Muốn về rừng và tìm lối đi cho nông nghiệp ở vùng cao phía Bắc Việt Nam

  • Thread starter chienmdht
  • Ngày gửi
Em chào các bác, cô chú, anh chị, và các bạn!
Em là thành viên mới tinh, Em xin giới thiệu trước một ít thông tin:
Nghề nghiệp: Em đang làm về công nghệ thông tin đc 3 năm nay.
Tuổi: Em sinh năm 1988.
Giới tính: Nữ
Tên: em là Chiến.
Quê: em ở Hà Tây.
Ah, còn nữa là em đang FA toàn tập ạ :)
Em vào diễn đàn như thấy vớ được chỗ khai thác thông tin quý báu vậy, em cứ mải miết đọc bởi vì lâu nay em đang mải miết tìm hiểu về nông nghiệp để thay đổi nghề của em. Thực tế thì em không thấy khó khăn kinh tế trong nghề CNTT em đang làm. Em đủ trang trải cuộc sống và còn có thể phụ giúp gia đình. Nhưng từ rất lâu em đã thấy mình không hợp với nghề công nghệ này. Em vốn dĩ là yêu thích các thứ thuộc về thiên nhiên, nhất là rừng núi. Mặc dù em không phải là quê ở vùng núi nhưng em luôn luôn mơ ước được phát triển kinh tế vùng núi. Cũng kể từ khi em tham gia tình nguyện mấy lần trên Lào Cai, thành ra em càng ngày càng mong muốn được từ bỏ nghề CNTT để lên núi.
Em nghĩ rất nhiều, thậm chí em đôi khi mất ngủ vì nghĩ ngợi nhiều, em search google cũng rất nhiều lần. Chỉ mong có điều gì loé sáng trong ý tưởng hay cách thức nào giúp em thoát khỏi cảnh sớm đi làm hay tối về cũng chỉ nhìn màn hình máy tính và giúp ích gì được cho nông nghiệp, cho môi trường và sinh thái. Em làm việc thì có trách nhiệm, ai cũng công nhận điều đó, mặc dù có lắm lúc em không thích, nhưng em vẫn làm đến nơi đến chốn, vì em biết cái nghề chẳng có lỗi gì, lỗi là do em chọn lựa đi theo mà thôi. Hơn nữa hiện tại nghề này giúp em báo hiếu với mẹ (em đang lo nhà em sắp xây mà tiền thì còn thiếu nhiều), giúp em trang trải cuộc sống, nuôi sống bản thân.
Chắc hẳn là em phải trải qua 1 năm nữa, để em tích vốn và tích lũy kinh nghiệm, tích lũy kiến thức em mới dám bắt đầu làm gì đó để đổi nghề. Em thích ăn chay, không phải là em theo đạo Phật, nhưng em ăn chay vì em thích, vì em thấy tốt và em thấy thoải mái, vì thế em thích trồng trọt lắm lắm.
Gần đây, em tích cực search google nhiều hơn, em tập hợp và suy nghĩ lại thì em thấy có mấy hướng trồng trọt mà em thích như sau:
1. Trồng nấm: Nấm hương hoặc nấm rơm tận dụng cây sau sau ở rừng cho nấm hương và rơm rạ sau mùa gặt cho nấm rơm.
2. Trồng cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả. (Em sửa lại chỗ này vì trước em viết cây chùm ngây, nhưng cây đó thực sự không thể là cây trồng chính được, nó chỉ là cây rau trồng chơi lấy lá ăn thôi, bọn truyền thông bán giống đã quá tâng bốc quảng cáo thông tin làm cho cây này sốt lên, may mắn là diễn đàn đã giúp em xác nhận thông tin và hiểu rõ mình nên làm gì)
Những thứ sẽ làm sau khi đã quen rừng:
3. Kết hợp trồng luân canh các loại cây như đỗ, lạc (trên đất ruộng sau khi thu hoạch lúa, mô hình này ở quê em đã làm thành công), hạt thì phơi khô và bán về thành thị, cây và lá sau khi thu hoạch thì ủ làm phân hữu cơ. Trồng xen canh rau má, các loại rau ưa bóng râm vào đất trồng cây lâm nghiệp, cây lớn.
4. Khi em làm quen được vùng núi lâu ngày, em sẽ nhen nhóm trồng rừng tự nguyện, trồng mỗi năm thêm 1 ít, Tuy nhiên em chưa chọn đc loại cây em sẽ trồng vừa dễ chăm sóc, vừa có lợi ích kinh tế vừa cải thiện đất. Em đọc báo thì có vẻ cây thông hợp lý, nhưng em chưa tìm đc đầu ra??? Và có thể kết hợp nuôi chim quý hiếm để thả chim vào rừng, thu hút khách du lịch nước ngoài đến chụp ảnh chim rừng. (người nước ngoài rất lịch sự, họ ko bắt chim mà thích chụp ảnh chim tự nhiên, họ rất yêu thiên nhiên)
5. Thu thập đc 1 số phương pháp và kỹ thuật lọc nước cho gia đình nhỏ lẻ, để phổ biến với bà con.
6. Cải thiện giáo dục, văn hóa, dân trí...Em có kỹ năng sư phạm, nên vấn đề này em nghĩ em sẽ lo được. Vì em biết trên vùng cao dân trí thấp, có nhiều thứ như trộm cắp, ý thức vươn lên cuộc sống chưa cao, muốn giúp họ thì phải thay đổi dần dần.
7. Sản phẩm làm ra sẽ được truyền thông và bán cả ở thị trường online, có website riêng. Giá cả sẽ lấy công làm lãi.
8. Thuốc trừ sâu sinh học: Cái này em đọc được bài báo các em học sinh làm giúp gia đình: Để có dung dịch phun đủ 1 sào ruộng (500m2) cần 20g ớt (5.000 đồng), 10g tỏi (3.000 đồng) xay nhuyễn, pha vào 1 lít nước và ngâm qua 1 đêm. 170g cám (1.000 đồng) khuấy đều với nước đến khi vừa đủ sền sệt rồi đun chín. Sau khi hòa hỗn hợp cám vừa đun chín vào dung dịch ớt - tỏi thì hòa 20 vỏ trứng đã xay nhuyễn vào rồi lọc bỏ cặn để thu được dung dịch chế phẩm trừ sâu hữu cơ thân thiện.
Mọi thứ em làm có 2 mục đích là cân bằng sinh thái, môi trường và giúp em sống được ở rừng núi một cách thoải mái với thiên nhiên, giúp kinh tế vùng núi phát triển.
Các lý do bênh vực người nông dân, bởi có quá nhiều lý do người nông dân phải thiệt thòi:
1, nông nghiệp và lâm nghiệp tạo ra một lá phổi trong sạch cho chúng ta thở, chúng ta vẫn hưởng thụ mà không hề chăm sóc cho cội nguồn của chúng ta.
2, Khi kinh tế đi xuống, rõ ràng nông nghiệp cứu chúng ta. Cứu rất nhiều lần và chẳng ai quan tâm là nông nghiệp có vai trò thế nào.
3, Nước ta vốn là nước nông nghiệp, phát triển nông nghiệp là thế mạnh của chúng ta, tại sao lại mang hết đất ấy đi đầu tư công nghiệp rồi bỏ hoang?
4, Người nông dân quá thiệt thòi bởi:
khi được mùa thì bị thương lái ép giá
khi thiên tai, mất mùa thì tự gánh chịu
5, Người nông dân ít được tiếp xúc các phương tiện thương mại hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
6, Thời đại làm cho nhiều loại hàng hóa nông sản bị ô nhiễm, biến chất, độc hại, trong khi những người nông dân thật thà muốn làm ra sản phẩm chất lượng thì ít người mua, ít người tin, giá thành không đáp ứng công sức và thương hiệu SẠCH.
7, Người phụ nữ ở vùng cao vất vả vì lo miếng cơm manh áo, người phụ nữ ở đô thị vất vả vì không biết lựa chọn thực phẩm nào sạch và an toàn cho gia đình. Vậy tại sao không kết nối những người phụ nữ này lại, chúng ta cùng giúp nhau.
8, Phát triển kinh tế vùng cao giúp cân bằng sinh thái, giảm bớt đô thị hóa và xóa nghèo ở vùng cao
9, Khi các thứ khác tăng giá, thì giá nông sản lại không được ổn định, khi thời tiết ủng hộ thì ồ ạt, bán không ai mua, rẻ như cho. Khi thời tiết xấu, đắt đỏ nhưng chẳng có để bán. Mà giá cả hơi tăng 1 chút thì người tiêu dùng kêu ka....
10, Khâu chế biến nông sản chưa được đầu tư nhiều, thực sự rất lãng phí khi mà đầu ra nông sản luôn là một dấu chấm hỏi quá lớn!!! trong khi chúng ta lại đi ăn cam quýt của Tàu, độc hại và nguy hiểm tính mạng luôn đe dọa khôn lường.

Nhưng còn có quá nhiều thứ em không thể bắt đầu đó là:
1. Gia đình em chắc chắn không muốn em từ bỏ nghề và đi theo con đường chông gai thế kia. Người yêu thì không có và ko chịu lấy chồng, mẹ em sẽ buồn, và mẹ em chỉ muốn em ổn định rồi lấy chồng thôi, và hầu như ai cũng khuyên em như thế. Chẳng có ai ủng hộ em :(
2. Em không phải là người dân trên vùng núi, nên nếu lên đó, em không biết phải xin phép thế nào? Đất núi rừng nhiều thế, em phải xin phép ai, phải đóng thuế thế nào, phải hỏi ai để có chỗ ở, chỗ canh tác ổn định....???
3.Giao thông ở vùng núi không được đầu tư, tiền đi lại và vận chuyển mất quá nhiều vốn!
4. Thiếu thông tin đầu ra cho sản phẩm. Phải tự đi tìm đầu ra, đầu vào. Chính sách hỗ trợ thiếu. Chưa có bình ổn giá nông sản, bình ổn đầu ra cho nông dân.
5. Người dân vùng cao không có ý thức về cuộc sống, dân trí chưa cao, họ chẳng lo cho ngày mai mà chỉ lo cái hiện tại.

Dự tính gần:
Em sẽ tìm hiểu về nấm và các tài liệu kỹ thuật, kiến thức về nông lâm kết hợp, đặc tính của cây lâm nghiệp, 1 số cây thuốc, chuẩn bị tiền vốn để hành động :). Còn nấm thì có ai ở HN mà trồng trang trại nấm thì cho em xin chân làm thuê với ạ??? Thuốc trừ sâu và phân bón em cũng muốn dùng hữu cơ như em nói ở trên.
Dự tính xa là mấy cái thứ em liệt kê ở trên :).
Em liệt kê từng đó thứ, từng đó khó khăn. Em vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó em làm được và có người làm cùng em. Dẫu rằng em biết rất khó, nhưng mô hình em muốn làm là một doanh nghiệp xã hội, không vì lợi nhuận mà chỉ vì muốn bảo vệ thiên nhiên và tự nuôi sống bản thân nhờ thiên nhiên và phát triển nông nghiệp. EM không cần gì cao sang, chỉ cần thế đấy ạ hic thế mà em cứ đau đầu vì bế tắc dài dài.
Em ko biết mình có quá tham vọng và mơ mộng không nữa. Cả nhà cho em lời khuyên với ạ!

EM quên ko để lại thông tin liên lạc, mong nhận được mọi ý kiến của cả nhà, nếu cả nhà ngại không public thì email cho em cũng đc ạ.
Email của em là chienmdhtk4@gmail.com
Hoặc số đt của em: 093 - sáu - 9- một -9 -sáu - hai - bốn
Chúc cả nhà buổi chiều thoải mái!
 


Last edited by a moderator:
Em nên tìm hiểu thêm về chị Dương Asimco (kết quả đầu tiên trên tìm kiếm) cũng là nhà khoa học đến với nông nghiệp. Anh có thể đưa em gặp chị Dương và kết nối với bác Tạn cho thoả ước mơ cây rừng của em. Em lại thử tìm hiểu thêm về anh Cần chỉ sử dụng CNTT (nối mạng) cho trồng dưa leo mà được lên VTV và bán nông sản cao gấp đôi bình thường. Nếu em làm CNTT anh có thể định hướng cho em ứng dụng CNTT vào nông nghiệp như thế nào. Hình như anh đã hứa đưa cho em đĩa DVD dạy trồng nấm rơm ở chủ đề kia. Vậy em đi Hà Giang về thì gọi anh.

Em cảm ơn anh.
Em sẽ liên lạc với anh vào ngày mai ạ.
 


Cả nhà cho em hỏi chút là giờ em muốn đi học 1 khóa hoặc 1 lớp cơ bản về trồng trọt, hiểu về đất, cây trồng và khí hậu ở Việt Nam thì phải làm thế nào ạ? Lớp học đó đơn giản thôi nhưng có nhiều nguồn thông tin để sau này em tìm kiếm tài liệu và thực sự có kiến thức về ngành ạ.
EM đã học ĐH rồi, giờ mà đi học thêm trung cấp trồng trọt thì cũng buồn cười mà hơi phí thời gian, còn tự đọc tài liệu thì không biết lấy tài liệu ở đâu.
Em cảm ơn cả nhà ạ!
 
Em có thể liên hệ với quận hoặc huyện ở địa phương để học các lớp sơ cấp về nông nghiệp. Các lớp này dạy đơn giản lắm, chủ yếu là điều kiện, bệnh tích trên một số loại cây đặc trưng tại địa phương. Sau khoá học người ta cấp cho em cái chứng chỉ hành nghề thuốc bảo vệ thực vật. Tuy lượng kiến thức không nhiều nhưng đó là những nền tản để em có thể tự tìm kiếm thêm tài liệu mà học nữa. Trong trường đại học thì người ta dạy đa phần là lý thuyết tuy nhiên khi hiểu lý thuyết này ra thực tế gặp thì em suy luận ra ngay. Còn ở các lớp sơ cấp thì người ta chỉ nói cho em biết vấn đề đó giải quyết như thế nào còn tại sao phải giải quyết như vậy thì đa phần là không nói (trừ khi em hỏi) nhưng em tìm được trên internet mà ngành em đang làm là một thế mạnh. Lớp sơ cấp nông nghiệp hình như kéo dài 3-6 tháng thì phải nhưng mỗi tuần chỉ học 1 hoặc 2 ngày gì đó thôi. Em thử liên hệ để biết thông tin chính xác hơn.
Chúc em thành công.
 
Em có thể liên hệ với quận hoặc huyện ở địa phương để học các lớp sơ cấp về nông nghiệp. Các lớp này dạy đơn giản lắm, chủ yếu là điều kiện, bệnh tích trên một số loại cây đặc trưng tại địa phương. Sau khoá học người ta cấp cho em cái chứng chỉ hành nghề thuốc bảo vệ thực vật. Tuy lượng kiến thức không nhiều nhưng đó là những nền tản để em có thể tự tìm kiếm thêm tài liệu mà học nữa. Trong trường đại học thì người ta dạy đa phần là lý thuyết tuy nhiên khi hiểu lý thuyết này ra thực tế gặp thì em suy luận ra ngay. Còn ở các lớp sơ cấp thì người ta chỉ nói cho em biết vấn đề đó giải quyết như thế nào còn tại sao phải giải quyết như vậy thì đa phần là không nói (trừ khi em hỏi) nhưng em tìm được trên internet mà ngành em đang làm là một thế mạnh. Lớp sơ cấp nông nghiệp hình như kéo dài 3-6 tháng thì phải nhưng mỗi tuần chỉ học 1 hoặc 2 ngày gì đó thôi. Em thử liên hệ để biết thông tin chính xác hơn.
Chúc em thành công.
Dạ vâng, em cảm ơn anh.
Em làm ở HN nên hơi khó tìm chỗ như thế anh ạ. Ở HN chẳng có ai muốn học làm nông dân như em :D
Giá mà các anh chị kỹ sư nông nghiệp ở HN tổ chức 1 buổi dạy nông nghiệp cho nhóm yêu nông nghiệp mà thuộc ngành khác thì tốt biết mấy :) Nhất là ngành CNTT của em có rất nhiều người yêu nông nghiệp hihi, nông nghiệp với CNTT là hai anh em thì quá tốt :D
 
Em thấy tìm trên mạng cũng đầy đủ mà thậm chí có chỗ còn sâu hơn giáo trình đại học. chỉ có điều nó rải rác thôi
Chị cứ tìm trên mạng chỗ nào đọc không hiểu đưa lên diễn đàn mọi người giải đáp giúp, chứ mấy cái lớp đó em thấy dạy vớ vẫn lắm.
Chị cho em xin cái email gửi cho chị mấy thứ xem có hữu ích không?
 
Em thấy tìm trên mạng cũng đầy đủ mà thậm chí có chỗ còn sâu hơn giáo trình đại học. chỉ có điều nó rải rác thôi
Chị cứ tìm trên mạng chỗ nào đọc không hiểu đưa lên diễn đàn mọi người giải đáp giúp, chứ mấy cái lớp đó em thấy dạy vớ vẫn lắm.
Chị cho em xin cái email gửi cho chị mấy thứ xem có hữu ích không?

Cảm ơn bạn. cái quan trọng nhất là mình ko biết từ khoá để tìm, vướng cái này cái kia, tất cả đều nằm trong 1 biển kiến thức hỗn tạp, mình ko biết chọn lọc vì ko thực sự ở trong ngành, nên còn rât snhieeuf cái bỡ ngỡ. Mong được mọi người giúp đỡ :)
 
Cảm ơn bạn. cái quan trọng nhất là mình ko biết từ khoá để tìm, vướng cái này cái kia, tất cả đều nằm trong 1 biển kiến thức hỗn tạp, mình ko biết chọn lọc vì ko thực sự ở trong ngành, nên còn rât snhieeuf cái bỡ ngỡ. Mong được mọi người giúp đỡ :)

Em gửi cho chị một ít rồi đấy, còn mấy cái chuyên sâu như sinh lý, sinh hoá chắc là chị cũng không đọc đến.
 

Hôm nay em đầu tư thời gian và tiền điện thoại cho đứa bạn làm cô giáo lâm nghiệp mà thấy mở mắt ra được bao nhiêu thứ. Zui quá đi mất.
Hiện tại bạn em đang ở Hòa Bình, nó bảo là trên đó nhà học sinh của nó có rất nhiều mây, luồng, tre trồng đến lứa thu hoạch mà ko có ai mua. Không biết trên này có ai có nhu cầu mua mấy loại đó ko ạ? Để em bảo nó để làm cầu nối cho hai bên, biết đâu em lại được về đó tham quan 1 chuyến, rồi lại mê đất rừng cố gắng tích đủ tiền mua đất rừng ở đó và về đó trồng. Vì ở đó là trường lâm nghiệp, có dạy cả nấm, bạn của bạn em chuyên trồng nấm, chắc có nhiều thứ cho em học lắm lắm :) Thậm chí có khi vừa làm công nghệ thông tin vừa trồng rừng được thì tuyệt hix
 


Back
Top