Một nền nông nghiệp... "có vấn đề"

  • Thread starter ngaben2002
  • Ngày gửi
N

ngaben2002

Guest
<table width="100%" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td class="atc_hl" valign="top">
Lao Động số 227 Ngày 08/10/2009 Cập nhật: 7:59 AM, 08/10/2009
</td> </tr> <tr> <td valign="top"> <table class="atc_imgWrap" align="left" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td>
</td> </tr> </tbody></table> (LĐ) - Việt Nam đã tốn cả hàng trăm tỉ đồng cho nghiên cứu, tạo giống lúa, nhưng cho đến nay vẫn không có giống quốc gia, vẫn thua Thái Lan về gạo xuất khẩu, từ số lượng cho đến chất lượng, đặc biệt là giá cả.
Hàng chục năm qua, các "vấn nạn" nhập lậu đường, gạo, nếp, trâu, bò, gà, trái cây... vào nội địa Việt Nam vẫn cứ tái diễn "năm sau cao hơn năm trước", rộng hơn là hầu hết sản phẩm của nông nghiệp, đều xảy ra tình trạng nhập lậu từ các quốc gia lân cận, có chung đường biên giới.

Không đợi đến các nhà kinh tế vĩ mô, bất cứ người dân thường nào cũng biết rõ rằng sản phẩm của người ta ở xa thế, vận chuyển tốn kém thế mà về thị trường VN vẫn có lời, vẫn bán chạy, vẫn... ăn ngon thì ắt của đó vừa ngon, vừa rẻ.

Một quốc gia nông nghiệp có truyền thống trồng lúa và trồng sắn, nhưng hiện tại cả hai sản phẩm chủ lực này chúng ta đều đứng sau so với quốc gia láng giềng Thái Lan (TL). Người đứng đầu Hội Giống cây trồng VN - GS.VS Trần Đình Long - cho rằng, đất nước đã tốn cả hàng trăm tỉ đồng cho nghiên cứu, tạo giống lúa, nhưng cho đến nay vẫn không có giống quốc gia, vẫn thua TL về gạo xuất khẩu, từ số lượng cho đến chất lượng, đặc biệt là giá cả; và đặc biệt lo ngại là tình hình đang ngày càng xấu thêm, khoảng cách so với TL ngày càng dài ra.

Việc nghiên cứu, lai tạo giống lúa có chất lượng cạnh tranh hiện tại là rất lãng phí nguồn lực, phân tán, rơi vãi; có thể hình dung nổi không, chỉ mới riêng tại Viện Khoa học nông nghiệp VN hiện có hơn 2 nghìn nhà khoa học hưởng lương ngân sách, nhưng có thể nói các loại giống cây - con ta đều thua TL từ A đến Z.

Bò của TL nuôi bằng thời gian với bò ở ta đã có trọng lượng gấp đôi, sắn của họ cũng vậy, lượng tinh bột trên 1 kýlô sắn củ cũng cao hơn ở ta đến cả chục phần trăm... Nuôi con bò trông mỏi cả mắt suốt mấy năm trời, nhưng vẫn không bán được vì bò của TL nhập lậu về rẻ hơn nhiều.

Làm ra hạt gạo, cân đường ở nông thôn VN nhọc nhằn, đắt đỏ từ nước nôi, phân bón, nhưng gạo và đường của TL giá rẻ tràn về làm người nông dân thêm điêu đứng. Câu nói "về vựa trái cây Nam Bộ ăn trái cây... ngoại" chứa đựng biết bao nỗi niềm của người nông dân trong đó (!?).

Thực tiễn đang đặt ra những đòi hỏi nóng hổi với những người đứng đầu ngành nông nghiệp đất nước: Nếu vẫn tiếp tục coi chuyện các loại giống lúa, sắn, bò, gà, trái cây... của ta đang thua xa TL (và những quốc gia khác) là "không có vấn đề gì" thì quả là... rất có vấn đề (!).

Tawatchai Yuenyong - một người Thái gốc Hoa ở tỉnh trồng sắn Sêkôn, là chủ của ba nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất trên 3 triệu tấn tinh bột xuất khẩu mỗi năm - nói: "Người trồng sắn TL giàu có là vì không chỉ năng suất cao, mà còn do chúng tôi chế biến giỏi, bã sắn được chế biến thành thức ăn cho bò, lãi kép trên cả sắn và bò".

Ông nói thêm: "Tôi thừa nhận là bã sắn (sau khi vắt để lấy tinh bột) của chúng tôi xấu hơn bã sắn ở các nhà máy ở VN". Câu nói hoàn toàn thành thực, nhưng cho dù chỉ có 0,1% trào lộng trong đó thì chẳng lẽ những ai có trách nhiệm phục vụ nông dân và nền nông nghiệp nước nhà lại không thấy đau?

>> Bò Thái Lan đã "lọt" vào Việt Nam như thế nào?
>> Bò Thái Lan chui lọt... lỗ kim

Lâm Chí Công


</td> </tr> <tr> <td valign="top">
</td> </tr> <tr> <td align="left" valign="top"> <!--Reader's comments-->

</td> </tr> <tr> <td width="446" valign="middle">
Icon_Save.gif

</td></tr></tbody></table>
 


Anh này viết hay wá đi .

Lợn rừng nhập của thái .
Bò nhập nốt .
Gạo nhập.
Giống cây nhập tuốt .
Còn nhập thêm gì nữa đây .

:eek:
 
Last edited by a moderator:
Các nhà lãnh đạo Thái lan xác định rõ lợi thế cạnh tranh về nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế của họ. Các bác có biết nhà vua hiện tại của Thái lan từng là kỹ sư nông nghiệp không ? Chỉ tính riêng tiền đầu tư của Hoàng gia Thái lan cho nghiên cứu nông nghiệp cũng đã rất lớn.

Bác nào đã đi Thái lan thì thấy Ổi và Mít Thái lan quả là rất ngon ! Tuy nhiên năm 2005 tôi đã mua 1 cây ổi KHÔNG HỘT từ hội chợ nông nghiệp của họ về trồng ở VN, qua nhiều lần bị bò gặm cuối cùng cũng đã ra quả nhưng ôi thôi là ổi có HỘT !!! Chắc là tại bò VIỆT ! Híc.
 
Bác nào đã đi Thái lan thì thấy Ổi và Mít Thái lan quả là rất ngon ! Tuy nhiên năm 2005 tôi đã mua 1 cây ổi KHÔNG HỘT từ hội chợ nông nghiệp của họ về trồng ở VN, qua nhiều lần bị bò gặm cuối cùng cũng đã ra quả nhưng ôi thôi là ổi có HỘT !!! Chắc là tại bò VIỆT ! Híc.

nếu khi trái đã tượng hình xong và đang phát triển và nếu bạn chịu khó cứ 10 ngày 1 lần phun lên trái kích thích tố Giberellin thì trái sẽ lớn rất nhanh và không có hột , sầu riêng cũng vậy..đây gọi là kỹ thuật "đậu quả vô tính"
ăn trái cây có nhiều hóa chất này có lợi gì hả bác QM...đâu có phải VN mình không làm được mà chính là không nỡ làm thôi
 
Bác Bình Minh ơi, em thấy có ổi không hột do giống mà ! Ở VN bây giờ gọi là MD1 gì đó ! Không phải phun thuốc gì đâu bác ơi ?
 

Ổi không hạt 'made in' Sáu Quang
Cập nhật lúc : 10:57 AM, 29/08/2008
Nhiều năm dày công chăm bón và cải tiến, ông Lê Văn Quang, ấp Đông Bình, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã ông đã nhân giống cây ổi không hạt khắp đồng bằng sông Cửu Long làm nên thương hiệu ổi không hạt nổi tiếng 'made in' Sáu Quang.

Khẳng định thương hiệu

Thông qua các kỳ hội chợ, ông Lê Văn Quang đã đem giống ổi của mình quảng bá khắp nơi và được nhiều nhà vườn chấp nhận. Hơn một năm qua, ông đã sản xuất được 20.000 cây giống và tiêu thụ ở các hội chợ trong khu vực ĐBSCL với giá mỗi cây giống 10.000 đồng. Trung bình mỗi kỳ hội chợ ông bán được 10.000 cây giống và 700 kg ổi trái.


<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td class="cms_img">
ong%20long.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="cms_imgCaption">Ông Long đang chăm sóc ổi. Ảnh: Lương Phúc</td> </tr> </tbody> </table>
Đầu năm 2005, ông đem cây giống đến giới thiệu tại hội chợ “Trái cây ngon, an toàn” ở Tiền Giang và thu hút nhiều khách hàng. “Tôi được giải khuyến khích, đó cũng là lần đầu tiên ổi đoạt giải”, ông cho biết.. Chính từ lúc đó, trái ổi của ông được nhiều người biết đến hơn. Nhiều nhà sản xuất ổi chuyên nghiệp cũng mua ổi của ông để nhân giống. Quanh năm, ông dành thời gian để tham gia các hội chợ ở khắp các tỉnh ĐBSCL như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An… Vườn ổi, ông giao lại cho hai đứa con chăm sóc. Ngoài những người mua ổi không hạt về trồng vườn nhà, nhiều người ở thành phố cũng mua về trồng để làm cảnh. Ông nói: “Hiện tại sản lượng ổi rất ít nên chỉ xuất hiện ở một số siêu thị và có giá mỗi kg khoảng 15.000 - 20.000 đồng. Khi ổi được nhân giống nhiều, giá có thể hạ xuống còn mỗi kg khoảng 3.000 - 4.000 đồng nhưng người trồng ổi vẫn có lợi nhuận rất cao vì loại cây này cho trái rất sai”. Vừa qua, ông đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu: Cơ sở cây giống ổi không hạt Sáu Quang. Sau khi đăng ký thương hiệu, vườn ổi của ông sẽ là đầu mối tiêu thụ sản phẩm ổi không hạt và cung cấp cây giống, kỹ thuật cho các hộ dân trong khu vực.
Khó khăn lớn nhất của ông Quang hiện nay là tìm cách đưa trái ổi không hạt xuất khẩu ra nước ngoài. “Khi các nhà vườn nhân rộng sản xuất, trái ổi không hạt sẽ là một mặt hàng chiến lược trong danh mục của những nhà xuất khẩu”, ông Quang khẳng định.
Trái cây mới giữa vườn cũ
Cũng như bao nông dân khác, ông Lê Văn Quang cũng là một trong những nhà vườn thường xuyên gặp cảnh nông sản trúng mùa nhưng rớt giá khiến số nợ lên đến con số hàng trăm triệu đồng. “Riêng năm 2000, tôi lỗ 26 triệu đồng đầu tư vào đám xoài lá. Nguyên nhân chính là do đầu vụ giá xoài cao nhưng khi thu hoạch chỉ còn một phần ba”, ông Quang kể lại. Những thất bại liên tiếp khiến ông tự rút ra được bài học sâu sắc: sản xuất phải luôn gắn với thị trường.


<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td class="cms_img">
gg.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="cms_imgCaption">Ổi không hạt</td> </tr> </tbody> </table> Sau quá trình tìm hiểu và nhận thấy, ổi không hạt cho giá trị sản lượng lớn, ông quyết định đầu tư vào giống cây này. Năm 2002, ông đi vay 10 triệu đồng rồi lặn lội lên TP HCM mua cây giống. Những ngày đầu đem về trồng, hàng xóm bàn tán xôn xao vì không ai trồng ổi giữa vùng cây đặc sản của bưởi năm roi, cam, xoài.... “Họ có lý vì lúc đó giá ổi trong các nhà vườn mỗi rất rẻ, chỉ khoảng 1.000 - 2.000 đồng có khi tới mùa bán không ai mua phải cho cá ăn”, ông cười nói.

Khi ổi cho trái, ông bắt đầu đi khắp nơi tìm mối tiêu thụ. Chuyến đầu tiên ông đem 1kg lên “shop” trái cây 42 ở thành phố Cần Thơ. Ông chủ cửa hàng thấy loại ổi lạ, ngon nên đã chấp nhận. Vậy là cứ cách một ngày ông lại đem lên Cần Thơ bỏ mối với giá mỗi kg 8.000 đồng. “Để có trái ổi ngon được thị trường chấp nhận là cả một nỗ lực công phu: bón phân đúng liều lượng nhất là NPK để cho ổi không bị xốp, mềm… Khi ổi ra trái phải dùng bao nylon bọc lại để không bị sâu, trái có màu sáng, đẹp hơn và bán sẽ được giá hơn”, ông chia sẻ.
Hiện nay ông chỉ giao ổi theo đơn đặt hàng của các siêu thị ở thành phố Cần Thơ 80 kg mỗi ngày với giá 10.000 đồng cho một kg. Theo nhận định của ông, nếu có vài trăm ký ổi mỗi ngày cũng bán hết cho các siêu thị.

Mỗi năm, từ cây ổi không hạt, gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng nhưng ông vẫn muốn trái ổi được đi xa hơn nữa và nhiều người biết đến. Khi nói về việc cần thiết phải quảng bá, tiếp thị sản phẩm trong làm ăn, ông cho biết: “Nếu tôi không đi tiếp thị, chào hàng thì giờ này có lẽ vườn ổi nhà tôi trái rụng đầy gốc và cũng chỉ cho cá ăn chứ biết làm gì”.

Nói chung ăn ổi không hạt thấy ngon hơn ổi thường mà nhìn hình dáng nó ngồ ngộ , nhất là đặc điểm để phân biệt ổi chín hay chưa.
 
He he bác Bình Mình rành thế ? Cho em xin chút kinh nghiệm, chút thông tin đi ? Em hay phải qua bên đó lăm !
 
Nói chung ăn ổi không hạt thấy ngon hơn ổi thường mà nhìn hình dáng nó ngồ ngộ , nhất là đặc điểm để phân biệt ổi chín hay chưa.


Bạn gặp Mai trần Ngọc Tiếng và hỏi thử xem BM có nói đúng không
 
Last edited by a moderator:
đậu quả vô tính là cái người ta đã biết từ lâu lắm tồi đó các bác à
 
Bạn gặp Mai trần Ngọc Tiếng và hỏi thử xem đúng không

Bác ơi, cái này thì em phải nói là Thái Lan đã có ổi không hột ít nhất từ 5 năm trước rồi. Bộ nhai của em hơi kém nên ăn ổi không hột thấy khá tiện. Gọi là ổi không hột nhưng thỉnh thoảng vẫn có vài hột cho vui mà !
 
Bác ơi, cái này thì em phải nói là Thái Lan đã có ổi không hột ít nhất từ 5 năm trước rồi. Bộ nhai của em hơi kém nên ăn ổi không hột thấy khá tiện. Gọi là ổi không hột nhưng thỉnh thoảng vẫn có vài hột cho vui mà !

Tính thích ứng và sự tự điều chỉnh...biến dị và sau đó di truyền..là một đặc tính của thực vật
bạn lấy hột của trái ít hột đó và trồng đi...nó sẽ trở lại..như hồi chưa bị biến dị
 
Ý bác nói về sự phân ly của cây trồng khi trồng bằng hạt hoặc bộ gen lặn gặp nhau thành tính trạng lặn đúng không bác ?
 
Last edited by a moderator:
Ý bác nói về sự phân ly của cây trồng khi trồng bằng hạt hoặc bộ tính trạng lặn gặp nhau đúng không bác ?
cây trồng hoặc hột giống nếu bị một tác động nào nào đó từ bên ngoài vào.(không nặng lắm)nó sẽ tự điều chỉnh để thích ứng mà tồn tại biến thành một loại mà mình tưởng rằng khác...vì thực tế nó khác hoàn toàn...và đặc tính này sẽ di truyền cho thế hệ sau...nhưng không hoàn toàn đâu..vì sau đó tất cả sẽ trở lại như cũ... trong thế hệ kế tiếp
 
Tự nhiên thì cây phải có hột mới tồn tại được - Con người luôn thách thức Thiên nhiên để làm lợi cho mình ! Các loại cây biến đổi gen là ví dụ !
 


Back
Top