Một giống MAI đẹp . . .

  • Thread starter henrythai
  • Ngày gửi
Thân chào Bà Con!

Có một người bạn gửi cho Thái một bức ảnh hoa Mai rất đẹp. Nhưng Thái không biết đây là giống Mai gì? Ở đâu thì có loại Mai này? Bà Con ai biết xin cho Thái thông tin. Thái xin chân thành cảm ơn Bà Con!
1.gif

42011a1302087371p202002.jpg
 


Last edited by a moderator:
Bà Con ơi! Thái chân thành muốn hỏi đó! Sao không ai nói gì hết??
2.gif

Hoa mai đó rất bình thường trong các loại mai vàng nhiều cánh, biết nói với bạn điều gì. Tại các vùng nuôi mai vàng mà ít ghép như Tân Châu, Bình Định, Phú Yên do quá trình thụ phấn chéo thiên nhiên đã tạo ra vô số loại mai nhiều cánh. Chắc đây cũng là 1 dạng đột biến
 
Mai nói chung thì bông nào cũng đẹp..5 cánh hay nhiều cánh đều có cái đẹp riêng..ngay cả đến mai sẻ là 1 loại 5 cánh bông rất nhỏ…nhưng lại nở đặc ngẹt cây..khi các cánh hoa đã rụng xuống hết..chỉ còn các đài hoa và nhiều đến độ ôm cứng lấy nhau, không thấy cành dễ làm người ta lầm tưởng là nhừng chùm mai không rụng..….

những bông mai nhiều cánh có cái đẹp của sự sung mãn, bệ vệ…nhưng vẫn mềm mại..nở chùm mang đến cho người ta cảm giác như may mắn,,tài lộc đồ sộ của năm mới

Mai lạ mới đáng chú ý..nhưng những bông mai lạ thường thì không có các ưu điểm..nở chùm…sai bông và bền như những bông mai thông dụng trên, do đó mai lạ ít được nhà vườn tháp ghép đưa ra thị trường,,,vì mặt hàng này dành cho..dân chơi.mà dân chơi thì…ít, và họ thường tự sưu tầm nhân giống lấy…không chịu ..lệ thuộc vào…nhà vườn
Mà không chừng chính nhà vườn phải tìm đến dân chơi để có được những loại mai độc đáo..hoặc đặc biệt..để nhân giống tung ra thị trường
Kết luận : chúc mừng Henry thái có bông mai lạ…biết đâu sẽ có ngày bác dovanlo sẽ phải thân chinh đến nhà Henry thái để …năn nỉ..lúc đó 2 bác cháu nhất đinh sẽ cùng... phát tài
 
hoa mai.

Khoãng cuối những năm 80, Tôi đã lấy hạt từ những cây mai vàng có năm cánh gieo trồng và tình cờ có được một cây cho hoa bảy cánh; sau đó tôi lấy hạt từ cây bảy cánh này gieo thì cây con hiện nay cũng cho hoa có bảy cánh.
 
Nhà mình cũng có cây mai cho bông 12 cánh,trên 6 dưới 6,bên cạnh đó có bông chỉ 5 cánh.Cây mai này cũng giống như cây của bạn,do đột biến mà ra.Tiện đây cho hỏi các bạn xem trên camera KTS thường,biểu tượng hay ký hiệu gì để chụp cận cảnh?
42011a1302152469hpim001.jpg

42011a1302152479hpim016.jpg

42011a1302152489hpim016.jpg

42011a1302152505hpim016.jpg

42011a1302152511hpim016.jpg

42011a1302152521hpim016.jpg
 
Last edited by a moderator:
Một giống MAI đẹp . . .
...............................Bà Con ơi! Thái chân thành muốn hỏi đó! Sao không ai nói gì hết??
2.gif


Cây cúc mai 24 cánh của tôi (ghép) bình thường rất sai nụ , nở bông..thành chùm đan lấy nhau như những cái lồng đèn :


Nhưng có 1 cành chỉ có vài nụ..nhưng lại nở bông rất to và nhiều cánh :


Và trong 1 cái nách nơi góc khuất gần gốc..bông mai nguyên thủy 5 cánh nhỏ bé cũng cố gắng khoe chút sắc màu nhợt nhạt mừng năm mới..với tôi nó là đẹp nhất..vì gần gốc cả năm nó không có 1 chút nắng..không hề được 1 chút chăm sóc hoặc nâng niu, nên chỉ có 1 nụ thôi và cũng chỉ nở 1 bông thôi, trông nó thật tội ngiệp , nó làm tôi có đôi chút bâng khuâng,,,và bỗng buồn buồn vu vơ…:
 

Last edited by a moderator:
ký hiệu chụp cận ảnh(macro) trên máy thường là bông hoa.
 
Last edited by a moderator:
Em vừa có chuyến đi tìm mai tại vùng Tân Châu đó anh Mục Tử, kết quả cũng không tệ em xin được vài bo mai dảo 24 cánh vài bo mai lâu rụng Phú Tân và 1 cây mai dảo 24 cánh dún. Phải chi dịp Tết có điều kiện đi Bình Định, Phú Yên sẽ có nhiều điều đáng xem lắm anh nhỉ.
Cây mai ghép dảo 24 cánh hôm Tết tại Tao Đàn
IMG_7995.jpg

Mai 5 cánh cũng có những loại hoa xấu tệ anh ơi, như hoa này
IMG_8249.jpg
 
Bông giỉao 24 cánh đẹp thật,,nở chùm. chúc mừng Bác Lo đã có thêm hàng đặc biệt
Nhìn thấy nở như thế này ngĩa là nó không có những khuyết điểm như Huỳnh Tỷ 24 cánh năm nào
Mai Phú Tân có nge qua nhưng chưa hề thấy
Bác Lo có hình bông mai Phú Tân không ? cho anh em xem với
cám ơn trước

Bình Định có mai cúc lai bông to nhiều cánh rất đẹp,nhưng không hiểu sao chưa được nhân giống nhiều lên ? hay là nó có khuyết điểm rụng nụ như cúc mai miền nam?!
 
Last edited by a moderator:
42011a1302189176p100049.jpg

---------------
cay mai bac chup co gia bao nhieu vay bac dovanlo
---------------
42011a1302189624p100049.jpg

---------------
42011a1302189999p027504.jpg

---------------
mai tuy 5 cánh nhưng có cai dep truyen thống
---------------
42011a1302189999p027504.jpg

---------------
42011a1302190335p100048.jpg
 
Last edited by a moderator:
@Mục Tử
5cnh.jpg

Hoa đẹp quá bác ạ! Bác là người rất đa cảm, Thái cũng đồng điệu với bác!
Đông hoàn tằng bước nhãn
Dĩ hứa bách hoa khôi
Chỉ vị khiêm khiêm ý
Phiên giao tiệm tiệm khai...

@dovanlo
IMG_7995.jpg

Mai rất đẹp, Thái thích lắm! Mong là có dịp được tận mắt chiêm ngưỡng em mai này
1.gif


@dblongthanh
Sao hôm nay bác trầm ngâm quá? Ai cũng biết bác cũng là một sư cụ về mai mà! Ah! Bác có thể cho Bà Con xem qua Mai Tình của bác được không? ( nghe đồn là bác có) Thái xin cảm ơn trước!

@huyquan
Cảm ơn bác! Hoa 7 cánh rất tốt, người ta hay nói "ba chìm bảy nổi" mà! Hy vọng là Thái sẽ có được loại này.

@vinhtayninh
42011a1302189624p100049.jpg

Em Mai này tên gọi là gì, nguồn gốc ở đâu hả bạn? Thái thấy thích lắm đó!
1.gif


@YeuCaiDep
Mai của bạn hình như là Mai nguyên thủy? Thái cũng có mấy cây phôi chưa ghép, nghe nói là dảo . . . không biết, nhưng để năm nay xem sao!

@henrythai
Thập tải luân giao cầu cô kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Chân thành,
 
Last edited by a moderator:
Bông giảo 24 cánh đẹp thật,,nở chùm. chúc mừng Bác Lô đã có thêm hàng đặc biệt
Nhìn thấy nở như thế này nghĩa là nó không có những khuyết điểm như Huỳnh Tỷ 24 cánh năm nào
Mai Phú Tân có nghe qua nhưng chưa hề thấy
Bác Lô có hình bông mai Phú Tân không ? cho anh em xem với
cám ơn trước

Bình Định có mai cúc lai bông to nhiều cánh rất đẹp,nhưng không hiểu sao chưa được nhân giống nhiều lên ? hay là nó có khuyết điểm rụng nụ như cúc mai miền nam?!
Dảo 24 cánh là 1 giống mai do anh Tấn Lãm, Tân Châu nhận ra, hoa đẹp, nở tập trung,... Cây nguyên chủng hiện tại vườn Tấn Lãm
Mai Phú Tân là 1 giống mai do anh Phương, Phú Tân nhận ra, ghép vào 1 cây và đưa cho người cháu tên Trác Thanh Tùng đứng tên dự thi năm kia được giải khuyến khích tại Tao Đàn. Cây mai đạt giải đó đã được vườn mai An Hoài mua lại. Đặc điểm của giống này là lâu rụng cánh ( 5 đến 7 ngày), hoa đẹp, nở tập trung,... Cây nguyên chủng của giống này đã chết.
Em chưa có hình mai Phú Tân anh Mục Tử ơi!
Em cũng có ghép Cúc mai Bình Định nhưng nhận thấy giống này không đặc sắc lắm dù ít rụng nụ
 
<dl>
<center> <dt>
</dt>
Thái cũng đồng điệu với bác!.............
<dt>
</dt><dt>Hoa Mai Trong Thơ Việt Nam Cổ Điển</dt> </center>
<center> <dt> Trần Ngọc Tính</dt> </center>
<center> <dt> --o0o--</dt> </center>​
<dt style="text-align: justify"></dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng. Như giống mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpus siamensis thuộc họ Guttiferae (họ măng cụt), hiện còn một cây trong chùa Gò ở Phú Lâm (Sài Gòn). Cây mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Minh Hương Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và các cây bút cùng thời viết nên tập "Mộng mai đình". Cây mai này cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi "vang bóng một thời" ở Nam Bộ vào thế kỷ trước : Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mãn Đạt, Nguyễn Thông,... </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Có lẽ, nụ mai nở sớm nhất trong thơ ca Việt Nam lại là đóa hoa nở... muộn. Ấy là cành mai cuối mùa của một đại sư thuộc phái Vô Ngôn Thông : đại sư Mãn Giác (1052-1096). Nguyên văn được chép trong "Thiền Uyển Tập Ánh" như sau : </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> - Xuân khứ bách hoa lạc</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Xuân đáo bách hoa khai</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Sự trục nhãn tiền quá</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Lão tòng đầu thượng lai</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: 0.5in;"> Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận</dt><dd>Tiền đình tạc dạ nhất chi mai
</dd><dt style="text-align: justify"> Tạm dịch : </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Xuân đi, trăm hoa rụng</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Xuân về, trăm hoa tươi</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Trước mắt, việc đời ruổi</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Trên đầu, già đến rồi</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Chớ bảo xuân tàn hoa rụng cả</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Đêm qua sân trước nở nhành mai.</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Một thiền sư khác sống sau đó hơn 2 thế kỷ có pháp hiệu Huyền Quang (1254-1334), là vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm Yên Tử, từng tôn mai lên ngôi vị "ngự sử đài" - chức quan giữ trọng trách giám sát và can gián vua chúa : </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> - Ngự sử mai hai hàng chầu chắp</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Ngự sử mai, trượng phu tùng và quân tử trúc hợp thành "tam ích hữu" (3 người bạn có ích). Khái niệm này xuất phát từ thiền "Quý thị" trong sách "Luận ngữ". Ích giả tam hữu : hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn (Bạn có ích gồm 3 hạng : ngay thẳng, rộng lượng và hiểu biết nhiều). Sách "Nguyệt lệng quảng nghĩa" gọi hình tượng ước lệ bộ ba tùng - trúc - mai là Đông thiên tam hữu, Tuế hàn tam hữu hoặc Đông xuân tam hữu. Đây là đề tài có vị trí đặc biệt trong thơ ca cổ điền của Á Đông nói chung, của nước ta nói riêng. </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Thi hào Nguyễn Trãi (ngôi sao sáng chiếu rọi từ bầu trời văn học thế kỷ XV) thường xuyên khai thác đề tài Đông thiên tam hữu. Riêng mai chiếm tần số xuất hiện khá cao trong các sáng tác của Úc Trai. Đọc 21 bài "Ngông chí", đã thấy 8 bài đề cập đến mai với những câu "tuyện diệu hảo" như : </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> - Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu</dt><dt style="text-align: justify"> (Ngôn chí 2) </dt><dt style="text-align: justify"> - Quét trúc, bước qua lòng suối </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Thưởng mai, về đạp bóng trăng </dt><dt style="text-align: justify"> (Ngôn chí 15) </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Đối với mai, Nguyễn Trãi hết sức ưu ái. Tại sao ? Qua bài thơ chữ hán "Đề Hoàng ngự sử mai tuyết hiên", nhà thơ đã giải thích : Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà ? Ái duyên tuyết bạch, mai phương khiết (Yêu mai, yêu tuyết vì đâu ? Vì tuyết trắng, mai thơm và trong sạch). Trong phần thơ "Hoa mộc môn", ngoài các bài "Mai" và "Lão mai", bài thất ngôn pha lục ngôn viết về mai làm theo thể ô thước kiều phối hợp liên hoàn của Nguyễn Trãi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ quốc âm thời ấy : </dt><dt style="text-align: justify"> - 1. Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi</dt><dt style="text-align: justify"> Ưa mi vì tiết sạch hơn người</dt><dt style="text-align: justify"> Gác đông ắt đã từng làm khách</dt><dt style="text-align: justify"> Há những Bô tiên kết bạn chơi ?</dt><dt style="text-align: justify"> </dt><dt style="text-align: justify"> 2. Tiên Bô kết đã bấy thu chầy</dt><dt style="text-align: justify"> Ngâm ngợi nhường bằng mếch trọng thay</dt><dt style="text-align: justify"> Lại có một cành ngoài ấy lẻ</dt><dt style="text-align: justify"> Bóng thưa ánh nước động người vay !</dt><dt style="text-align: justify"></dt><dt style="text-align: justify"> 3. Bóng thưa ánh nước động người vay</dt><dt style="text-align: justify"> Lịm đưa hương, một nguyệt hay</dt><dt style="text-align: justify"> Huống lại bảng xuân sơ chiếm được</dt><dt style="text-align: justify"> So tam hữu chẳng bằng mày !</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> So với tùng và trúc, mai giống ở khí tiết. Nhưng mai còn có ưu điểm mà hai bạn không sao có được : sắc hương. </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Sắc, ai ai cũng dễ dàng nhìn thấy, dù ngồi gần hay đứng xa, kể cả qua "bóng thưa ánh nước" chập chờn : Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên (Hoa mai như tuyết chiếu xuống lòng sông buổi trời nắng - thơ Trần Quang Khải). Song, hương thì "khách tục" làm sao nhận ra. Chỉ tri âm tri kỷ mới đủ khả năng tương thức. Đó là vầng trăng. Lịm đưa hương, một nguyệt hay : câu thơ lục ngôn thầm kín đáo quá, kín đáo như hương mai vậy. </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> So với nhiều hoa khác, mai lại là loài "anh hoa phát tiết" sớm nhất, ngay từ tiết lập xuân còn nhiều giá lạnh. Do đó cổ nhân đã phong tặng mai danh hiệu Bách hoa khôi - ví như người đỗ đầu khoa thi, người con trai ưu tú nhất hoặc con gái xinh đẹp nhất. </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Nhắc đến Bách hoa khôi, tôi chợt nhớ giai thoại liên quan đến một bài tuyệt bút về mai gắn liền với tên tuổi của nhà ái quốc lừng danh : Phan Bội Châu. Năm đó (1883), Phan mới 16 tuổi. Sau khi thi hương, bài được chấm ưu hạng, chàng trai quên Nam Đàn ấy phải dự kỳ sát hạch cùng 6 sĩ tử khác để xếp vị thứ cao thấp tại phủ Anh Sơn. Đích thân quan phủ là Hoàng Giáp Phạm Như Xương trực tiếp ngồi ghế chánh chủ khảo. Các thí sinh nhận đề và cắm cuối làm bài hồi lâu thì Phan mới đến. Quan phủ hơi bực mình nhưng vẫn cho Phan vào và buộc chàng làm bài với một đề thi riêng. Đang tiết cuối xuân, trông thấy cây mai bên hiên chỉ còn lưa thưa dăm đóa, quan Hoàng Giáp bèn ra đề : "Hoa khai bất cập xuân" (Hoa nở không kịp mùa xuân). Đề thi ngụ ý phê bình cái tội trễ tràng của chàng trai nổi tiếng thông minh. Phan Bội Châu phóng bút ngay : </dt><dt style="text-align: justify"> - Đông hoàn tằng bước nhãn</dt><dt style="text-align: justify"> Dĩ hứa bách hoa khôi</dt><dt style="text-align: justify"> Chỉ vị khiêm khiêm ý</dt><dt style="text-align: justify"> Phiên giao tiệm tiệm khai...</dt><dt style="text-align: justify"> </dt><dt style="text-align: justify"> Tạm dịch : </dt><dt style="text-align: justify"> - Nhờ chúa Xuân ưu ái</dt><dt style="text-align: justify"> Xếp đúng đầu trăm hoa</dt><dt style="text-align: justify"> Chỉ vì lòng khiêm tốn</dt><dt style="text-align: justify"> Nên hẵng nở tà tà...</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Liếc mắt qua, Hoàng Giáp Phạm Như Xương sững sờ, không cho Phan Bội Châu làm bài nữa. Ông bảo : "Chỉ cần 4 câu mở đầu thế này là dư sức đỗ đầu xứ rồi". </dt><dt style="text-align: justify"> Nói đến mai, Nguyễn Trãi và các nhà thơ khác thuở trước thường nhắc đến "tiên Bô", "lão Bô". Nhân vật này là ai ? Ấy là Lâm Bô, tức Lâm Hòa Tĩnh (967-1028), một hiền sĩ ở Cô Sơn (Hàng Châu, Trung Quốc) vào đời Tống. Họ Lâm không vợ con, chỉ thích trồng hoa mai và nuôi chim hạc, nên người đời nói về ông : "Cưới mai làm vợ, nuôi hạc làm con". Lâm Bô có để lại bài thơ "Mai hoa" được nhiều thế hệ truyền tụng. Đây là 4 câu đầu : </dt><dt style="text-align: justify"> - Chúng phương hoa lạc động huyên nghiêm</dt><dt style="text-align: justify"> Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên</dt><dt style="text-align: justify"> Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiên</dt><dt style="text-align: justify"> Ám hương phù đông nguyệt hoàng hôn...</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Nghĩa: Các hoa rụng hết, chỉ còn hoa mai tươi đẹp dưới bóng nắng ; chiếm cả vẻ đẹp của mảnh vườn con ; bóng cành thưa nằm ngang giữa làn nước trong nơi cạn ; hương thoảng đưa nhè nhẹ dưới ánh trăng buổi hoàng hôn... </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Cặp thực của bài thơ trên lại được cô đúc thành một câu : </dt><dt style="text-align: justify"> - Ánh hương phù động, ảnh hoành tà.</dt><dt style="text-align: justify"> Giản chi dịch : </dt><dt style="text-align: justify"> - Chập chờn hương thoảng, bóng cành xiên ngang.</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Nhiều thi nhân khen rằng chỉ 7 chữ mà lột tả đầy đủ vẻ đẹp của hoa mai, không thể thêm bớt được một chữ nào. Kiệm lời, chắt ý đến thế thì vượt qua cả thơ tứ tuyệt Trung Hoa lẫn thơ Haiku Nhật Bản. Gọi đây là thể gì nhỉ, "nhất tuyệt" ư ? </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Mai thường sánh vai với trăng : </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.</dt><dt style="text-align: justify"> (Chinh phụ ngâm khúc) </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Mai cũng kề bóng chim (mai điểu), chủ yếu là chim én hoặc chim hạc. Ví dụ đôi câu "thần bút" của nhà thơ đa tài Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), đến nay vẫn khiến chúng ta giật mình kinh ngạc : </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> - Dã mai cốt cách nguyên phi tục</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Hải hạc phong tư tự bất quần</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Tạm dịch : </dt><dt style="text-align: justify"> - Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Phong tư hạc biển vốn không bầy</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Ngoài bộ "tam hữu" như đã nói, mai còn được kết hợp với lan, cúc, trúc tạo nên bộ "tứ quý" tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Và không chỉ với thực vật, động vật, mai lại được các thi nhân cho "se duyên" với ngọc, với tuyết để ví von tài tử giai nhân. Như bài "Lão mai" trong "Hồng Đức quốc âm thi tập" có câu : </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> - Xuân thêm cốt cách, hương càng bội</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Tuyết giúp tinh thần, ngọc hãy còn.</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Hoặc như trong "Hương miệt hành", truyện thơ được sáng tác từ đầu Lê (có sách cho là đời Trần), có câu : </dt><dt style="text-align: justify"> Tuyết mai cốt cách, ngọc tinh thần</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Câu thơ ấy buộc nhiều người liên tưởng ngay đến câu Kiều quen thuộc : </dt><dt style="text-align: justify"> Mai cốt cách, tuyết tinh thần</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Cũng cân nói thêm, trong pho Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm được xem là "tập đại thành" của nền văn chương cổ điển Việt Nam, mai đã xuất hiện cả thảy 15 lần, má quá nửa là đóng vai trò mỹ từ : sân mai, song mai, trướng mai, tiên mai, giấc mai, hồn mai... </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Thật ra, hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng. Như giống mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpus siamensis thuộc họ Guttiferae (họ măng cụt), hiện còn một cây trong chùa Gò ở Phú Lâm (Sài Gòn). Cây mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Mih Hương Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và các cây bút cùng thời viết nên tập "Mộng mai đình". Cây mai này cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi "vang bóng một thời" ở Nam Bộ vào thế kỷ trước : Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông, ... </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Một mùa xuân lại đến. Mai vàng lại rực rỡ mãn khai. Đón tết bên cành "bách hoa khôi" cốt cách, thong thả thưởng thức những áng thơ của người xưa, âu là một thú đầy tao nhã. Tùy cơ duyên, mỗi người có thể chọn vài ba bài hay dăm bảy dòng tâm đắc cho bản thân mình. </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Riêng tôi, đã nhiều đêm trừ tịch lặng ngắm mai vàng, lòng cứ hiển hiện đôi câu Cao Bá Quát: </dt><dt style="text-align: justify"> Thập tải luân giao cầu cô kiếm</dt><dt style="text-align: justify"> Nhất sinh đê thủ bái mai hoa</dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Ôi Chu thần : Mười năm xuôi ngược giao du quyết tìm thanh kiếm cổ, suốt một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai. </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Bây giờ giữa Sai Gòn, bên nhành mai hương quý báu phảng phất thơm, nhành mai mà một bạn ở Huế vừa gửi vào làm quà Tết, tôi đang hồi hộp ngóng đợi phút giao thừa. Đúng phút linh diệu ấy, tôi sẽ xông một lò trầm nhỏ, rồi lặng lẽ cúi đầu vái hai vái. </dt><dt style="text-align: justify; text-indent: .5in"> Một vái tạ hoa mai, dĩ nhiên. Một vái xin dành cho những câu thơ tuyệt bút mà cha ông ta từng lao tâm khổ tứ ngợi ca loài hoa cao khiết </dt><dt style="text-align: justify"> (Trích Báo Giác Ngộ) </dt></dl>
<dl>
<dt> -- o0o --</dt>​
</dl>​
 
Last edited by a moderator:
@henrythai
Em Mai này tên gọi là gì, nguồn gốc ở đâu hả bạn? Thái thấy thích lắm đó!

Em này là mai dảo gai, mình chưa biết nguồn gốc vì mấy năm trước Ba mình mua ở thị xã tây ninh về ghép
nếu bạn thích thì hôm nào rãnh lên nhà mình, mình cho vai bo về ghép
nhà mình có hơn 100 chậu mai bông như thế này, và vài chuc gốc mai ghép tròng o ngoài đất.
 
-Anh Mục Tử:giống Cúc lai BD có nhiều cây cho bông cực kỳ đẹp,tôi đang nhân giống này.Nó kô bị rụng như 150 cánh.
-Anh Lô:có nhiều loại Cúc lai BD có bông cực đẹp,anh hỏi Toại Nguyện để lấy giống.
-Henrythai:tôi được 1ngườii bạn ở QNgãi gởi cho 1 cây Mai Tình,do chia giống cho bạn bè nên Tết vừa rồi chỉ có 1 nụ bông nở được 3 cái,do cây bị suy nên bông của nó kô đẹp,nên tôi kô lưu hình.Tôi thích giống này vì nghe nói nó có khả năng kháng bịnh (nấm)cao.
-vinh tayninh:trong các loại giảo lá gai thì theo tôi giảo gai Tân Châu là đẹp nhất.
 
Last edited by a moderator:
Anh Bình cho hỏi : Những cây cúc lai, Tết này có thể tham gia thị trường được chưa anh ..
 


Back
Top