Thảo luận Nên chọn loại gỗ cây gì để làm thớt ?

  • Thread starter đăng-đăng
  • Ngày gửi
Nếu bỏ công ra để chặt cây rồi cưa ra từng cái thớt để bán thì mình nên chọn loại cây gì ạ ?
Cây gì vừa chất lượng lại có giá không cao ?

Kính !
 


Đứng đầu bảng là thớt nghiến rồi. Nhưng chưa nghe nói bác nào trồng nghiến được khai thác cả. Nghiến bây giờ vẫn chỉ khai thác trong tự nhiên, nhưng số lượng còn cũng không nhiều. Rẻ hơn thì thớt nhãn cũng dùng được..
 
Nếu bỏ công ra để chặt cây rồi cưa ra từng cái thớt để bán thì mình nên chọn loại cây gì ạ ?
Cây gì vừa chất lượng lại có giá không cao ?

Kính !

Người mua mới kén chọn
Người làm thớt bán cây gì cũng được...miễn là to..đừng nứt..trông đẹp mắt và có vẻ kiên cố

Có câu rằng :“Mua lạy...bán chạy” = rao ( lạy) hết cở...nổ lên hết cỡ cho người mua nhiều ... sau khi bán xong.... chạy mất tiêu
Nhãn hiệu đâu có” cầu chứng tại tòa” đâu mà sợ truy cứu trách nhiệm..về cái...thớt
Lí ra chủ đề phải đặt lại là : phải rao thế nào cho thớt của mình có nhiều người mua

Vậy:
nếu bạn bán thớt
-ở miền nam thì hãy rao...: thớt me đây bền cực kì
-ở miền Bắc thớt ngiến đây
- ở Tây Nguyên thì thớt cây cơ nia đây
nếu khách hàng không có vùng miền nhất định thì hãy rao : thớt nhãn đây
 
Last edited:
Miền nam có cây me nha bạn
Bố mình là người Nghệ An, học và làm việc tại các tỉnh Hà Bắc (Bắc Ninh + Bắc Giang), Ninh Bình, Tây Ninh, Đồng Nai sau về Đăk Lăk, có được học và làm được nghề mộc, ông vẫn thích thớt bằng gỗ me hơn cả.
 
Tôi người bắc. Người bắc thì thích gỗ Nghiến
nhất, nhưng đã mấy chục năm nay không còn
có thớt Nghiến bán nữa rồi.

Sau Nghiến, thì Nhãn, Vải, là phổ biến. Mít
cũng làm thớt được, nhưng hầu như không ai làm.
Lý do là Mít được làm những đồ quý giá khác.
Cắt mất một khúc làm thớt, thì nhỡ khúc gỗ
làm những việc khác.

Bây giờ, tốt nhất là thớt làm bằng nhựa. Đó là
nhựa trong, hơi trắng mờ, tên là Pôly - Ethylen.
Nhựa này làm các ống trong nhà thương để chữa
bệnh, vì nó không độc. Ở Mỹ, thì các bình sữa
tươi làm bằng nhựa này. Sau khi uống xong sữa,
lấy nhựa này nấu lại, làm các hộp, chậu khác
có màu tối hơn. Nó không độc. Rẻ hơn thớt gỗ.

Người Mỹ sợ thớt gỗ lắm, vì họ cho rằng thức
ăn ngấm vào thớ gỗ của thớt, sinh nhiều vi trùng.
Thớt nhựa thì thức ăn cũng lọt vào các vết dao
cắt, nhưng không thấm được vào nhựa.
 

Tôi người bắc. Người bắc thì thích gỗ Nghiến
nhất, nhưng đã mấy chục năm nay không còn
có thớt Nghiến bán nữa rồi.

Sau Nghiến, thì Nhãn, Vải, là phổ biến. Mít
cũng làm thớt được, nhưng hầu như không ai làm.
Lý do là Mít được làm những đồ quý giá khác.
Cắt mất một khúc làm thớt, thì nhỡ khúc gỗ
làm những việc khác.

Bây giờ, tốt nhất là thớt làm bằng nhựa. Đó là
nhựa trong, hơi trắng mờ, tên là Pôly - Ethylen.
Nhựa này làm các ống trong nhà thương để chữa
bệnh, vì nó không độc. Ở Mỹ, thì các bình sữa
tươi làm bằng nhựa này. Sau khi uống xong sữa,
lấy nhựa này nấu lại, làm các hộp, chậu khác
có màu tối hơn. Nó không độc. Rẻ hơn thớt gỗ.

Người Mỹ sợ thớt gỗ lắm, vì họ cho rằng thức
ăn ngấm vào thớ gỗ của thớt, sinh nhiều vi trùng.
Thớt nhựa thì thức ăn cũng lọt vào các vết dao
cắt, nhưng không thấm được vào nhựa.
Khách hàng mua thớt thớt của con là đa phần là dân bán thịt nên phải là thớt gỗ ! Con làm nghề mài dao kéo nên kiêm nghề bán thớt và dao kéo luôn .
Miền nam có cây me nha bạn
Cây me hình như đường kính hơi bé thì phải .
Người mua mới kén chọn
Người làm thớt bán cây gì cũng được...miễn là to..đừng nứt..trông đẹp mắt và có vẻ kiên cố

Có câu rằng :“Mua lạy...bán chạy” = rao ( lạy) hết cở...nổ lên hết cỡ cho người mua nhiều ... sau khi bán xong.... chạy mất tiêu
Nhãn hiệu đâu có” cầu chứng tại tòa” đâu mà sợ truy cứu trách nhiệm..về cái...thớt
Lí ra chủ đề phải đặt lại là : phải rao thế nào cho thớt của mình có nhiều người mua

Vậy:
nếu bạn bán thớt
-ở miền nam thì hãy rao...: thớt me đây bền cực kì
-ở miền Bắc thớt ngiến đây
- ở Tây Nguyên thì thớt cây cơ nia đây
nếu khách hàng không có vùng miền nhất định thì hãy rao : thớt nhãn đây
Gỗ bạch đàn và dương liễu cũng được ?
Con bán thớt chất lượng và dao kéo đa sỹ theo phương châm '' khách hàng là ân nhân ''
bỏ công ra để chặt cây rồi cưa ra từng cái thớt để bán . Nhưng phải tính như thế nào để lợi nhiều ạ ?
Phải chọn cây như thế nào ít rủi ro nhất ?
 
Cây me nhà ông bà tôi gốc 2 người ôm.
Một giang tay thì bằng hay hơn chiều
cao người. Vậy 2 giang tay là 3 mét.
Thế thì đường kính cả vỏ là 1 mét, và
đường kính lõi làm thớt là 80cm. Thớt
đó không nhỏ đâu. Thế nhưng người bắc
ít trồng me, nên tôi không biết gỗ nó
ra sao.

Ở đườn Hàm Long thủ đô Hà Nội có cây
me. Lúc ấy, gốc nó chỉ 30cm đường kính
thôi, thì lõi chừng 20cm đường kính,
làm thớt thì bé quá. Bây giờ thêm 60
năm, có thể đường kính lên đến 1m rồi.
 
Gỗ Nghiến hiện giờ cực kì khan hiếm. Nhưng nơi mình thớt gỗ này lại dễ kiếm và là lựa chọn số một. Về thướt gỗ, tất cả loại gỗ khi băm thức ăn thì bị dính trên thớt làm môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, tuy nhiên có thể vệ sinh để diệt vi khuẩn, hoặc nếu có dính vào thức ăn thì khi nấu vi khuẩn cũng bị chết. Còn thớt nhựa, cho dù làm bằng nhựa sạch thì khi băm thức ăn một ít nhựa sẽ bong ra..Khi nhựa đi vào cơ thể người thì bị tích tụ lại, không thể đào thải ra ngoài được
 
Nếu bỏ công ra để chặt cây rồi cưa ra từng cái thớt để bán thì mình nên chọn loại cây gì ạ ?
Cây gì vừa chất lượng lại có giá không cao ?

Kính !

Bác ở hà Nội ko vậy .Bác cho em số điện thoại. em hay có gỗ nhãn loại to, khi nào có em alo.
 


Back
Top