Một số bệnh quan trọng ở bồ câu nhập nội (TL2)

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
5. Bệnh viêm đường hô hấp do Herpes virus (Pigeon Herpesvirus infection)

Bệnh viêm đường hô hấp do Herpesvirus ở bồ câu đã được biết đến từ 1945 khi nghiên cứu gen của một bồ câu bệnh. Nhưng mãi đến 1967, Herpesvirus mới được phân lập (Coruell và Wright, 1970). Hiện nay, người ta đã xác định rằng: bệnh phổ biến và được phân bố rộng khắp thế giới.
<u>1. Nguyên nhân</u>
Người ta đã xác định bệnh viêm đường hô hấp gồm viêm thanh khí quản và viêm hoại tử mũi họng cấp tính ở bồ câu các nước Bỉ, Tiệp, Đức, úc, Hungary... là do một virut thuộc nhóm Herpesvirus nên được gọi là Herpesvirus ở bồ câu.
<u>2. Bệnh lý và lâm sàng</u>
Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu quan niệm mạc đường hô hấp từ bồ câu bệnh sang bồ câu khẻo một cách trực tiếp. Mặt khác bồ câu khoẻ cũng có thiết bị nhiễm virut do hít thở không khí bị nhiễm mầm bệnh.
Virut phát triển ở niêm mạc mũi, thanh quản và khí quản, xâm nhập vào các hạch lâm ba khí quản và phổi. Do tác động virut, niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, loét và chảy dịch nhày trắng hoặc vàng xám. Một số loài vi khuẩn có sãn ở đường hô hấp sẽ phối hợp làm cho hiện tượng viêm nặng hơn. Đó là các Mycoplasma columborale, Pasterella multocida, liên cầu Streptococcus beta-hemolysin và tụ cầu Staphilococcus betahemolitic.
Virut cũng tác động đến niêm mạc ruột gây ra hiện tượng viêm ruột và ỉa chảy.
<u>Bồ câu bị bệnh ở hai thể:</u>
- Thể cấp tính: thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó, miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng giả, chảy dịch nhày trắng, vàng xám. Chim bị chết với tỷ lệ sau 7-10 ngày.
- Thể mãn tính: thường ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn. Một số chim không thể hiện các triệu chứng lâm sàng; nhưng trở thành vật mang trùng và truyền bá mầm bệnh trong tự nhiên.
Mổ chim bệnh thấy: các mụn loét ở miệng, vòm họng, thanh quản. Các mụn loét này có phủ màng giả là lớp bựa trắng hoặc vàng xám. Các dịch nhày ở mũi và thanh khí quản đã làm cho khó thở. Các mụn loét hoại tử có phủ bựu vàng xám cũng thấy ở gan chim bệnh.
<u>3. Dịch tễ học</u>
Bồ câu ở tất cả các lứa tuổi đều mắc bệnh. Bồ câu hoang đã cũng mắc bệnh. Nhưng bồ câu cảnh và bồ câu nuôi thịt bị bệnh năng hơn. Bồ câu non thường bị bệnh thể cấp tính, tỷ lệ chết cao. Bồ câu trưởng thành bị bệnh thể mãn tính. Nhưng là vật tàng trữ mầm bệnh và truyền mầm bệnh trong tự nhiên.
<u>4. Chẩn đoán</u>
Hiện nay, người ta vẫn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng về viêm có màng giả và dịch nhày trắng, vàng xám ở các khí quản hô hấp trên để chẩn đoán bệnh.
- Chẩn đoán miễn dịch. Dùng các phương pháp huyết thanh học như ngưng kết trực tiếp, huỳnh quang kháng thể để chẩn đoán bệnh.
<u>5. Điều trị</u>
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người ta đã sử dụng hai hoá dược để điều trị bệnh cho bồ câu bệnh có hiệu quả nhất định (Vindenogel,1982).
- Trisodium phosphonoformate
- Acycloguanosine.
<u>6. Phòng bệnh</u>
- Phòng? bệnh bằng vacxin. Có 2 loại vaxin: vacxin chết và vacxin nhược độc phòng bệnh viêm đường hô hấp của bồ câu do Hecpervirus.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh khu chăn nuôi bồ câu và môi trường.
- Phát hiện sớm chim bệnh, cách ly điều trị, tránh lây nhiễm toàn đàn.
6. Bệnh giun đũa bồ câu (Ascallidiosi)
Bệnh phân bố hầu hết ở các khu vực trên thế giới.
<u>1. Nguyên nhân</u>
Giun đũa Ascallidia columbae (Gmelin, 1970) là tác nhân gây bệnh giun đũa ở bồ câu.
Vật chủ:Bồ câu
Đặc điểm sinh học
- Nơi ký sinh: diều, ruột non, đôi khi ở thực quản.
- Hình thái: giun cái dài 20-95mm. Giun đực dài 50-70mm, có hai gai giáp hợp không dài bằng nhau: 1,2-1,9mm.
- Vòng đời: giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian, giun cái ký sinh ở ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thích hợp (có oxy, ẩm độ, nhiệt độ từ 15-300C) có sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng, gọi là trứng cảm nhiễm. Chim ăn phải trứng cảm nhiễm, trứng vào dạ dày tuyến và ruột non của chim sẻ nở thành ấu trùng. ấu trùng qua niêm mạc di chuyển lên gan, phổi, sau lại trở về ruột, phát triển thành giun trưởng thành. Từ trước cảm nhiễm phát triển thành giun trưởng thành, thời gian cần 37 ngày.
Tác hại của giun:
Giun ký sinh ở ruột non, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho chim gà còm, giảm tăng trọng. Khi số lượng nhiều, giun sẽ di chuyển gây tổn thương niêm mạc và gây tắc ruột. ấu trùng của gin khi di chuyển lên phổi và gan sẽ gây tổn thương ở đó và gây ra viêm nhiễm.
<u>2. Điều trị</u>
Có thể tẩy giun bằng một trong hai hoá dược sau:
- Piperazin adipinat: Dùng liều 0,30g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim ăn. Sau khi dùng thuốc, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ.
- Mebendazol: Dùng liều 0,10g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim ăn. Giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy.
<u>3. Phòng bệnh</u>
- Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim: 4-6 tháng/lần bằng piperazin.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim.
7. Bệnh giun ở diều (Epomiostomiosls)
<u>1. Nguyên nhân</u>
Tác nhân gây bệnh Epomidiostomum uncinatum (Lundhal, 1841).
Vật chủ: Bồ câu, vịt, ngỗng
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: niêm mạc của diều.
- Hình thái: Giun đực: 6,5-7,3mm x 150 micromet. Gai giao hợp dài 120-190 micromet. Giun cái 2,0-11,5mm x 230-240 micromet. Đuôi dài 140-170 micromet. Trứng: 74-90x45-50 micromet.
- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp không có vật chủ trung gian. Trứng ra ngoài tự nhiên phát triển thành ấu trùng giai đoạn III sau khi nở 4 ngày, có thể cảm nhiễm cho bồ câu.
Tác hại: Giun ký sinh gây ra tổn thương ở diều của chim, có thể gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.
<u>2. Điều trị</u>
Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng: trộn thuốc với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.
<u>3. Phòng bệnh</u>
Quy trình phòng bệnh giống như phòng bệnh giun đũa.
8. Bệnh giun tóc (Capillariosis)
<u>1. Nguyên nhân</u>
Giun tóc Capillaria obsignata (Madsen 1943)
Vật chủ: Bồ câu, gà, gà tây, ngỗng, gà sao, cút.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Ruột non, mạch tràng.
- Hình thái: Giun đực có kích thước dài 7-13x49mm; rộng 49-53 micromet. Gai giao hợp dài 1,1-1,5 micromet. Giun cái: dài 10-18mm; rộng 80 micromet. Trứng: 44-46x22-29 micromet. Giun có hai phần: phần đầu nhỏ dài khoảng 1/3 cơ thể chui vào niêm mạc của ruột; phần thân còn lại ở ruột của vật chủ.
- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian. ấu trùng phát triển trong trứng khoảng 13 ngày. Chim ăn trứng cảm nhiễm, trứng vào ruột nở ra ấu trùng. ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 18-21 ngày.
Tác hại
Trong? quá trình ký sinh, giun chui đầu vào niêm mạc ruột gây tổn thương và viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát.
<u>2. Điều trị</u>
Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng; trộn với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.
<u>3. Phòng bệnh</u>
Thực hiện như phòng bệnh giun đũa, giun diều chim.
9. Bệnh giun xoăn (Ornithostrongylosis)
<u>1. Nguyên nhân</u>
Tác nhân gây bệnh là giun. Ornithostrogylus quadriradiatuas (Stivesnon, 1904).
Vật chủ: Bồ câu nhà, bồ câu rừng
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: ruột non
- Hình thái: Giun có cánh đuôi phát triển, kích thước của giun đực: dài 8-12mm. Gai giao hợp dài 150-160 micromet. Giun cái có kích thước: dài 18-24mm.
- Vòng đời: Giun cái sống ở ruột non, sau giao phối đẻ trứng. Trứng ra ngoài theo phân, phát triển thành ấu trùng sau khi ở ngoài tự nhiên 19-25 giờ. ấu trùng sau khi nở 2-4 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Chim ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vào ruột ký sinh ở đó, phát triển đến trưởng thành. Từ ấu trùng đến trưởng thành, giun có thời gian phát triển 5-6 ngày.
<u>2. Điều trị</u>
Tẩy giun bằng mebendazol: Liều dùng 0,10g/kg thể trọng; chia thuốc làm 2 liều, trộn thức ăn hoặc cho uống trực tiếp vào 2 buổi sáng.
<u>3. Phòng bệnh</u>
Thực hiện như phòng bệnh giun đũa.
10. Giun mắt bồ câu (Oxyspiruriosis)
<u>1. Nguyên nhân</u>
Tác nhân gây bệnh làm giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)
Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.
- Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.
- Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày. Chim ăn phải ấu trùng từ bọ hung, sẽ bị nhiễm giun.
Tác hại
Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim.
<u>2. Điều trị</u>
Dùng dung? dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.
<u>3. Phòng bệnh</u>
- Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim.
11. Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non từ 1 đến 4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhày và đôi khi có màu sô-cô-la do bị xuất huyết.
<u>1. Nguyên nhân</u>
Bệnh gây ra do một số bài cầu trùng thuộc giống Eimeria:
- Eimeria acervulina
- Eimeria tenella
- Eimeria preacox
- Eimeria mivatis...
Những lài cầu trùng này? cũng là tác nhân gây bện cầu trùng cho gà. Người ta cho rằng bồ câu bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà.
<u>2. Bệnh lý và lâm sàng</u>
Cầu trùng ở dạng cảm nhiễm sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của bồ câu qua thức ăn nước uống, sẽ phát triển và ký sinh ở niêm mạc ruột non và ruột già của bồ câu, gây ra ba tác hại:
- Chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho bồ câu gây yếu, giảm tăng trọng.
- Gây tổn thương niêm mạc ruột, làm tróc nhung mao ruột, dẫn đến viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát do E. coli, Salmonella spp và các tạp khuẩn khác. Các trường hợp bệnh nặng bồ câu sẽ bị viêm ruột, xuất huyết.
- Độc tố của cầu trùng tiết ra trong quá trình ký sinh cũng tác động đến quá trình phát triển của bồ câu.
Bồ câu bị bệnh cầu trùng thể hiện các triệu chứng chủ yếu sau:
- ỉa phân lỏng, có nhiều dịch nhày.
- Đôi khi phân có máu do xuất huyết niêm mạc ruột
- Bồ câu bị bệnh nặng có thể chết do ỉa chảy và kiệt sức.
- Phần lớn bệnh cấu trùng ở bồ câu thể hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn bệnh cầu trùng ở gà con khi cùng nhiễm các loài cầu trùng tương ứng.
- Bồ câu thường phát triển chậm và gầy yếu.
<u>3. Dịch tễ học</u>
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non và bồ câu choai. Tuy nhiên bồ câu trưởng thành cũng thấy mang mầm bệnh và thải mầm bệnh ra môi trường.
Các loài cầu trùng gây bệnh cho gà cũng đồng thời gây bệnh cho bồ câu. Các khu vực nuôi chung gà với bồ câu thì thường thấy bệnh cầu trùng của gà lây sang bồ câu.
Bệnh cầu trùng bồ câu thường thấy ở hai thời điểm trong năm: từ cuối xuân sang hè và từ mùa thu chuyển sang mùa đông. Tuy nhiên, bệnh xảy ra quanh năm ở các cơ sở có ô nhiễm mầm bệnh.
<u>4. Chẩn đoán</u>
- Kiểm tra phân tìm noãn nang của cầu trùng.
- Quan sát hình dạng của noãn nang cầu trùng; nuôi cấy noãn nang, theo d&otilde;i các giai đoạn phát triển và mổ khám bồ câu, xác định vị trí ký sinh của cầu trùng trong hệ thống tiêu hoá để định loại loài cầu trùng ký sinh.
<u>5. Điều trị</u>
Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu sau đây điều trị bệnh cầu trùng cho bồ câu:
- Esb3: do hãng CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất.
Có dạng kết tinh như đường kính, tan trong nước, dùng như cách sau:
- Điều trị bồ câu bệnh: pha 2 gam thuốc trong 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 3-4 ngày liền, cho đến khi bồ câu hết dấu hiệu lâm sàng.
- Phòng nhiễm cho bồ câu trong các cơ sở có lưu hành bệnh: pha 1 gam thuốc với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 1 ngày liền, sau đó nghỉ, rồi lại cho uống tiếp. Cho uống 1 tuần như vậy lại nghỉ 01 tuần.
- Grigecoccin: do các hãng thuốc thú y (Richter) của Hungary sản xuất thuốc dạng bột không tan trong nước nên phải trộn trong thức ăn cho bồ câu ăn. Liều dùng 2,5gam thuốc trộn với 10 kg thức ăn, cho bồ câu ăn liên tục 3-4 ngày, tới khi hết triệu chứng lâm sàng.
Phòng nhiễm cầu trùng thì dùng mỗi tuần 2 ngày thức ăn có trộn thuốc cho bồ câu.
Ngoài ra còn một số thuốc trị cầu trùng như: Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin, ... có thể dùng cho bồ câu; nhưng phải sử dụng đúng liều, đúng quy trình như ghi trong nhãn thuốc.
<u>6. Phòng bệnh</u>
- Dùng thuốc phòng nhiễm theo định kỳ tại các cơ sở có lưu hành bệnh.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, có định kỳ sử dụng thuốc tiêu độc chuồng trại và môi trường nuôi bồ câ
 


Last edited:


Back
Top