Thảo luận Một số giống cây chè trồng phổ biến ở thái nguyên hiện nay

  • Thread starter tranngocluyen
  • Ngày gửi
Thái Nguyên có những giống cây chè nào? Giống nào được trồng nhiều ? Với bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tại Thái Nguyên có các giống chè như: Chè Bạch Hạc ( chè hạt), Bát Tiên, Chè lai LDP!, LDP2, TRI 777, chè Tô Hiệu, Hoa Nhật Kim, Hùng Đình Bạch, Phúc Thọ Mười, Keo Am Tích, Phúc Văn Tiên,…Trong đó một giống chè trồng phổ biến có thể kể đến như:
1. Chè Trung du ( Còn gọi là chè Bạch Hạc hay chè hạt): là giống cây chè phổ biến nhất tại Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Loại chè này được trồng bằng hạt, có tuổi thọ cao, sức chống chịu với thời tiết và sâu bệnh tốt. Chè cũng cho giá trị kinh tế cao, khả năng sinh trưởng mạnh, độ che phủ lớn, có thể chống xói mòn và rửa trôi, bảo vệ môi trường sinh thái.Ngoài ra, trong y học, chè trung du còn có tác dụng phòng , chữa một số bệnh và ngăn ngừa chất phóng xạ, ung thư…Tuy nhiên những năm gần đây tại Thái Nguyên xuất hiện một số giống cây chè mới cho sản lượng và chất lượng tốt hơn nên diện tích chè Bạch Hạc đang ít đi theo thời gian và được thay thế bằng các giống trà mới.
2. Chè Bát Tiên: Là giống cây chè đặc sản có nguồn gốc từ Đài Loan, đây là loại trà có hương thơm rất riêng, vị rất đậm đà. Chè Bát Tiên được đưa về thử nghiệm tại Việt Nam và được viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc khảo nghiệm và đánh giá sau đó được công nhận giống chè mới. Từ đây cái tên Bát Tiên bắt đầu gắn bó với thương hiệu chè Thái Nguyên . Tại Thái Nguyên thì chè Bát Tiên được trồng nhiều ở vùng chè Quân Chu của huyện Đại Từ
Chè bát Tiên là một trong những sản phẩm chè Thái Nguyên được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng: nước chè pha màu vàng xanh, hương thơm nhẹ, vị hơi chat và ngọt sâu. Các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong chè Bát Tiên như: Hợp chất thơm 41,52 mg/100g ck; Tanin 31,44% cao hơn trong chè Thúy Ngọc; Chất hòa tan 41,52 %; axit amin 43,09mg/100gck.
3. Chè TRI 777: Chè TRI 777 hay còn gọi là chè Ba con bẩy là giống chè được ươm giống và trồng bằng cành gần như đầu tiên tại Thái Nguyên. Giống chè gốc là giống chè shan ở Chồ Lồng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Viện Nghiên cứu chè Phú Hộ Việt Nam gửi hạt sang Srilanca năm 1937. Qua quá trình chọn lọc và bình tuyển giống chè này đã được công nhận giống quốc gia tại Srilanca. Năm 1977 giống chè này được nhập lại về Việt Nam.
Giống cây chè 777 cho năng suất cao và được trồng nhiều nhất ở Phú Lương. Xóm Cúc Lùng, Xã Phú Đô , huyện Phú Lương có tới 11 ha chỉ chuyên trồng giống TRI 777.

Đọc thêm: chè cành TRI777

Năng suất bình quân 7,82 tấn búp/ha ( chè 2-4 tuổi), hơn giống chè trung du đại trà 13- 18%. Giống chè TRI777 với 8 tuổi có thể đạt 8-10 tấn búp/ha

Búp chè có hàm lượng nước 75%, tannin 30,5%, chất hòa tan 42,5%, hàm lượng cafein 3,05%, đường khử 2,62%

Chè có nước xanh, đậm nước… và được khá nhiều người ưa thích…
4. Chè cành lai LDP1: Giống LDP1 là giống chè được chọn lọc từ hạt hữu tính năm 1981 tại Phú Hộ. Cây lai có mẹ là Đại Bạch Trà ( Giống chè Trung Quốc có chất lượng tốt) bố là PH1 giống có năng suất cao. Giống được Viện nghiên cứu chè lai tạo, được công nhận giống Quốc gia năm 2002
Giống có khả năng cho năng suất cao. Chè tuổi 3-4 có thể đạt 5-7 tấn búp/ha

Giống chè LDP1 có hàm lượng tannin 31,76%, chất hòa tan42,61%, hàm lượng cafein tổng số 139,23mg/g chất khô

Giống chè LDP1 có khả năng chịu hạn hán và sâu bệnh tốt. Đây cũng là giống có khả năng thích ứng rộng.
5. Chè cành LDP2: Giống chè LDP2 cho năng suất đại trà cao và ổn định đạt 8-10 tấn búp/ha

Giống có hàm lượng tannin 31-33%, chất hòa tan 42-44%. Đây là giống chè được sử dụng thích hợp cho chế biến chè đen.

Giống chè LDP2 có khả năng thích ứng rộng, chống chịu hạn và sâu bệnh tốt. Cây sinh trưởng khỏe, sớm cho năng suất cao
6. Chè Thúy Ngọc: Chè Thúy Ngọc được đưa về Việt Nam từ năm 1994 và được viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc khảo nghiệm và đánh giá. Đến năm 2003 được công nhận giống thử nghiệm sau đó đến năm 2007 được công nhận là giống mới.

Giống chè Thúy Ngọc phù hợp để trồng trên các vùng núi phía Bắc đặc biệt là phù hợp với chất đất của vùng chè Tân Cương Thái Nguyên ngoài ra còn có một số vùng khác như Lâm Đồng,…Chất lượng và sản lượng chè trồng tại Thái Nguyên đều đạt tiêu chuẩn để chế biến thành chè khô xuất khẩu.
Chè Thúy Ngọc được chế biến thành chè khô cho chất lượng cao, nước chè xanh hương thơm vị ngọt sâu. Các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong chè Thúy Ngọc như: axit amin 1.6%; catechin 135mg/gck; tannin 28,36%
7. Giống chè Kim tuyên : Còn được gọi tên khác như Kim Huyên, A17, Dòng 27. Là giống được nhập nội từ Đài Loan. Được khu vực hóa năm 2003. DượcĐài Loan lai tạo từ cặp lai giữa mẹ là giống Olong của địa phương và bố là giống Raibudi của Ấn Độ
Giống chè Kim Tuyên hợp với đất và khí hậu Thái nguyên. Giống chè này cho ra búp chè có chất lượng cao, có thể chế biến thành các sản phẩm chè Thái Nguyên thượng hạng.

Giống chè Kim Tuyên có hàm lượng Tanin 28,50%, đường khử 0,59%, chất hòa tan 39,52%, axit amin 1,58%, cafein tổng số 132mg/gck



Ngoài các giống cây chè phổ biến trên, người dân Thái nguyên cũng có trồng những giống khác như: Chè Hoa Nhật Kim, Phúc Thọ Mười, Hùng Đình Bạch,…: Những loại chè này là những loại chè có nguồn gốc từ Trung Quốc, các giống chè này mỗi loại đều có hương vị rất riêng.Tuy nhiên những loại chè này đều có nhược điểm riêng, và sức bền của cây cũng không tốt nên sau một vài năm trồng thử nghiệm các giống chè này cũng được thay thế bằng các giống khác.
 




Back
Top