MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
/ LỰA CHỌN HÌNH THỨC NUÔI:     1.1 Các hình thức nuôi tôm sú hiện nay:

Quảng canh (QC): hình thức này sử dụng diện tích lớn tận dụng con giống & nguồn thức ăn hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay người nuôi hầu hết chuyển sang hình thức thả bổ sung con giống ở mật độ thấp và sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên (phổ biến nhiều nhất là ở tỉnh Cà Mau).    Quảng canh cải tiến (QCCT): phổ biến nhiều nhất ở các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh phía Bắc với một số hình thức sau:
    - Nuôi chuyên tôm
    - Nuôi tôm luân canh với trồng lúa: ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Long An, Duyên Hải - TP.Hồ Chí Minh,...
    - Nuôi tôm sú trong ruộng muối vào mùa mưa: ở Vĩnh Châu - Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh,...
    Nuôi tôm Bán công nghiệp (BCN) và Công nghiệp (CN): phổ biến nhiều nhất ở duyên hải miền trung, bắt đầu phát triển mạnh ở ĐBSCL và ở các tỉnh phía Bắc.
    1.2 Chọn hình thức nuôi: trong việc chọn lựa để quyết định hình thức nuôi quý bà con nuôi tôm cần lưu ý và xem xét thật cẩn thận về điều kiện đất đai, mức độ đầu tư (nguồn vồn) và trình độ quản lý nhằm có những quyết định đúng đắn nhất, để tránh tình trạng "Tiến thoái lưỡng nan" gây thiệt hại không thể lường hết được.
II/ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐỂ THIẾT KẾ AO HỒ:
    2.1 Vị trí - chất đất:
    Những vùng có nguồn nước mặn từ 5 - 35<sup>o</sup>/<sub>oo </sub>và có Ph đất trên 5 đều có thể nuôi tôm sú. Tuỳ theo hình thức nuôi mà có mức độ đòi hỏi về chất đất và chất nước. Hình thức nuôi thâm canh thì đòi hỏi chất nước và đất cao hơn hình thức nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Nói chung, đất nên có độ kết dính tốt, ít xác bã hữu cơ, giữ được nước là điều kiện lý tưởng. 
    2.2 Cơ sở hạ tầng:
    Để phục vụ sản xuất tốt, có các vấn đề cần lưu ý:
- Giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển con giống và tôm thương phẩm không quá lâu (trên 10 giờ).
- Có điều kiện thuận lợi về điện lưới quốc gia.
- Hệ thống cấp thoát nước đảm bảo.
- Có quy hoạch tổng thể và chi tiết cho vùng nuôi tôm.
- Thuận tiện cho thông tin, liên lạc và an ninh nông thôn được tốt.
III/ CHUẨN BỊ - CẢI TẠO AO:
    3.1 Làm sạch ao:
   
Trong quá trình nuôi, chất thải tích tụ ở đáy ao, các chất thải này gây độc hại cho tôm. Do đó sau mỗi vụ nuôi phải nên vét sạch đáy bùn nhằm tạo cho nền đáy ao sạch, cứng giúp quá trình sử dụng được lâu dài.
    3.2 Bón vôi: 
   
- Tháo rữa ao nhiều lần và kiểm tra PH (giữ nước lại để qua đêm) cho tới khi PH thật sự ổn định (Riêng ao nhiễm phèn phải rữa bằng CaO).
   - Tháo cạn nước và tiến hành bón vôi ngay (lúc ao còn ẩm).
   - Liều lượng và chủng loại vôi bón: khuyến cáo nên dùng CaCO<sub>3 </sub>hay Dolomite, chỉ sử dụng Ca(OH)<sub>2 </sub>khi đất có PH thấp (PH<5), không cần bón nhiều cần thiết sẽ bổ sung sau.
<center>Độ PH của đất
CaCO<sub>3
(kg/1.000m</sub><sup>2</sup><sub>)</sub></b>Ca(OH)<sub>2
(kg/1.000m</sub><sup>2</sup><sub>)</sub></b>CaO<sub>
(kg/1.000m</sub><sup>2</sup><sub>)</sub></b>6 - Đối với những ao có nền đáy không được tốt (nhiều hữu cơ, ao cũ,...) ta cần bón lót thêm Asahi Zeolite hay Sitto Zeolite với liều từ 10 - 15kg/1.000m<sup>2</sup> phủ trên bề mặt ao hồ.
    3.3 Phơi ao:
    Thời gian phơi từ 1- 2 tuần để có đủ thời gian cho vôi phát huy tác dụng sát trùng đáy (chú ý: đối với ao bị nhiễm phèn phải giữ đáy ao luôn được ẩm).
    3.4 Diệt tạp:
     Nguồn nước cho vào ao nuôi nên để ít nhất 03 ngày mới tiến hành diệt tạp (để cho các trứng cá tạp được nở).
    - Diệt các tạp sẽ tuỳ thuộc vào độ mặn mà ta sử dụng các loại hoá chất sau:
    + Độ mặn từ 5 - 15<sup>o</sup>/<sub>oo</sub>: sử dụng Saponine với liều từ 15 - 25 ppm ngâm 15% muối ăn.
    + Độ mặn từ > 15<sup>o</sup>/<sub>oo </sub>: sử dụng Saponine với liều từ 10 - 20 ppm.
    + Độ mặn từ <5<sup>o</sup>/<sub>oo </sub>: khuyến cáo nên sử dụng dây thuốc cá.
     + Ghi chú: Độ mặn càng cao thì sử dụng Saponine với liều càng giảm.
    - Diệt ký chủ trung gian (tôm tạp, cua, tép,...): có thể sử dụng các hoá chất như Neu-kuta (1ppm), Chlorine (15 - 25 ppm),... khuyến cáo nên sử dụng ở ao xử lý sau đó mới cấp vào ao nuôi.
    3.5 Những lợi ích của ao trữ lắng:
   - Lắng trong nước trước khi cấp vào ao nuôi.
   - Giảm tính độc hại các chất độc ở bên ngoài (thuốc BVTV), chất độc từ các nguồn nước thải, ...) và các hoá chất diệt chuẩn được sử dụng (Chlorine, Neu-kuta,...),...
   - Một lượng sinh vật gây bệnh cho tôm, đặc biệt là các virus nguy hiểm (bệnh đốm trắng, đầu vàng,...) sẽ bị tiêu diệt trong thời gian lắng nước (trên 7 ngày). Do ít có cơ hội tìm được vật ký sinh thích hợp.
    - Chủ động được lịch cấp nước do không bị lệ thuộc vào con nước lớn.
    - Ghi chú: để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi, ao trữ lắng được xem là một yêu cầu bắt buộc. Diện tích ao trữ lắng bằng 30 -50% diện tích nuôi.
    3.6 Gây màu nước (gây nguồn thức ăn tự nhiên):
    - Cung cấp đủ muối dinh dưỡng cần thiết: bón DAP (0,5 - 1kg/1.000m<sup>3</sup>) liên tục mỗi ngày cho tới khi độ trong đạt 30 - 45cm. Sau đó có thể bón bổ sung 0,3 - 0,5kg/1.000m<sup>3</sup> ở giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi (45 ngày sau khi thả).
    - Dùng Zeolite (10 - 15kg/1.000m<sup>3</sup>).
    - Dùng Bacillus subtilis 1070 (150 - 200g/1.000m<sup>3</sup>) hay BS- 1(50 -100g/1.000m<sup>3</sup>, thường sử dụng khi nước có độ mặn trên 20<sup>0</sup>/<sub>00</sub> ).
    - Bón Dolomite/CaCO<sub>3</sub> (10 - 30kg/1.000m<sup>3</sup>), kết hợp với D- best (1- 21/1.000m<sup>3</sup>): ổn định PH, điều hoà hoá chất trong nước và phòng các bệnh nguy hiểm.
    - Trước khi thả giống 1 -2 ngày, sử dụng Benthos (1- 21/1.000m<sup>3</sup>) giúp tăng nguồn thức ăn tự nhiên.
    - Ghi chú:
    + Các loại phân vô cơ khác: Urea (N<sub>2</sub>H<sub>4</sub>CO)<sub>2</sub> , N-P-K = 46-0-0 hay Amodium phosphate, N-P-K = 16-20-0 hoặc N-P-K = 16-16-16. Liều bón 2- 3kg/1.000m<sup>3</sup> . Phải hoà tan vào trong nước và phun đều khắp ao. 
    + Trước khi gây màu nên cấp nước một lần (1-1,2m), nguồn nước phải lắng lọc, sát trùng và diệt tạp (công việc này phụ thuộc vào thực tế ao hồ và kinh nghiệm tốt ở mỗi địa phương). Khuyến cáo nên sát trùng nước trong ao nuôi bằng Lugol lodine (400 - 600<sup>cc</sup>/1.000m<sup>3</sup>). 
IV/ THẢ GIỐNG:
    4.1 Lựa chọn con giống khoẻ mạnh:
    Để có được tôm giống chất lượng tốt, trước hết, khi mua tôm cần phải đến nơi đáng tin cậy và phải kiểm tra chất lượng tôm kỹ trước khi mua.
    Tôm giống khoẻ có màu sắc trong sáng, không thương tích, đều cỡ, hoạt động nhanh nhẹn. Kích cỡ nhỏ nhất trên 1,2cm. Tôm bột đạt 15 ngày tuổi thường được gọi là PL<sub>15</sub>. Tôm  thon, dài, đuôi xoè hình quạt khi lội  râu khép lại hình chữ V. Có thể đánh giá sức khoẻ tôm bằng cách dùng thau nước cho tôm vào, quay tròn nước, tôm khoẻ sẽ bám vào thành thau, lội ngược dòng nước; tôm yếu sẽ bị gom vào giữa thau, khi gõ nhẹ vào thành thau, tôm khoẻ sẽ phản ứng búng nhảy nhanh; ngoài ra có thể kiểm tra bằng "sốc" độ mặn hay hoá chất,...
    4.2 Mật độ thả:
    Mật độ thả tôm thích hợp cho hình thức nuôi công nghiệp (25 -30 con/m<sup>2</sup>), bán công nghiệp (15 -20 con/m<sup>2</sup>) và quảng canh cải tiến (5 -10 con/m<sup>2</sup>). Có thể thả với mật độ nhiều hơn hay ít hơn là tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường tự nhiên tại chỗ (đất đai, nguồn nước,...), mức độ đầu tư, kinh nghiệm của người nuôi,...
    4.3 Thả và luyện giống:
    Điều quan trọng là chất lượng nước ở trong ao và nước trong túi đựng con giống phải gần giống nhau về độ mặn, nhiệt độ, độ PH,...Tốt nhất là kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, rồi thông báo cho trại ương giống điều chỉnh nước tại hồ ương trước 1 -2 ngày. Điều quan trọng nữa là vận chuyển tôm giống, nên vận chuyển ban đêm, vì nhiệt độ ban đêm mát hơn ban ngày.
V/ THỨC ĂN TÔM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHO TÔM ĂN:
    5.1 Tại sao phải cho tôm ăn bằng thức ăn chế biến?
     Thức ăn tôm có hai loại là thức ăn tự chế (dạng tươi hay hấp chín) và thức ăn chế biến. Nên hạn chế dùng thức ăn tươi để khỏi ảnh hưởng đến chất lượng nước. Thức ăn tươi cũng là nguồn gây bệnh cho tôm, vì thức ăn tươi có chất lượng không đảm bảo, không hợp vệ sinh. Còn thức ăn viên chế biến hiện tại là thức ăn luôn không ngừng cải tiến, chất lượng thức ăn cao có đủ thành phần dinh dưỡng giúp cho tôm thích ăn, mau lớn, khoẻ mạnh.
    5.2 Thức ăn chế biến hiệu CONCORD:
   Là loại thức ăn đã được nghiên cứu và thử nghiệm, không ngừng cải tiến để chất lượng luôn đảm bảo, mang lại hiệu quả cao cho việc nuôi tôm có đặc tính như sau:
    - Chất lượng tốt, tiện lợi cho việc sử dụng và bảo quản.
    - Tồn tại trong nước thích hợp cho thời gian bắt mồi từ 3-4 giờ hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến môi trường nước.
    - Hợp khẩu vị, tôm thích ăn bởi chất kích thích đã lôi cuốn hấp dẫn tôm ăn hết mồi.
    - Tổng hợp đầy đủ khoáng chất, phù hợp với sự tăng trưởng của tôm trong mọi giai đoạn.
    5.3 Nguyên tắc kiểm tra chất lượng thức ăn chế biến:
    - Đặc điểm bên ngoài:
    + Kích cỡ hạt đều nhau, không nát vụn (thích hợp mỗi số cho từng giai đoạn).
    + Bao bì đựng thức ăn gọn gàng không bị rách.
    + Bề mặt hạt thức ăn nhẵn bóng.
    + Có mùi thơm, không hôi mốc.
    + Hạt thức ăn khô ráo, không ẩm ướt.
    + Không lên mốc.
    - Tồn tại trong nước:
    + Tồn tại trong nước lâu, thời gian tan trong nước khoảng 3-4 giờ.
    + Nếu hạt thức ăn giữ nguyên trong nước lâu hơn 8 giờ cũng không phải là thức ăn tốt.
    + Cách kiểm tra sự tồn tại thức ăn trong nước: là lấy hạt thức ăn chế biến bỏ vào cốc nước khoảng 30 phút từ từ lắc và quan sát tình hình tan trong nước.
    - Hấp dẫn tôm ăn:
    Nếu thức ăn hợp khẩu vị sẽ hấp dẫn tôm ăn mồi và ăn nhiều. Cách kiểm tra xem hạt chế biến của hãng nào tốt hơn bằng cách cho tôm ăn thử: dùng thức ăn cùng mã số, cùng số lượng trong thời gian nhất định xem thức ăn loại nào hết trước là loại đó có sức hấp dẫn tôm ăn mồi.
    - Kiểm tra mùi vị thức ăn:
    Thức ăn tốt là loại thức ăn khi ta nếm thấy vị ngọt mát. Có nghĩa là thức ăn đó dùng loại cá tươi có chất lượng tốt trộn lẫn trong sản xuất thức ăn. Nếu nếm thấy mùi vị khó chịu chứng tỏ dùng cá kém phẩm chất trong quá trình pha trộn và sản xuất.
    5.4 Phương pháp cho ăn:
    Rải đều khắp xung quanh ao, khu vực hành lang cho tôm ăn hoặc khu vực được làm sạch do dòng chảy của máy sục khí (máy đạp nước) tạo ra. Sau đó lấy tỉ lệ thức ăn đã chuẩn bị sẵn, cho vào sàng ăn (nhá hay vó) để kiểm tra lượng thức ăn thiếu hay thừa, nhằm điều chỉnh thức ăn tăng hay giảm theo từng bữa ăn. Sàng ăn phải đặt xuống lòng ao, kích thước thường là: 80cmx80cm hay 100cmx100cm, lượng thức ăn cho vào sàng ăn được tính bằng tỉ lệ % lượng thức ăn của bữa đó (theo Bảng hướng dẫn cho tôm ăn).
    5.5 Thời gian và số lần cho tôm ăn:
    - Khoảng thời gian 15 ngày đầu cho tôm ăn ngày hai lần sáng, chiều.
    - Khoảng thời gian 16- 45 ngày cho ăn ngày 3 lần.
    - Khoảng thời gian 46-90 ngày cho ăn ngày 4-5 lần.
    - Sau 91 ngày cho tôm ăn ngày 5-6 lần.
    Cho tôm ăn phải tuân thủ nguyên tắc là thời gian cho ăn nhất định, điểm cho ăn nhất định, khi điều kiện chất lượng tốt, khí hậu tốt có thể tăng lượng thức ăn cho tôm qua kiểm tra thức ăn trong vó, hoạt động của tôm. Thông thường tôm kiếm thức ăn sát đáy ao, phải luôn chú ý khi tôm lột xác, nên giảm lượng thức ăn xuống, vì thời gian này tôm ít ăn mồi. Nhưng khi lột xác xong nên tăng lượng thức ăn lên vì tôm ăn mồi rất nhiều.
    5.6 Một số điều cần lưu ý khi cho tôm ăn:
    - Đối với ao có diện tích không quá 0,5ha thì có thể rải đều thức ăn xung quanh bờ. Nếu ao có diện tích lớn hơn 0,5ha, thì khuyến cáo nên dùng xuồng để rải thức ăn đều trong ao hồ.
    - Điểm bố trí vó thức ăn không nên bố trí xung quanh vùng lấy nước vào và tháo nước ra, hoặc xung quanh máy đạp nước, nhằm kiểm tra chính xác lượng thức ăn còn dư trong vó.
    - Vó kiểm tra thức ăn luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thời gian hết thức ăn mang vó lên phơi nắng để diệt trùng.
    - Cho tôm ăn không theo đúng thời gian qui định trong ngày, nhằm kích thích sự tăng trưởng của tôm với nguyên tắc là một tuần có thể cho thức ăn không đúng theo thời gian qui định 01-02 lần.
    - Vào những ngày khí hậu nóng bức, ban ngày tôm ăn mồi giảm, vậy nên giảm lượng thức ăn xuống.
VI/ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC:
    6.1 Nhiệt độ:
    Nhiệt độ thích nghi cho tôm sú là khoảng 18-35<sup>o</sup>C, nhiệt độ thích hợp 28-30<sup>o</sup>C. Tôm là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể tôm thay đổi theo môi trường xung quanh, tôm thích nghi chậm, nếu nhiệt độ khác biệt quá nhiều tôm sẽ yếu và chết. Nhiệt độ ảnh hưởng đến việc ăn mồi của tôm, cho nên người nuôi tôm phải tìm mọi cách quản lý nhiệt độ nước. Nếu nước lạnh quá thì giảm mức nước xuống, hoặc làm cho mức nước tăng lên khi nhiệt độ cao.<sup>    </sup>
    6.2 Độ mặn:
    Tôm sú có khả năng thích nghi rộng với độ mặn (0-45<sup>o</sup>/<sub>oo </sub>), độ mặn thích hợp nhất đối với tôm sú từ 10-20<sup>o</sup>/<sub>oo</sub>. Nuôi tôm dưới nước ở độ mặn bao nhiêu để tôm phát triển  bình thường còn phụ thuộc vào người nuôi ở từng vùng khác nhau. Nhưng người nuôi tôm cần phải thuần hoá từ từ cho tôm thích nghi dần.
    6.3 Độ kiềm (Alkalinity) &amp; độ PH:
    Độ kiềm giữ vai trò làm hệ đệm giúp giữ cho PH được ổn định và duy trì tốt sự phát triển các sinh vật phù du và kể cả tôm. Độ kiềm thích hợp cho nuôi tôm sú là 80-120mg CaCO<sub>3</sub>/l, sử dụng vôi nông nghiệp hay bột vỏ sò (CaCO<sub>3</sub>), Dolomite (CaMg(CO<sub>3</sub>)<sup>2</sup>) để tăng độ kiềm.
    Độ PH thích hợp cho nuôi tôm sú từ 7-9, tốt nhất là từ 7,5 - 8,5, nhưng những vùng đất khác nhau độ PH thích hợp cho tôm sinh trưởng cũng khác nhau. Do đó theo kinh nghiệm và trong phạm vi thích hợp mà người nuôi tự tìm độ PH thật sự thích hợp cho tôm tăng trưởng tại ao hồ nuôi của mình.
    Quản lý độ PH trong ao hồ nuôi tôm, người nuôi có thể khắc phục được bằng việc sử dụng 04 nhóm vôi chủ yếu là CaCO<sub>3, </sub>Ca(OH)<sup>2</sup> , CaO và CaMg(CO<sub>3</sub>)<sup>2</sup> sử dụng loại vôi nào, người nuôi phải nghiên cứu tính năng, tác dụng của từng loại vôi cho phù hợp. Ví dụ: muốn tăng độ PH lên thì phải tăng độ kiềm thì sử dụng vôi CaCO<sub>3</sub> hoặc CaMg(CO<sub>3</sub>)<sup>2</sup>, trường hợp nước có độ PH quá thấp thì dùng vôi Ca(OH)<sup>2</sup> hoặc CaO để nâng nhanh độ PH lên. Trong trường hợp PH cao ta sử dụng D_best hoặc thay nước và tiếp tục sử dụng D_best. Chú ý đừng để độ PH thay đổi quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước và tôm nuôi, nên sử dụng vôi hay D_best với hàm lượng ít và nhiều lần.
     6.4 Độ trong:
    Độ trong của nước trong ao hồ phần lớn là do phiêu sinh thực vật sinh ra. Vậy phải khống chế độ trong của nước. Độ trong đục thích hợp khoảng 30-45cm (đo bằng đĩa secchi). Chúng ta cố gắng duy trì độ trong và PH thích hợp sẽ giúp cho ổn định chất lượng nước và tôm sẽ phát triển tốt.
    6.5 Hàm lượng oxy hoà tan (D.O) và hệ thống sục khí:
    Hàm lượng oxy hoà tan trong nước thích hợp là không được dưới 03ppm., trong nước nếu có lượng oxy nhiều sẽ có những ưu điểm sau: giảm các chất độc hại, thuận lợi cho việc phân huỷ các chất hữu cơ, tăng chất lượng nước, tôm sẽ sống thoải mái. Vậy người nuôi phải nghiên cứu tăng hàm lượng oxy trong nước bằng cách dùng máy sục khí (đạp nước), máy phun khí để tạo thành dòng nước chảy tuần hoàn trong ao hồ. Dùng máy phun khí sẽ hợp với ao hồ có độ sâu, máy sẽ phun khí xuống sâu hơn loại máy có guồng quay.
    Trong ao hồ có hàm lượng oxy thấp, sẽ làm cho tôm bị căng thẳng, ăn mồi giảm và dễ bị nhiễm bệnh. Sự phân hủy các chất hữu cơ thiếu oxy sẽ gây ra nhiều chất độc hại. Kết quả cuối cùng là tỉ lệ sống của tôm sẽ giảm xuống thấp.
    6.6 Các độc chất (NH<sub>3, </sub>H<sub>2</sub>S, NO<sub>2</sub>, kim loại nặng,...):
    Các độc chất này phát sinh trong quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ dư thừa (thức ăn thừa, phân tôm,...), các độc chất từ nền đáy hay từ nguồn nước cấp,...Do đó ta nên sử dụng các chế phẩm vi sinh (Bacillus 1070 hay BS-1) định kỳ 7-10/lần; các chất hấp thụ độc tố như: Zeolite, Granulite, Thio 5000, Siren, Neo stop, Sitto Remover (tuỳ vào mục đích sử dụng).
 


Last edited:
Bà con nuôi tôm có thể tham khảo Sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú sau:

Trong cuốn sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú, đòi hỏi bà con cần phải thực hiện đầy đủ các bước: chuẩn bị ao lắng, chuẩn bị ao nuôi, xử lý và gây màu nước, tiến hành thả giống, chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm. Như vậy nuôi tôm mới thành công và đạt năng suất cao trong mùa vụ. Các công việc được tiến hành cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị ao lắng
– Thiết kế ao lắng chiếm khoảng 30% diện tích ao nuôi. Cấp nước phải qua túi lọc vào ao, trữ lắng từ 7 – 10 ngày, kết hợp với việc sát trùng, diệt mầm bệnh bằng Chlorine với liều lượng 30ppm đối với nồng độ Chlorine 70%.
=> Lưu ý: Tốt nhất tất cả các công đoạn về xử lý, diệt tạp nên xử lý trực tiếp tiếp trong ao lắng.
2. Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thịt
– Tháo cạn nước trong ao nuôi, nạo vét bùn đấy và mùn bã hữu cơ trong đáy ao, rửa sạch nền đáy, cầy lật rồi san bằng đáy.
– Sử dụng vôi bột để sát trùng đáy ao với liều lượng thích hợp tùy theo độ pH của đáy ao là bao nhiêu. Tiến hành phơi ao từ 7 – 10 ngày (khi xuất hiện dấu chân chim).

– Lắp đặt hệ thống quạt nước chất lượng, đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho ao nuôi.
– Cấp nước đã qua xử lý từ ao lắng vào ao nuôi thịt bằng túi lọc để đảm bảo độ sâu của nước từ 1,2 – 1,5 m.
3. Gây màu nước cho ao nuôi
– Trước khi thả giống 7 ngày, bà con bón phân và bột dinh dưỡng cho ao hàng ngày cho đến khi độ trong rơi vào khoảng từ 35 – 40 cm là tốt nhất cho ao nuôi tôm. Việc gây màu nước tốt nhất bà con nên dùng phương pháp ủ vi sinh hạn chế dùng phân sẽ gây nên sự phát triển của tảo độc.
– Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng chế phẩm vi sinh như Bac – Up để loại bỏ đi để ổn định màu nước cho ao nuôi.
4. Chọn và thả tôm giống
– Trong kỹ thuật nuôi tôm sú, bà con nên xét nghiệm PCR phát hiện bệnh trên tôm để loại bỏ những con nhiễm bệnh, lựa chọn những tôm giống khỏe mạnh loại bỏ những con nhiễm bệnh (tham khảo một số loại máy cầm tay – Pockit Micro, máy PCR di động Pockit Xpress, hoặc sử dụng Bộ Kit phát hiện bệnh), lựa chọn những con tôm giống khỏe mạnh, kích thước đều nhau.

so-tay-ky-thuat-nuoi-tom-su-6.jpg


Để tôm trong 30 phút rồi mới tiến hành thả – bí quyết trong cuốn sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú
– Tôm giống nên chọn giống chất lượng, địa chỉ cung cấp uy tín, khi vận chuyển tôm giống sang ao nuôi thịt nên thả túi xuống ao tầm 30 phút để tôm thích nghi với nhiệt độ của ao nuôi. Sau đó, nên đổ các túi tôm vào nhau kết hợp với việc múc một ít nước ao vào túi, mỗi lần 1 ít để tôm thích nghi dần dần rồi thả từ từ ra ngoài môi trường ao nuôi.
– Mật độ thả nuôi tôm sú: 50 – 70 con/m2 tùy vào ao bạc hay ao đất.
Ngoài ra, tùy thuộc vào độ sâu của ao nuôi và mùa vụ sản xuất mà bà con điều chỉnh mật đổ thả nuôi sao cho phù hợp nhất.
=>Lưu ý: Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, thời gian tốt nhất là từ 5 – 7 giờ sáng hoặc 4 – 6 giờ chiều. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa to hay khi nhiệt độ quá cao.

Nguồn: Giải pháp phòng và trị bệnh trên tôm Hiệu Quả nhất
 


Back
Top