Muốn định hình cây mai

  • Thread starter quocbao59
  • Ngày gửi
Chẳng là nhà chật, và phải trồng trên ban công lầu 3, mình khg muốn cây mai của mình cao lên nữa. mình muốn hỏi các bác trên d đ là: đọt trên ngọn ra được khoảng 10 phân thì mình lại cắt đi, như vậy nó có phá dáng cây của mình khg? (của mình là mai Phú Yên, dáng cây thông ) Mong bác Mục Tử và các bác có kinh nghiệm đi ngang ghé vào chỉ dẫn cho mình với. cám ơn các bác nhiều. (ý của mình là để cho cây nhỏ gọn, khi tết về nếu bông đẹp thì có thể dễ dàng khiêng xuống nhà chơi.)
 


Nếu sau tết, bác chỉ tỉa phớt…thì đọt mọc ra từ sau tết đến tháng 4 rất ngắn.với các mắt lá rất nhặt.. cây mai giống y chang hồi nở hoa tết, vừa qua…

Sau tháng 4 mưa xuống đọt mới mọc thêm..với các mắt lá dài hơn..bác nên tỉa khi được 4 lá..để chúng phân nhánh..thêm được nhiều lá mới…và các lá mọc ra từ tháng 4 và 5 AL khi đến gần tết sẽ là các lá chủ lực để giữ cho hoa không nở sớm ( và để quang hợp nuôi cây nữa vì chúng ở bên ngoài hưởng nhiều nắng)…khi các lá bên trong đã quá già..và có thể đã rụng xuống
Nếu bác khéo tỉa… * cây mai vẫn đẹp…nếu bác tỉa không khéo cây mai trông giống như bị …phá thế..

Bác đừng lo…vì khi đến ngày lặt lá..bác dùng kéo tỉa bỏ hết các phần cành mọc ra từ tháng 4…như vậy cây mai trở lại với dáng thế y chang năm ngoái..
Hoặc bác cũng có thể từ tháng 6 uốn các phần tược đang dài ra này…vào các vị trí còn trống để cây thực sự kín tàng..như vậy khi nở hoa cây sẽ đẹp hơn vì không có khiếm khuyết ( khoảng hở)

* sự bấm tỉa từ sau tháng 5 mang nhiều giá trị về sự kìm hãm hay thúc đẩy sự sinh trưởng hoặc để ra nụ hoặc để nuôi nụ hoặc để tiêu phí bớt năng lượng không cho nở sớm vì sung sức ( điều này đã viết rồi ) hơn là tạo dáng ( với mai BĐ thôi)

Với mai Thủ Đức, hoặc Bến tre, dáng tự do sự bấm tỉa sau tháng 5 vẫn mang giá trị tạo dáng…(do bị tỉa chèo trong tháng 4…nên tàng vẫn chưa kín)

Cần lưu ý ngọn và tàng ngọn… nếu thả… do ưu thế ngọn…sẽ phát triển rất mạnh…sẽ làm chết hoặc yếu các chi, tàng dưới…vì thể cần phải tỉa thường xuyên ngọn và tàng ngọn…không cho phát triển mạnh..như vậy cách chi, tàng dưới sẽ an toàn và phát triển đều
 
Nếu sau tết, bác chỉ tỉa phớt…thì đọt mọc ra từ sau tết đến tháng 4 rất ngắn.với các mắt lá rất nhặt.. cây mai giống y chang hồi nở hoa tết, vừa qua…

Sau tháng 4 mưa xuống đọt mới mọc thêm..với các mắt lá dài hơn..bác nên tỉa khi được 4 lá..để chúng phân nhánh..thêm được nhiều lá mới…và các lá mọc ra từ tháng 4 và 5 AL khi đến gần tết sẽ là các lá chủ lực để giữ cho hoa không nở sớm ( và để quang hợp nuôi cây nữa vì chúng ở bên ngoài hưởng nhiều nắng)…khi các lá bên trong đã quá già..và có thể đã rụng xuống
Nếu bác khéo tỉa… * cây mai vẫn đẹp…nếu bác tỉa không khéo cây mai trông giống như bị …phá thế..

Bác đừng lo…vì khi đến ngày lặt lá..bác dùng kéo tỉa bỏ hết các phần cành mọc ra từ tháng 4…như vậy cây mai trở lại với dáng thế y chang năm ngoái..
Hoặc bác cũng có thể từ tháng 6 uốn các phần tược đang dài ra này…vào các vị trí còn trống để cây thực sự kín tàng..như vậy khi nở hoa cây sẽ đẹp hơn vì không có khiếm khuyết ( khoảng hở)

* sự bấm tỉa từ sau tháng 5 mang nhiều giá trị về sự kìm hãm hay thúc đẩy sự sinh trưởng hoặc để ra nụ hoặc để nuôi nụ hoặc để tiêu phí bớt năng lượng không cho nở sớm vì sung sức ( điều này đã viết rồi ) hơn là tạo dáng ( với mai BĐ thôi)

Với mai Thủ Đức, hoặc Bến tre, dáng tự do sự bấm tỉa sau tháng 5 vẫn mang giá trị tạo dáng…(do bị tỉa chèo trong tháng 4…nên tàng vẫn chưa kín)

Cần lưu ý ngọn và tàng ngọn… nếu thả… do ưu thế ngọn…sẽ phát triển rất mạnh…sẽ làm chết hoặc yếu các chi, tàng dưới…vì thể cần phải tỉa thường xuyên ngọn và tàng ngọn…không cho phát triển mạnh..như vậy cách chi, tàng dưới sẽ an toàn và phát triển đều

Cám ơn bác đã bỏ thời giờ để trả lời cho tôi. Thực sự tôi chỉ mới mon men vào nghề chơi công phu này được hơn tháng nay, biết được d đ này và được bác tư vấn nên tôi theo rất sát những chỉ dẫn của bác, nhưng vì điều kiện địa phương (Biên Hòa ) nên các loại phân tôi mua khg đúng theo bác chỉ ,nên cứ phải hỏi đi hỏi lại, mong bác đừng phật ý vì những câu hỏi ấu trĩ, như sau đây tôi muốn nhờ bác giải thích giùm nhungu4 từ như: mầm, chồi, tược, đọt, bo,phôi....Bác đừng cười và vui lòng giúp tôi, một lần nữa xin cảm ơn bác rất nhiều.
 
..................nhờ bác giải thích giùm nhungu4 từ như: mầm, chồi, tược, đọt, bo,phôi....Bác đừng cười và vui lòng giúp tôi, một lần nữa xin cảm ơn bác rất nhiều.

văn từ trên mạng viết , người đọc phải vận dụng để hiểu là tốt rồi..nó không phải tài liệu, hoặc 1 tiểu luận mà là những "đối thoại" chia sẻ hơn là những comment ( bình luận)..nên đôi khi sai luôn cả chính tả..không có văn phạm…1 câu đôi khi không ra 1 mệnh đề, không có cả chấm phết.!!
do đó khá tối ngĩa

giao lưu trên mạng ảo, bác nên thông cảm điều này, có góp ý với thiện chí là tốt lắm rồi

Tên , danh từ ..đại danh từ hoặc các cụm từ..rất có tính địa phương…mà anh em trên mạng thì ở khắp nơi
Do đó 1 lần nữa lại càng tối ngĩa, nếu người viết không mở ngoặc để giải thích thêm..!!!

Theo tôi hiểu..và theo địa phương của tôi thì các từ mà bác thắc mắc ấy có ngĩa như sau :

Mầm
: là 1 điểm xanh nứt ra từ vỏ,để chuẩn bị phóng ra 1 tược
Chồi : là từ mầm phóng ra và còn rất non các lá chưa hình thành
Tược…là mầm đã khá hơn và đã có lá rất non
Bo : ..là các mắt ngủ dưới nách lá… hoặc 1 chồi đang ngủ ở đầu cành , người ta có thể cắt ra để ghép
Phôi..gọi đầy đủ là “cây phôi”..là cây mai bị cắt trụi lũi rồi bứng lên, gốc chứa trong bịch cột đây kĩ lưõng với bầu đất…còn gọi là “mai nguyên liệu”
Các gốc mai này được bán cho nhà vườn..đem về tháp ghép chăm sóc sau 2 tới 3 năm bán ra thị trường tết…gọi là “mai sơ chế”

Tuyệt đại đa số mai miền nam bán ở thị trường ngày tết là “mai sơ chế” hoặc còn gọi là mai “bán thành phẩm” nên giá khá…mềm

Thị trường tết cũng có những cây ”mai thành phẩm” * đã hoàn chỉnh về chi cành dáng thế…nhưng giá rất mắc

Mai Bình Định là 1 loại “mai thành phẩm” với dáng “Long giáng” và do sản xuất hàng loạt với tay ngề cao và với 1 dáng duy nhất nên giá…. khá mềm
Nhưng thị trường Miền nam không mặn mà lắm là do lo sợ khó chăm sóc…và khó duy trì được dáng thế cũ..nên dù rất đẹp rất bắt mắt…nhưng người mua vẫn có ái ngại

1 loạt bài viết của bác Toại Nguyện trên CCVN về chăm sóc mai BĐ..nhất định sẽ có hiệu quả…để người ham thích loại mai "thành phẩm" đặc biệt này…không còn ái ngại nữa

*=“Mai thành phẩm” là các cây mai đã hoàn chỉnh sau nhiều năm chăm sóc uốn tỉa
Nó đã được định hình hoàn chỉnh đến độ khó mà góp ý được, nên thêm hoặc bớt 1 cái gì trên cây mai này…
sự thêm hoặc bớt 1 điểm nào chỉ biến nó thành xấu đi thôi
Gọi là “bố cục hết ý
 
Last edited by a moderator:
Nếu sau tết, bác chỉ tỉa phớt…thì đọt mọc ra từ sau tết đến tháng 4 rất ngắn.với các mắt lá rất nhặt.. cây mai giống y chang hồi nở hoa tết, vừa qua…

Cần lưu ý ngọn và tàng ngọn… nếu thả… do ưu thế ngọn…sẽ phát triển rất mạnh…sẽ làm chết hoặc yếu các chi, tàng dưới…vì thể cần phải tỉa thường xuyên ngọn và tàng ngọn…không cho phát triển mạnh..như vậy cách chi, tàng dưới sẽ an toàn và phát triển đều

Bác hãy làm theo hướng dẫn của Bác Mục Tử, nếu thả tự do thì cây mai của bạn sẽ bị phá thế đó.
 
Mục-Tử;434128[B đã viết:
Mầm : là 1 điểm xanh nứt ra từ vỏ,để chuẩn bị phóng ra 1 tược
Chồi : là từ mầm phóng ra và còn rất non các lá chưa hình thành
Tược…là mầm đã khá hơn và đã có lá rất non
Bo : ..là các mắt ngủ dưới nách lá… hoặc 1 chồi đang ngủ ở đầu cành , người ta có thể cắt ra để ghép
Phôi..gọi đầy đủ là “cây phôi”..là cây mai bị cắt trụi lũi rồi bứng lên, gốc chứa trong bịch cột đây kĩ lưõng với bầu đất…còn gọi là “mai nguyên liệu”

mầm, chồi, tược, đọt, bo,phôi.
3 từ sau thì tôi biết rồi, con 3 từ trước hôm trước có đọc, giờ lại quên mất nên vào đọc lại, cố gắng để ghi nhớ thì bỗng nhớ ra mấy từ ghép sau: hạt giống nẫy mầm, ( nó mới nứt ra...)
cây cối đâm chồi (cái chồi đã ló ra chưa có lá)
nẫy lộc (ra lá non)...
Vậy là nhớ được rồi.
 
Last edited:


Back
Top