Một số nghiên cứu về dinh dưỡng dung dich thủy canh

  • Thread starter nguyễn huy thạc
  • Ngày gửi
Dung dịch dinh dưỡng thủy canh để trồng cây bằng kỹ thuật thủy canh được nghiên cứu cùng với sự ra đời

của kỹ thuật thủy canh. Dựa vào nghiên cứu của nhiều nhà khoa học là cây trồng chỉ có thể sinh trưởng

và phát triển bình thường nếu có đủ 19 nguyên tố thiết yếu (C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Si, Fe, Cu, Mn,

Mo, Zn, B, Cl, Na, Ni), nhiều dung dịch dinh dưỡng để trồng cây trong dung dịch ra đời. Dung dịch dinh dưỡng thủy canh đầu tiên được sử dụng để nuôi cây là dung dịch của nhà sinh lý thực vật Knop (từ giữa thế kỷ 19).
500.jpg



Dung dịch Knop có thành phần rất đơn giản gồm 6 loại muối vô cơ trong đó chứa các nguyên tố đa

lượng, không có nguyên tố vi lượng vì vậy cây trồng trong dung dịch này sinh trưởng không tốt (Vũ

Quang Sáng và cs., 2007)[11].

Sau dung dịch Knop hàng loạt dung dịch dinh dưỡng để nuôi cấy thực vật bậc cao ra đời như dung

dịch Hoagland – Armon (gồm 4 hợp chất muối vô cơ), dung dịch Armon, Olsen, Sinsadze (gồm nhiều loại

muốn vô cơ) và một số dung dịch được sử dụng gần dây như dung dịch của FAO, của Đài loan…

TCmobi.jpg


Sự quan trọng của dung dịch dinh dưỡng đối với cây trồng đã được Liebig và Karl Sgrengel,

Wiegman và Polsof chỉ ra vào năm 1942 sau đó được Sarchs khẳng định lại trong nghiên cứu kỹ thuật

thủy canh. Theo Midmore, việc nghiên cứu hoàn thiện dung dịch dinh dưỡng cho một loại cây trồng trong

từng mùa vụ là cần thiết vì các loại cây khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng và nước khác nhau

(Midmore D.J. và cs., 1995)[29]. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dung dịch dinh dưỡng riêng cho từng

loại cây trồng như: dung dịch để trồng lúa của Axan, dung dịch để trồng của cải đường của Belouxov,

dung dịch để trồng cà chua của Kitxon, dung dịch để trồng chè của Khaan, dung dịch để trồng táo của

Mori… (Anonyme, 1998)[2].

Larsen đã pha chế dung dịch bằng cách cải tiến từ dung dịch của Dtainer có thành phần dinh

dưỡng thấp hơn nhiều nhưng phù hợp cho cà chua trồng trong nhà kính, nó là cơ sở của nhiều loại dung

dịch sau này (Mississippi State University Extension Service, 2010)[30]. Sudradfat và herenati (1992) đã

nghiên cứu hỗn hợp nước sản xuất từ lên men yếm khí và rác như một dung dịch dinh dưỡng để trồng

cây bằng kỹ thuật thủy canh và cho thấy dưa chuột Nhật Bản trồng bằng nước này pha loãng 2 lần có

chiều cao cây thấp hơn, chiều dài quả và khối lượng quả tương đương với dung dịch dinh dưỡng thủy

canh (Sudradjat R., Herawati E.,1992)[34].

Carbonell và cs., (1994)[19]. nhận xét: có asen trong dung dịch dinh dưỡng làm tăng sự hấp thu

Fe và giảm hấp thu B, Cu, Mn, Zn Trong dung dịch thủy canh pH ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu dinh

dưỡng nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Mỗi loại cây khác nhau thích hợp với độ pH

nhất định, trung bình cây sinh trưởng, phát triển tốt trong phạm vi từ 6 – 7,5. Nếu pH quá thấp (<4,5)

hoặc quá cao (>9) có thể gây hại trực tiếp đến rễ cây. pH cao gây kết tủa Fe2+, Mn2+, PO43-, Ca2+, Mg2+.

Sử dụng các dạng đạm và tỷ lệ khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của

cây trồng thủy canh. Theo Sandoval và cs., (1994)[35], năng suất chất khô và hạt lúa mỳ giảm khi sử

dụng đạm amon thay thế đạm ntơrat. Elia và cs., (1997)[21] kết luận: dung dịch trồng cà tím cần tỷ lệ

NH4+/NO3- là 3/7 là tốt nhất. Gimener và cs., (1997)[25] cho rằng hiệu quả của đạm amon đối với dưa bở

và dưa hấu tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ NH4+/NO3- từ 0 – 1/3.

sản phẩm tốt nhất là dung dịch thủy canh của dophyVN

Nguồn: https://dophyvn.com/products/mua-ban-bot-pha-dung-dich-thuy-canh-tc-mobi-dinh-duong-trong-rau-sach-thuy-canh
 


Last edited by a moderator:


Back
Top