang trại cỡ nhỏ bác ah. Cháu cảm ơn bác! (Cháu có khoảng 1 mẫu bắc bộ đất trồng lúa và có thể huy động tối đa 300 triệu thôi ah)

bạn đã có cách suy nghĩ đúng đấy, nên tiếp tục phát triển để tìm ra đáp số
nói về thời điểm, mùa xuân là mùa phát triển của sinh vật nói chung, và 2 thứ bò và cỏ đều phát triển tốt vào mùa xuân. ví dụ chè xuân rất ngon. mùa xuân cũng là mùa các giống vật sinh đẻ, ví dụ bò, gà, lợn, chó ... vậy nên mùa xuân thì có thể giá bê giống sẽ hợp lý, nếu không nói là rẻ. và mùa xuân nhiều cỏ, thức ăn cũng dễ kiếm hơn nên chi phí rẻ hơn.
nhưng đấy mới là 1 mặt.
cái cần tính tiếp là con số 1 mẫu đất, theo mức tính chung của bà con vùng phù đổng (chuyên nuôi bò sữa ở miền bắc) thì chỉ đủ cỏ cho 3 con bò sữa, tức là 3 sào cỏ cho 1 bò sữa, không kể các thứ khác cần bổ sung thêm như ngô, cây chuối .... vậy bạn định nuôi trên cơ sở 1 mẫu chỉ có thể là quy mô gia đình là 3 con bò sữa, nếu bạn không thể có nguồn thức ăn khác.
tiếp là con số sữa. giả sử năng suất sữa bạn đạt được là 30 lit/con/ngày, thì 3 con bò cho xấp xỉ 100 lit/ngày. sữa là thứ dễ hỏng và nhanh hỏng, đòi hỏi vắt ra phải bảo quản kỹ thuật ngay, gồm các khâu vô trùng, làm lạnh ... vậy nơi bạn nuôi bò có gần nhà thu mua sữa không, nếu không có thì bạn làm cách nào tiêu thụ được số sữa này ? bạn không thể chở sữa đó đi bán rong được, vì mức giá hiện nay tại phù đổng gần 18.000 đ/lit, liệu dân quanh vùng bạn có tiêu thụ được sữa tươi ở giá đó không ?
ngoài ra, nuôi bò sữa cần nhiều v/đ kỹ thuật, ví dụ chất tẩy rửa bình đựng, chất vệ sinh chuồng trại, các loại thuốc bồi bổ, phòng chống bệnh cho bò, ... khu vực bạn nuôi có ai cung cấp những thứ đó không, có các dịch vụ như truyền giống, đỡ đẻ, tiêm chủng không ? nếu quanh đó không có thì bạn phải tìm dịch vụ đó cách xa bao nhiêu km, với giá cả thế nào ?
về vốn, thì hiện tại giá con giống ở tại phù đổng khoảng vài chục triệu/con bê, vậy khởi sự thì 3 con bê hết khoảng trăm triệu. trồng cỏ không hết bao nhiêu. cộng các chi phí ban đầu như trồng cỏ, mua dụng cụ, phân bón, thuốc ... chỉ 1-2 chục triệu. với mức 300 trđ thừa sức khởi sự quy mô đó. nhưng vấn đề kỹ thuật và kinh nghiệm lại là then chốt, vì có thể gặp những con bê bị vô sinh, hay khó thụ thai, hay không mắn đẻ, thậm chí thai khó đậu, khó đẻ, cần phải thay. vậy nên còn phải dự phòng vài chục triệu cho những rủi ro
tôi đã có lần nghiên cứu đưa kỹ thuật bò sữa về cho bà con nam định, sau thấy khó có đủ điều kiện thiết yếu, nên thôi. vậy bạn cần khảo sát kỹ hơn điều kiện hiện tại, và nếu cần thì nên đến tham quan vài lần các vùng nuôi bò sữa, để nắm các kỹ thuật cần thiết đã, ví dụ giống cỏ, dụng cụ lao động, cách nuôi, thậm chí cách vắt sữa ...
còn về vấn đề kinh tế, cũng khó nói trước. đương nhiên là bò sữa vốn là giống cao cấp và cho thu nhập tốt, nhưng cụ thể nuôi thế nào mới có hiệu quả cao, chứ không thì cũng có thể lỗ lắm. đó là lý do không nhiều nơi phát triển được nghề nuôi bò sữa.
ngoài ra, có 1 điều cần nói là nạn ô nhiễm độc hại. bạn trồng cỏ, nhưng bên cạnh họ trồng rau, thì khi họ phun thuốc sâu sẽ có thể gió bay sang cỏ, và bò ăn vào sẽ có vấn đề ngay. tôi đã gặp những chuyện như : nhà này trồng dưa, nhà bên lại phun thuốc diệt cỏ, thế là dưa bị táp tới nửa ruộng. còn những chuyện như ruộng lúa cạnh mương tiêu nước thải dân sinh thường bị chết, vì chất thải dân sinh có những thứ độc hại từ xà phòng, nước rửa bát....
bạn nên tính toán kỹ, vì huy động ra hàng trăm triệu không phải chuyện dễ thu hồi, nếu gặp rủi ro mà không chống đỡ được dễ thiệt hại nặng.
nói thêm chút, tôi biết 1 ông chú ở nam định phát triển nuôi chắm đen, còn gọi cá chắm ốc, vì vùng xuân trường gần biển nên nguồn thức ăn từ thủy sản cho cá chắm khá dễ mua, dễ kiếm. mà chắm đen thì lại có giá. đó là 1 ví dụ về khai thác lợi thế để kinh doanh. một ví dụ nữa để bạn nghiên cứu là mấy ông bạn tôi phát triển tốt việc nuôi chó cảnh cao cấp, vì tìm được nguồn thịt và thức ăn động vật khá rẻ mà sạch, ít ô nhiễm, đủ nuôi cả đàn chó đắt tiền cỡ bec giê thuần chủng với giá vài chục triệu/con. điều này là 1 v/đ về thời cơ : giai đoạn hiện nay thức ăn cho chó dễ kiếm, mà giá chó cảnh thì cao.
nói như cổ nhân thì là v/đ : thiên thời, địa lợi, nhân hòa. như đã nêu ví dụ cho bạn tham khảo là 2 điều về thiên thời, và địa lợi, còn chuyện nhân hòa là bản thân bạn cần có yếu tố nghề nghiệp và có quan hệ tốt để hình thành các điều kiện kinh doanh giữa người cung cấp cho mình và người tiêu thụ hàng của mình. cái này thì bạn phải tự xây dựng.
 

Last edited by a moderator:
mình thấy bạn Tieudien nói rất đúng. Bạn cần có một dự án thật khoa học chi
tiết,cụ thể và đặt ra nhiều tình huống.
mình thấy quê bạn là đất chuyên canh lúa nên rơm bị bà con bỏ nhiều sau khi thu hoạch thường chỉ đốt bỏ. Bạn có thể tận dụng phơi khô chất vào kho như vậy bạn đã có 1/3 lượng thức ăn cho trâu bò. ...
 
Xin chào đồng hương!có vẻ bạn có suy nghĩ,con đường đi giống mình.vì mình cũng tốt nghiệp cao đẳng HÀNGHAI và làm trái nghề 2năm trải qua nhiều công việc và bến đỗ cuối cùng tại tập đoàn Vincom với thu nhập cũng khá ổn.Trong quá trình làm việc mình thấy có nhiều vấn đề phát sinh làm mình có suy nghĩ không thể bám đất HÀ Nội mãi được.cũng từ đây mình ấp ủ nhiều dự định cho tương lai và cuối cùng mình đã quyết định quay về quê để lập nghiệp với ước mơ và hoài bão làm giàu trên đất quê hương hoặc ít ra cũng không phải đi làm thuê cho ai cả mà vẫn ổn định.mình cũng sinh ra và lớn nên tại NAMDINH và mình cũng ở rất gần bạn nhưng nói thật mình không biết trồng lúa- vốn kiến thức nông nghiệp gần như =0.và theo mình nếu về quê mà đơn giản như người ta thì cũng chẳng có gì khá hơn khi làm thuê trên HANOI.với những ý định đã ấp ủ mình đã bỏ ra rất nhiều công sức đi sưu tầm các loại tài liệu,đi tham khảo thực tế những mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao trên cả nước rồi về tổng kết lại với điều kiện khí hậu,đất đai ở quê mình chỉ phù hợp với một số cây trồng -vật nuôi.qua quá trình thí điểmcác loại như chim bồ câu,thỏ,gà tre...cùng 1so cây trồng đó mình thấy CHIMTRĨ cùng 01 loại cây trồng là có tiềm năng,phù hợp nhất.vì chim trĩ laf loài quý hiếm,may mắn -có nhiều giá trị như Cảnh-quàbieu(tiêu thụ 20%),thương phẩm(50%),ve khu Bảo Tồn(10%)giống tiêu thụ cũng rất mạnh đầu ra mang tính chất ổn định và lâu dài không như một số loài khác chỉ có tác dụng bán giống. ngay sau đó mình đã bắt tay vào xây dựng chuồng trại tuy năm vừa qua có rớt giá nhưng đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có mô hình nào có thể vượt qua hiệu quả kinh tế mà nó đem lai.Mình cũng đã thành lập được một HỆ Thống gồm 16trang trại thành viên rải rác trên cả nước do mình cùng 02 ae(trại) cũng ở NAMDINH quản lý làm việc theo phương thức hỗ trợ,chia sẻ nguồn hàng,đơn hàng cho nhau khá ổn định.hiện tại mình đang có thị trường rất tốt do thiếu nguồn hàng nên muốn mở rộng thêm mot số trang trại thành viên(ưu tiên khoảng cách địa lý-Gần dễ quản lý và hỗ trợ).nếu bạn quan tâm thì liên lạc với mình để ae trao đổi nhé.CHÚC NĂM MỚI KHỞI NGHIỆP VẠN ĐIỀU MAY MẮN-MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG.
 
Last edited by a moderator:
Suy nghĩ kỹ nhé em trai

hiện nay em đi làm, lương 5 triệu 1 tháng, khả năng em đi làm nông dân 1 năm chưa chắc kiếm được 5 triệu, nhưng mà rất cực khổ

em nên nhớ đất nước ta là đất nước nông nghiệp, hơn 80% là nông dân, nghèo thuộc vào hàng các quốc gia nghèo nhất thế giới

bản thân anh, cũng mấy lần dự định làm nông nghiệp và đã đầu tư thử nghiệm đều rất vất vả và thất bại

dĩ nhiên là cũng có 1 số ít người làm giàu được trong lĩnh vực nông nghiệp, nên nghiên cứu thật kỹ, chọn lựa mô hình vừa sức của mình, đừng nghĩ quá nhiều, trong khi khả năng có giới hạn nhé

chú em nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định nhé, vô cùng khó khăn, gian nan và kết quả thì ngoài sức tưởng tượng của mình nhiều lắm đó

trân trọng
 
Cảm ơn bác tieudien cùng các bác, các chú và anh chị,
Nhân dịp đầu xuân mới cháu xin kính chúc các bác, các chú cùng toàn thể anh chị thành viên diễn đàn agriviet một năm có nhiều sức khỏe, mã đáo thành công!
Về việc nuôi bò ở trên cháu có nói là bò thịt thôi ah. Cháu có thể tận dùng các nguồn thức ăn rẻ và sẵn có ở địa phương kết hợp trồng cỏ VA6, còn về giống bò thì cháu cũng chưa biết lên chọn bò lai hay bò vàng cho phù hợp, mong các bác tư vấn giúp cháu với ạ?

--------

Xin chào đồng hương!có vẻ bạn có suy nghĩ,con đường đi giống mình.vì mình cũng tốt nghiệp cao đẳng HÀNGHAI và làm trái nghề 2năm trải qua nhiều công việc và bến đỗ cuối cùng tại tập đoàn Vincom với thu nhập cũng khá ổn.Trong quá trình làm việc mình thấy có nhiều vấn đề phát sinh làm mình có suy nghĩ không thể bám đất HÀ Nội mãi được.cũng từ đây mình ấp ủ nhiều dự định cho tương lai và cuối cùng mình đã quyết định quay về quê để lập nghiệp với ước mơ và hoài bão làm giàu trên đất quê hương hoặc ít ra cũng không phải đi làm thuê cho ai cả mà vẫn ổn định.mình cũng sinh ra và lớn nên tại NAMDINH và mình cũng ở rất gần bạn nhưng nói thật mình không biết trồng lúa- vốn kiến thức nông nghiệp gần như =0.và theo mình nếu về quê mà đơn giản như người ta thì cũng chẳng có gì khá hơn khi làm thuê trên HANOI.với những ý định đã ấp ủ mình đã bỏ ra rất nhiều công sức đi sưu tầm các loại tài liệu,đi tham khảo thực tế những mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao trên cả nước rồi về tổng kết lại với điều kiện khí hậu,đất đai ở quê mình chỉ phù hợp với một số cây trồng -vật nuôi.qua quá trình thí điểmcác loại như chim bồ câu,thỏ,gà tre...cùng 1so cây trồng đó mình thấy CHIMTRĨ cùng 01 loại cây trồng là có tiềm năng,phù hợp nhất.vì chim trĩ laf loài quý hiếm,may mắn -có nhiều giá trị như Cảnh-quàbieu(tiêu thụ 20%),thương phẩm(50%),ve khu Bảo Tồn(10%)giống tiêu thụ cũng rất mạnh đầu ra mang tính chất ổn định và lâu dài không như một số loài khác chỉ có tác dụng bán giống. ngay sau đó mình đã bắt tay vào xây dựng chuồng trại tuy năm vừa qua có rớt giá nhưng đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có mô hình nào có thể vượt qua hiệu quả kinh tế mà nó đem lai.Mình cũng đã thành lập được một HỆ Thống gồm 16trang trại thành viên rải rác trên cả nước do mình cùng 02 ae(trại) cũng ở NAMDINH quản lý làm việc theo phương thức hỗ trợ,chia sẻ nguồn hàng,đơn hàng cho nhau khá ổn định.hiện tại mình đang có thị trường rất tốt do thiếu nguồn hàng nên muốn mở rộng thêm mot số trang trại thành viên(ưu tiên khoảng cách địa lý-Gần dễ quản lý và hỗ trợ).nếu bạn quan tâm thì liên lạc với mình để ae trao đổi nhé.CHÚC NĂM MỚI KHỞI NGHIỆP VẠN ĐIỀU MAY MẮN-MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG.
Chào bác đồng hương, rất vui được biết bác!
Chim trĩ là một trong những con mà em để ý tới đầu tiên khi có ý định về quê chăn nuôi, nhưng khi em liên tưởng tới con con Nhím mà trước đây ông anh nhà bác em có đầu tư thì thấy hơi băn khoăn vì không muốn đi vào vết xe đổ của bác ấy. Tuy nhiên, con Nhím và con Trĩ khác nhau nên em sẽ vẫn tìm hiểu thêm. Khi nào về Nam Định em sẽ liên hệ tới thăm bác (nếu bác đồng ý ạ! :6^:) để học hỏi thêm.
Rất cảm ơn bác!
--------
[QUOTE/]bạn thân mến bạn có thể xem mô hình của cha con ông TRÁNG , con tên MINH , ở thị trấn CỒN hải hậu xem nó thế nào , Biển thì rộng , sông thì dài , tài nguyên là vô cùng , vấn đề là khai thác nó thế nào mà thôi
nếu cần tôi sẽ nhắn tin số đt của họ cho [/COLOR]
Rất cảm ơn bác tonhia đã quan tâm ạ!
Mô hình mà bác Tráng ở thị trấn Cồn là nuôi cá Trắm đen hay là mô hình gì vậy bác? cháu ở gần đó bác ạ, có dịp cháu xin qua để học hỏi ạ.
 
Last edited by a moderator:
ngày xuân nghỉ ngơi, bàn tán thêm chút với bạn.
bạn định nuôi bò, cũng là 1 hướng, nhưng chưa rõ ràng. mình biết có người nuôi bò kiểu vỗ béo bò thịt, tức là chuyên mua bò gày về vỗ vài tháng bán luôn, dùng cám công nghiệp là chính, và cũng sống thoải mái. mình biết một vài ông bạn ở HN làm nghề mổ trâu bò, mỗi lần mua cả xe tải trâu bò về mổ. nói chung cái ngạch thịt trâu bò thì luôn tiêu thụ tốt. nhưng người nuôi thì có mấy cách. có thể nuôi bò đẻ, có thể nuôi bê thành bò nhỡ rồi bán, và có thể nuôi bò nhỡ thành bò thịt rồi bán. nhưng nói chung đã nuôi bò thì thường cần đầu tư chừng chục con, chứ vài con thì khó sống.
lại kể chuyện có người nuôi trâu ven HN mà giàu có, vì đất bó hoang nhiều hàng chục ha, nguồn cỏ rất dồi dào, chỉ việc chăn thả mà đủ sống, nhưng nhà ấy phải nuôi vài chục con/lứa. vậy bạn nuôi ở vùng lúa tức là không có đất hoang, nói chung nguồn thức ăn cho 10 con là cũng mệt, cần phải cân đối khả năng thức ăn để tính số bò có thể nuôi. như kinh nghiệm một số người thì trồng cỏ 1 sào đủ cho 1 bò ta ăn. vậy muốn có doanh thu khả quan, bạn cần nuôi tầm 20 con trở lên, còn vài con thôi thì chỉ là kinh doanh phụ, không đủ sống.
còn giống bò, bạn hãy khởi đầu bằng bò ta đã, rồi thay dần bằng bò lai không muộn, trên cơ sở khảo sát nguồn mua giống, bán thịt, và khả năng cung cấp thức ăn.
có ông chú mình là nông dân, ruộng ít lắm, cũng ở NĐ, nhà nuôi thêm 2 con bò mẹ ta, cứ mỗi năm có 2 con bê, coi như có thu thêm vài chục triệu.
NĐ là đất nông nghiệp, nên thị trường làm khá mệt. những giống cao như lợn lai rừng, chim trĩ, nhím ... dễ nuôi nhưng tìm chỗ bán không đơn giản. nếu bạn có đất, và muốn thiên chăn nuôi, nên tìm hiểu thêm những giống bổ sung, mà hiện nay ở vùng đó đang phát triển, ví dụ bồ câu, gà lai chọi, gà tre, lợn lai rừng, nhím, trĩ, chồn hương ... đó là cách tận dụng đất đai, nguồn thức ăn, và lấy ngắn nuôi dài. mình cũng có 1 ông chú vừa nuôi cá vài ha, vừa nuôi lợn lai rừng vài chục con, lại có cả bầy chó bec giê cỡ 7-8 con. nói riêng 1 vụ chó đẻ cũng tới 20 con chó con, bán vài chục trđ. còn lợn lai rừng, ông nuôi 1 con lợn đực rừng chính công làm giống, và nái thì chọn lợn mường, mỗi vụ cũng được vài chục con lợn con tùy theo số nái.
đó là cách tạo nguồn thu phụ để chống móm khi chưa có nguồn thu chính.
à kể thêm chút, mình có đọc một số tin về nuôi bò vùng núi. nói gọn là một số vùng vúi phía bắc dân không phát triển bò được vì thiếu cỏ mùa đông, nhưng có nơi họ đưa được kỹ thuật trồng cỏ voi về, do đó đủ sức cung cấp thức ăn cho bò mùa đông, nhờ thế phát triển được đàn bò. đây là các tin về dân tộc ít người như hmong, dao ... nuôi bò trên vùng núi cao, thậm chí núi đá.
tuy vậy, muốn làm gì cũng cần nắm được kỹ thuật của việc đó đã bạn ạ, để khi làm sẽ ít thiệt hại và hiệu quả đảm bảo. chúc bạn năm mới nhiều thành công nhé
 
Last edited by a moderator:
Chào bác đồng hương, rất vui được biết bác!
Chim trĩ là một trong những con mà em để ý tới đầu tiên khi có ý định về quê chăn nuôi, nhưng khi em liên tưởng tới con con Nhím mà trước đây ông anh nhà bác em có đầu tư thì thấy hơi băn khoăn vì không muốn đi vào vết xe đổ của bác ấy. Tuy nhiên, con Nhím và con Trĩ khác nhau nên em sẽ vẫn tìm hiểu thêm. Khi nào về Nam Định em sẽ liên hệ tới thăm bác (nếu bác đồng ý ạ! :6^:) để học hỏi thêm.
Rất cảm ơn bác!
--------
Bên hệ thống của mình đang thiếu những người trẻ,có năng lực,tư duy phát triển theo xu thế thị trường,có ý chí làm giàu và có khả năng dung thanh thạo máy tính+diện tích có thể phát triển được trang trại lớn(đó là lý do mình chú ý đến bạn).còn về suy nghĩ giống con NHÍM như bạn nói la hoan toàn sai rồi nhé.vì Nhím chỉ phục vụ bán giống thôi.(ít ai chơi cảnh--giá cách đây mấy năm quá cao ai giám mua về thịt?>)thời kì thương phẩm là sau khi TRUNG QUỐC không thu mua nữa và giá đã bão hoà người ta bỏ ra ăn thử và mức độ tiêu thụ bây giờ cũng rất thấp vẫn trong giai đoạn Thử nghiệm.và thực tế thịt nhím ko ngon va bổ dưỡng gi cả.Con Về CHIM TRĨ (ngày trước bán giống nhiều)còn bây giờ bạn nên biết chỉ có 20% số lượng để bán giống,THương phẩm tiêu thụ đến cả 50%(cách đây 1năm)-60%-80%(theo kế hoạch 3năm tới)từ thời VUA-CHúa đã chấp nhận cách đây cả ngàn năm vi nó rất nhiều dinh dưỡng,chữa bệnh(theo nghiên cứu y học cổ truyền-tâm linh cổ ...cho răng răng ăn hay chơi cảnh đều may mắn).ở các nước khác như úc,pháp,sin...người ta có cả THỊ TRẤN NUÔI CHIM NÀY RỒI.với giá thời điểm hiện tại thì chẳng mấy năm nữa cũng thay thế con GÀ SẠCH(SIÊU THỊ) hàng ngày ma ae minh ăn thôi hoặc thêm 1lựa chọn vì bây giờ Thương phẩm đã vào cả HỘI CHỢ,SIÊU THI.nếu bạn có thời gian qua mình tham khảo- rất vui được giao lưu -chia sẻ.mình sẽ chỉ cho bạn kế hoạch phát triển thương phẩm(mình hỗ trợ,bao tiêu) có thể thu 12-15-20tr/tháng(tuỳ theo mô hình và thời điểm giá giao động)đó là chuyện mình thường.nghe có vẻ hơi khó tin phải không?nhưng đó là sự thật TIỀN đối với người này thì khó kiếm nhưng đối với những người biết xu hướng thị trường thì chẳng khó khăn gi.nhiều ae trong HỆ THỐNG CỦA MÌNH ĐÃ LÀM ĐƯỢC VÀ CÒN HƠN THẾ NỮA.bạn có thể tìm hiểu thêm tại thời điểm này mình chưa thấy loài nào có thể qua mặt được chim trĩ về khả năng kinh tế nó đem lai
 
Last edited by a moderator:
ngày xuân nghỉ ngơi, bàn tán thêm chút với bạn.
bạn định nuôi bò, cũng là 1 hướng, nhưng chưa rõ ràng. mình biết có người nuôi bò kiểu vỗ béo bò thịt, tức là chuyên mua bò gày về vỗ vài tháng bán luôn, dùng cám công nghiệp là chính, và cũng sống thoải mái. mình biết một vài ông bạn ở HN làm nghề mổ trâu bò, mỗi lần mua cả xe tải trâu bò về mổ. nói chung cái ngạch thịt trâu bò thì luôn tiêu thụ tốt. nhưng người nuôi thì có mấy cách. có thể nuôi bò đẻ, có thể nuôi bê thành bò nhỡ rồi bán, và có thể nuôi bò nhỡ thành bò thịt rồi bán. nhưng nói chung đã nuôi bò thì thường cần đầu tư chừng chục con, chứ vài con thì khó sống.
lại kể chuyện có người nuôi trâu ven HN mà giàu có, vì đất bó hoang nhiều hàng chục ha, nguồn cỏ rất dồi dào, chỉ việc chăn thả mà đủ sống, nhưng nhà ấy phải nuôi vài chục con/lứa. vậy bạn nuôi ở vùng lúa tức là không có đất hoang, nói chung nguồn thức ăn cho 10 con là cũng mệt, cần phải cân đối khả năng thức ăn để tính số bò có thể nuôi. như kinh nghiệm một số người thì trồng cỏ 1 sào đủ cho 1 bò ta ăn. vậy muốn có doanh thu khả quan, bạn cần nuôi tầm 20 con trở lên, còn vài con thôi thì chỉ là kinh doanh phụ, không đủ sống.
còn giống bò, bạn hãy khởi đầu bằng bò ta đã, rồi thay dần bằng bò lai không muộn, trên cơ sở khảo sát nguồn mua giống, bán thịt, và khả năng cung cấp thức ăn.
có ông chú mình là nông dân, ruộng ít lắm, cũng ở NĐ, nhà nuôi thêm 2 con bò mẹ ta, cứ mỗi năm có 2 con bê, coi như có thu thêm vài chục triệu.
NĐ là đất nông nghiệp, nên thị trường làm khá mệt. những giống cao như lợn lai rừng, chim trĩ, nhím ... dễ nuôi nhưng tìm chỗ bán không đơn giản. nếu bạn có đất, và muốn thiên chăn nuôi, nên tìm hiểu thêm những giống bổ sung, mà hiện nay ở vùng đó đang phát triển, ví dụ bồ câu, gà lai chọi, gà tre, lợn lai rừng, nhím, trĩ, chồn hương ... đó là cách tận dụng đất đai, nguồn thức ăn, và lấy ngắn nuôi dài. mình cũng có 1 ông chú vừa nuôi cá vài ha, vừa nuôi lợn lai rừng vài chục con, lại có cả bầy chó bec giê cỡ 7-8 con. nói riêng 1 vụ chó đẻ cũng tới 20 con chó con, bán vài chục trđ. còn lợn lai rừng, ông nuôi 1 con lợn đực rừng chính công làm giống, và nái thì chọn lợn mường, mỗi vụ cũng được vài chục con lợn con tùy theo số nái.
đó là cách tạo nguồn thu phụ để chống móm khi chưa có nguồn thu chính.
à kể thêm chút, mình có đọc một số tin về nuôi bò vùng núi. nói gọn là một số vùng vúi phía bắc dân không phát triển bò được vì thiếu cỏ mùa đông, nhưng có nơi họ đưa được kỹ thuật trồng cỏ voi về, do đó đủ sức cung cấp thức ăn cho bò mùa đông, nhờ thế phát triển được đàn bò. đây là các tin về dân tộc ít người như hmong, dao ... nuôi bò trên vùng núi cao, thậm chí núi đá.
tuy vậy, muốn làm gì cũng cần nắm được kỹ thuật của việc đó đã bạn ạ :9^:, để khi làm sẽ ít thiệt hại và hiệu quả đảm bảo. chúc bạn năm mới nhiều thành công nhé

Cảm ơn bác tieudien rất nhiều!
Tới đầu tháng 03 dương lịch này cháu về Nam Định và muốn đi thăm 1 số nơi để học hỏi. Nếu bác không phiền thì bác cho cháu xin địa chỉ, số điện thoại liên hệ của bác, cũng như người nhà bác đang có mô hình chăn nuôi hiệu quả để cháu có thể ghé thăm và học hỏi thêm. Địa chỉ email của cháu là: nghiabv.it@gmail.com
Dự định của cháu khi kết thúc công việc ở công ty là đi thăm 1 số mô hình chăn nuôi ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Sau đó về bắc cháu sẽ đi Hà Nội- Hà Nam- Nam Định, nếu có điều kiện cháu sẽ đi Thanh Hóa, Nghệ An nữa. Với điều kiện các bác chủ trang trại, cơ sở đồng ý cho cháu vào tham quan ạ, hi vọng sẽ có một bài thu hoạch tốt!
 
Cảm ơn bác tieudien rất nhiều!
Tới đầu tháng 03 dương lịch này cháu về Nam Định và muốn đi thăm 1 số nơi để học hỏi. Nếu bác không phiền thì bác cho cháu xin địa chỉ, số điện thoại liên hệ của bác, cũng như người nhà bác đang có mô hình chăn nuôi hiệu quả để cháu có thể ghé thăm và học hỏi thêm. Địa chỉ email của cháu là: nghiabv.it@gmail.com
Dự định của cháu khi kết thúc công việc ở công ty là đi thăm 1 số mô hình chăn nuôi ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Sau đó về bắc cháu sẽ đi Hà Nội- Hà Nam- Nam Định, nếu có điều kiện cháu sẽ đi Thanh Hóa, Nghệ An nữa. Với điều kiện các bác chủ trang trại, cơ sở đồng ý cho cháu vào tham quan ạ, hi vọng sẽ có một bài thu hoạch tốt!

tốt lắm, bạn hãy cố quan sát thêm, chắc sẽ có nhiều cái hay hơn là chỉ những điều trao đổi ở đây. tôi đã gửi mail cho bạn.
nói thêm là ngay phía bắc này tôi cũng thấy nhiều trại làm rất hay, ở khu vực đông anh có những trại nuôi vài vạn gà với nhiều tiến bộ kỹ thuật rất đáng học hỏi. trong số những trại làm giỏi đó có trại cũng là ace trên trang này, ví dụ nick long_jump, nick 7anh-4 ...
ngoài ra bạn nên chú ý thêm 1 điều : đặc điểm khí hậu nam bắc khác biệt nhiều ở mùa đông nên vận dụng cây, con có khác nhau, khi quan sát nhớ phân tích kỹ. ví dụ thanh long ưa nắng nên trồng phía nam năng suất cao hơn phía bắc, hay vải chỉ trồng phía bắc mà không trồng trong nam, ngay bò thì nuôi phía nam cũng dễ hơn phía bắc vì bò không ưa lạnh ... ngoài ra các đặc điểm địa lý vùng miền cần tìm hiểu kỹ, ví dụ nguồn nước, chất đất, độ cao ... chẳng hạn nhãn ưa nước thì cần trồng vùng có nguồn nước, tuy là đồi gò vẫn mọc tốt, nhưng nhãn lồng chỉ ưa đất bắc, đất nam phải trồng nhãn khác mới được...
chúc bạn thu hoạch được nhiều điều hay nhé
 
Cảm ơn bác tieudien, cháu đã nhận được email của bác rồi ạ.
Rất mong sớm được gặp bác!
 
ngày xuân mà bạn chào bằng bác có khi lại thấy buồn, thôi cứ anh em đi nhé :lol:

hix, xin lỗi bác! Cũng mới lên diễn đàn thấy các bác, các anh rất có kiến thức và kinh nghiệm về nông nghiệp nên cứ nghĩ là toàn các bậc "lão nông", xưng hô vậy cho phải phép.
Nếu bác tieudien đã nói thế thì xin gọi là anh ạ,
Chúc anh và mọi người luôn vui, nhiều sức khỏe! :9^:
 
Chào các bác, các chú, anh chị trên diễn đàn agriviet,
Cháu cũng mới biết tới diễn dàn này và đã dành thời gian gần 1 tháng nay để đọc những chủ để thảo luận. Cháu thấy rất nhiều đóng ghóp tâm huyết từ các thành viên như bác tieudien, bác anhmytran... và cũng thấy có nhiều anh chị đi làm công ty như cháu đang có mong muốn trở về làm nông nghiệp. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, cháu cũng đang rất cần lời khuyên từ các bậc cha chú, đàn anh đi trước trong lĩnh vực này.
Cháu tốt nghiệp chuyên nhành công nghệ thông tin và đi làm trái ngành được gần 5 năm (hiện đang làm kinh doanh cho 1 hãng ô tô), hai vợ chồng 1 tháng thu nhập khoảng trên 10 triệu. Thực sự công việc và thu nhập hiện tại không như cháu kì vọng, cách đây 1 năm cháu cũng tự đặt ra hạn định cho mình là tới cuối năm nay phải có kế hoạch để thay đổi hiện trạng. Trong thời gian đó cháu cũng tìm hiểu nhiều cách trong khả năng mình có thể làm, như chưa từng nghĩ rằng mình quay về quê (Hải Hậu, Nam Định - quê cháu chỉ trồng lúa là chính). Khi thời gian đưa ra quyết định sắp hết mà một số dự định chết yểu ngay trong trứng nước, cháu có đọc trên báo chí, truyền hình thấy có 1 số anh chị có hoàn cảnh như cháu (cháu nghĩ có rất nhiều người như vậy) đã trở về làm nông dân rất thành công. Cháu đã tìm hiểu qua rất nhiều mô hình như nuôi ếch, lươn, bồ câu pháp, chim trĩ, cá tầm, cá chình... mà thật sự cũng chưa biết khu vực mình có áp dụng được không. Có 1 số bạn bè khuyên cháu nếu đã quyết tâm thì cứ về rồi tìm hiểu thực tế rồi tính tiếp, còn tham khảo ý kiến bố mẹ cháu thì không đồng ý vì chưa thấy ở ai làm giàu được như theo ý định của cháu (mô hình trang trại tại nơi mà chỉ có trồng lúa). Cháu vẫn quyết tâm qua tết này là về, rất mong các bác, các chú, anh chị trên diễn đàn cho cháu 1 lời khuyên?
Cháu xin cảm ơn rất nhiều!
Chào anh! Nếu ở chỗ a họ trồng nhiều nhãn và ở gần khu rừng ngập mặn của nam định mình thì a nên nuôi ong lấy mật. Vì vốn đầu tư cho con ong cũng k quá lớn mà khả năng thu hồi vốn nhanh, đầu ra cho sp tốt. H chuẩn bị vào đầu vụ mật nhãn thì giá bán ong đắt vào khỏang 1tr/đàn, mỗi đàn 3 cầu. Sau khoảng nửa tháng nữa là có mật nhãn ta có thể lấy mật. Mỗi lần quay mật dc 1l/đàn, vụ nhãn ít nhất quay dc 5 lần. Với giá bán hiện tại là 150k/chai 65ml, ta đã thu hồi được vốn. Ở Nam Định mình thì có thể lấy được các vụ mật như mật táo, mật đay, mật sú vẹt, mật nhót ... cứ mùa nào hoa đấy ta dưa đàn ong đi lấy mật tại nơi có nhiều hoa. càng đi nhiều thì k cần phải cho ong ăn nên tiết kiệm được chi phí và mang lại hiệu quả kt. Mỗi đàn ong một mùa mật trừ chi phí cho thu khoảng 500k, một năm đi đánh 3 muà mật là 1,5tr. trên đây là ý kiến của e, có j k đúng rất mong dc a và mọi ng trong diễn đàn chỉ dẫn.
 


Back
Top