NÊN DÙNG PHÂN BÓN PHÂN GIẢI CHẬM. VÌ SAO?

  • Thread starter Thu_Rynan
  • Ngày gửi
VÌ SAO LẠI NÊN DÙNG PHÂN BÓN PHÂN GIẢI CHẬM

Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt-luôn thay đổi, những cây trồng nhạy cảm hay điều kiện không cho phép bón phân thường xuyên, kỹ thuật trồng phủ bạt ... thì phân bón tan chậm là giải pháp hữu hiệu. Lượng dinh dưỡng cung cấp theo kiểu thông thường không được vùi lấp đúng kỹ thuật sẽ dễ bị bay hơi hoặc rửa trôi nhiều và điều đó rất hao phí và tăng chi phí cho nông dân. Với khả năng tan chậm/phân giải chậm qua lớp màng bọc và hàm lượng dinh dưỡng đa-trung và vi lượng cao của Sumicoat sau 12 tháng (tùy điều kiện khí hậu) lượng dinh dưỡng mới phân giải hết là giải pháp tốt cho nhà làm vườn. Phân bón phân giải chậm được sản xuất theo công nghệ đặc biệt nhằm làm cho tất cả dinh dưỡng nằm trong một viên phân. Phân bón phân giải chậm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách vừa đủ theo yêu cầu (nên còn gọi là phân bón thông minh).

- Bón một lần kéo dài được 12 tháng mới bón lại.

- Tất cả dinh dưỡng đều nằm trong một viên phân.

- Không bị thất thoát dinh dưỡng do bị rửa trôi hay bay hơi.

- Bón ít cả về số lượng và số lần-nên chi phí thấp.

http://doanhnhanvietnam.org.vn/chuyen-ong-thanh-lam-phan-bon-socola/
 


Không đúng đâu.

Phân bón nhanh hay chậm là tùy theo cây.

Lúa mà bón phân giải chậm thì hỏng. Vì sao? Vì bón cho lúa phải nhiều lần, mỗi lần có một mục đích khác nhau. Ví dụ, bón thúc đẻ nhánh chẳng hạn, thì phải dứt ngay. Nếu phân không phân giải hết, thì lúa vẫn tiếp tục đẻ nhánh, làm ruộng quá dày, mà những nhánh này không kịp ra đòng cho lúa chín và kịp gặt. Vậy thì rơm nhiều mà thóc ít. Hình như bón phân cho lúa gồm Bón Thúc Đẻ Nhánh, Bón Đón Đòng, ít nhất có 2 đợt như vậy.

Rau bón phân giải chậm cũng không tốt. Đó là vì khi hái rau, vẫn còn thừa phân ở trong rau cho mình ăn phải. Vì thế, bón phân cho rau phải là loại phân giải thật nhanh, trong mấy ngày là phải hết. Đến khi hái rau ăn, rau mới sạch phân bón trong đó.

Cây cảnh cũng không được bón phân chậm. Người trồng cây cảnh phải hoàn toàn khống chế được phân thì mới điều khiển ra chồi, ra lá, ra bông, ra trái được. Nếu bón phân chậm, thì cây cảnh chỉ tốt um xùm, mà chẳng đúng hình dáng và đúng mùa chi hết.

Cây ăn trái, cũng cần bón từng lúc, chất phân gì, tỷ lệ NPK là bao nhiêu, và lúc nào phải ngừng. Thế thì mới cho trái đúng thời gian mình muốn bán, và không ra trái vào lúc mình không muốn bán, để dành sức cho vụ trái sau.
 
VÌ SAO LẠI NÊN DÙNG PHÂN BÓN PHÂN GIẢI CHẬM

Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt-luôn thay đổi, những cây trồng nhạy cảm hay điều kiện không cho phép bón phân thường xuyên, kỹ thuật trồng phủ bạt ... thì phân bón tan chậm là giải pháp hữu hiệu. Lượng dinh dưỡng cung cấp theo kiểu thông thường không được vùi lấp đúng kỹ thuật sẽ dễ bị bay hơi hoặc rửa trôi nhiều và điều đó rất hao phí và tăng chi phí cho nông dân. Với khả năng tan chậm/phân giải chậm qua lớp màng bọc và hàm lượng dinh dưỡng đa-trung và vi lượng cao của Sumicoat sau 12 tháng (tùy điều kiện khí hậu) lượng dinh dưỡng mới phân giải hết là giải pháp tốt cho nhà làm vườn. Phân bón phân giải chậm được sản xuất theo công nghệ đặc biệt nhằm làm cho tất cả dinh dưỡng nằm trong một viên phân. Phân bón phân giải chậm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách vừa đủ theo yêu cầu (nên còn gọi là phân bón thông minh).

- Bón một lần kéo dài được 12 tháng mới bón lại.

- Tất cả dinh dưỡng đều nằm trong một viên phân.

- Không bị thất thoát dinh dưỡng do bị rửa trôi hay bay hơi.

- Bón ít cả về số lượng và số lần-nên chi phí thấp.

http://doanhnhanvietnam.org.vn/chuyen-ong-thanh-lam-phan-bon-socola/
Không đúng đâu.

Phân bón nhanh hay chậm là tùy theo cây.

Lúa mà bón phân giải chậm thì hỏng. Vì sao? Vì bón cho lúa phải nhiều lần, mỗi lần có một mục đích khác nhau. Ví dụ, bón thúc đẻ nhánh chẳng hạn, thì phải dứt ngay. Nếu phân không phân giải hết, thì lúa vẫn tiếp tục đẻ nhánh, làm ruộng quá dày, mà những nhánh này không kịp ra đòng cho lúa chín và kịp gặt. Vậy thì rơm nhiều mà thóc ít. Hình như bón phân cho lúa gồm Bón Thúc Đẻ Nhánh, Bón Đón Đòng, ít nhất có 2 đợt như vậy.

Rau bón phân giải chậm cũng không tốt. Đó là vì khi hái rau, vẫn còn thừa phân ở trong rau cho mình ăn phải. Vì thế, bón phân cho rau phải là loại phân giải thật nhanh, trong mấy ngày là phải hết. Đến khi hái rau ăn, rau mới sạch phân bón trong đó.

Cây cảnh cũng không được bón phân chậm. Người trồng cây cảnh phải hoàn toàn khống chế được phân thì mới điều khiển ra chồi, ra lá, ra bông, ra trái được. Nếu bón phân chậm, thì cây cảnh chỉ tốt um xùm, mà chẳng đúng hình dáng và đúng mùa chi hết.

Cây ăn trái, cũng cần bón từng lúc, chất phân gì, tỷ lệ NPK là bao nhiêu, và lúc nào phải ngừng. Thế thì mới cho trái đúng thời gian mình muốn bán, và không ra trái vào lúc mình không muốn bán, để dành sức cho vụ trái sau.
Vì bạn không biết đó thôi, phân bón tan chậm có hai loại nhé:
+ Phân bón tan chậm: loại như bạn nói
+ Phân bón tan chậm CÓ KIỂM SOÁT còn gọi là CRF: Loại phân bón này sẽ cung cấp dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Hiện tại, các nước phát triển đã sản xuất loại phân bón này rất lâu.
 


Back
Top