Một số ý kiến chủ quan về ngành nuôi bò thịt và hướng giải quyết

Chủ đề về tương lai của con bò cũng như ngành nông nghiệp của Viet Nam trong tương lai không còn xa lạ gì đối với mọi người trong diễn đàn.

Tôi tham gia diễn đàn cũng như nuôi bò thịt được hơn 2 năm kể từ khi có ý định sẽ phát triễn sự nghiệp theo ngành nông nghiệp công nghệ cao.

Tôi cũng đã từng xem rất nhiều bài viết của mọi người đang tải lên chuyên mục chăn nuôi, đặt biệt là nuôi bò , chẳng hạn những bài viết về kỷ thuật cũng như những dự đoán tương lai, và gần đây nhất là bài viết của bác HacLong sau có đổi tên thành GauDen về vấn đề tại sao nganh bò thịt ở Viet Nam se đi vào bế tắt.Nhưng vì 1 số ly do mà bác đã không nói rõ là tại sao, và tôi thiết nghĩ có nhiều người cũng đã có cho mình câu trả lời nhưng chưa muốn nói ra.

Vì vậy hôm nay tôi xin được mạn phép trình bày những quan điểm mà mình đã học hỏi và tìm hiễu được trong suốt thời gian qua, cũng như muốn kêu gọi cộng đồng hoặc những cá nhân thực sự có tâm huyết với ngành bò thịt cũng như toàn bộ ngành nông nghiệp , tham gia hoặc hợp tác với chúng tôi để có thể cứu lấy ngành bò Viet Nam trong cơn khủng hoảng sắp tới.

Vấn đề thứ nhất: tại sao chăn nuôi bò ở Viet Nam sẽ bị “ chết” ?

- Đầu tiên là ai sẽ chết trước:

Tôi xin sơ lược lại lịch sử phát triển của ngành bò thịt VN

+Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1980 ta nhập từ Pakistan hàng trăm bò Sind

và Sahiwal về nuôi ở các tỉnh

+Từ năm 1994-1998 chương trình Sind hóa (u hóa) đàn bò Vàng được tài trợ của

Ngân hàng Thế giới đã nâng tỷ lệ bò lai lên 25% tổng đàn

+Đến năm 1975 chúng ta bắt đầu có những nghiên cứu lai tạo bò địa phương (bò

Vàng và bò lai Zebu) với bò chuyên dụng thịt

+Đầu năm 2007 trong Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại tại Bình Dương cho

biết, cả nước có 1620 trang trại bò thịt, chủ yếu là trang trại nhỏ. Quy mô tổng đàn dưới 100 con chiếm 1269 trang trại, chỉ có 28 trang tại có quy mô tổng đàn từ 200 con trở lên (Báo cáo của Cục Chăn nuôi tháng 3-2007)……

đến năm 2007 toàn nước chỉ có 28 trang trại có tổng đàn trên 200 con!Điều đó có nghĩa là số lượng bò thịt chất lượng cao được nuôi trong trại rất rất ít.

Lý do là tập tính chăn nuôi đại gia xúc của người dân VN là nhỏ lẽ, chủ yếu theo quan điểm là nhà nào cũng có 1 ít con để nuôi thêm, có gì cho ăn đó nên thường chọn giống dễ nuôi chịu được cực khổ nên dẫn đến chất lượng thịt cũng như tăng trọng thấp, cụ thể là bò lai sind bình thường ở các địa phương chỉ đạt trọng lượng giết thịt ở khoảng 300kg- 400kg tỉ lệ tăng trọng với mức chăn nuôi thấp như ở những hộ gia đình vào khoang 300g-500g /ngày.

Nhưng nguồn cung cấp chính ở các chợ trong cả nước thì đa số do bò được gom từ các hộ giá đình chăn nuôi nhỏ lẽ sau đó cung cấp ra các chợ và đến tay người tiêu dung

Và những năm gần đây vì nhà nước cũng như các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào ngành chăn nuôi bò sữa nên ngoài nguồn cung cấp bò thịt từ các hộ gia đình còn có 1 phần thịt bò sữa giống đực bị loại thải và được nuôi lấy thịt.cụ thể là hiện tôi đang nuôi 10 con bò sữa đực để thử nghiệm thức ăn cũng như năng xuất.

Qua những điều trên chúng ta có thể hình dung là nếu các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước đẩy mạnh phát triển bò thịt chất lượng cao thì người nông dân chăn nuôi nhỏ lẽ sẽ lao đao trước.

Nhưng lại có 1 số ý kiến phản bác cho rằng sẽ không ảnh hưởng gì tới sản xuất truyền thống như:

- Chắc bò công nghiệp cũng sẽ giống gà công nghiệp thôi, tôi chưa bàn luận tới vấn đề thịt ngon hay dỡ vì chưa có nghiên cứu chính thức nào về việc đó nhưng về chất lượng dinh dưỡng cũng như vệ sinh thì bò thịt giống ngoại cao hơn rất nhiều so với bò sind trong nước, ví dụ cụ thể là giá thịt bò úc trong siêu thị cao hơn nhưng người tiêu dùng vẫn chọn mua…

- Tại sao trước đây lại không ảnh hưởng mà bây giờ lại sợ, tôi viết bài này là vào tháng 9 năm 2014 tức là lúc hiệp định hợp tác thương mại TPP sắp có hiệu lực, hiệp định có những quốc gia lớn trong ngành chăn nuôi bò thế giới tham gia như Mỹ, ÚC… sẽ giảm thuế nhập khẩu xuông dần đến mức 0% trong 5 năm tới, đây là điều kiện lý tưởng để các doanh nghiệp nước ngoài đưa sản phẩm của họ vào thị trường. thứ 2 là do quỷ đất TẬP TRUNG ở VN không đủ lớn để phát triển chăn nuôi bò nên buộc các doanh nghiệp trong nước phải ra nước ngoài thuê đất. trong đó điển hình là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai…và còn 1 số yếu tố nữa làm ngành bò đến bây giờ mới bắt đầu chuyển biến mạnh.

Các anh/ chị hãy thử hình dung 1 khi mà các doanh nghiệp đổ sô sản xuất thịt bò với số lượng lớn thì cung sẽ vượt quá cầu dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa nông dan với doanh nghiệp, doanh nghiệp trong nước với ngoài nước và để tồn tại họ buộc phải giảm giá của sản phẩm xuống! Vậy xuống tới mức nào là thấp nhất.

-giá bò thịt hơi ở VN trung bình là 80k-90k/kg tùy từng địa phương, nhưng gần đây có 1 số doanh nghiệp VN nhập khẩu bò nguyên con từ úc, cụ thể là tôi từng tham 1 trang trại bò úc khoang 2000 con đã tới tuổi giết thịt được nhập về vào giữa năm 2013 để giết thịt với giá vào khoang 1,34$/kg hơi tức là khoảng 28.100 vnd/ kg từ đó suy ra bên nước ngoài họ sản xuất 1kg thịt hơi với giá phải dưới 28.000 vnd thì họ mới có lời. đó là mức chung cho tất cả các nước có ngành bò thịt hang đầu thế giới. so với VN thì nó gáp khoảng 3Lần!...

Từ đó suy ra trong vòng 10 năm tới rất có thể giá bò thịt ở VN sẽ chạm gần tới mức đó

Nếu điều đó xảy ra thì thử hỏi những nông dân chăn nuôi nhỏ lẽ 5 tới 10 sẽ bán 1 con bò mà họ nuôi trong năm với giá bao nhiêu tiền?

Đó là nông dân giờ tới bài toán dành cho các doanh nghiệp chăn nuôi dưới 200 con, giá thấp nhưng năng xuất lại không cao bằng các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư kỹ lưỡng thì sẽ không trụ nỗi với số lượng ít con như vậy.

Ví dụ điển hình nhất là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ đầu tư 150.000 còn bò thịt cung cấp cho thị trường bò thịt, và câu nói gây chú ý nhất của bầu Đức là sẽ định hình lại giá bò thịt VN, không! Không chỉ là định hình mà bầu Đức muốn là lủng đoạn thị trường, nói nôm na là 1 khi đã đưa giá xuống rồi thì sẽ không có lên lại được đâu, và câu hỏi bây giờ là bao nhiêu năm ông có thể làm được! nhẩm tính các bác sẽ có câu trả lời cho chính mình với lượng tiêu thụ của toàn VN la khoang 3 triệu con 1 năm.

Đó chỉ là 1 trong số rất nhiều lý do nhưng tôi không thể kể hết vì bài đã dài rồi, giờ tới vấn đề giải pháp để giải quyết vấn đề đó.

Hiện tại tôi đang có 1 dự án nuôi bò thịt với số lượng 200 con ban đầu và tăng lên 800 con trong vong 5 năm, với tổng mức đâu tư là 15 tỷ đồng,sơ đồ phát triển và chi phí cũng như lợi nhuận sẽ được tóm tắt dưới file đính kèm(chỉ là bản demo nên còn sơ sài)…còn bản hoản chỉnh của dự án gồm có các nội dung chi tiết: phân tích thị trường, lý do chọn dự án, các khó khan và hướng khác phục, các đề xuất cho từng thời kỳ, kỷ thuật và phương pháp nuôi, quy trinh thực hiện dự án, tổng mức đầu tư và lợi nhuận, các dự án bổ xung….. thì sẽ trao đổi với ai có tâm huyết cũng như muốn tham gia cùng tôi để vượt qua cơn bão lớn sắp tới.
http://www.mediafire.com/view/kj1itnl0m1e6eya/dien_bien_dan_1.xlsx

Tôi có kế hoạch cụ thể cũng như các đề án thích hợp, kinh nghiệm để thực hiện những gì mình nói!

Trên đây là những điều tôi muốn chia sẽ cũng như hi vọng sẽ tìm ra được người cùng chí hướng để giúp người dân VN có thể vực dậy ngành bò thịt của VN, cũng như bác Chí có nói là con cá , con tôm VN đã làm cho thế giới kinh ngạc thì con bò của VN sẽ làm được như thế.

Bài trên là do tôi viết ra không có copy ở bất cứ diễn đàn nông nghiệp nào cả nên các bác cứ yên tâm và thảo luận thoải mái và đống góp ý kiến nếu có chỗ nào chưa đúng để có thể bổ xung vào kiến thức ít ỏi của mình!

Trân trọng cảm ơn.

Nếu ai có tâm huyết cũng như đam mê muốn hợp tác thì có thể gữi mail qua địa chỉ minhquan151819@gmail.com hoặc số đt 0977765679 để có thể trao đổi thêm về dự án.
 


Last edited by a moderator:
Bài viết của bạn rất hay. Mình cũng có suy nghĩ như bạn nhưng gì không có vốn nên niềm đam mê chưa thể thực hiện được. Bò là con vật có giá trị kinh tế cao nhưng ngược lại chi phí thức ăn rất thấp, theo mình thấy mô hình nuôi bò không có đường thua lỗ.
 


vì hầu hết bà con nông dân hiện nay nuôi bò theo rập khuôn và chưa áp dụng kỹ thuật nhiều vào chăn nuôi bò, và hầu như là kỹ thuật tiến tiến chưa được tiếp xúc nhiều, nuôi chủ yếu bằng hình thức chuyền miêng và rỉ tai kinh nghiệm lẫn nhau... và cũng ít có mô hình hay trung tâm cụ thể để bà con có thể quan sát học hỏi phương thức nuôi tốt hơn, em đã qua thái một vài ngày và có quan sát mô hình nuôi bò của nước bạn. rất có khóa học.
 
Đọc các bài viết của các bác em thấy tư duy có vấn đề quá! Khi nói về ngành chăn nuôi bò thịt các bác đừng nói chung chung là nuôi bò thịt, nó được chia ra làm nhiều công đoạn chứ không kiểu như từ A đến Z mà bà con mình từ xa xưa vẫn nuôi. Em tạm chia ra mấy công đoạn sau cho các bác tham khảo:

1. Bảo tồn giống, nhập giống mới về thử nghiệm và bán con giống bố mẹ.

2. Nuôi con giống bố mẹ để sản xuất bê giống thương phẩm (bê đã cai sữa)

3. Nuôi bê giai đoạn tạo khung và phát triển ngoại hình.

4. Giai đoạn vỗ béo đến xuất bán.

Ở nước ngoài họ có sự chuyên môn hóa giữa các công đoạn rất rõ nét, một người chỉ làm 1 đến hai công đoạn là cùng, sản phẩm của các công đoạn mua bán rất dễ dàng và minh bạch. Còn ở mình thì linh tinh cả, nó không chuyên và phập phèo nên bà con hay làm từ A đến Z cho chắc ăn.

Hiện nay ở mình bắt đầu chuyển sang chuyên môn hóa nhưng em thấy các doanh họ toàn nhảy vào những công đoạn ngon ăn thôi. Chủ yếu là bán giống bố mẹ và vỗ béo, để lại phần xương cho nông dân.

Thế nên bác nào xác định nhảy vào nuôi hoặc trụ lại trong ngành nuôi bò thì em nghĩ nên tìm 1 công đoạn thấy ngon ăn mà làm thôi. Đừng làm từ A đến Z.
 
Mình xin được phép trả lời những câu hỏi của bạn theo 1 quan niệm cá nhân mong nhận được chia sẽ của bạn
-1 ngành sắp chết khi mà sản phẩm bạn sản xuất ra không đủ cạnh tranh với các doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp đó độc chiếm thị trường.ví dụ như chăn nuôi heo, vào thời điểm cách đây 1 năm giá heo đã có thời điểm giảm xuống 35k/kg hơi, làm cho người chăn nuôi sản xuất từ lỗ đến huề vốn nên hầu hết đã bõ ko nuôi nữa đến giờ vẫn chưa dám tái đàn, vì vậy khi giá bò thịt đi xuống quá thấp sẽ làm rất nhiều nông dan bõ nuôi vì không đủ chi phí trang trải các chi phí đầu tư. mình không nói là chết, chỉ là sẽ đi vào tình hình khó khăn nếu không thay đổi từ bây giờ vì thời gian để tái cơ cấu đàn rất lâu, khoảng 2 năm..
-bong bóng có nghĩa giá thành phẩm không thực với giá sản xuất, chênh lệch đến 4 lần..
-1 usd mình nói là bao gồm tất cả các chi phí thức ăn, nhân công, điện nước....
-Mình nghĩ bạn đứng trên cương vị là 1 nhà kinh tế nhìn nhận vấn đề chứ không phải là 1 người chăn nuôi và sản xuất...0,3-05$ mà bạn nói đến để tăng 1kg bò hơi là trong mấy ngày! con số đó có thể đạt được mà thậm chí còn ít hơn nữa nhưng với thời gian chắc chắn trên 1 ngày đó là nguyên nhân vì sao 1 con bò ở nước ngoài 1 con bò nuôi trung bình 18 tháng có thể đạt trọng lượng trên 500kg nhưng ở VN thì cần ít nhất 24 tháng để tăng được 400kg, đó chính là mấu chốt của vấn đề, năng xuất quá thấp....
-
có thể lấy ví dụ điển hình nhất mà tập đoàn HAGL đầu tư vào mía đường và làm chao đảo thị trường VN thế nào, bạn có thể tra google để biết thêm thông tin, đó chính là 1 bài học cho sản xuất ở VN.
-Tất nhiên là ngành sản xuất của mấy nước lận cận cũng chả có năng xuất hơn VN là mấy...
-Cung sẽ vượt qua cầu nếu sản lượng của cung đi theo cấp số nhân, mà đặt thù của chăn nuôi bò là 1 con bò cái sẽ sản xuất ra 1 còn bò thịt con. vậy nếu tổng đàn có 150.000 ngàn con cái giống thì sau 1 năm con số đó sẽ là 300.000 là năm tiếp theo la 450.000 ngàn con, đó là chưa kể chi phí đầu tư thêm. vậy thì không tới 5 năm thì cung sẽ vượt quá cầu..
-Thật ra mình cũng không học nhiều về kinh tế nên chỉ có thể đứng trên cương vị là 1 người chăn nuôi mà nói lên quan điểm của mình thôi..điều quan trọng ở đây chính là có dám làm hay ko dám làm những điều mình nói hay không thôi
Bác có thể tính đến phương thức dự trử thức ăn, vì thức ăn dự trử có thể chiếm đến 60% lượng thức ăn, cỏ có thể chiếm 40%
chuyện dễ giãi quyết cư tranh luận. cấm hagl va bầu đức nuoi bo là được chẳng lẻ vn cho nd nghỉ nuôi bo hết để hagl va bầu đức nuoi ah
 
Tôi là người mới, ít khi lên diễn đàn và cũng chưa đọc kỹ hết các bài viết nhưng cũng đã hiểu phần nào nội dung các bạn đang thảo luận. Là một người cũng đang đầu tư nuôi bò (khu vực miền bắc) tôi cũng xin có một chút ý kiến về ngành chăn nuôi bò như sau:
- Đầu tiên là về hình thức đầu tư, chăn nuôi: Chăn nuôi bò nông hộ ở VN hay khu vực miền Bắc nói chung là chăn nuôi nhỏ lẻ mỗi nhà nuôi vài con để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và lao động nhàn rỗi. Tuy nhiên, hiện tại cũng có nhiều công ty, doanh nghiệp (phần lớn khu vực miền Nam) đầu tư chuồng trại để nhập bò sống từ Úc về vỗ béo rồi xuất ra thị trường. Hình thức đầu tư này vẫn đang mang lại cho họ một khoản lãi tương đối nên ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia và có nhiều trang trại được xây dựng cả 3 miền. Đây cũng là nguồn cạnh tranh về giá đối với chăn nuôi bò truyền thống trong nước.
- Phương thức chăn nuôi: Cách chăn nuôi của nông dân VN vẫn theo phương thức cũ, nuôi chăn thả, bán chăn thả, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp dư thừa, cỏ bờ ruộng, bờ đê, rơm lúa, cám bã dư thừa,... nên con bò nên con bò lúc được ăn nhiều, khi ăn ít, các chất dinh dưỡng, xơ khoáng, vitamin,... lúc có, lúc không hoặc hầu như không có nên việc phát triển, tăng trưởng là không đều trong tất cả các giai đoạn.
Đối với các trang trại công nghiệp nuôi bò Úc: họ chỉ thực hiện 01 công đoạn trong chăn nuôi bò là vỗ béo. Các con bò nhập về sau khi được gom lại từ các trang trại của Úc mà trước đó được nuôi gần như hoang dã nên việc vỗ béo (thúc bằng cám là chủ yếu) rất có hiệu quả và chỉ trong thời gian ngắn (khoảng 5 - 6 tháng). Quá thời gian này thì hiệu quả tăng trưởng thương mại không còn cao (không bù được chi phí chăn nuôi) và họ sẽ xuất bán.
Ý kiến của bác Vô tình kẻ là đúng về các giai đoạn chăn nuôi nhưng ở Việt Nam việc chăn nuôi gia súc lớn truyền thống theo hình thức công nghiệp (ngoài trừ nhập bò Úc) không thể chuyên môn từng khâu được vì cơ sở mặt bằng đất đai hạn chế. Nếu thực hiện như vậy thì lợi nhuận của người nông dân này chuyển sang người nông dân khác vì lợi nhuận chăn nuôi hay làm nông nghiệp của VN rất thấp, khi bạn muốn mua bò để thực hiện 01 công đoạn trong đó thì bạn phải đi mua các con bò từ hộ nông dân khác và họ đã gánh cho bạn chi phí trước đó. Họ chỉ bán khi có việc cần với giá thấp hơn. Việc này sẽ không bền vì nếu bạn làm được có lãi thì nhiều người cũng lại đổ xô vào để làm theo phương thức như bạn.
Việc nhập bò sống của Úc về nuôi vỗ béo mặc dù làm ngành chăn nuôi bò VN lao đao nhưng nhìn tổng quát vẫn cần vì đáp ứng được nhu cầu về thịt bò của người dân VN. Làm cho ngành chăn nuôi VN phải có sự thay đổi tư duy quản lý, quy hoạch và nhìn lại, đánh giá lại hiện trạng chăn nuôi của VN. Đã bao nhiêu năm nay, VN chỉ trung thành với con bò đỏ, bò lai sind lai với bò vàng VN. Mặc dù trọng lượng, mức tăng trưởng đã tăng đáng kể so với con bò bản địa nhưng thế giới vận động hàng ngày, các nước cũng liên tục tìm hiểu phương thức, quy trình, lai tạo giống bò,... để việc chăn nuôi bò ngày càng phát triển, giá cạnh tranh nhưng con bò của VN thì không thay đổi nhiều. Gần đây có giống bò BBB được lai tạo tại khu vực Hà Nội, miền Bắc cũng đã cho tín hiệu khả quan cho lĩnh vực chăn nuôi bò, con bò lai F1 BBB phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng VN nhưng để sản xuất chăn nuôi lớn thì còn nhiều hạn chế. Để có thể cạnh tranh, phát triển, hay đuổi kịp ngành chăn nuôi các nước phát triển thì cần cái nhìn, cái tư duy và cái hành động cụ thể hơn của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng. Hãy nhìn sang Thái Lan, 30 năm trước con bò của Thái Lan cũng như con bò của VN, đất đai, cách chăn nuôi của TL cũng như VN nhưng họ đã biết lai tạo ra giống bò hiện tại (bò cọp) cho năng suất rất tốt. Quy trình chăn nuôi của họ cũng đã được cải tiến rất nhiều, công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi được sản xuất tốt nhất và được người đứng đầu nhà nước (vua Thái Lan) trực tiếp quan tâm để tạo ra đàn bò có hiệu quả cao, giúp được bà con nông dân của Thái Lan có thu nhập tốt. Cá nhân tôi cho rằng việc nhập khẩu bò sống hay thịt bò đông lạnh từ các nước khác có giá thành rẻ hơn cũng là việc tốt cho chăn nuôi VN vì khi bị cạnh tranh như vậy, gặp khó khăn như vậy thì ngành chăn nuôi của VN mới có sự thay đổi, tư duy tự tìm cách để chống chọi, để tồn tại chứ không cứ bao bọc mãi thì sẽ không thay đổi, phát triển được, nông dân VN vẫn chỉ mãi duy trì cách thức chăn nuôi truyền thống. Nhưng việc nhập khẩu phải tạo ra sự cạnh tranh công bằng, tránh nhập khẩu các sản phẩm giá trị thấp, thải loại về VN. Trách nhiệm này thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước khi xây dựng các hàng rào kỹ thuật, thương mại khi tham gia ký kết các thỏa thuận hợp tác, thỏa thuận thương mại,...
Còn về ngành chăn nuôi bò VN, tôi cho rằng mặc dù đang bị canh tranh dữ dội bởi các công ty nhập khẩu bò sống Úc nhưng chăn nuôi bò VN truyền thống vẫn có thể tồn tại được vì nhiều lý do bao gồm:
- Nông dân VN chăn nuôi bò nhỏ lẻ, tận dụng được các nguồn lực;
- Việt Nam đang có những thay đổi trong việc nghiên cứu lai tạo các giống bò phù hợp, cho năng suất cao hơn.
- Tập quán ăn, sử dụng thịt bò vẫn hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi bò truyền thống của VN.
- Thịt bò nhập khẩu (bò sống và thịt đông lạnh) chỉ chiếm rất nhỏ so với số lượng bò thịt giết mổ hàng năm của VN và lại luôn phụ thuộc với nước xuất khẩu.
- Nông dân VN đã để ý hơn đến cách thức, quy trình chăn nuôi bò
Nhưng để phát triển ngành bò Việt Nam thì rất khó. Các phân tích và nhận định của tôi nêu trên là dựa trên kinh nghiệm nuôi bò của tôi. Hiện tôi đang có trang trại nuôi 200 con bò (chưa kể nuôi liên kết, vệ tinh bên ngoài) và đang mở rộng lên 300 con trong năm nay. Tôi nuôi bò sinh sản và nuôi thịt. Giống bò thịt tôi nuôi là giống F1BBB, còn bò sinh sản thì bò lai Sind, Braman, BBB để cho phối tinh BBB và hiện cũng đã có bò F2 BBB. Tôi cũng thường xuyên nhập và cung cấp bò giống, thịt cho nhiều dự án, trang trại, hộ chăn nuôi. Có nhiều bạn trên diễn đàn đã đến trang trại của tôi tham quan, tư vấn về chuông trại, quy trình chăn nuôi. Tôi mở trang trại nuôi bò là vì tôi yêu thích chăn nuôi, với trang trại quy mô 300 con thì vẫn chỉ là nông dân chứ không dám nhận là đầu tư tài chính và là người nông dân thì phải trực tiếp tham gia, biết quy trình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản và hàng ngày phải cập nhật thêm các cách chăn nuôi khác, tối ưu chi phí chăn nuôi để có thể tăng sự cạnh tranh, tăng thêm lợi nhuận thì mới tiếp tục đầu tư được.
Tôi giới thiệu như vậy để các bạn hiểu về các ý kiến, phản biện của tôi về các ý kiến cho chăn nuôi bò ở Việt Nam và mong muốn ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng phát triển.
Tôi thích bài viết của hoanghuy81, phân tích về quy mô của bạn đúng với thực tế chăn nuôi bò ở VN.
Tôi không thích bài viết của bạn minhquan 1510 lắm mặc dù tinh thần của bạn lo lắng cho ngành bò VN rất tốt. Vì bài viết của bạn toàn cut & paste, số liệu cũ và kế hoạch chăn nuôi bò của bạn không cụ thể và chẳng thực tế.
 
Tôi là người mới trên diễn đàn và cũng chưa đọc kỹ hết các bài viết nhưng cũng đã hiểu phần nào nội dung các bạn đang thảo luận. Là một người cũng đang đầu tư nuôi bò (khu vực miền bắc) tôi cũng xin có một chút ý kiến về ngành chăn nuôi bò như sau:
- Đầu tiên là về hình thức đầu tư, chăn nuôi: Chăn nuôi bò nông hộ ở VN hay khu vực miền Bắc nói chung là chăn nuôi nhỏ lẻ mỗi nhà nuôi vài con để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và lao động nhàn rỗi. Tuy nhiên, hiện tại cũng có nhiều công ty, doanh nghiệp (phần lớn khu vực miền Nam) đầu tư chuồng trại để nhập bò sống từ Úc về vỗ béo rồi xuất ra thị trường. Hình thức đầu tư này vẫn đang mang lại cho họ một khoản lãi tương đối nên ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia và có nhiều trang trại được xây dựng cả 3 miền. Đây cũng là nguồn cạnh tranh về giá đối với chăn nuôi bò truyền thống trong nước.
- Phương thức chăn nuôi: Cách chăn nuôi của nông dân VN vẫn theo phương thức cũ, nuôi chăn thả, bán chăn thả, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp dư thừa, cỏ bờ ruộng, bờ đê, rơm lúa, cám bã dư thừa,... nên con bò nên con bò lúc được ăn nhiều, khi ăn ít, các chất dinh dưỡng, xơ khoáng, vitamin,... lúc có, lúc không hoặc hầu như không có nên việc phát triển, tăng trưởng là không đều trong tất cả các giai đoạn.
Đối với các trang trại công nghiệp nuôi bò Úc: họ chỉ thực hiện 01 công đoạn trong chăn nuôi bò là vỗ béo. Các con bò nhập về sau khi được gom lại từ các trang trại của Úc mà trước đó được nuôi gần như hoang dã nên việc vỗ béo (thúc bằng cám là chủ yếu) rất có hiệu quả và chỉ trong thời gian ngắn
(khoảng 5 - 6 tháng). Quá thời gian này thì hiệu quả tăng trưởng thương mại không còn cao (không bù được chi phí chăn nuôi) và họ sẽ xuất bán.
Ý kiến của bác Vô tình kẻ là đúng về các giai đoạn chăn nuôi nhưng ở Việt Nam việc chăn nuôi gia súc lớn truyền thống theo hình thức công nghiệp (ngoài trừ nhập bò Úc) không thể chuyên môn từng khâu được vì cơ sở mặt bằng đất đai hạn chế, nguồn lực tài chính hạn chế, con giống phù hợp cho chăn nuôi thì phụ thuộc,... Nếu thực hiện như vậy thì lợi nhuận của người nông dân này chuyển sang người nông dân khác vì lợi nhuận chăn nuôi hay làm nông nghiệp của VN rất thấp, khi bạn muốn mua bò để thực hiện 01 công đoạn trong đó thì bạn phải đi mua các con bò từ hộ nông dân khác và họ đã gánh cho bạn chi phí trước đó. Họ chỉ bán khi có việc cần với giá thấp hơn. Việc này sẽ không bền vì nếu bạn làm được có lãi thì nhiều người cũng lại đổ xô vào để làm theo phương thức như bạn và sau một thời gian thì bão hòa.
Việc nhập bò sống của Úc về nuôi vỗ béo mặc dù làm ngành chăn nuôi bò VN lao đao nhưng nhìn tổng quát vẫn cần vì đáp ứng được nhu cầu về thịt bò của người dân VN. Làm cho ngành chăn nuôi VN phải có sự thay đổi tư duy quản lý, quy hoạch và nhìn lại, đánh giá lại hiện trạng chăn nuôi của VN. Đã bao nhiêu năm nay, VN chỉ trung thành với con bò đỏ, bò lai sind lai với bò vàng VN. Mặc dù trọng lượng, mức tăng trưởng đã tăng đáng kể so với con bò bản địa nhưng thế giới vận động hàng ngày, các nước cũng liên tục tìm hiểu phương thức, quy trình, lai tạo giống bò,... để việc chăn nuôi bò ngày càng phát triển, giá cạnh tranh nhưng con bò của VN thì không thay đổi nhiều. Gần đây có giống bò BBB được lai tạo tại khu vực Hà Nội, miền Bắc cũng đã cho tín hiệu khả quan cho lĩnh vực chăn nuôi bò, con bò lai F1 BBB phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng VN nhưng để sản xuất chăn nuôi lớn thì còn nhiều hạn chế. Để có thể cạnh tranh, phát triển, hay đuổi kịp ngành chăn nuôi các nước phát triển thì cần cái nhìn, cái tư duy và cái hành động cụ thể hơn của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng. Hãy nhìn sang Thái Lan, 30 năm trước con bò của Thái Lan cũng như con bò của VN, đất đai, cách chăn nuôi của TL cũng như VN nhưng họ đã biết lai tạo ra giống bò hiện tại (bò cọp) cho năng suất rất tốt. Quy trình chăn nuôi của họ cũng đã được cải tiến rất nhiều, công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi được sản xuất tốt nhất và được người đứng đầu nhà nước (vua Thái Lan) trực tiếp quan tâm để tạo ra đàn bò có hiệu quả cao, giúp được bà con nông dân của Thái Lan có thu nhập tốt. Cá nhân tôi cho rằng việc nhập khẩu bò sống hay thịt bò đông lạnh từ các nước khác có giá thành rẻ hơn cũng là việc tốt cho chăn nuôi VN vì khi bị cạnh tranh như vậy, gặp khó khăn như vậy thì ngành chăn nuôi của VN mới có sự thay đổi, tư duy tự tìm cách để chống chọi, để tồn tại chứ không cứ bao bọc mãi thì sẽ không thay đổi, phát triển được, nông dân VN vẫn chỉ mãi duy trì cách thức chăn nuôi truyền thống. Nhưng việc nhập khẩu phải tạo ra sự cạnh tranh công bằng, tránh nhập khẩu các sản phẩm giá trị thấp, thải loại về VN. Trách nhiệm này thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước khi xây dựng các hàng rào kỹ thuật, thương mại khi tham gia ký kết các thỏa thuận hợp tác, thỏa thuận thương mại,...
Còn về ngành chăn nuôi bò VN, tôi cho rằng mặc dù đang bị canh tranh dữ dội bởi các công ty nhập khẩu bò sống Úc nhưng chăn nuôi bò VN truyền thống vẫn có thể tồn tại được vì nhiều lý do bao gồm:
- Nông dân VN chăn nuôi bò nhỏ lẻ, tận dụng được các nguồn lực;
- Việt Nam đang có những thay đổi trong việc nghiên cứu lai tạo các giống bò phù hợp, cho năng suất cao hơn.
- Tập quán ăn, sử dụng thịt bò vẫn hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi bò truyền thống của VN.
- Thịt bò nhập khẩu (bò sống và thịt đông lạnh) chỉ chiếm rất nhỏ so với số lượng bò thịt giết mổ hàng năm của VN và lại luôn phụ thuộc với nước xuất khẩu.
- Nông dân VN đã để ý hơn đến cách thức, quy trình chăn nuôi bò
Nhưng để phát triển ngành bò Việt Nam thì rất khó. Các phân tích và nhận định của tôi nêu trên là dựa trên kinh nghiệm nuôi bò của tôi. Hiện tôi đang có trang trại nuôi 200 con bò (chưa kể nuôi liên kết, vệ tinh bên ngoài) và đang mở rộng lên 300 con trong năm nay. Tôi nuôi bò sinh sản và nuôi thịt. Giống bò thịt tôi nuôi là giống F1BBB, còn bò sinh sản thì bò lai Sind, Braman, BBB để cho phối tinh BBB và hiện cũng đã có bò F2 BBB. Tôi cũng thường xuyên nhập và cung cấp bò giống, thịt cho nhiều dự án, trang trại, hộ chăn nuôi. Có nhiều bạn trên diễn đàn đã đến trang trại của tôi tham quan, tư vấn về chuông trại, quy trình chăn nuôi. Tôi mở trang trại nuôi bò là vì tôi yêu thích chăn nuôi, với trang trại quy mô 300 con thì vẫn chỉ là nông dân chứ không dám nhận là đầu tư tài chính và là người nông dân thì phải trực tiếp tham gia, biết quy trình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản và hàng ngày phải cập nhật thêm các cách chăn nuôi khác, tối ưu chi phí chăn nuôi để có thể tăng sự cạnh tranh, tăng thêm lợi nhuận thì mới tiếp tục đầu tư được.
Tôi giới thiệu như vậy để các bạn hiểu về các ý kiến, phản biện của tôi về các ý kiến cho chăn nuôi bò ở Việt Nam và mong muốn ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng phát triển.
Tôi thích bài viết của hoanghuy81, phân tích về quy mô của bạn đúng với thực tế chăn nuôi bò ở VN.
Tôi không thích bài viết của bạn minhquan 1510 lắm mặc dù tinh thần của bạn lo lắng cho ngành bò VN rất tốt. Vì bài viết của bạn toàn cut & paste, số liệu cũ và kế hoạch chăn nuôi bò của bạn không cụ thể và chẳng thực tế
 
Last edited by a moderator:


Back
Top