Một số điều thú vị về tập tính sinh sản của cá rô đồng

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Nếu bạn đã từng đi "lượm" cá rô "rạch" thì ắt hẳn bạn sẽ không quên những điều thú vị còn đọng lại trong tâm trí. Cứ mỗi mùa mưa đến các trẻ em vùng nông thôn lại háo hức chờ cơn mưa đầu mùa để cùng nhau đi lượm cá rô đồng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao cá lại leo lên bờ để cho chúng ta lượm nhỉ? mà tại sao chỉ là cá rô đồng mà không phải là cá diêu hồng, cá lóc hoặc cá rô phi?
<body style="VISIBILITY: visible">    Hai bản năng có ở  tất cả mọi sinh vật là: sinh tồn và sinh sản. Cá rô đồng leo lên ruộng vào mùa mưa chính là để thực hiện bản năng duy trì nòi giống của mình, mục đích sự di cư của cá là tìm một vùng nước sâu hơn để đẻ trứng. Lý do cá chọn đẻ trứng vào mùa mưa là vì vào mùa mưa thực vật thủy sinh, các loại tảo phát triển mạnh theo đó thức ăn của cá rô cũng phát triển mạnh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho cá bố lẫn cá mẹ thực hiện bản năng sinh sản và đó cũng là nguồn dinh dưỡng phong phú để dành cho cá con, và cũng là vì đây là loài không có tập tính giữ và nuôi con nên nguồn thức ăn có được trong mùa mưa là yếu tố sống còn. Nghiên cứu trong lĩnh vực sinh sản cá đã chỉ ra rằng chính nước mưa cũng là một yếu tố kích thích sự sinh sản của cá và một số động vật thủy sinh vùng nhiệt đới (Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá, Nguyễn Tường Anh và Trần Mai Thiên, NXB Nông nghiệp Hà Nôi, 1999, tr 170), trong nước mưa có một có một hoạt chất tên là axit humic, chất này là tín hiệu cho cá bắt đầu sự đẻ trứng.
    Và để trả lời tại sao các loài cá khác không leo giống cá rô đồng vì đơn giản là chúng không leo được. Mang cá rô đồng rất khỏe và có nhiều gai sắc giúp cá có thể di chuyển trên cạn một cách dễ dàng và còn một nhân tố quan trọng hơn là cá rô đồng còn có cơ quan hô hấp phụ trên mang nên cá có thể ở trên cạn (trong điều kiện ẩm ướt) một thời gian dài mà các loài cá vừa nêu không thể bì kịp. 
    Vẫn biết cảm giác bắt được cá thì thật là thích!... và thích hơn nữa khi đó là chiến lợi phẩm dành cho mẹ, cho chị và cho người ấy. Nhưng chúng ta biết cá mạo hiểm, vất vả leo lên bờ là để sinh sản duy trì nòi giống thế nên nhớ "bắt 3 thả 1" để cá đẻ và để còn cá để bắt vào mùa mưa sau... 
 


Last edited:
Không phải cá rô lách ngược nước mùa mưa
để kiếm tìm vũng nước sâu hơn, mà chỉ là
đi tìm bất cữ vũng nước nào khác, thường
là cao hơn, nông hơn. Chỉ sau mấy ngày,
ở các vũng nước, có khi chỉ vài chậu nước,
đã có hàng trăm con cá rô con. Nếu ta không
kịp bắt chúng, nước khô cạn đi, chúng bị
chết khô rất nhiều, gà vịt tha hồ ăn no.

Chẳng bao giờ bắt hết cá rô lạch. Vì vậy,
bắt con nào là ăn con ấy, không có ai bắt
3 thả 1 cả. Thế mà đồng ruộng vẫn đầy cá
rô. Cá rô mà ít, thì đó là chất độc và chất
bẩn ô nhiễm, chứ không phải vì bắt ăn đi.
 


Back
Top